Đề tài Một số biện pháp phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN

Đề tài Một số biện pháp phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN

Đề nghị các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để chúc mừng. Xin cám ơn các bạn. Hy vọng rằng, với cương vị mới, các bạn sẽ phát huy tối đa khả năng của mình, cùng nhau đoàn kết để đưa tập thể lớp ta ngày một đi lên!

Mời tân chủ tich HĐTQ của lớp sẽ có đôi lời phát biểu trước tập thể lớp.

Như vậy, lớp chúng ta đã sáng suốt bầu ra được Hội đồng tự quản của lớp. Thay mặt ban tổ chức, xin giao lại quyền điều hành cho chủ tịch HĐTQ mới của lớp.

- Thành lập các Ban chuyên trách: Hội đồng tự quản mới cùng bàn bạc, thảo luận với giáo viên để đưa ra quyết định thành lập các ban, đồng thời thông báo về vai trò của các ban. Thông thường, giáo viên sẽ chia ra các ban như: ban học tập, ban văn nghệ, ban đối ngoại, ban lao động, ban đời sống, ban nề nếp. Sau khi bầu các ban xong, các em lại tiếp tục bầu ra các trưởng ban, phó ban và thư kí, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động. các ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.

Sau khi bầu ra được Hội đồng tự quản học sinh và các ban chuyên trách, việc hướng dẫn các thành viên trong HĐTQHS cách thức hoạt động và hoạt động sao cho có hiệu quả là việc làm thiết thực và khó khăn nhất của mỗi giáo viên. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số gợi ý trong việc phát huy tính tự quản của học sinh để học sinh có thể thực hiện tốt vai trò của mình.

 

doc 27 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3468Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ớc đầu còn nhiều bỡ ngỡ, chưa thực sự mạnh dạn, tự tin trong quá trình học tập.
- Một số phụ huynh còn tỏ ra e ngại khi cho con theo học mô hình này nên dẫn đến chưa thực sự phối hợp tốt với nhà trường trong việc hướng dẫn con em mình học tập.
- HS không được đi tham quan thực tế để học hỏi kinh nghiệm trong việc tự quản lớp nên quá trình thực hiện chưa thực sự hiệu quả.
- Hội đồng tự quản vẫn còn phụ thuộc nhiều vào sự hướng dẫn, điều hành của giáo viên; các em chưa nắm rõ được nhiệm vụ, chưa thực sự năng động trong việc điều hành nhóm, lớp một cách có hiệu quả.
2.5.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra
Từ năm học 2014 – 2015, trường THCS Buôn Trấp đã áp dụng thực hiện việc giảng dạy theo mô hình trường học mới VNEN ở hai lớp 6. Năm học 2015 – 2016, trường thực hiện tiếp chương trình của lớp 7. Bên cạnh một số những ưu điểm, kết quả đã đạt được về việc ổn định lớp để học tập theo mô hình như Hội đồng tự quản bước đầu đã tỏ ra mạnh dạn, tự tin trong việc điều hành lớp; một số em, một số lớp đã biết cách phát huy những thế mạnh của mình trong việc tổ chức tự học, giúp đỡ lẫn nhau...thì trên thực tế việc phát huy tính tự quản của học sinh trong các tiết học cũng như trong việc tham gia các hoạt động vẫn còn rất nhiều hạn chế. Đa số các em chưa nắm được nhiệm vụ cụ thể của mình phải làm gì và làm như thế nào? Điều đó dẫn đến các em còn lúng túng trong việc điều hành lớp, hướng dẫn và cùng các bạn tìm hiểu nội dung bài học.
Trong quá trình học, học sinh chưa thực sự chủ động mà còn phụ thuộc vào sự hướng dẫn của thầy cô, chưa thực sự biết cách tự học, tự tìm hiểu bài học theo đúng tinh thần VNEN. Một số em chưa phát huy hết khả năng của mình, còn thụ động, dựa vào bạn bè và chưa tích cực trong các hoạt động. 
(Ảnh minh họa)
Về phía giáo viên, việc thực hiện chương trình học VNEN về cơ bản đã nắm bắt được xu hướng và nội dung đổi mới; các giáo viên chủ nhiệm lớp VNEN được tham gia tập huấn tương đối đầy đủ, nắm bắt kịp thời những nội dung liên quan đến công tác chủ nhiệm. Các lớp VNEN đều đã bầu ra được Hội đồng tự quản với các tiêu chí phù hợp, các em được bầu đều đáp ứng được yêu cầu về phẩm chất và năng lực. 
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, ở các lớp VNEN hiện nay, vai trò của Hội đồng tự quản chưa thực sự được phát huy hết khả năng của các em, dẫn đến kết quả hoạt động chưa cao. Một số giáo viên chưa nắm bắt được quy trình của một buổi bầu Hội đồng tự quản, chưa khuyến khích được sự tự giác của các em, chưa hướng các em đến với các tiêu chí cụ thể để có được một Hội đồng tự quản học sinh hoạt động tốt và có hiệu quả. Trong tiết học, một số giáo viên còn quen với phương pháp dạy truyền thống, khả năng tổ chức hoạt động nhóm, quan sát, hướng dẫn, điều hành các hoạt động còn hạn chế. Chính vì lý do đó nên việc đưa ra một số biện pháp nhằm phát huy vai trò của Hội đồng tự quản học sinh để giáo viên tham khảo, học hỏi là hết sức cần thiết. Điều này giúp họ có bước đi đúng đắn hơn trong việc thành lập hội đồng tự quản tốt và biết cách hỗ trợ các em trong các hoạt động để đáp ứng theo yêu cầu của mô hình. 
3. Giải pháp, biện pháp
3.1. Mục tiêu của biện pháp, giải pháp
- Đưa ra những biện pháp, cách thức thực hiện tối ưu nhất trong việc phát huy tính tự quản của học sinh trong mô hình trường học mới VNEN ở trường THCS, làm cơ sở để các giáo viên cùng tham khảo và thực hiện. 
- Khắc phục những tồn tại của giáo viên và học sinh trong việc chưa phát huy tốt vai trò của Hội đồng tự quản trong mô hình VNEN.
- Đưa ra kịch bản bầu Hội đồng tự quản đã được triển khai để giáo viên cùng tham khảo và vận dụng cho phù hợp với điều kiện trường mình. 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện các giải pháp, biện pháp
Để đưa ra được các biện pháp, giải pháp trong việc phát huy tính tự quản của học sinh trong lớp học VNEN thì trước hết người giáo viên phải hiểu được khái niệm Hội đồng tự quản học sinh là gì?
Hội đồng tự quản học sinh là một tổ chức của học sinh, do học sinh bầu ra ở từng lớp, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh để tổ chức các hoạt động học tập, vui chơi của chính học sinh; đồng thời quản lí, giám sát, điều chỉnh các hoạt động đó.
Hội đồng tự quản học sinh (HĐTQHS) gồm các thành viên (chủ tịch, các phó chủ tịch, các trưởng ban và thành viên các ban) là học sinh, được thành lập vì học sinh; đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường, khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển lòng khoan dung, tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết cho học sinh. Tổ chức HĐTQHS là một biện pháp giáo dục nhằm thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của học sinh trong nhà trường và mối quan hệ với những người xung quanh.
Sau khi nắm được khái niệm HĐTQHS, giáo viên phải phối hợp với cha mẹ học sinh để lên kế hoạch và hướng dẫn cho học sinh bầu HĐTQ cho đúng quy trình và đảm bảo được mục đích yêu cầu. Công việc này hết sức quan trọng, nó đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải có sự quan sát, theo dõi và định hướng ngay từ đầu. Giáo viên nên trình bày ý tưởng về HĐTQHS để khuyến khích sự tham gia của các em. Đồng thời, giáo viên cũng giới thiệu phương pháp học tập mới trên tinh thần hợp tác để qua đó học sinh có thể tăng cường các kĩ năng hợp tác, phối hợp tốt hơn với các bạn, với thầy cô trong quá trình thực hiện.
Công việc bầu HĐTQHS phải được thực hiện theo thứ tự các bước như sau:
- Chuẩn bị công tác bầu cử: Sau khi hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho học sinh, giáo viên cùng học sinh thảo luận về cơ cấu HĐTQ, thông thường là 1 chủ tịch và 2 phó chủ tịch. Tuy nhiên, số lượng phó chủ tịch tùy vào đặc điểm của mỗi lớp nên có sự khác nhau. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm, học sinh trao đổi về những phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong HĐTQ, rồi lập danh sách các bạn ứng cử, đề cử để bỏ phiếu. Lớp bầu ra các bạn trong Ban kiểm phiếu, gồm 1 trưởng ban và các thành viên. Các học sinh trong danh sách ứng cử, đề cử chuẩn bị bài tranh luận của mình với nội dung: giới thiệu về bản thân, những mong muốn của bản thân về lớp học, những việc em sẽ làm nếu em trúng cử. Hoạt động này sẽ giúp cho học sinh cảm nhận được sự dân chủ, công bằng và bình đẳng, đồng thời học sinh được tập thuyết trình một cách tự tin trước đám đông.
- Tiến hành bầu cử: Giáo viên cử ra một em điều hành buổi bầu HĐTQHS. Các ứng viên lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình của mình. Giáo viên nên khuyến khích học sinh đứng trước lớp nói một cách lưu loát, không cầm giấy đọc. Ban kiểm phiếu tiến hành làm việc sau khi các bạn thuyết trình xong. Học sinh nào có số phiếu cao nhất sẽ trúng cử và giữ các vị trí chủ tịch, phó chủ tịch HĐTQHS.
Các giáo viên có thể tham khảo Kịch bản bầu HĐTQHS mà tôi đã thực hiện tương đối thành công ở lớp tôi trong năm học 2015 - 2016 sau đây:
KỊCH BẢN BẦU HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH CỦA LỚP 6A3
NĂM HỌC 2015 - 2016
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, các bậc phụ huynh cùng toàn thể các bạn học sinh đang có mặt trong buổi bầu Hội đồng tự quản của lớp 6a3 ngày hôm nay!
Em xin tự giới thiệu, em tên là .trưởng ban đối ngoại (tạm thời), năm học 2015/2016 . Em là người trực tiếp dẫn chương trình trong buổi tổ chức lớp học ngày hôm nay.
Được sự đồng ý của ban giám trường THCS Buôn Trấp, hôm nay, lớp 6a3 tổ chức bầu hội đồng tự quản học sinh năm học 2015 -2016 . Đó chính là lí do của buổi Bầu cử hôm nay .
Em xin trân trọng được giới thiệu:
Về dự với tập thể lớp 6a3 hôm nay, về phía lãnh đạo nhà trường:
Về phía cha me học sinh :.......................
Ngoài ra xin được nhiệt liệt đón chào các thầy cô giáo cùng toàn thể.bạn học sinh lớp 6a3 có mặt trong ngày hôm nay .
Kính thưa quý vị đại biểu, quý thầy cô giáo và các bạn học sinh! 
Hội đồng tự quản học sinh do chính học sinh bầu ra, đồng thởi quản lí, giám sát, điểu chỉnh các hoạt động đó . Với tinh thần đó, sau đây chúng em xin được bắt đầu buổi bầu hội đồng tự quản học sinh của lớp.
Trước khi vào buổi làm việc, em xin giới thiệu bạn ..chủ tịch hội đồng tự quản (tạm thời) nhiệm kì 2015-2016 lên điều khiển phần khởi động (Người quản trò hướng dẫn các bạn chơi trò chơi cả lớp xếp thành 6 hàng và các bạn đếm số thứ tự từ 1 đến hết. Những bạn có số thứ tự giống nhau sẽ đứng vào 1 hàng và sẽ trở thành 1 nhóm. Cả lớp chia được 6 nhóm; hoặc cũng có thể hướng dẫn các em chơi rút thăm ngắn dài để chia nhóm. GV lưu ý khi chia nhóm không nên chia nhóm có số lượng lẻ mà nên chia chẵn để tiện cho việc hoạt động nhóm sau này)
Vừa rồi chúng ta đã có những phút giây thư giãn của phần khởi động, mình thấy các nhom rất đoàn kết trong lúc chơi . Mình cũng hi vọng trong phần học tập và các hoạt động của nhóm các bạn cũng sẽ đoàn kết như vậy. Thông qua trò chơi vừa rồi, lớp chúng ta đã chia thành 6 nhóm va bây giờ chúng ta sẽ cùng thảo luận để đặt tên nhóm và bầu ra nhóm trưởng . Nhưng trước hết , chúng ta sẽ cùng đưa ra tiêu chí của nhóm trưởng.
Ý kiến của các bạn () , người điều khiển chốt ý kiến .
Và bây giờ chúng ta dựa vào tiêu chí đó thảo luận đặt tên nhóm và bầu nhóm trưởng. Các bạn sẽ có 3 phút để bàn bạc .
Mời đại diện của từng nhóm lên giới thiệu về nhóm (lần lượt các nhóm thực hiện)
Sau đây là phần quan trọng nhất, đó là nội dung bầu Hội đồng tự quản học sinh của lớp 6a3 . Qua 1 tuần chuẩn bị cho công tác bầu hội đông tự quản, căn cứ vào đặc tính của lớp chúng ta đã nhất trí bầu ra 1 chủ tịch , 2 phó chủ tịch , 6 trưởng ban và các thành viên của các ban . Bây giờ các bạn hãy thảo luận xem các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội đồng tự quản học sinh cần có những tiêu chí gì ?
Người điều khiển cho các bạn ý kiến , rồi chốt ý kiến.
Chúng ta đã được xác định là tham gia hội đồng tự quản là bổn phận và trách nhiệm hết lòng vì tập thể của tất cả các thành viên trong lớp nhằm mang lại lợi ích cho tập thể. Dựa vào các tiêu chí và mục đích trên, có bạn nào tự tin giơ tay tự ứng cử mình vào vị trí hội đồng tự quản không ?
Người điều khiển cử thư ký ghi lên bảng danh sách ứng cử, đề cử
Còn các bạn, các bạn có đề cử những bạn có những tiêu chí ấy để đưa vào vị trí HĐTQ không? (Thư ký chốt danh sách trên bảng)
Đề nghị các bạn ứng cử và được đề cử chuẩn bị phần tranh cử của mình.
Trong khi chờ đợi các bạn chuẩn bị nội dung tranh cử, đề nghị cả lớp bầu ra Ban kiểm phiếu, trong đó có 1 trưởng ban, 1 phó ban và 1 thư ký.
Trước hết chúng ta đưa ra những tiêu chí của Ban kiểm phiếu. Đề nghị các bạn cho ý kiến về những tiêu chí của Ban kiểm phiếu. ( các bạn ý kiến – chốt ý kiến)
Các bạn hãy dựa vào những tiêu chí trên để bầu ra ban kiểm phiếu cho việc bầu HĐTQ (thư ký ghi danh sách Ban kiểm phiếu)
Sau đây, xin mời các bạn lên tranh cử bằng các bài thuyết trình của mình
(Lần lượt mời các bạn lên trình bày bài tranh cử)
Vừa rồi các bạn đã được nghe các bài tranh cử của các ứng viên, rất ngắn gọn và cũng đầy quyết tâm phải không? Chắc chắn lúc này đây, các bạn đã có sự lựa chọn riêng cho mình. Tuy nhiên, để các bạn biết rõ hơn về thể lệ bầu cử và sự phân minh công bằng cho các ứng viên, mình xin mời Ban kiểm phiếu lên làm việc.
Trong lúc chờ đợi ban kiểm phiếu lên làm việc, sau đây sẽ là phần giao lưu văn nghệ. Xin mời bạn Linh Linh, trưởng ban văn nghệ tạm thời lên điều hành (giao lưu văn nghệ)
Như vậy, sau 1 thời gian làm việc căng thẳng và đầy trách nhiệm, ban kiểm phiếu đã hoàn thành xong phần việc của mình. Sau đây, mời ban kiểm phiếu sẽ công bố kết quả.(Ban kiểm phiếu đọc)
Xin được thay mặt cả lớp chúc mừng các bạn đã được tín nhiệm cao vào Hội đồng tự quản của lớp. Xin mời các bạn bước lên đây để ra mắt trước tập thể lớp
 Đề nghị các bạn hãy cho một tràng pháo tay thật lớn để chúc mừng. Xin cám ơn các bạn. Hy vọng rằng, với cương vị mới, các bạn sẽ phát huy tối đa khả năng của mình, cùng nhau đoàn kết để đưa tập thể lớp ta ngày một đi lên!
Mời tân chủ tich HĐTQ của lớp sẽ có đôi lời phát biểu trước tập thể lớp.
Như vậy, lớp chúng ta đã sáng suốt bầu ra được Hội đồng tự quản của lớp. Thay mặt ban tổ chức, xin giao lại quyền điều hành cho chủ tịch HĐTQ mới của lớp.
- Thành lập các Ban chuyên trách: Hội đồng tự quản mới cùng bàn bạc, thảo luận với giáo viên để đưa ra quyết định thành lập các ban, đồng thời thông báo về vai trò của các ban. Thông thường, giáo viên sẽ chia ra các ban như: ban học tập, ban văn nghệ, ban đối ngoại, ban lao động, ban đời sống, ban nề nếp.. Sau khi bầu các ban xong, các em lại tiếp tục bầu ra các trưởng ban, phó ban và thư kí, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động. các ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.
Sau khi bầu ra được Hội đồng tự quản học sinh và các ban chuyên trách, việc hướng dẫn các thành viên trong HĐTQHS cách thức hoạt động và hoạt động sao cho có hiệu quả là việc làm thiết thực và khó khăn nhất của mỗi giáo viên. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số gợi ý trong việc phát huy tính tự quản của học sinh để học sinh có thể thực hiện tốt vai trò của mình.
Trước hết, giáo viên cần định hướng, hình thành kĩ năng điều hành cho các thành viên HĐTQHS để nâng cao hiệu quả hoạt động. Để đáp ứng được yêu cầu cũng như cách thức tổ chức các dạy học trong hoạt động của Mô hình trường học mới. Các giáo viên chủ nhiệm hết sức chú trọng việc hướng dẫn Hội đồng tự quản thực hiện tốt, đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình thông qua một số bước cụ thể sau:
* Triển khai cụ thể nhiệm vụ, chức năng tới tất cả các thành viên trong Hội đồng tự quản: Chủ tịch Hội đồng tự quản chịu trách nhiệm quản lí, điều hành toàn bộ hoạt động của lớp, có trách nhiệm phân công, giao nhiệm vụ và đôn đốc cho các Phó chủ tịch, các trưởng ban sau mỗi giờ học, ngày học. Giám sát, nắm bắt đầy đủ mọi tình hình trong lớp để có đánh giá, nhận xét từng điểm mạnh, điểm yếu qua mỗi ngày học sau đó báo cáo giáo viên chủ nhiệm. Các Phó chủ tịch Hội đồng phụ trách theo dõi, đôn đốc, giúp đỡ các bạn thực hiện các nhiệm vụ được phân công phụ trách. Ví dụ nếu phụ trách về học tập thì hàng ngày cùng với Ban học tập kiểm tra việc chuẩn bị đồ dùng học tập, bài học ở nhà, bài học ở lớp của các thành viên trong lớp. Các trưởng ban (Ban học tập, Ban văn nghệ, Ban đối ngoại, Ban đời sống...) có chức năng giao nhiệm vụ, theo dõi, hỗ trợ, giúp đỡ các thành viên trong Ban thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả các hoạt động liên quan.
* Giáo viên hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số kĩ năng giám sát, điều hành lớp hoạt động.
- Kĩ năng giao nhiệm vụ: Giáo viên hướng dẫn cho Hội đồng tự quản một số câu, lệnh mẫu khi giao nhiệm vụ cho nhóm, lớp thực hiện. Yêu cầu câu lệnh mẫu phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu tránh dài dòng; phải làm sao để câu lệnh dứt khoát nhưng cũng không quá uy lực, gây mất thiện cảm cho các bạn. Ví dụ: Xin mời các bạn cùng thảo luận; Yêu cầu hoạt động này đã rõ xin mời các bạn làm việc; Mời bạn đánh giá, nhận xét kết quả; Mời bạn A hỗ trợ nhóm B.
- Kĩ năng quan sát: Đây là một trong những kĩ năng rất quan trọng, quyết định tới hiệu quả làm việc của Hội đồng tự quản lớp học. Trong mỗi giờ học hay một hoạt động nào đó Chủ tịch Hội đồng, các Phó chủ tịch, các trưởng ban, các nhóm trưởng cần theo dõi sát sao, chặt chẽ, bao quát được từng thái độ, cử chỉ, hành động, việc làm của mỗi thành viên trong lớp. HĐTQ của lớp phải nắm được bạn này, bạn kia đang làm gì? Có làm việc lớp giao cho không? Có tham gia tích cực hay không ? Những thái độ của bạn nếu có ảnh hưởng lớn tới kết quả công việc thì cần ghi chép để làm minh chứng cho đánh giá, nhận xét. Một yếu tố nữa tạo điều kiện thuận lợi rất tốt cho Hội đồng tự quản trong quá trình quan sát, bao quát lớp mà giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đó là bố trí vị trí chỗ ngồi cho các thành viên trong Hội đồng tự quản làm sao mỗi thành viên vừa học bài của mình vừa quan sát được tất cả các bạn trong nhóm, trong lớp đang làm gì trong mỗi giờ học. Và một kinh nghiệm dành cho các nhóm trưởng khi phân công chỗ ngồi là: đối với những bạn hay nói chuyện riêng, ít chú ý trong giờ học thì nhóm trưởng nên xếp bạn đó ngồi đối diện với thầy cô, tránh ngồi quay lưng hoặc che khuất tầm nhìn của thầy cô, điều này sẽ hạn chế được việc nói chuyện riêng và việc học tập của học sinh cũng sẽ tốt hơn.
HĐTQHS quan sát các nhóm hoạt động
- Kĩ năng hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ: Hội đồng tự quản kiểm tra, giám sát, động viên, đôn đốc các bạn phát huy tính tự học, tự giác, tự trao đổi, tự giải quyết vấn đề. Các thành viên Hội đồng tự quản vận dụng kĩ năng quan sát thấy bạn khó khăn về vấn đề gì thì hỗ trợ, giúp đỡ. Nhưng hỗ trợ, giúp đỡ phải đảm bảo hiệu quả, khoa học và chính xác. Khi giúp đỡ, hỗ trợ cần nắm được bạn khúc mắc chỗ nào, muốn làm được trước hết phải làm gì? 
Chủ tịch HĐTQHS hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm hoạt động
Nhìn chung để hướng dẫn Hội đồng tự quản làm tốt kĩ năng này là cả một quá trình, không phải ngày một ngày hai mà làm được. các em cần được trang bị kỹ năng giao nhiệm vụ, giải quyết vấn đề thầy cô đặt ra và cuối cùng là thu thập thong tin và đưa ra kết quả. Thực tế đã có nhiều trường hợp thành viên Hội đồng tự quản bảo luôn kết quả để bạn viết vào cho xong nhiệm vụ. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với tinh thần VNEN.
- Kĩ năng nhận xét, đánh giá: Mỗi thành viên trong Hội đồng tự quản cần nắm được cách nhận xét, đánh giá bạn trong các hoạt động. Giáo viên đưa ra lời nhận xét mẫu, hướng dẫn các em học hỏi cách làm của thầy cô. Khi bạn làm đúng, có thái độ tích cực, tiến bộ thì nhận xét những ý như thế nào và khi bạn làm chưa đúng, chưa tốt thì nhận xét như thế nào. Nhận xét cần ngắn gọn, đúng ý, nhẹ nhàng, cởi mở và thiện cảm. Sau mỗi lần bạn được đánh giá, nhận xét bạn cảm thấy mình được người khác giúp đỡ mình và sau đó bạn thể hiện thái độ cầu thị, thân thiện và tiến bộ. Có thể những lời nhận xét như: hôm nay bạn đã làm rất tốt tuy nhiên nếu bạn cố gắng một chút nữa thì sẽ còn tuyệt vời hơn; Bạn hãy cố lên! Nếu có vướng mắc, bạn đừng ngại! Các bạn sẽ hỗ trợ bạn...
Chủ tịch HĐTQHS đang mời các bạn nêu ý kiến nhận xét
Giáo viên chủ nhiệm cần hướng dẫn các em biết cách tương tác giữa các thành viên HĐTQ với các bạn trong lớp.Tổ chức cho các Hội đồng tự quản các lớp Hội thảo tập trung dưới sự dẫn dắt của các giáo viên chủ nhiệm về cách điều hành, quản lí lớp. Giáo viên nên tạo điều kiện cho các em nêu các ý kiến, quan điểm của mình về các cách tổ chức hoạt động, các em thực hành cùng đánh giá và rút ra những bài học trên cơ sở đó giáo viên kết luận và phổ biến rộng rãi.
Giáo viên chủ nhiệm tổ chức các buổi lắng nghe ý kiến của các bạn trong lớp góp ý cho các thành viên HĐTQ sau một quá trình thực hiện. Hình thức tổ chức có thể trực tiếp hoặc thông qua phiếu điều tra; góp ý qua thư (có thể sử dụng hộp thư bè bạn). 
MẪU PHIẾU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ LÀM VIỆC CỦA HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH
Hội đồng tự quản
Kĩ năng giao nhiệm vụ
Kĩ năng quan sát điều hành
Kĩ năng nhận xét đánh giá
Bạn làm tốt
Bạn làm khá tốt
Bạn làm tốt
Bạn làm khá tốt
Bạn làm tốt
Bạn làm khá tốt
Chủ tịch Hội đồng
Phó Chủ tịch 1
Phó Chủ tịch 2
Trưởng ban học tập
Trưởng ban nề nếp
Trưởng ban lao động
Trưởng ban đời sống
Trưởng ban văn nghệ
Trưởng ban đối ngoại
Buổi nhận xét góp ý cho các thành viên HĐTQ được tổ chức linh hoạt đảm bảo sự thoải mái dân chủ, trong đó cần lưu ý khơi dậy tinh thần đoàn kết, tham gia góp ý chân thành, khách quan nhưng phải đảm bảo không làm tổn thương các thành viên HĐTQ. Thực hiện tốt điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả làm việc của HĐTQ.
Sau một thời gian hoạt động, nếu HĐTQHS làm việc hiệu quả chưa cao, giáo viên có thể thay đổi các thành viên. Giáo viên cần nắm được năng lực của từng em để có định hướng cho lớp bầu chọn lại một cách phù hợp; phân tích những mặt mạnh của từng bạn để các em có sự lựa chọn đúng đắn.
Trong mô hình trường học mới, để HĐTQHS hoạt động tốt và có hiệu quả thì việc phát huy vai trò của một nhóm trưởng là hết sức quan trọng. Học theo mô hình VNEN, bàn ghế sẽ được sắp xếp cho học sinh ngồi đối diện nhau, học sinh tự thảo luận, tự tìm khúc mắc và tự đưa ra phương án giải quyết. Mỗi bạn đều được đặt câu hỏi cho các bạn khác trả lời. Và ưu điểm của phươn

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_69_9573_2010963.doc