Đề tài Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3

Đề tài Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3

Ưu điểm

 + Giáo viên

- Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng.

 - Chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ.

 - Phương pháp dạy phù hợp, Phân bố thời gian lý thuyết và thực hành hợp lí.

- Khả năng quan sát lớp tốt, giao bài tập hợp lí cho đối tượng học sinh.

 + Học sinh

 - Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng.

 - Say mê hứng thú, yêu thích môn học.

- Kỹ năng thực hành nhanh nhẹn.

- Thao tác chuột và bàn phím tốt.

 * Khuyết điểm

 + Giáo viên

- Phần cũng cố nên tạo trò chơi để học sinh ôn lại kiến thức đã học.

 + Học sinh

- Một số em thao tác còn chậm.

Giải pháp 2: Giáo viên khai thác tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint để hướng dẫn cho học sinh.

Trong phần mềm đồ họa Paint có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc vẽ, thiết kế các hình ảnh phong phú và đa dạng. Vậy làm thế nào để hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu, dễ sử dụng là một khâu vô cùng quang trọng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc các bước tiến hành, hướng dẫn một cách chi tiết đặc biệt là học sinh yếu, vì các em mới đầu tiếp xúc với phần mềm.

 

doc 24 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 5457Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm trong giảng dạy chương trình phần mềm đồ họa Paint môn tin học lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồ họa Paint môn tin học lớp 3 một cách có hiệu quả nhất.
Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu về cách tổ chức giảng dạy phần mềm đồ họa Paint của học sinh lớp 3A trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi xã Quảng Điền huyện Krông Ana tỉnh Đắk Lắk ( Năm học 2015-2016).
Phương pháp nghiên cứu
a. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc các tài liệu, sách báo, truy cập internet nói về các phương pháp nghiên cứu, phương pháp dạy tin học tiểu học”.
- Nghiên cứu các báo cáo tổng kết phong trào, chuyên môn,  và các SKKN có liên quan của các anh chị qua từng năm học trước.
- Tham khảo các bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí giáo dục, truy cập internet tham khảo các SKKN của các anh chị ở các trường bạn.
b. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra;
Tìm hiểu thực trạng giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức mới nhằm phát hiện các vấn đề khó khăn cần giải quyết, xác định nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. 
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục; 
Phương pháp này giúp tôi tổng kết những kinh nghiệm của bản thân và đánh giá rút ra những cái mới có giá trị, hỗ trợ thiết thực cho công tác giảng dạy trong môn này.
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động;
Thường xuyên theo dõi các hoạt động trong quá trình thực hiện để kịp thời nắm bắt, giải quyết các tình huống đặt ra sao cho có kết quả tốt nhất.
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia;
Phương pháp này giúp tôi có thêm nhiều phương pháp từ các ý kiến xây dựng, từ đó đúc kết cho mình một cách tích cực đạt kết quả cao nhất trong tổ chức và thực hiện.
- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
Tổ chức triển khai thực hiện các giải pháp cải tiến để xem xét, đối chiếu với kết quả ban đầu có tiến bộ không? có phù hợp với ý đồ nghiên cứu của tác giả không?
c. Phương pháp thống kê toán học
Sử dụng phương pháp này để phân tích số liệu thống kê, kiểm tra và dự đoán ( dự đoán, điều tra, chọn mẫu).
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu đề tài này tôi còn sử dụng phối hợp nhiều phương pháp khác như: Tạo ra các trò chơi, các thủ thuật dạy thực hành chính xác. 
Phần nội dung
Cơ sở lý luận
Trong nhà trường, Tin học là một bộ môn mới áp dụng những năm gần đây, có đặc thù riêng, gây trí tò mò ham mê tìm hiểu với học sinh xong cũng không tránh khỏi gây ra những khó khăn cho người học. Do đó giáo viên cũng giống như một người nghệ sĩ, cần nhận biết một cách tinh tế, nhạy cảm để có thể tạo cho đối tượng học những hứng thú và niềm yêu thích đặc biệt với bộ môn mình phụ trách.
+	Nghị quyết Trung ương 2, khoá VII, đã quy định phương pháp dạy học thay đổi theo hướng "khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng những phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học". Định hướng này đã được pháp chế hoá trong luật giáo dục điều 24, 25:" Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lớp học, môn học. Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh".
+ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày 9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại, ứng dụng CNTT vào dạy và học.
+ Chỉ thị 29/CT của Trung Ương Đảng về việc đưa CNTT vào nhà trường.
Theo Công văn 4323/BGDĐT-GDTH	 ngày 25/8/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ GDTH đưa ra nhiệm vụ cụ thể về môn Tin học như sau: “Tiếp tục thực hiện tổ chức dạy học môn Tin học theo Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở những nơi có đủ điều kiện. Đẩy mạnh cách hoạt động giáo dục có nội dung Tin học – Công nghệ thông tin dưới hình thức các câu lạc bộ để học sinh được tiếp cận, hình thành các kĩ năng học tập, sử dụng sáng tạo”.
Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra Công văn số 4983/BGDĐT-CNTT ngày 28/9/2015 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ CNTT với nhiều nhiệm vụ trọng tâm như: Công tác bồi dưỡng ứng dụng CNTT cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; Tập huấn, bồi dưỡng trực tuyến cho giáo viên, tổ chức họp trực tuyến; Triển khai chương trình công nghệ giáo dục và e-Learning; Hướng đến mô hình trực tuyến, phần mềm nguồn mở, học liệu mở cho giáo dục; Xây dựng mô hình giáo dục điện tử, trường học điện tử; Tăng cường đầu tư hạ tầng cơ sở CNTT
	Xuất phát từ quan điểm " lấy người học làm trung tâm ", phương pháp dạy và học đã có những thay đổi căn bản. Người dạy không phải là người duy nhất nắm giữ kiến thức và truyền đạt kiến thức mà chỉ là người hướng dẫn, người hỗ trợ, người cố vấn, người kiểm tra... Người học không còn là người thụ động tiếp thu kiến thức mà là trung tâm của quá trình dạy học, chủ động sáng tạo trong quá trình học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học của mình. Dạy tin học thì việc đổi mới phương pháp dạy học là rất rõ ràng và quan trọng đặc biệt trong những tiết thực hành. Từ những luận điểm trên việc các em học sinh trực tiếp tham gia vào quá trình học tập, trực tiếp thực hành và sử dụng máy tính một cách tự nhiên và linh hoạt sẽ tạo được niềm vui, kích thích trí tò mò của các em.
Thực trạng vấn đề nghiên cứu
Qua công tác giảng dạy môn Tin học một số lớp chúng tôi được sự góp ý của các đồng nghiệp rút ra được một số nhận định sau:
* Tiết 1: Bài dạy: Bài 5: Di chuyển hình
	Ngày dạy: 24/11/2015;
	Lớp: 3A;
	Giáo viên dạy: Đinh Ngọc Quốc.
	- Nội dung bài: hướng dẫn các em cách di chuyển hình
Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau:
Tiết
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
3A
24
25 %
42 %
33 %
Mức độ thao tác
Trước khi thực hiện chuyên đề
Số Hs
Tỷ lệ
Thao tác nhanh, đúng
4/24
25%
Thao tác đúng
10/24
42%
Thao tác chậm, chưa biết thao tác
10/24
33%
Ưu điểm
	+ Giáo viên
- Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng.
	- Chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ.
	- Dạy có kèm minh hoạ thực tiễn trên máy tính.
	+ Học sinh
	- Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng.
	- Các em rất thích di chuyển hình ảnh để ghép hình.
	b. Khuyết điểm
	+ Giáo viên
	- Phân bố thời gian chưa hợp lý giữa lý thuyết và thực hành.
	- Đa số tập trung hướng dẫn các em học sinh giỏi, khá.
	+ Học sinh
	- Còn bỡ ngỡ khi tiếp xúc bài mới.
	- Một số em còn lo ra xem nhẹ môn Tin học.
- Một số em không thích thú môn học.
	c. Nguyên nhân
	+ Giáo viên
	- Do chú trọng phần giảng dạy lí thuyết hơn nên thời gian thực hành chưa nhiều gây nhàm chán cho học sinh.
	- Trong quá trình thực hành chưa quán xuyến hết các em học sinh.
- Chưa khai thác tư duy, sáng tạo của học sinh.
- Chưa làm cho học sinh say mê hứng thú với môn học.
	+ Học sinh
	- Các em chưa được tiếp xúc với phần mềm Paint lần nào, về nhà các em không có máy tính.
- Các em còn nhỏ nên hay mê chơi không chú ý vào bài học.
- Chưa thấy được tầm quan trọng của môn học này nên còn lơ là trong việc học.
- Đa số phụ huynh học sinh ít được học môn Tin học nên không thể hướng dẫn con em mình.	
Do môn Tin học là môn mới đưa vào chưong trình giảng dạy nên trong quá trình giảng dạy môn Tin học ở các lớp trong khối 3 luôn tồn tại những ưu điểm, khuyết điểm khác nhau. Do đó tôi luôn tự học hỏi, dự giờ rút kinh nghiệm để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao chất lượng học sinh, giúp các em sử dụng phần mềm một các thành thạo hơn.
Nội dung và hình thức của giải pháp
Mục tiêu của giải pháp
Giải pháp, biện pháp được nêu trong đề tài nhằm giúp học sinh học và thực hành trên phần mềm Paint một cách hiệu quả, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.
Giúp học sinh tăng cường khả năng tư duy trong cách thực hiện các thao tác để thể hiện khả năng vận dụng kiến thức, hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành các đề tài mở nhằm thúc đẩy sự sáng tạo của học sinh, từ đó học sinh tò mò, khám phá thế giới xung quanh, say mê, hứng thú, yêu thích môn học.
Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Trong đề tài này, tôi sẽ chia sẻ những kinh nghiệm và giải pháp giúp học sinh học say mê hứng thú, yêu thích môn học, biết vận dụng kiến thức của mình vào cuộc sống, hoàn thiện và thành thạo các thao tác khi tương tác với phần mềm Paint, linh hoạt trong khi sử dụng các công cụ vẽ của phần mềm.
+ Giải pháp 1: Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp, sử dụng các phần mềm, các thiết bị dạy học hợp lí.
- Giáo viên biết kết hợp giữa giờ lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết thì mới thực hành tốt được cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết.
- Khi dạy thực hành, giáo viên giao bài tập cho học sinh một cách cụ thể, rõ ràng và kết hợp cả những kiến thức của bài học trước, hướng dẫn theo từng nhóm cho các em phân tích yêu cầu của bài và để đạt được bài như yêu cầu thì các em phải làm những công việc gì? trước khi học sinh làm để học sinh quan sát, thực hành chính xác và nhanh hơn.
Ví dụ: Bài 14: Mẫu đồng hồ treo tường (phần mềm Paint), giáo viên giao bài tập thực hành cho từng nhóm, sau đó hướng dẫn (theo nhóm) phân tích, tiếp theo giáo viên hướng dẫn trực tiếp trên máy cho học sinh dựa trên phần mềm Netop School hoặc sử dụng máy chiếu để học sinh dễ quan sát thao tác của giáo viên. Trong khi thực hành, nếu em học sinh nào chưa thực hành được, giáo viên lại hướng dẫn cho em đó hoặc cầm tay em đó và hướng dẫn các thao tác.
Sử dụng phần mềm Netop School để giảng dạy cho học sinh
Bài 15: Thực hành vẽ ngôi nhà (phần mềm Paint)
- Đầu tiên chia lớp thành 4-5 nhóm.
- Yêu cầu các nhóm phân tích xem để hoàn tất ngôi nhà theo mẫu.
+ Các em cần vẽ những gì?
+ Sử dụng những công cụ nào để vẽ?
+ Có cần sao chép hình nào không?
+ Thực hiện phối màu như thế nào cho hợp lý hay em thích màu như hình mẫu.
	- Sau khi các nhóm xác định xong gọi một vài nhóm trình bày.
	- Nhận xét và bắt đầu cho các em bắt tay vào vẽ.
* Giáo án minh họa
Tuần 15: Thứ hai ngày 12 tháng 12 năm 2015
Tiết: 29, 30
PHẦN III. CÔNG CỤ VẼ PAINT
BÀI 15. MẪU NGÔI NHÀ VÀ KHU VƯỜN
I. MỤC TIÊU
- Sử dụng các mẫu vẽ, sử dụng các công cụ trong phần mềm để vã một khu vườn.
- Nắm được kỹ năng sao chép giữa hai tệp tin, thực hành các bức tranh vẽ.
	- Say mê, hứng thú, yêu thích môn học, biết bảo vệ máy tính của mình.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Bài giảng điện tử, máy tính thực hành, máy chiếu, máy tính xách tay, phần mềm Paint.
- Học sinh: SGK, tập, bút.	
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Ổn định lớp.
 - Kiểm tra phần mềm Netop School.
2. Bài mới
* Hoạt động 1: Khám phá
- Giáo viên hướng dẫn học sinh khởi động phần mềm Paint, giới thiệu hình vẽ cho học sinh quan sát.
Em sử dụng công cụ hay mẫu vẽ nào để thực hiện mẫu ngôi nhà như hình bên?
Cho học sinh hoạt động nhóm
Sau khi quan sát xong, học sinh điền dấu tích vào các ô trống trước các công cụ.
Nhận xét – chốt ý
*Hoạt động 2: Vẽ theo mẫu
- Vẽ mái nhà.
- Vẽ khung nhà.
- Xoá chi tiết thừa.
- Vẽ cửa cái – ráp cửa cái.
- Sao chép và ráp cửa sổ
- Vẽ ống khói, vẽ khói – ráp vào mái nhà.
- Tô màu hoàn chỉnh.
Em hãy sắp xếp lại đúng thứ tự các bước thực hiện bằng cách ghi số vào các ô tròn.
- Kiểm tra kết quả.
*Hoạt động 3: Sáng tạo
- Học sinh tự thiết kế và trang trí ngôi nhà của mình với màu sắc riêng.
- Giáo viên nhận xét
*Hoạt động 4: Học sinh tự nhận xét
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà hãy thực hành phần mềm Paint và vẽ tranh tặng người thân.
- Ổn định
- Quan sát và lắng nghe.
Thảo luận cặp đôi
Báo cao kết quả
- Kiểm tra chéo bài của bạn
- Thực hành thiết kế và trang trí ngôi nhà của mình với màu sắc riêng.
- Tự thực hành và trao đổi kết quả với bạn cùng lớp.
	* Qua tiết dạy tôi được sự góp ý của các đồng nghiệp rút ra được một số nhận định sau:
	- Nội dung bài: Hướng dẫn các em cách để vẽ một ngồi nhà đơn giản.
Trong tiết này tôi thống kê được số liệu như sau:
Tiết
Lớp
Sĩ số
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
1
3A
24
60 %
30 %
10%
* Ưu điểm
	+ Giáo viên
- Dạy chuẩn kiến thức kỹ năng.
	- Chuẩn bị phương tiện dạy học, đầy đủ.
	- Phương pháp dạy phù hợp, Phân bố thời gian lý thuyết và thực hành hợp lí.
- Khả năng quan sát lớp tốt, giao bài tập hợp lí cho đối tượng học sinh.
	+ Học sinh
	- Tập trung theo dõi bài, lắng nghe khi giáo viên giảng.
	- Say mê hứng thú, yêu thích môn học.
- Kỹ năng thực hành nhanh nhẹn.
- Thao tác chuột và bàn phím tốt.
	* Khuyết điểm
	+ Giáo viên
Phần cũng cố nên tạo trò chơi để học sinh ôn lại kiến thức đã học.
	+ Học sinh
- Một số em thao tác còn chậm.
Giải pháp 2: Giáo viên khai thác tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint để hướng dẫn cho học sinh.
Trong phần mềm đồ họa Paint có rất nhiều công cụ hỗ trợ cho việc vẽ, thiết kế các hình ảnh phong phú và đa dạng. Vậy làm thế nào để hướng dẫn cho học sinh dễ hiểu, dễ sử dụng là một khâu vô cùng quang trọng, yêu cầu giáo viên phải nắm chắc các bước tiến hành, hướng dẫn một cách chi tiết đặc biệt là học sinh yếu, vì các em mới đầu tiếp xúc với phần mềm.
Ví Dụ: Bài Vẽ hình chữ nhật, hình vuông
- Để vẽ được hình như trên cần sử dụng các công cụ nào trong họp công cụ?
Hộp công cụ
Hộp màu
Giáo viên nên hướng dẫn và giới thiệu các bước thực hiện lần lược các công cụ trong hộp công cụ và hộp màu cho học sinh nắm chắc, sau đó yêu cầu học sinh thảo luận nhóm. ( Chia 2 em ngồi 1 máy có thể làm 1 nhóm).
Để Vẽ hình chữ nhật, hình vuông như trên ta cần sử dụng các công cụ nào, các màu nào phù hợp? nêu cách thực hiện.
Giải pháp 3. Giáo viên nên khai thác đề tài mở cho học sinh
Trong quá trình giảng dạy giáo viên không nên áp đặt cho học sinh phải vẽ theo mẫu trong sách giáo khoa hoặc cho học sinh vẽ theo mẫu đã cho, mà nên khai thác các đề tài mở cho học sinh vận dụng kiến thức đã học trong chương trình đồ họa Paint. Nên khai thác tối đa sự tư duy sáng tạo của học sinh. Để làm được như vậy giáo viên phải nắm được khả năng vận dụng của học sinh, nắm được cách đặt vấn đề cho học sinh đễ nhớ dễ hiểu và dễ thực hiện.
Ví dụ: Em hãy sử dụng tất cả các công cụ trong phần mềm đồ họa Paint hãy vẽ bức tranh tả cảnh cánh đồng quê hương em đang vào mùa thu hoạch lúa.
Như yêu cầu trên thì sẽ khai thác tối ưu việc vận dụng khả năng tư duy một cách sáng tạo để giải quyết vấn đề học sinh không bị ràng buộc và đó cũng là căn cứ để giáo viên có thể ra đề kiểm tra theo Thông tư 22/2016/TT-BGĐT vấn đề này ở mức vận dụng cao (mức 4).
Tuy nhiên giáo viên cũng nên biết vận dụng chủ đề thực tế tại địa phương của học sinh để yêu cầu một cách hợp lí và phù hợp.
Chẳng hạn: Ở địa phương có cánh đồng lúa thì yêu cầu học sinh vẽ bức tranh về cách đồng lúa, ở địa phương có vườn cà phê thì vẽ bức tranh về cà phê, hoặc có thể vẽ bức tranh mô tả cảnh giờ ra chơi trường em là hợp lí nhất.
Tóm lại: Khai thác đề tài mở trong chương trình đồ họa Paint cho học sinh, phải gắn liền với sự hiểu biết của học sinh, tránh gây khó khăn cho học sinh.
Giờ học thực hành phần mềm đồ họa Paint của học sinh lớp 3A Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
Giải pháp 4: Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ soạn giảng và giảng dạy, tổ chức các trò chơi nhằm cũng cố cho học sinh.
Qua quá trình công tác, tôi thường sử dụng các phần mềm sau để hỗ trợ việc giảng dạy của mình. Đây là các phần mềm hay, đơn giản, dễ sử dụng. Giáo viên không chuyên công nghệ thông tin vẫn có thể sử dụng thành thạo các phần mềm này. (Có file cài đặt của các phần mềm đính kèm).
- Phần mềm CamStudio:
Phần mềm Camstudio để làm các đoạn phim hướng dẫn. Đây là chương trình miễn phí cho phép ghi lại toàn bộ hoạt động đang diễn ra trên màn hình của mình và xuất ra thành một đoạn phim. Bên cạnh đó, phần mềm có thể ghi âm chèn vào đoạn phim được ghi. Tải phần mềm tại trang web 
- Phần mềm Audacity: 
Phần mềm Audacity thay thế cho việc ghi âm bằng điện thoại, máy ghi âm như một số trường vẫn sử dụng. Phần mềm giúp ghi âm, thu âm, cắt nhạc, chỉnh sửa âm thanh miễn phí. Khi sử dụng với máy tính xách tay (laptop) không cần hỗ trợ thêm công cụ dùng để ghi âm mà chỉ cần ghi âm trực tiếp bằng loa có sẵn trong máy tính. Tải phần mềm tại trang web 
- Phần mềm LectureMAKER
Phần mềm LectureMAKER là phần mềm thiết kế bài giảng e-Learning dễ sử dụng với giao diện thân thiện và mang nhiều nét tương đồng của chương trình làm slide MS PowerPoint. LectureMAKER sở hữu nhiều tính năng soạn giáo án điện tử mạnh mẽ như cho phép chèn nhiều định dạng file từ PowerPoint, Flash, PDF, nhúng trang web, video, ảnh..., hỗ trợ xuất nội dung ra nhiều định dạng như exe, web, SCORM... và đặc biệt có khả năng tương tác cao.
Nhiều giáo viên khi cài đặt xong phần mềm, chưa bẻ khóa phần mềm thì khi xuất ra nhiều định dạng sẽ bị lỗi. Vì vậy, để sử dụng được hết các tính năng của phần mềm nên bẻ khóa phần mềm sau khi cài đặt. 
Cách bẻ khóa phần mềm như sau:
Sau khi cài đặt xong phần mềm, nên đóng tất cả phần mềm lại.
Copy file LM Patcher.exe vào thư mục LectureMAKER2 theo đường dẫn sau: C/ Program Files/ DaulsSoft/ LectureMAKER2
Chạy file LM Patcher.exe, đợi khoảng 30 giây nhấn Done.
- Phần mềm quản lý học sinh NetOpSchool 6.0
NetOpSchool là một phần mềm hỗ trợ giảng dạy trong trường học có chức năng nối nhiều máy tính với nhau trong một lớp học để tạo nên sự tương tác qua lại giữa máy tính của học sinh, giáo viên. Đây là một công cụ giảng dạy hiệu quả, giúp việc truyền đạt trở nên sinh động, trực quan và dễ hiểu hơn. Tải phần mềm tại 
Phần cũng cố là một phần quan trọng trong giờ dạy, nhằm kiểm tra kết quả của các em học sinh sau tiết học. Do vậy khuyến khích tổ chức các trò chơi sinh động hấp dẫn để kiểm tra sự hiểu biết, nắm bài của các em, như trò chơi “ô chữ”, trò chơi “chiếc nón kỳ diệu”....
Củng cố kiến thức bằng trò chơi chiếc nón kỳ diệu cho học sinh lớp 3A
Trường TH Nguyễn Văn Trỗi
Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Bên cạnh việc đưa ra các giải pháp thực hiện đề tài phải có một biện pháp thực hiện cụ thể, thực hiện thực tế trên lớp học, từ đó thâm nhập tìm hiểu tinh thần học tập của học sinh.
Như vậy qua các biện pháp như đã nêu trên thì biện pháp nào cũng quan trọng tuy nhiên giáo viên phải nắm bắt trình độ học sinh để có những biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh song biện pháp “khai thác đề tài mở cho học sinh” làm biện pháp hữu hiệu nhất. Biện pháp này giúp học sinh tự khám phá, tư duy một cách sáng tạo, các em có thể thiết kế riêng cho mình một đề tài được thể hiện trên bản vẽ một cách tự do theo phong cách riêng của mình mà không phải ràng buộc theo mẫu, từ đó khai thác tối đa sự sáng tạo của học sinh dẫn đến các em yêu thích môn học, say mê hứng thú với phần mềm Paint để các em có thể trở thành những nhà kiến trúc giỏi sau này.
Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.
Tổng số học sinh lớp 3A là 24 em.
+ Khả năng ghi nhớ lý thuyết
Đánh giá học sinh
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Các bước thực hiện
Các bước thực hiện
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Hoàn thành tốt
4
17%
10
42%
Hoàn thành
9
38%
12
50%
Chưa hoàn thành
11
45%
2
8%
+ Kĩ năng thực hành (Kĩ năng sử dụng chuột, hoàn thành bài tập theo yêu cầu của giáo viên)
Đánh giá học sinh
Trước khi sử dụng giải pháp
Sau khi sử dụng giải pháp
Thao tác trên phần mềm
Thao tác trên phần mềm
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Số lượng
Đạt tỉ lệ
Hoàn thành tốt
5
21%
14
59%
Hoàn thành
8
34%
9
37%
Chưa hoàn thành
11
45%
1
4%
Từ bảng kết quả trên cho thấy các biện pháp áp dụng vào việc dạy học Tin học ở lớp 3A trường TH Nguyễn Văn Trỗi đã trình bày ở trên giúp các em không những nắm vững được kiến thức cơ bản về tin học mà còn giúp các em học tập phấn khởi hơn, tiếp thu bài nhanh hơn, mạnh dạn hơn, sáng tạo trong học tập, say mê hứng thú, yêu thích môn học hơn.
Thông qua việc tha

Tài liệu đính kèm:

  • docth_152_1009_2010873.doc