Đề tài Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học môn Địa lí 7

Đề tài Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học môn Địa lí 7

Đối với lớp trung bình giáo viên đưa câu hỏi: Cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa và các vùng ven biển Châu Phi như thế nào?

Với câu hỏi này kiên thức không khó nhưng với lớp trung bình có đến 1/4

 học sinh là người dân tộc trong 1 lớp nên giáo viên chia nhóm có học sinh giỏi, khá , trung bình, yếu ,kém đồng đều và giáo viên phải hướng dẫn học sinh, đặc biệt là học sinh học yếu hơn, học sinh dân tộc biết kết hợp bài học mới và bài môi trường hoang mạc.

Trong hoạt động nhóm: Giáo viên tiến hành chia nhóm , giao nhiệm vụ và hướng dẫn từng nhóm thực hiện .Muốn hoạt động nhóm có hiệu quả, yêu cầu mỗi cá nhân có sự chuẩn bị sẳn ở nhà.

 Dạy học theo nhóm tuy có tác dụng tích cực và hết sức cần thiết nhưng vai trò chủ động tích cực của học sinh rất mờ nhạt nên chỉ sử dụng tuỳ vào nội dung phù hợp trong một thời gian ngắn . Kết hợp với phương pháp thuyết trình nhưng giáo viên cần nói rõ ràng , ngắn gọn , đầy đủ thông tin, kết hợp với phương tiện dạy học thích hợp. Giáo viên thường xuyên quan sát, gợi ý , trao đổi ý kiến, khích lệ học sinh bộc lộ những vốn hiểu biết của mình.

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 8536Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy - Học môn Địa lí 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn đến tình trạng chán học, học thụ động. 
 Đối với học sinh khối 7, lứa tuổi này các em đang phát triển tâm sinh lí nên nhiều em có những thay đổi về tính cách dễ bi bạn bè lôi kéo đua đòi ham chơi không chịu khó học tập.
 Nhiều phụ huynh và học sinh lại có quan niệm coi môn học Địa lí là môn phụ không quan trọng nên không chú trọng đầu tư học.
 2.2 Thành công – hạn chế 
 * Thành công
 Có rất nhiều em thấy hứng thú với môn đặc biệt là việc kết hợp các phương pháp giảng dạy sử dụng giáo án điện tử và đồ dùng dạy học để minh họa vì địa lí khối 7 chưa đựng rất nhiều điều mới lạ trên Thế giới. Việc sử dụng đồ dùng dạy học và các phương pháp mới sẽ lôi kéo được các em vào bài học.
Đây cũng là một yếu tố thành công để cho đề tài nghiên cứu.
* Hạn chế 
 Tuy nhiên việc sử dụng đồ dùng dạy học còn rất nhiều bất cập.Bản đồ địa 7 thường là 2 mảnh, với thiết kế bảng ghi như hiện nay rất khó để sử dụng.
Việc lắp đặt máy chiếu chỉ có ở một số phòng học những phòng học thông thường khi dạy máy chiếu rất mất thời gian cho việc chuẩn bị.
 c. Mặt mạnh –mặt yếu 
* Mặt mạnh 
 Nhiều em học sinh trường Nguyễn Trãi có khả năng nhận thức nhanh đặc biệt là kiến thức địa lí lại rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, nhiều em có điều kiện sẽ biết rất nhanh những thông tin mới của Thế giới bằng cách sử dụng các phương tiện ở nhà. Từ đó việc giảng dạy của giáo viên và việc tiếp thu bài học của các em sẽ tốt hơn.
* Mặt yếu 
 Ở trường THCS Nguyễn Trãi cũng chiếm 1/4 là dân tộc thiểu số nên nhiều em khả năng tiếp thu còn chậm, chưa mạnh dạn thể hiện khả năng của mình điều đó gây 
2.4 Các nguyên nhân và các yếu tố tác động 
 Hiện nay đất nước ta đang từng bước đổi mới để tiếp cận Thế giới điều này đòi hỏi giáo dục phải thay đổi ở cách học và cách tư duy. trong những năm gần đây giáo dục đặc biệt quan tâm và có nhiều thay đổi nhằm tìm ra những biện pháp tối ưu nhất. điều này buộc người giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp nhất, người học cũng cần có nhận thức đúng đắn hơn, học tập tích cực hơn dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên.
Bên cạnh đó việc nhận thức của người dân cũng được thay đổi, nhiều phụ huynh quan tâm nhiều hơn đến việc học tập của con em mình.
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
 Trước tình hình thay đổi liên tục của xã hội, con người không chỉ bó hẹp trong một môi trường, một khu vực sống nhất định mà phải vươn ra Thế giới, để làm được những điều này bắt buộc phải thay đổi trong nhận thức, trong giao tiếp, trong mức độ tiếp thu kiến thức từ các cấp học. Mà giáo dục có nhiệm vụ giúp con người đổi mới, giải thoát khỏi sự giao tiếp bị động trong phần lớn con người Việt Nam. 
 Nếu trước đây trong một tiết học tôi chỉ sử dụng duy nhất một phương pháp là đưa ra câu hỏi- giảng giải-chép lên bảng và nó lặp đi lặp lại trong một bài và trong suốt chương trình địa 7 tôi chỉ cứng nhắc sử dụng phương pháp này thì tiết học sẽ rất khô khan, học sinh sẽ rất nhàm chán, không muốn học, ngồi nói chuyện hoặc bỏ tiết.
 Sau khi áp dụng phương pháp mới linh động hơn thì giáo viên có thể lựa chọn phương pháp nào là phù hợp nhất với tiết học, phù hợp với mức độ tiếp thu kiến thức của từng đối tượng học sinh và từng lớp học. Nhằm thúc đẩy quá trình dạy học có hiệu quả cao hơn, từ chất lượng của môn học sẽ tốt hơn. 
3. Giải pháp, biện pháp:
 Để dạy tốt một tiết học Địa lí 7 và học sinh nắm được kiến thức sâu rộng có thể áp dụng vào thực tế cần được quán triệt ở tất cả các khâu, từ khâu chuẩn bị bài của giáo viên, tiến hành dạy học ở trên lớp đến việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Đối với học sinh cần có sự tìm hiểu kĩ bài học ở nhà. Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết phục vụ cho tiết học.
 a. Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học:
- Để nâng cao chất lượng dạy-học không thể không có những yếu tố như: Thầy - Trò - Phương pháp - Công nghệ hỗ trợ Để đảm bảo được sự đổi mới theo xu hướng hiện đại, việc ứng dụng tốt được công nghệ thông tin vào việc giảng dạy mang lại hiệu quả khá cao. Trước đây bản thân tôi khi nhắc đến giáo điện tử còn là một cảm giác rất mở hồ vì nghĩ đến khó khan đủ thứ nhung từ khi thực hiện đến nay bản thân tôi đã sử dụng nhiều ứng dụng của công nghệ thông tin để áp dụng trong việc đổi mới phương pháp dạy học. Qua đó, cũng đã thu được những kết quả đáng ghi nhận (học sinh hứng thú hơn, giáo viên chủ động trong hoạt động gợi mở hơn, bài giảng sinh động hơn, trực quan thì giảm được chi phí rất nhiều). Bởi vì hiện nay trên thị trường, trên mạng Intemet, trên tivi...có rất nhiểu các loại băng hình, tranh ảnh rất phong phú, nhiều thể loại, hình thức thể hiện khác nhau, Nếu như các em học sinh được xem, được biết đến thì các em sẽ mở rộng được hiểu biết của mình và làm phong phú thêm trí tưởng tượng, phát huy trí sáng tạo của mỗi học sinh.
 Tuy nhiên chúng ta cần phải làm sao không quá lạm dụng, phô trương, sử dụng những hiệu ứng, những phong màu, phông chữ gây chú ý đối với học sinh. Làm sao để học sinh vừa nắm được kiến thức, vừa quan sát được tư liệu, hình ảnh nâng cao sự hiểu biết.
 Đối với địa lí lớp 7, hầu hết các bài dạy đều sử dụng tranh ảnh, đồ dung để minh họa trong khi đó tranh đồ dùng dạy học tuy có to, rõ, in đẹp nhưng số lượng lại quá ít, mỗi bài là một tờ,tranh 2 mảnh cồng kềnh rất khó sử dụng. Chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu giảng dạy của giáo viên và quan sát của các em. Để in tấm hình phóng to trong sách giáo khoa hoặc sử dụng tranh ảnh liên quan thì rất phiền phức và tốn kém. Tôi cho rằng sử dụng giáo án điện tử để trình chiếu là tối ưu nhất. 
 Ví dụ: khi dạy bài 14. Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa.
 Bài này có rất nhiều hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa, ngoài ra còn có nhiều hình ảnh liên quan trong quá trình giảng dạy. Nếu giáo viên yêu cầu học sinh quan sát các hình ảnh trong sách giáo khoa các em sẽ xem qua, rất nhanh chán hoặc không để ý nhưng khi hình ảnh được phóng to và chiếu ở trên bảng thì các em rất thích thú.
*Nền nông nghiệp tiên tiến
-GV: Quan sát hình ảnh em hãy cho biết các nước đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp nào để khắc phục những khó khăn bất lợi do thời tiết?
- HS: làm thủy lợi, hệ thống tự động tưới xoay tròn, tưới phun sương tự động bằng nước ấm.
*Nền nông nghiệp tiên tiến
 -GV: Qua sát ảnh em hiểu thế nào là nền nông nghiệp tiên tiến?
-HS: là trình độ cao, sử dụng nhiều máy móc trong sản xuất nông nghiệp
-GV: Nông nghiệp tiên tiến đem lại hiệu quả như thế nào?
-HS: Tạo ra số lượng nông sản nhiều, chất lượng đồng đều.
 -GV: Em hãy liên hệ với thực tế sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.
 -HS: Nền nông nghiệp nước ta tuy chưa phát triển như nông nghiệp các nước đới ôn hòa nhưng đã bước đầu áp dụng các thành tựu khoa học kĩ thuật trong sản xuất đạt được các thành tựu khá cao như chăn nuôi heo siêu nạc, trang trại bò sữa và bò thịt....
Ngoài việc sử dụng hình ảnh giáo viên cho học sinh xem về đoạn phim sử dụng máy móc trong việc thu hoạc nho, cà chua...
GV cho học sinh xem các sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng.
Như vậy việc sử dụng giáo án điện tử để minh họa trong một tiết dạy vừa giải quyết được vấn đề phương tiện, giáo viên có thể kết hợp được nhiều phương pháp dạy học, học sinh hứng thú với tiết học hơn.
*. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:
Kiểu môi trường
Đặc điểm khí hậu
Nông sản chủ yếu
Cận nhiệt đới gió mùa
Hoang mạc ôn đới
Địa trung hải
Ôn đới hải dương
Ôn đới lục địa
Ôn đới lạng(Vĩ độ cao)
 GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm:
Hãy nêu đặc điểm khí hậu và những nông sản chính ở các kiểu môi trường đới ôn hòa
Nhóm 1: Môi trường cận nhiệt đới gió mùa?
Nhóm 2: Môi trường Hoang mạc ôn đới?
Nhóm 3: Môi trường Địa trung hải?
Nhóm 4: Môi trường Ôn đới hải dương?
Nhóm 5: Môi trường Ôn đới lục địa?
Nhóm 6: Môi trường Ôn đới lạnh 
 Đối chiếu giữa kết quả của học sinh và giáo viên:
*. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:
Kiểu môi trường
Đặc điểm khí hậu
Nông sản chủ yếu
Cận nhiệt đới gió mùa
Mùa đông ấm và khô, mùa hạ nóng ẩm
Lúa nước, đậu tương, bông, hoa, quả
Hoang mạc ôn đới
Rất nóng và rất khô
Chăn nuôi cừu
Địa trung hải
Mùa hạ khô nóng, mưa vào mùa thu, nóng quanh năm.
Nho và rượu vang, cam,chanh,ô lưu
Ôn đới hải dương
Mùa đông lạnh, mùa hạ nóng và có mưa.
Lúa mì, củ cải đường, hoa quả,chăn nuôi bò thịt, bò sữa.
Ôn đới lục địa
Mùa đông lạnh và kéo dài, mùa hạ ngắn.
Lúa mì, đại mạch, khoai tây, ngô. Chăn nuôi bò, ngựa, lợn.
Ôn đới lạng(Vĩ độ cao)
Mùa đông lạnh, mùa hạ mát và có mưa.
Lúa mạch đen, khoai tây, chăn nuôi hươu Bắc cực
 Như vậy việc sử dụng giáo án điện tử để minh họa trong một tiết dạy vừa giải quyết được vấn đề phương tiện, giáo viên có thể kết hợp được nhiều phương pháp dạy học, học sinh hứng thú với tiết học hơn
b. Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tích cực , chủ động học tập của học sinh:
-Những phương pháp dạy học thuyết trình , hoạt động dạy học trong các phương pháp này diễn ra theo kiểu giải thích minh hoạ, thông báo - thu nhận , tác dụng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh không cao , nhận thức của học sinh ở mức độ ghi nhớ, tái hiện.... Như vậy , học sinh thụ động nghe – ghi dẫn đến nặng nề khó tiếp thu.
- Để khắc phục những nhược điểm thụ động trong học tập của học sinh , giáo viên phải biết cách khai thác vốn tri thức , kỹ năng và khả năng học tập của học sinh mà ra bài tập hay nhiệm vụ học tập phù hợp , nâng cao hơn so với khả năng hiện có của học sinh , kích thích các em có sự cố gắng trong học tập , nổ lực về trí tuệ để hoàn thành . Nhờ vậy tư duy dần dần phát triển , tính tích cực được phát huy.
 - Chương trình Địa lý 7 sử dụng rất nhiều bản đồ nên phương pháp bản đồ là rất quan trọng , vì vậy giáo viên nên sử dụng bản đồ để hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức , minh hoạ trong dạy học , giáo viên sử dụng bản đồ như một cơ sở để học sinh tìm tòi , khám phá kiến thức dưới sự chỉ đạo , hướng dẫn của giáo viên . Rèn luyện cho học sinh lớp 7 kỹ năng : Hiểu hệ thống ký hiệu , ước hiệu được thể hiện trên bản đồ, xác định vị trí , mô tả địa hình.
Ví dụ: khi dạy Bài 3. QUẦN CƯ.ĐÔ THỊ HÓA.
Để học sinh dễ làm quen với bản đồ , giáo viên tổ chức một số trò chơi nhỏ.
 GV: Chuẩn bị 1 số tấm bìa có ghi tên siêu đô thị trên 8 triệu dân, yêu cầu học sinh lên gắn trên lược đồ.
	 Hoặc sử dụng câu hỏi phát vấn dựa trên bản đồ như:Các siêu đô thị trên Thế giới tập trung nhiều đâu ? Tại sao?....
c.Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề:
 Trước hết giáo viên đặt vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề. Câu hỏi phải chứa đựng một mâu thuẫn giữa kiến thức cũ và kiến thức mới, giữa cái biết và cái chưa biết để học sinh khám phá . 
Ví dụ:khi dạy trong bài dạy hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc. 
 Dạy mục 1: Hoạt động kinh tế giáo viên đặt câu hỏi :
 -Tại sao ở môi trường hoang mạc hoạt động kinh tế cổ truyền chỉ diễn trong các ốc đảo?
Học sinh vận dụng kiến thức bài môi trường hoang mạc để giải thích vì trong ốc đảo có mạch nước ngầm.
d. Nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy học tích cực: 
 Thảo luận nhóm trong phương pháp này học sinh giữ vai trò tích cực , chủ động, tham gia thảo luận, giáo viên giữ vai trò nêu vấn đề gợi ý .
 Khi giáo viên sử dụng phương pháp này cần chú ý đến đối tượng học sinh yếu. Vì những học sinh này thường có ý thức học tập chưa cao , dễ lơ là đôi khi trong nhóm chỉ 1 và 2 em tự làm rồi trình bày trên danh nghĩa đại diện nhóm. Vì vậy giáo viên cần bám sát giúp đỡ, động viên học sinh yếu. Sau khi thảo luận giáo viên gọi những học sinh yếu đại diện trình bày, để tránh sự ỷ lại học sinh khá giỏi, Giáo viên phải phát hiện những chỗ sai để uốn nắn, sửa chữa , giải đáp thắc mắc , làm sáng tỏ thêm các vấn đề lý thú nảy sinh trong thảo luận.
 Để thảo luận nhóm có hiệu quả giáo viên cần chia nhóm đồng đều giữa các đối tượng học sinh: giỏi- khá- trung bình -yếu -kém.
Ví dụ: Bài thiên nhiên Châu đại dương.
 Khi dạy mục 2: Khí hậu- thực vật- động vật. Giáo viên cho học sinh phân tích biểu đồ trạm Gu-am và trạm Nu -mê –a về lượng mưa, nhiệt độ tháng cao nhất, tháng thấp nhất, lượng mưa trung bình năm để rút ra kết luận chung về khí hậu Châu đại dương.
 Học sinh phân công nhóm trưởng, thư kí, và người trình bày, học sinh trình bày ưu tiên đối tượng học sinh dân tộc, học sinh yếu ,kém. 
 Giáo viên động viên, khen ngợi, khuyến khích các nhóm. 
e. Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt:
Trong hoạt động cá nhân , giáo viên tổ chức cho mỗi học sinh được làm việc thực sự với các đối tượng học tập : Tranh ảnh, sơ đồ, lược đồ, bản đồ, bảng thống kê.... để thu nhập những kiến thức cần nắm , hoặc trả lời các câu hỏi , thực hiện các bài tập do giáo viên đưa ra .... giáo viên góp ý sửa chữa , hướng dẫn những học sinh yếu... tránh trường hợp phê bình gay gắt hay so sánh các học sinh với nhau, đối với các lớp chọn câu hỏi thảo luận thường nâng cao, còn đối với các lớp trung bình cần đưa ra câu hỏi dễ hơn và chú ý đối tượng là học sinh dân tộc, các hoạt động này vừa giúp học sinh nắm được các kiến thức qua họat động độc lập vừa rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm quen phương pháp tự học, tự nghiên cứu .
Ví dụ: khi dạy bài 26. Thiên nhiên Châu Phi, đối với lớp chọn giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lược đồ H26.1 ; H27.1(SGK địa lí 7)và thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
 ? Tại sao Châu Phi có diện tích hoang mạc lớn và ăn sát ra biển.
 - Đây là câu hỏi khó, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi nghiên cứu kết hợp giữa kiến thức cũ, sách giáo khoa, lược đồ, tranh ảnh.
 - Giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm tòi kiến thức kết hợp bài môi trường hoang mạc.
 - Đối với lớp trung bình giáo viên đưa câu hỏi: Cho biết các dòng biển nóng, lạnh có ảnh hưởng tới lượng mưa và các vùng ven biển Châu Phi như thế nào?
Với câu hỏi này kiên thức không khó nhưng với lớp trung bình có đến 1/4
 học sinh là người dân tộc trong 1 lớp nên giáo viên chia nhóm có học sinh giỏi, khá , trung bình, yếu ,kém đồng đều và giáo viên phải hướng dẫn học sinh, đặc biệt là học sinh học yếu hơn, học sinh dân tộc biết kết hợp bài học mới và bài môi trường hoang mạc.
Trong hoạt động nhóm: Giáo viên tiến hành chia nhóm , giao nhiệm vụ và hướng dẫn từng nhóm thực hiện .Muốn hoạt động nhóm có hiệu quả, yêu cầu mỗi cá nhân có sự chuẩn bị sẳn ở nhà.
 Dạy học theo nhóm tuy có tác dụng tích cực và hết sức cần thiết nhưng vai trò chủ động tích cực của học sinh rất mờ nhạt nên chỉ sử dụng tuỳ vào nội dung phù hợp trong một thời gian ngắn . Kết hợp với phương pháp thuyết trình nhưng giáo viên cần nói rõ ràng , ngắn gọn , đầy đủ thông tin, kết hợp với phương tiện dạy học thích hợp. Giáo viên thường xuyên quan sát, gợi ý , trao đổi ý kiến, khích lệ học sinh bộc lộ những vốn hiểu biết của mình.
f. Thường xuyên yêu cầu học sinh sưu tầm thông tin, tranh ảnh để minh hoạ cho bài học.
- Phương pháp này hướng dẫn học sinh thực hiện ở nhà : Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn như : Báo chí, ti vi,.... giáo viên cho điểm tốt những thông tin 
hay có tác dụng minh hoạ cho bài học để động viên , khuyến khích học sinh , từ đó rèn thói quen thu thập thông tin từ thực tế.
Ví dụ: Sau khi học xong bài 41, giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị cho bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo) bằng cách sưu tầm tranh ảnh về các môi trường tự nhiên như:
 - Rừng xích đạo xanh quanh năm.
 - Rừng rậm nhiệt đới.
 - Rừng thưa, xa van.
 - Thảo nguyên Pam pa
 - Hoang mạc, bán hoang mạc...
Nhằm phục vụ cho việc minh họa cho mục b: các môi trường tự nhiên ở trung và Nam Mĩ.
 g. Đặc biệt quan tâm đến đối tượng học sinh yếu: 
 Giáo viên nên lưu ý nhất đến đối tượng này, đặc biệt là học sinh người dân tộc, giáo viên lựa chọn những câu hỏi dễ để và ưu tiên đối tượng học sinh yếu trả lời , thường xuyên khen ngợi biểu dương để tạo sự hứng thú trong học tập, dần dần sẽ hướng học sinh đi sâu vào tìm hiểu những nội dung khó hơn.
 Đối với các lớp có nhiều học sinh yếu, có nhiều học sinh dân tộc thì vấn đề truyền đạt kiến thức môn học là rất khó khăn. Các em rất lười học, tình trạng không chép bài trên lớp, nói chuyện riêng, cúp tiết đi chơi diễn ra rất phổ biến vì khi tiếp thu bài học một cách khó khăn thì sẽ dẫn đến các tình huống nêu trên là điều rất dễ hiểu. Chính vì vậy việc giáo viên đổi mới cách truyền đạt kiến thức bằng cách nói những điều gần gũi, dễ hiểu, động viên kịp thời là điều rất cân thiết.
Ví dụ 1: Bài Dân cư xã hội Trung và Nam Mĩ: khi dạy mục 3 giáo viên dành câu hỏi dễ như: Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ cho những học sinh yếu hơn, đặc biệt học sinh dân tộc ít giơ tay phát biểu. Trong trường hợp này nếu học sinh trả lời được giáo viên sẽ khen ngợi, động viên, nếu học sinh không trả lời được giáo viên mời học sinh ngồi xuống tiếp tục suy nghĩ. 
 Ví dụ 2: Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ: Khi giảng mục 1a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp, sau khi học sinh biết có hai hình thức chính là Đại điền trang và tiểu điền trang, giáo viên đưa câu hỏi: 
 - Em cho biết hình thức sản xuất nào gần giống với địa phương em? 
 Từ đó gợi ý cho học sinh tìm ra được quy mô, quyền sở hữu, hình thức canh tác, mục đích sản xuất của hai hình thức trên.
Tuy nhiên trong mỗi tiết học bao giờ cũng có một vài câu hỏi khó để khai thác tính tư duy , động não của những học sinh khá giỏi để đối tượng này khỏi xem nhẹ.
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 Đối với môn địa lí lớp 7 kiến thức chủ yếu là thành phần nhân văn của môi trường và tìm hiểu về vị trí địa lí, địa hình, tài nguyên khoáng sản,dân cư xã - hội, các hoạt động kinh tế, các khu vực của châu Phi, Châu Mỹ, Châu Nam Cực, Châu Đại Dương và Châu Âu vì vậy kiến thức rất sâu rộng, để tránh lan man trong quá trình dạy học và đạt được kiến thức trọng tâm, học sinh áp dụng được vào thực tiễn và liên hệ thực tế thì giáo viên cần sử dụng kết hợp các phương pháp phù hợp tùy từng nội dung bài học, người học cần biết cách nắm bắt kiến thức một cách chủ động. Khi áp dụng phương pháp này đa số học sinh hứng thú với bài học hơn, kết quả đạt được cũng cao hơn.
3.2 Nội dung và cách thức sử dụng giải pháp, biện pháp
Trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều biện pháp để hướng dẫn học sinh tự tìm tòi kiến thức:
+ Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học: Bằng những tài liệu, tranh ảnh sưu tầm trên các phương tiện để minh họa cho bài dạy bằng cách xây dựng bài giảng điện tử góp phần làm cho bài dạy sinh động hơn, học sinh hứng thú hơn, việc tiếp thu bài học sẽ tốt hơn.
 + Sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phổ biến theo hướng phát huy tích cực , chủ động học tập của học sinh: đây là phương pháp khó vì vậy tùy thuộc vào nội dung từng bài học, từng mục mà giáo viên lựa chọn phương pháp phù hợp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua việc khai thác bản đồ, tranh ảnh, trả lời các câu hỏi Sách giáo khoa.
 + Tích cực sử dụng phương pháp dạy học giải quyết vấn đề: nội dung của chương trình địa lí 7 nói về thành phần nhân văn của môi trường, các môi trường địa lí, Châu Phi, Châu Mĩ, Châu Nam Cực, Châu Đại Dương và Châu Âu vì vậy các nội dung của bài sau hoặc của các chương sau đều liên quan đến bài trước, chương trước nên giáo viên đưa ra các câu hỏi liên quan để học sinh giải quyết vấn đề là việc làm cần thiết, từ kiến thức cũ học sinh biết tìm ra kiến thức mới.
 + Nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học tích cực: Một trong các biện pháp đổi mới theo hướng tích cực hiện nay là thảo luận nhóm. Đây là phương pháp mà dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh cùng nhau giải quyết vấn đề để đi tìm kiến thức mới.
 + Phối hợp các hình thức dạy học một cách linh hoạt: phương pháp này giáo viên phải tùy thuộc vào đối tượng học sinh giỏi, khá nhiều hay trung bình, yếu, kém chiếm đa số để áp dụng phương pháp cho phù hợp, bởi vì mục đích cuối cùng của giáo dục là truyền đạt kiến thức mới cho tất cả đối tượng học sinh, việc tiếp thu kiến thức sẽ giúp học sinh áp dụng vào thực tiễn cuộc sống.
 + Thường xuyên yêu cầu học sinh sưu tầm thông tin, tranh ảnh để minh họa cho bài học: đây là việc làm hết sức cần thiết vì nó có tác động tích cực ở cả hai chiều. Đối với người dạy các thông tin tranh có thể bổ sung, mở

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_70_2733_2010964.doc