Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản “Tấm Cám” từ việc khai thác yếu tố thần kì

Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản “Tấm Cám” từ việc khai thác yếu tố thần kì

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới:

Lâu nay, khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản “Tấm Cám”, giáo

viên mới chỉ chú trọng đến nội dung tư tưởng mà chưa đi sâu khai thác, chưa

làm nổi bật được các yếu tố thi pháp của truyện, trong đó có yếu tố thần kì. Dạy

như vậy là chưa đúng với đặc trưng thể loại. Chính vì vậy, đề tài là một hướng

đi mới khi tôi đề ra được giải pháp cụ thể để khai thác yếu tố thần kì khi giảng

dạy truyện cổ tích này. Bởi đó là yếu tố làm nên nét riêng độc đáo của cổ tích

thần kì. Trên cơ sở đó tạo cho các em niềm say mê hứng thú với truyện “Tấm

Cám” nói riêng và truyện cổ tích nói chung. Từ đó góp phần nâng cao chất

lượng và hiệu quả giảng dạy.

Giải pháp đề nghị công nhận không trùng hoặc tương tự với giải pháp của

tác giả nào trước đó đã được áp dụng hoặc áp dụng thử

pdf 13 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 371Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản “Tấm Cám” từ việc khai thác yếu tố thần kì", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 Kính gửi: Hội đồng thẩm định sáng kiến ngành giáo dục Thị xã Bình Long. 
 Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
1 NGỌ VĂN TIẾN 16/08/1982 Trung tâm 
GDNN-
GDTX 
Bình Long 
Giáo 
viên 
ĐHSP 
Ngữ 
văn 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Nâng cao hiệu quả dạy học 
văn bản “Tấm Cám” từ việc khai thác yếu tố thần kì. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng thử lần đầu: Ngày 5/10/ 2020. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới: 
 Lâu nay, khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản “Tấm Cám”, giáo 
viên mới chỉ chú trọng đến nội dung tư tưởng mà chưa đi sâu khai thác, chưa 
làm nổi bật được các yếu tố thi pháp của truyện, trong đó có yếu tố thần kì. Dạy 
như vậy là chưa đúng với đặc trưng thể loại. Chính vì vậy, đề tài là một hướng 
đi mới khi tôi đề ra được giải pháp cụ thể để khai thác yếu tố thần kì khi giảng 
dạy truyện cổ tích này. Bởi đó là yếu tố làm nên nét riêng độc đáo của cổ tích 
thần kì. Trên cơ sở đó tạo cho các em niềm say mê hứng thú với truyện “Tấm
2 
Cám” nói riêng và truyện cổ tích nói chung. Từ đó góp phần nâng cao chất 
lượng và hiệu quả giảng dạy. 
 Giải pháp đề nghị công nhận không trùng hoặc tương tự với giải pháp của 
tác giả nào trước đó đã được áp dụng hoặc áp dụng thử. 
5.2. Nội dung sáng kiến: Để áp dụng sáng kiến, tôi đã thực hiện giải pháp như 
sau: 
 Thứ nhất: Làm nổi bật yếu tố thần kì thông qua phương pháp kể sáng tạo. 
 Lâu nay, khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu tác phẩm văn học, giáo viên 
thường yêu cầu học sinh đọc ở nhà hoặc đọc trên lớp. Con đường đến với tác 
phẩm văn chương nhất thiết phải từ đọc, hơn nữa phải gắn với việc đọc. Đọc là 
một hình thức hoạt động có tính đặc thù của nhận thức về văn học. 
 Thế nhưng, trong giờ dạy truyện cổ tích, giáo viên không chỉ dừng lại ở 
việc cho học sinh đọc. Dạy cổ tích, giáo viên phải hướng dẫn học sinh kể được 
tác phẩm một cách sáng tạo. Bởi “kể” là đặc điểm cơ bản tiêu biểu của cổ tích. 
Nó xuất phát từ đặc trưng chung của văn học dân gian là tính truyền miệng, 
song nó cũng xuất phát từ những đặc điểm riêng của truyện cổ tích. Đặc điểm 
truyện cổ tích được xây dựng phù hợp với hình thức kể: tính cách nhân vật cổ 
tích khá đơn giản, cốt truyện phát triển theo trình tự thời gian, sự lặp lại kết cấu 
và môtíp, nội dung phản ánh gần gũi cuộc sống con người. 
 Kể sáng tạo truyện cổ tích được giải quyết ở hai góc độ. Một là, vẫn giữ 
nguyên nội dung cốt truyện. Dựa vào thi pháp truyện để kể, căn cứ vào những 
biến đổi của truyện để sáng tạo trong hoạt động kể. Hai là, kể sáng tạo truyện cổ 
tích làm thay đổi nội dung cốt truyện, sản sinh truyện cổ tích mới. Hoạt động kể 
sáng tạo của học sinh chú trọng vào cách thức thứ nhất. Bởi cổ tích là của nhân 
dân và được sáng tác tiếp theo thời gian, nên học sinh có quyền tham gia quá 
trình đó bằng hoạt động kể sáng tạo của mình. Kể sáng tạo quan tâm đến cử chỉ, 
động tác, giọng nói, tác phong, ngôn ngữ, vẻ mặt của người kể sao cho phù hợp, 
3 
không thừa thãi, gượng ép. 
 Cụ thể, khi dạy học truyện cổ tích “Tấm Cám”, để khai thác được yếu tố 
thần kì nhằm tạo hứng thú cho học viên khi học văn bản thì tôi đã làm như sau: 
 Trước khi học văn bản, tôi yêu cầu học viên đọc và chuẩn bị trước ở nhà. 
Lần đọc này chính là bước làm quen đầu tiên đối với tác phẩm của các em bằng 
hứng thú tự nhiên. Những cảm xúc ban đầu sẽ có khả năng gợi liên tưởng, tưởng 
tượng, giúp học viên thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Từ đó các 
em sẽ trả lời tốt hơn những câu hỏi ở phần hướng dẫn học bài – đây là tiền đề 
cần thiết của giờ học đạt hiệu quả cao ở trên lớp. 
 Khi tiến hành hướng dẫn học viên đọc hiểu văn bản thì tôi yêu cầu một học 
viên kể sáng tạo lại truyện cổ tích “Tấm Cám” thông qua một số tình tiết quan 
trọng có liên quan đến yếu tố thần kì. Khi kể cần chú ý giọng kể sao cho phù 
hợp và biểu cảm. Cụ thể như sau: 
- Khi kể giọng của Bụt thì kể với giọng hiền từ, nhân hậu: “Con làm sao lại 
khóc”; “Thôi con nín đi! Con thử nhìn vào giỏ xem còn gì nữa không?”; ... 
- Khi kể giọng của Tấm lúc gọi bống lên ăn cơm thì kể với giọng dịu dàng, trìu 
mến, thân thương: Bống bống, bang bang 
 Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta 
 Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người 
- Giọng con gà phải kể với giọng rõ ràng, dứt khoát: “Cục ta cục tác! Cho ta 
nắm thóc, ta bới xương cho!”. 
- Giọng của Tấm khi sai đàn chim sẻ xuống nhặt thóc phải thể hiện sự mạnh mẽ, 
đe dọa: Rặt rặt xuống nhặt cho tao 
 Ăn mất hạt nào thì tao đánh chết 
- Lời của Tấm khi hóa thân thì phải kể với âm điệu dứt khoát thể hiện ý đe dọa, 
cảnh cáo: 
 Khi hóa thân thành vàng anh: “ Phơi áo chồng tao, phơi lao phơi sào, 
4 
 chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao”. 
 Khi hóa thân thành khung cửi: 
 Cót ca cót két, 
 Lấy tranh chồng chị, 
 Chị khoét mắt ra. 
- Khi kể lời của nhà Vua nói với chim vàng anh và lời bà cụ bán hàng với quả 
thị thì giọng điệu phải tha thiết, dịu dàng, chân thành: 
 Vàng ảnh vàng anh, có phải vợ anh, chui vào tay áo. 
 Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn. 
 Như vậy, kể vừa thích hợp với đặc trưng loại hình truyện cổ tích, vừa có 
tác dụng cực kì quan trọng là gợi được không khí diễn xướng vốn là đặc trưng 
cho hoạt động thông tin và tiếp nhận của sáng tác dân gian. Qua biện pháp kể 
sáng tạo, giáo viên có thể đánh giá được năng lực cảm, hiểu tác phẩm của học 
viên. Đồng thời kể sáng tạo làm yếu tố thần kì – một đặc trưng nổi bật của cổ 
tích thần kì - được phát huy và giúp khơi gợi, phát triển trí tưởng tượng phong 
phú, khích thích hứng thú ở các em trong quá trình học văn bản này. 
 Thứ hai: Khai thác yếu tố thần kì thông qua những câu hỏi gợi mở và câu 
hỏi cảm thụ. 
 Dạy học văn là một hoạt động gợi mở, dẫn dắt, định hướng học viên để 
từng bước chiếm lĩnh nội dung, tư tưởng của tác phẩm. Trọng tâm của hoạt động 
này là việc xây dựng hệ thống câu hỏi có tính gợi mở, kích thích sự tìm tòi khám 
phá, tranh luận, làm sống dậy ở mỗi học viên sức liên tưởng, so sánh, suy 
luận,Những câu hỏi được sử dụng là những câu hỏi có ý nghĩa gợi ý, dẫn dắt 
học viên tự chiếm lĩnh dần tác phẩm. Muốn vậy giáo viên phải xác định được 
một hệ thống câu hỏi từ dễ đến khó, từ tái hiện đến phát hiện, từ tìm tòi đến suy 
luận, khái quát. 
5 
 Khi dạy học truyện “Tấm Cám”, tôi đã dẫn dắt, gợi mở cho học viên 
khám phá tác phẩm thông qua các yếu tố thần kì bằng những câu hỏi sau: 
- Khi nhân vật chính trong truyện cổ tích thần kì gặp khó khăn thì yếu tố 
gì xuất hiện? 
Sau khi học viên trả lời, giáo viên định hướng: Trong truyện cổ tích thần 
kì, khi nhân vật chính gặp khó khăn thì yếu tố thần kì xuất hiện . 
Tiếp theo đó, giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu thế nào là yếu tố thần kì và 
biểu hiện của nó? Bằng câu hỏi này, giáo viên đã dẫn dắt học viên đi sâu khai 
thác, tìm hiểu về yếu tố thần kì. 
 Sau học viên trả lời, giáo viên định hướng: Yếu tố thần kì là những yếu tố 
siêu nhiên do trí tưởng tượng của con người sáng tạo nên. Yếu tố thần kì bao 
gồm: nhân vật thần kì như Tiên, Bụt,..; con vật thần kì như ngựa thần, chim 
thần, con gà biết nói,..; đồ vật thần kì: khăn thần, mâm thần,...và sự hóa thân của 
nhân vật. 
Tương tự, giáo viên có thể đặt câu hỏi: Trong truyện “Tấm Cám” có 
những yếu tố thần kì nào? Tại sao con đường đến với hạnh phúc của nhân vật 
Tấm phải có sự giúp đỡ của yếu tố thần kì? Ở vế thứ 2 của câu hỏi, giáo viên có 
thể hỏi sau khi học viên hoàn thành xong vế thứ nhất. 
 Sau khi học viên trả lời, giáo viên định hướng: Các yếu tố thần kì trong 
truyện “Tấm cám” bao gồm: Ông Bụt, con gà, đàn chim sẻ và sự hóa thân của 
nhân vật Tấm. Con đường đến với hạnh phúc của nhân vật Tấm nhất thiết phải 
có sự giúp đỡ của yếu tố thần kì. Bởi lẽ, con đường đến với hạnh phúc của nhân 
vật thiện chính là xu hướng giải quyết mâu thuẫn đặc biệt của truyện cổ tích. 
Trong xã hội xưa, khi sự áp bức bất công vẫn còn là phổ biến, khi những đau 
khổ của con người mồ côi là có thực thì hạnh phúc mà họ được hưởng thường 
hiếm hoi và phần lớn chỉ là mơ ước. Để tạo nên một hiện thực như mơ ước ấy 
không thể không sử dụng yếu tố thần kì. 
 Không chỉ sử dụng câu hỏi gợi mở, giáo viên có thể kết hợp với câu hỏi 
6 
cảm thụ ở từng mức độ khác nhau. Câu hỏi cảm thụ góp phần rất quan trọng 
trong việc hình thành khả năng tự chiếm lĩnh tri thức của học viên, giúp các em 
cảm nhận được những cái hay, cái đẹp trong tác phẩm. Với truyện “Tấm Cám”, 
trong qua trình dạy học, giáo viên muốn khơi gợi được những cảm xúc của học 
viên, phát huy được năng lực tư duy của các em cần phải đặt ra những câu hỏi 
cảm thụ. Trên cơ sở những câu hỏi cảm thụ này, yếu tố thần kì sẽ được khai 
thác, và do đó những giá trị độc đáo về nội dung và nghệ thuật sẽ được bộc lộ rõ 
ràng. 
 Khi hướng dẫn học viên tìm hiểu về thân phận bất hạnh và con đường 
đến với hạnh phúc của Tấm, tôi đã sử dụng câu hỏi: 
 Theo em, yếu tố thần kì có vai trò như thế nào đối với con đường đến 
với hạnh phúc của Tấm? 
 Sau khi học viên trả lời, giáo viên định hướng: Các yếu tố thần kì có vai 
trò hết sức quan trọng trên con đường đến với hạnh phúc của Tấm. Ông Bụt, con 
gà, đàn chim sẻ là những yếu tố thần kì đã giúp Tấm đến được hạnh phúc của 
mình. Ông Bụt là nhân vật tôn giáo đã được dân gian hóa trở thành ông lão hiền 
lành, tốt bụng, xuất hiện đúng lúc để thực hiện mơ ước của nhân dân. Ông là 
nhân vật phù trợ, xuất hiện giúp nhân vật chính giải quyết khó khăn, thúc đẩy 
cốt truyện phát triển. Về ý nghĩa xã hội thì Bụt đền bù những thiệt thòi mà Tấm 
phải chịu, đóng vai trò tạo thêm sức mạnh cho Tấm đi đến thắng lợi sau này. 
Còn con gà thì giúp Tấm tìm thấy xương cá bống. Đàn chim sẻ giúp Tấm nhặt 
thóc ra khỏi gạo trộn. Có thể nói, tất cả các yếu tố thần kì đã giúp Tấm và đưa 
Tấm đạt tới đỉnh cao của hạnh phúc. Đồng thời nó cũng tạo ra một kết thúc có 
hậu, thể hiện triết lí sống “ở hiền gặp lành” trong tư tưởng nhân dân. 
 Khi hướng dẫn học viên tìm hiểu về cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để 
giành và giữ hạnh phúc của Tấm, tôi đã sử dụng các câu hỏi sau: 
 Câu hỏi 1: Theo em, vai trò của yếu tố thần kì đối với con đường giành 
và giữ hạnh phúc của Tấm có gì khác trước? 
7 
Sau khi học viên trả lời, giáo viên định hướng: Nếu ở chặng đầu, khi Tấm 
chưa trở thành hoàng hậu thì mỗi lần Tấm khóc, Bụt lại hiện lên giúp đỡ, ban 
tặng những vật thần kì. Còn từ sau khi Tấm trở thành hoàn hậu và chết thì Bụt 
không xuất hiện nữa. Tấm cũng không khóc mà đấu tranh quyết liệt. Yếu tố thần 
kì đã được hóa thân vào sự bất tử của Tấm. Tấm chết biến thành vàng anh để 
mắng Cám, hóa cây xoan đào, khung cửi để rủa và tuyên chiến với Cám, hóa ra 
cây thị (quả thị) để trở về với cuộc đời. Như vậy yếu tố thần kì không thay Tấm 
trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nơi Tấm hóa thân để trở về đấu tranh với cái ác 
quyết liệt hơn. 
Câu hỏi 2: Từ yếu tố thần kì, em có nhận thức như thế nào về triết lí nhân 
sinh, quan niệm và mơ ước của nhân dân gửi gắm trong truyện? 
Sau khi học viên trả lời, giáo viên định hướng: Sau nhiều lần hóa thân, 
Tấm trở về với cuộc đời, trở thành hoàng hậu và càng xinh đẹp hơn xưa. Còn mẹ 
con Cám thì bị tiêu diệt. Điều này phản ánh sâu sắc tư tưởng của nhân dân: cái 
thiện phải chiến thắng và cái ác phải bị trừng trị thích đáng, thể hiện triết lí sống 
“ở hiền gặp lành”. Đồng thời nó cũng cho thấy mơ ước của nhân dân về một xã 
hội công bằng: người lương thiện phải được hưởng hạnh phúc, kẻ ác nhất định 
phải bị trừng phạt. 
 Khi sử dụng câu hỏi cảm thụ, giáo viên cần lưu ý: Có thể kết hợp sử dụng 
câu hỏi cảm thụ với câu hỏi gợi mở để quá trình chiếm lĩnh tri thức của học viên 
được thực hiện từ dễ đến khó. Trên cơ sở đó phát huy được năng lực tư duy và 
hứng thú cho các em. 
 Thứ ba: Sử dụng phương pháp so sánh. 
 Trong nghiên cứu phê bình văn học hay khi dạy học tác phẩm văn chương, 
so sánh là một phương pháp được dùng khá phổ biến. So sánh sẽ giúp học viên 
mở rộng khắc sâu kiến thức văn học cho chính bản thân mình, thấy được những 
nét chung, nét riêng, sự kế thừa phát triển, đặc biệt là những dấu ấn sáng tạo của 
từng tác giả trong mỗi tác phẩm. Việc hướng dẫn và rèn luyện cho học viên so 
sánh khi dạy học tác phẩm văn chương cũng góp phần phát triển tư duy cho các 
8 
em, làm cho sự đánh giá tác phẩm của các em ngày càng trở nên tinh tế, nhạy 
bén. 
 Khi dạy truyện “Tấm Cám”, để làm nổi bật yếu tố thần kì, giáo viên thể 
tiến hành so sánh hoặc gợi dẫn cho học viên so sánh rồi nhận xét. Giáo viên có 
thể lồng vào quá trình tìm hiểu tác phẩm hoặc đặt ra cho học viên tìm hiểu ở 
nhà. So sánh phải làm sao để khắc sâu kiến thức, mở rộng hiểu biết cho học 
viên. Cụ thể, tôi đã sử dụng hai cách so sánh như sau: 
Cách thứ nhất: So sánh với những truyện cổ tích thần kì khác. Tôi hướng 
dẫn học viên so sánh sự biến hóa của Tấm với sự biến hóa của Sọ Dừa trong 
truyện “Sọ dừa” và nàng Cóc trong truyện “Nàng tiên cóc”. Cùng giống nhau ở 
sự biến hóa thần kì nhưng sự biến hóa ở Sọ Dừa, nàng Cóc khác hẳn sự biến hóa 
của Tấm. Sọ Dừa biến thành một chàng trai khôi ngô tuấn tú, nàng Cóc thì trở 
thành một cô gái xinh đẹp. Cả hai biến hóa để hưởng hạnh phúc ở đời. Còn Tấm 
biến hóa để đấu tranh giành lại hạnh phúc ở cuộc đời. 
Cách thứ hai: So sánh trong cùng tác phẩm. Tôi hướng dẫn học viên so 
sánh vai trò của yếu tố thần kì ở trước và sau khi Tấm bị chết. Trước khi Tấm bị 
dì ghẻ hãm hại, yếu tố thần kì đã giúp và đưa Tấm đạt tới đỉnh cao của hạnh 
phúc. Mỗi khi Tấm gặp khó khăn thì yếu tố thần kì lại xuất hiện kịp thời, trợ 
giúp. Còn từ sau khi Tấm chết, yếu tố thần kì đã được hóa thân vào sự bất tử của 
Tấm. Yếu tố thần kì không thay Tấm trong cuộc chiến đấu mà chỉ là nới Tấm 
hóa thân để trở về đấu tranh với cái ác quyết liệt hơn. 
Như vậy, khi sử dụng phương pháp so sánh thì yếu tố thần kì được làm 
nổi bật. Các em rất say mê, hứng thú trong quá trình chiếm lĩnh tri thức. Tiết học 
vì thế cũng trở nên rất sinh động. 
5.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Giải pháp nêu trên đã được tôi áp dụng và mang lại hiệu quả thiết thực tại 
đơn vị. Nhờ cách khai thác yếu tố thần kì mà khi dạy truyện “Tấm Cám”, tôi 
nhận thấy: 
9 
- Học viên rất hứng thú và chủ động trong quá trình tìm hiểu và chiếm lĩnh tác 
phẩm; các em hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài; không khí học tập sôi nổi; 
giờ học sinh động. 
- Khai thác yếu tố thần kì khi dạy truyện “Tấm Cám” giúp học viên khắc sâu 
kiến thức và nâng cao hiểu biết của mình. 
- Từ đó, các em yêu thích truyện cổ tích nói riêng và bộ môn Ngữ văn nói 
chung. 
Ngoài ra, từ việc tìm ra những phương pháp thích hợp để dạy học truyện 
“Tấm Cám” thành công, sáng kiến còn mở ra những hướng tiếp cận, những 
phương pháp có tính khả thi trong việc vận dụng vào dạy học các tác phẩm khác 
có ảnh hưởng của yếu tố thần kì trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT. 
6. Những thông tin cần bảo mật: Không có. 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Về phía giáo viên: Phải chuẩn bị bài chu đáo; biết sử dụng máy chiếu và phần 
mềm Powerpoint. 
- Về phía học viên: Đọc bài và chuẩn bị bài trước ở nhà; sẵn sàng đón nhận 
những phương pháp mà giáo viên áp dụng. 
- Về phía nhà trường: Tạo điều kiện ưu tiên giáo viên sử dụng phòng máy. 
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 
 Năm học 2020 – 2021, khi áp dụng sáng kiến để dạy văn bản “Tấm 
Cám”, tôi đã chọn lớp 10A là lớp thực nghiệm, lớp 10E là lớp đối chứng. Khảo 
sát mức độ hứng thú của học viên hai lớp, tôi thu được kết quả như sau: 
Lớp 
Số 
HV 
khảo 
Mức độ 
Rất hứng thú Hứng thú Ít hứng thú 
Không hứng 
thú 
10 
sát Số 
HV 
Tỉ lệ Số 
HV 
Tỉ lệ Số 
HV 
Tỉ lệ Số 
HV 
Tỉ lệ 
10E 43 10 23,3% 17 39,5% 9 20,9% 7 16,3% 
10A 51 20 39,2% 23 45,1% 5 9,8% 3 5,9% 
Tổng hợp 
Tăng 
10HV 
Tăng 
15,9% 
Tăng 
6 HV 
Tăng 
5,6% 
Giảm 
4 HV 
Giảm 
11,1% 
Giảm 
4HV 
Giảm 
10,4% 
 Như vậy, so sánh bảng số liệu có thể thấy khi áp dụng sáng kiến thì số học 
viên hứng thú và rất hứng thú chiếm tỉ lệ rất cao (84,3%), tăng 21,5% so với 
không áp dụng; còn tỉ lệ học viên ít hứng thú và không hứng thú chiếm tỉ lệ rất ít 
(15,7%), giảm 21,5% so với không áp dụng. 
 Từ sự hứng thú khi học truyện “Tấm Cám”, học viên trở nên yêu thích 
truyện cổ tích hơn. Khảo sát tình cảm của học viên với truyện cổ tích, tôi thu 
được kết quả sau: 
Lớp 
Số HV 
khảo sát 
Yêu thích truyện cổ 
tích 
Không yêu thích truyện 
cổ tích 
10E 43 HV 24 HV (55,8%) 19 HV (44,2%) 
10A 51 HV 46 HV (90,2%) 5 HV (9,8%) 
Tổng hợp Tăng 22 HV (34,4%) Giảm 14 HV (34,4%) 
 Bảng số liệu trên cho thấy số học viên yêu thích truyện cổ tích chiếm tỉ lệ 
cao (90,2%), tăng 34,4%; còn số học viên không thích chỉ có 9,8%, giảm 34,4%. 
 Khi áp dụng sáng kiến vào giảng dạy, mức độ hiểu bài của học viên cũng 
tăng lên. Để đánh giá mức độ hiểu bài của học viên, tôi dùng đề kiểm tra khảo 
sát dưới hình thức trắc nghiệm trong thời gian 5 phút. So sánh lớp thực nghiệm 
và lớp đối chứng, tôi thu được kết quả sau: 
11 
 Đối 
tượng 
Xếp 
 loại 
 Lớp 10 E 
 43 bài 
 Lớp 10A 
 51 bài 
Kết quả so sánh 
Số 
lượng 
Tỉ lệ Số 
lượng 
Tỉ lệ Tăng > 
Giảm < 
Số 
lượng 
Tỉ lệ 
Giỏi 1 2,3% 4 7,8% > 3 5,5% 
Khá 5 11,6% 7 13,7% > 2 2,1% 
TB 20 46,5% 29 56,9% > 9 10,4% 
Yếu 14 32,6% 10 19,6% < 4 13% 
Kém 3 7% 1 2% < 2 5% 
 Qua bảng số liệu, có thể thấy rõ: Đối với lớp áp dụng sáng kiến thì tỉ lệ 
điểm giỏi, khá, trung bình đều tăng còn điểm yếu, kém thì giảm xuống rõ rệt. 
Nhất là khi tôi thống kê điểm kiểm tra cuối kì (đề ra trong văn bản “Tấm Cám”) 
thì kết quả cũng tương tự. Đặc biệt, không còn học viên có điểm kém. 
 Đối tượng 
Xếp 
 loại 
 Lớp 10 E 
 43 bài 
 Lớp 10A 
 51 bài 
 Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ 
Giỏi 0 0% 1 2 % 
Khá 7 16,3% 11 21,6% 
TB 23 53,5% 32 62,7% 
Yếu 12 27,9% 7 13,7% 
12 
Kém 1 2,3% 0 0% 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, 
kể cả áp dụng thử: 
 Nhận xét, đánh giá của Hội đồng sáng kiến Trung tâm GDNN-GDTX Bình 
Long:
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và 
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Bình Long, ngày 20 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Ngọ Văn Tiến 
13 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_day_hoc_van_ban_tam.pdf