Tóm tắt SKKN Một số phương pháp giảng dạy các dạng bài tập di truyền trong chương trình Sinh học 9 tại trường THCS Sùng Phài Thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu

Tóm tắt SKKN Một số phương pháp giảng dạy các dạng bài tập di truyền trong chương trình Sinh học 9 tại trường THCS Sùng Phài Thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu

Hiệu quả kinh tế

Qua thực hiện sáng kiến kinh nghiệm“Một số phương pháp giảng dạy các dạng bài tập di truyền trong chương trình sinh học 9 tại trường THCS Sùng Phài - Thành phố Lai Châu - Tỉnh Lai Châu". tôi nhận thấy:

 + Đối với giáo viên

 Trước đây để hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập di truyền trong môn sinh học 9 giáo viên mất rất nhiều thời gian, ngoài các tiết bài tập trong phân phối chương trình quy định thì nhà trường vẫn phải bổ sung thêm 10 tiết ôn tập vào buổi chiều.

 Sau khi áp dụng sáng kiến trong các tiết lý thuyết các em đã nắm nội dung kiến thức cơ bản thông qua các hình thức tổ chức dạy học sinh động có hiệu quả cao, trong các ví dụ cụ thể giáo viên đã kết hợp phân loại, so sánh các dạng bài toán giúp các em nắm kiến thức một cách mạch lạc và rõ ràng hơn, hạn chế việc nhầm lẫn giữa các dạng, giúp cho kết quả hcj tập của các em chính sác hơn

 

docx 3 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 341Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt SKKN Một số phương pháp giảng dạy các dạng bài tập di truyền trong chương trình Sinh học 9 tại trường THCS Sùng Phài Thành phố Lai Châu tỉnh Lai Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giấy Chứng nhận sáng kiến số:.........../QĐ-THCSSP
1. Tóm tắt nội dung sáng kiến: “Một số phương pháp giảng dạy các dạng bài tập di truyền trong chương trình sinh học 9 tại trường THCS Sùng Phài - Thành phố Lai Châu - Tỉnh Lai Châu".
Sáng kiến tôi đưa ra một số phương pháp giảng dạy các dạng bài tập di truyền trong chương trình sinh học lớp 9 tại các trường vùng khó khăn nhằm phát triển năng lực tư duy và kỹ năng vận dụng kiến thức trong quá trình làm bài tập của học sinh lớp 9 ở trường THCS Sùng Phài với mục tiêu giúp các em phát huy tính tích cực, sáng tạo trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng bài thi, đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. 
2. Lợi ích kinh tế - xã hội có thể thu được do áp dụng sáng kiến:
* Hiệu quả kinh tế
Qua thực hiện sáng kiến kinh nghiệm“Một số phương pháp giảng dạy các dạng bài tập di truyền trong chương trình sinh học 9 tại trường THCS Sùng Phài - Thành phố Lai Châu - Tỉnh Lai Châu". tôi nhận thấy:
 + Đối với giáo viên
 Trước đây để hướng dẫn học sinh làm các dạng bài tập di truyền trong môn sinh học 9 giáo viên mất rất nhiều thời gian, ngoài các tiết bài tập trong phân phối chương trình quy định thì nhà trường vẫn phải bổ sung thêm 10 tiết ôn tập vào buổi chiều. 
 Sau khi áp dụng sáng kiến trong các tiết lý thuyết các em đã nắm nội dung kiến thức cơ bản thông qua các hình thức tổ chức dạy học sinh động có hiệu quả cao, trong các ví dụ cụ thể giáo viên đã kết hợp phân loại, so sánh các dạng bài toán giúp các em nắm kiến thức một cách mạch lạc và rõ ràng hơn, hạn chế việc nhầm lẫn giữa các dạng, giúp cho kết quả hcj tập của các em chính sác hơn
+ Đối với học sinh: Học sinh không mất nhiều thời gian, kinh phí cho việc ôn tập học thêm cụ thể:
 Bảng 2: Thống kê số tiền tiết kiệm được của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến tại trường THCS Sùng Phài thành phố Lai Châu:
 Thông kê
PP
Số học sinh
Tổng số tiết ôn của 01 HS/năm
Số tiết giảm trong năm
Số tiền một tiết
(VNĐ)
Thành tiền
(VNĐ)
Phương pháp cũ
27
10
0
8.000
0
Phương pháp mới
27
2
8
8.000
1.728.000
* Nhận xét: Như vậy số tiết ôn tập đã giảm 8 tiết, số tiền tiết kiệm được trên một học sinh là 64.000 đồng. Năm học 2020 - 2021 đã tiết kiệm được cho 27 em học sinh tham gia ôn chuyên tổng số tiền là 1.728.000 đồng.
	* Hiệu quả về mặt xã hội:
 	+ Qua các dạng bài tập di truyền giáo viên giới thiệu tính năng ứng dụng trong nhiều ngành như y học, nông nghiệp, công nghiệp..., có vai trò lớn trong lĩnh vực tạo giống thuần chủng hay lưu giữ các đặc tính, nguồn gen quý ở sinh vật hoặc phát triển giống mới theo mong muốn của con người nhằm đáp ứng các yêu cầu của co người.
 + Thông qua các hoạt động dạy học giúp học sinh phát huy tính tích cực trong học tập, nhằm phát triển khả năng giao tiếp, khả năng tư duy, phản ứng nhanh với các biến động của xã hội. Giúp các em trở thành con người có ích cho xã hội
	+ Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường, tích cực lao động, cải tạo cảnh quan trường lớp...trồng cây gây rừng để môi trường ngày càng xanh, sạch, đẹp.
 + Với cách làm như trên kết quả bộ môn sinh học (về nhận thức, độ nhanh nhạy tìm hướng giải) của học sinh đã tăng lên đáng kể. Thời gian đầu khi tiếp xúc với dạng bài tập này các em rất lúng túng và hoang mang vì đây hoàn toàn là kiến thức mới. Nhưng chỉ sau một thời gian được sự hướng dẫn và làm quen với dạng bài tập này, các em đã tiến bộ rất nhiều. Đặc biệt năng lực tư duy của học sinh, nhất là khả năng sử dụng các thao tác tư duy để tìm lời biện luận. Từ phương pháp này 90% các em đã vận dụng và giải được bài tập ở dạng cơ bản trong sách giáo khoa.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_skkn_mot_so_phuong_phap_giang_day_cac_dang_bai_tap_d.docx
  • docxĐơn đề nghị thực nghiệm.docx
  • docxGiấy chứng nhận.docx
  • docMẫu bìa.doc