Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 3C trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 3C trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Biện pháp:

Trước tiên giáo viên cần luyện cho học sinh nói, đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt, tiếp đó chúng ta cần nắm các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm:

+ Chữa lỗi phát âm theo mẫu: Rèn cho học sinh kỹ năng nghe. Học sinh phát âm sai, giáo viên phát âm chuẩn, yêu cầu học sinh nghe và đọc lại chính xác theo mẫu. Giáo viên cho học sinh quan sát khẩu hình miệng cách bật âm thanh, rồi học sinh làm theo mẫu. Giáo viên có thể để học sinh có giọng đọc chuẩn đọc mẫu để học học phát âm sai đọc lại theo, cho học sinh gạch chân tiếng có âm mình hay lẫn để luyện phát âm riêng những tiếng đó.

+ Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: cho học sinh phân tích cấu tạo tiếng: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối từ đó đánh vần đủ để đọc đúng,không bỏ âm cuối hoặc âm đệm, hoặc lẫn các âm cuối (có thể cho học sinh vẽ lại mô hình cấu tạo vần, tiếng đã học ở lớp 4)

+ Chữa lỗi bằng âm trung gian, chữa lỗi phát âm bằng cách tìm tiếng, từ cóchứa âm dễ lẫn: ví dụ: “no” khác với “ lo” bằng cách tìm từ có tiếng “no”, “lo”: ăn no, no nê, . lo lắng, lo sợ., “đỏ” khác với “đọ”: màu đỏ, hoa đỏ . khác với đọ sức, so đọ ., cũng có thể giáo viên dùng tranh ảnh (hoặc hình ảnh khi dạy giáo án điện tử) để học sinh phân biệt, ví dụ phân biệt vần ơn/ươn: hình ảnh vườn rau, vườn cây với hình ảnh đàn bướm vờn hoa.

+ Chữa lỗi theo nhóm: Khi học đến bài tập đọc nào có nhóm học sinh mắc lỗi nhiều trong bài thì giáo viên phải tập trung vào nhóm học sinh đó để sửa lỗi ngay, cố gắng, kiên trì với từng học sinh, có thể cho học sinh gạch chân chữ mình hay đọc sai để khi đọc đến đó nhớ đọc cho đúng. Giáo viên cần chú ý kiên trì chữa lỗi phát âm sai cho học sinh trong lớp ở tất cả trong các tiết học khác, trong khi giao tiếp hàng ngày. có chứa âm dễ lẫn: ví dụ: “no” khác với “ lo” bằng cách tìm từ có tiếng “no”, “lo”: ăn no, no nê, . lo lắng, lo sợ, “đỏ” khác với “đọ”: màu đỏ, hoa đỏ . khác với đọ sức, so đọ ., cũng có thể giáo viên dùng tranh ảnh (hoặc hình ảnh khi dạy giáo án điện tử) để học sinh phân biệt, ví dụ phân biệt vần ơn/ươn: hình ảnh vườn rau, vườn cây với hình.

 

docx 22 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1191Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp rèn đọc cho học sinh Lớp 3C trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a. Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp
Chúng ta biết rằng đọc có tầm quan trọng đặc biệt ở bậc tiểu học, học sinh phải dùng lời nói để học tập và giao tiếp. Vì vậy đọc không những có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rèn luyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học môn Tiếng Việt trong trường tiểu học.
- Đó là kĩ năng đọc. Nếu học sinh đọc đúng, rõ ràng tốc độ nhanh thì học sinh có điều kiện để tiếp thu bài học tốt hơn nhờ vậy mà kết quả học tập tốt hơn, ngược lại đọc yếu sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của các em.
Để học sinh đọc đúng, đọc diễn cảm thì trước hết phải đọc đúng. Bởi vì qua đó học sinh nắm được các khái niệm về tiếng, từ, câu, đoạn, bài. Từ đó mới hình thành ở các em những biểu tựợng về hình dáng độ cao và sự cân đối, 
tính thẩm mĩ của câu chữ. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp,biện pháp.
+ Nội dung
Nghiên cứu các lỗi thường gặp của học sinh khi đọc và tìm tòi biện pháp phù hợp với học sinh lớp 3C trường Tiểu học Võ Thị Sáu
+ Cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Xác định rõ nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng trên tôi đã tiến hành một số biện pháp sau: 
b.1. Biện pháp 1: Khảo sát thực tế phân loại đối tượng học sinh 
Khảo sát kỹ năng đọc của học sinh lớp 3C đầu năm (khảo sát để tìm hạn chế của học sinh) 
Cụ thể, tôi đã khảo sát thực tế việc đọc của các em qua một đoạn văn. 
Giáo viên lần lượt gọi từng học sinh đọc bài, với thang điểm 10. 
Cụ thể: 
- Học sinh đọc tốt: Đọc lưu loát, biết nhấn giọng đúng chỗ, ngắt nghỉ phù hợp, biết đọc diễn cảm. 
- Học sinh đọc ở mức độ khá: Đọc to, rõ ràng, biết ngắt nghỉ đôi chỗ còn nhấn giọng chưa phù hợp. 
- Học sinh đọc ở mức độ trung bình: Đọc đúng tiếng, từ đôi chỗ còn chưa lưu loát, mắc 4 đến 5 lỗi. 
- Học sinh đọc ở mức độ yếu: Đọc chưa đúng nhiều tiếng. 
+ Sau khi cho học sinh trong lớp đọc bài, có một số lỗi như sau:
Qua khảo sát thực tế, tôi tiến hành lập danh sách, phân loại học sinh mắc các lỗi:
Ngọng âm đầu n/l,ch/tr;s/x
Ngọng
Vần
Ngọng thanh
Hỏi/nặng
Đọc nhỏ
Đọc chưa lưu loát
3/20em
7/20em
4/20em
3/20em
3/20em
* Cụ thể:
+ Về lỗi phát âm: Các em chủ yếu phát âm chưa chính xác phần vần.
Cụ thể: 
- 5 emđọc lẫn vần anh/ăn; an/ang, ươn/ương, ac/ at, ăc/ăt: (phần nhiều ảnh hưởng do phát âm từ gia đình bố mẹ học sinh là người Bình Định
- 4 em lẫn thanh hỏi /ngã/nặng vì các em đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh.
- 3 em đọc lẫnâm l/n vì các em quêở Thái Bình.
+ Về lỗi diễn đạt: Cả lớp có :
- 2 học sinh đọc trôi chảy, mạch lạc, diễn cảm.
- 6 em đọc rõ ràng, ngắt nghỉ tương đối phù hợp.
- 8em đọc được bài tuy nhiên đôi khi vẫn còn ngắt, nghỉ chưa đúng chỗ, chưa biết ngắt câu dài, vẫn ngọng vần.
- 4 em vừa đọc nhát gừng, mắc cả lỗi phát âm (ngọng vần và thanh), không đảm bảo tốc độ.
 Sau khi khảo sát, phân loại đối tượng tôi tiến hành lập danh sách theo dõi, em ngọng thanh sắc/ngã; hỏi/nặng; tập trung các nhóm học sinh mắc lỗi để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng riêng. Lập bảng theo dõi mức độ tiến bộ trong phát âm, những ưu khuyết điểm còn mắc phải trong từng bài, từng tuần để từng bước dứt điểm. Thông qua bảng thống kê giáo viên nắm được mức độ mắc lỗi của học sinh trong lớp từ đó có kế hoạch sửa lỗi cho từng nhóm học sinh trong từng tiết học, bài học, theo từng loại lỗi khác nhau.
Tóm lại: Bước khảo sát thực tế việc đọc của học sinh nhằm tìm ra để phân loại các nhóm mắc lỗi khác nhau để biềm biện pháp khắc phục, sửa lỗi cho học sinh. Đây là bước rất quan trọng để thực hiện tốt việc “rèn đọc” cho học sinh.
b.2. Biện pháp 2: Yêu cầu đối với giáo viên 
b.2.1. Chuẩn bị bài trước khi lên lớp
Giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài Tập đọc. Xác định chuẩn kiến thức kỹ 
năng của bài, nắm chắc nội dung và ý nghĩa bài Tập đọc, đặc biệt là thể loại bài Tập đọc, từ đó hình thành cách đọc, giọng đọc, cách ngắt hơi, nghỉ hơi, cách ngắt nhịp câu thơ, cách lên giọng, xuống giọng ... cho phù hợp. Đọc bài thành tiếng ít nhất hai đến ba lần để tự kiểm tra giọng đọc, cách ngắt hơi, nghỉ hơi, ... của mình đã phù hợp chưa để kịp thời điều chỉnh cho bước đọc mẫu của giờ Tập đọc. Giáo viên phải tập cho bản thân mình có giọng đọc mẫu thật chuẩn. Giáo viên đọc mẫu phải đọc đúng, rõ ràng, trôi chảy, đảm bảo tốc độ và diễn cảm, vì đây chính là cái đích về kỹ năng đọc mà học sinh cần đạt được. Qua bài đọc mẫu của giáo viên còn diễn đạt được đúng ý nghĩa và tình cảm mà tác giả muốn gửi gắm trong bài tập đọc (đây chính là phương pháp trực quan tốt nhất đối với học sinh lớp 3).
Giáo viên phải trả lời được các câu hỏi vì các câu trả lời này sẽ giúp cho giáo viên xác định được mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy bài tập đọc. Một trong một số bài tập đọc giáo viên có thể dùng thêm một số câu hỏi dẫn dắt trước khi vào các câu hỏi chính, có thể chia câu hỏi trong sách giáo khoa thành các câu hỏi nhỏ, sắp xếp, hệ thống lại các câu hỏi cho phù hợp. Tuỳ từng bài Tập đọc, giáo viên lường trước các từ khó, phát âm dễ lẫn để lựa chọn nhóm đối tượng luyện đọc nhiều hơn.
Ví dụ bài tập đọc có nhiều âm đầu khó, hay có vần dễ lẫn để chọn nhóm học sinh hay mắc lỗi đó luyện đọc kĩ hơn Lựa chọn hình thức luyện đọc ở phần đọc đoạn, bài hay phần đọc lại sau tìm hiểu nội dung, có thể chọn các hình thức dạy học như: Trò chơi, thi đọc tiếp sức, thi đọc đối đáp... để học sinh không nhàm chán Cách luyện đọc nhóm cũng cần linh hoạt, không nhất nhất cứ nhóm đôi Bài có 3 đoạn chúng ta có thể luyện đọc nhóm ba, bốn đoạn thì luyện đọc nhóm 4.Đến phần thi đọc nhóm trước lớp cũng cần thay đổi linh hoạt, có thể thi chọn mỗi nhóm một em thi đọc.Tóm lại là giáo viên phải linh hoạt để tiết học sinh động.
b.2.2. Bước soạn bài 
- Xác định rõ mục đích, yêu cầu của bài Tập đọc bám sát Chuẩn kiến thức-Lập thời gian biểu cụ thể cho từng phần của bài Tập đọc (chú ý thời gian dành cho luyện đọc của từng bài). Phần luyện đọc phải dành 20 - 25 phút/tiết. 
* Ví dụ: Phần đọc mẫu: khoảng 2 phút 
- Luyện đọc từng đoạn (học sinh đọc nối tiếp mỗi em 1đoạn) (từ 5-7 phút): phần này tùy bài dài hay ngắn, tuỳ số lượng học sinh phải sửa lỗi nhiều hay ít để phân bố thời gian cho hợp lí.Thường thí dành nhiều thời gian hơn ở kỳ I và chú ý sửa lỗi phát âm cho học sinh. 
- Luyện đọc từng đoạn trước lớp (từ 5-7 phút): rèn lỗi ngắt, nghỉ câu dài, cách đọc câu hỏi, câu cảm, câu đối thoại ...
- Đọc đoạn trong nhóm (từ 2-3 phút): học sinh tự sửa lỗi cho nhau. 
- Thi đọc nhóm trước lớp (5-7) phút: Có thể tổ chức trò chơi luyện đọc: Đọc đoạn trong nhóm (từ 2-3 phút): học sinh tự sửa lỗi cho nhau. 
- Thi đọc nhóm trước lớp (5-7) phút: Có thể tổ chức trò chơi luyện đọc: đọc thi cá nhân các nhóm, thi đồng thanh nhóm, thi đọc tiếp sức đoạn trong nhóm, đọc “truyền điện”... 
- Lựa chọn nhóm đối tượng hay mắc lỗi trong từng bài để dành thời gian 
lỗi cho nhóm này nhiều hơn. 
- Lựa chọn hình thức luyện đọc cho bài, tránh trùng lặp, thi cá nhân các nhóm, thi đồng thanh nhóm, thi đọc tiếp sức đoạn trong nhóm, đọc “truyền điện”...
- Lựa chọn nhóm đối tượng hay mắc lỗi trong từng bài để dành thời gian 
sửa lỗi cho nhóm này nhiều hơn. 
- Lựa chọn hình thức luyện đọc cho bài, tránh trùng lặp gây nhàm chán - Lập thời gian biểu cụ thể cho từng phần của bài Tập đọc (chú ý thời gian dành cho luyện đọc của từng bài). Phần luyện đọc phải dành 20 - 25 phút/tiết 
b.2.3. Bước chuẩn bị đồ dùng dạy học 
Là bước quan trọng phục vụ cho giờ dạy, các tranh ảnh, sưu tầm các câu thơ, ca dao, tục ngữ để hỗ trợ thêm bài giảng thêm phong phú, phải lựa chọn, sắp xếp, đưa ra lúc nào cho phù hợp để phục vụ cho mục đích tiết dạy, tận dụng tranh minh họa trong sách giáo khoa và đồ dùng dạy học một cách thiết thực có hiệu quả nhất. Khi dạy trình chiếu, có thể lựa chọn tranh ảnh phục vụ cho việc giải nghĩa từ, giảng nội dung, cảm thụ bài văn, bài thơ... hoặc cho học sinhnghe giọng đọc diễn cảm của bài Tập đọc.
b.2.4. Giảng bài. 
Giáo viên cần dạy đúng quy trình của bài tập đọc, đảm bảo về mặt thời gian và khối lượng kiến thức cần chuyển tải tới học sinh. Chú ý trong khi giảng bài việc khen, động viên học sinh phải đúng lúc, kịp thời, không khen nhiều quá, hay ít khen quá làm tiết học buồn tẻ, không nên chê học sinh mà chọn lời nói phù hợp để khuyến khích học sinh, các em rất hiếu động vì thế mỗi lời khen, chê của giáo viên đều phải cân nhắc kĩ lưỡng, không được tuỳ tiện.
b.2.5. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà. 
Phải có sự chuẩn bị bài trước ở nhà. Học sinh lớp 3đã biết tự đọc trước bài ở nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị bài trước ở nhà. Ngay từ đầu năm học tôi đã hướng dẫn học sinh cách chuẩn bị một bài Tập đọc, để hình thành phương pháp học bộ môn này. 
Bước 1: Đọc thầm một lần bài Tập đọc để để cảm nhận ban đầu về bài văn. Nếu học sinh đọc ngọng thì dùng bút chì gạch chân những tiếng bản thân hay đọc ngọng để khi đọc chú ý để sửa.
Bước 2: Đọc thành tiếng hai lần, đầu tiên đọc đúng, rõ ràng từng từ, từng câu (biết ngắt hơi ở dấu phẩy, nghỉ hơi ở dấu chấm) để sau đó tiến tới đọc diễn 
cảm, đọc hay.
Bước 3: Đọc kỹ phần chú giải (có thể hỏi cha mẹ, anh chị những từ nào chưa hiểu trong bài Tập đọc).
Bước 4: Tập trả lời câu hỏi dưới bài Tập đọc.
Trước khi trả lời nên đọc toàn bộ câu hỏi một lần, suy nghĩ động não trả lời từng câu sao cho gọn, đủ ý (Có thể viết vào vở chuẩn bị bài). 
Bước 5: Đọc thành tiếng lần cuối sao cho đúng, giọng đọc phù hợp với 
nội dung của bài Tập đọc. 
b.2.6. Kiểm tra đánh giá thường xuyên giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra việc học ở nhà đối với các em.
Sau mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kì giáo viên cần đánh giá kiểm tra trình độ của học sinh rồi ghi lại vào bảng theo dõi, từ đó giáo viên điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy hoặc giúp học sinh điều chỉnh lại cách học sao cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao.
Mặt khác xuất phát từ đặc điểm của lứa tuổi học sinh tiểu học: rất thíchđược cô giáo khen, thích gần gũi, vui vẻ cùng cô giáo, luôn cố gắng làm nhiều việc tốt để được cô giáo chú ý, khen ngợi nên việc động viên, khen ngợi kịp thời để khuyến khích học sinh tích cực, hứng thú học tập hơn. Giáo viên cần hạn chế việc chê bai học sinh một cách lộ liễu trước cả lớp. Đối với những em chậm tiến bộ nên nhẹ nhàng nhắc nhở, tìm hiểu nguyên nhân để tìm cách khắc phục chứ không phê bình gay gắt, không xúc phạm đến học sinh, không để học sinh chán nản, không thích học Tập đọc. Sau mỗi bài Tập đọc, giáo viên ra bài tập và hướng dẫn học sinh học ở nhà theo yêu cầu, giáo viên phải có kế hoạch kiểm tra việc học ở nhà đối với các em. Sau mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi tháng, mỗi kì giáo viên cần đánh giá kiểm tra trình độ của học sinh rồi ghi lại vào bảng theo dõi, từ đó giáo viên điều chỉnh lại phương pháp giảng dạy hoặc giúp học sinh điều chỉnh lại cách học sao cho việc dạy và học đạt hiệu quả cao.
b.2.7. Dự giờ đồng nghiệp: Sau mỗi tiết dự giờ rút kinh nghiệm với giáo viên trực tiếp giảng dạy, bổ sung kiến thức, phương pháp cho bản thân mình.
Tóm lại: Giáo viên phải chuẩn bị bài kĩ lưỡng, chi tiết, dự phòng được một số tình huống sư phạm khi giảng dạy và hướng giải quyết, xây dựng được kế hoạch dạy học phù hợp với bài tập đọc, phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp. Tích cực tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. 
b.3. Biện pháp 3: Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc trong giờ Tập đọc cho cho học sinh lớp 3C. 
b.3.1 Luyện đọc đúng (dùng cho nhóm lỗi phát âm chưa chính xác)
- Học sinh đọc đúng tức là đọc một cách chính xác, không có lỗi, nghĩa là không đọc thừa, thiếu tiếng, không đọc theo cách phát âm địa phương, lệch chuẩn, đọc đúng chính âm.
- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh có tâm thế để đọc: Tư thế đứng đọc ngay ngắn, hít sâu, thở ra chậm để lấy hơi.
+ Luyện cho học sinh biết đọc đúng chính âm: 
- Rèn đọc đúng là rèn cho học sinh thể hiện chính xác âm vị Tiếng Việt. 
- Đọc đúng các phụ âm đầu: lạnh lẽo chứ không phải nạnh nẽo; thơm 
nức chứ không phải thơm lức;
- Đọc đúng vần: phân biệt và đọc đúng các vần có âm đôi ương/ương, ac/at,Ví dụ: vườn/vường, nước/lước, măc/mắt..
- Đọc đúng thanh: phân biệt giữa thanh sắc với thanh ngã; thanh nặng với thanh hỏi. Ví dụ: Những ≠ nhứng; đỏ ≠ đọ, cởi bỏ ≠ cợi bọ
* Biện pháp: 
Trước tiên giáo viên cần luyện cho học sinh nói, đọc đúng chính âm càng sớm càng tốt, tiếp đó chúng ta cần nắm các biện pháp chữa lỗi phát âm bao gồm: 
+ Chữa lỗi phát âm theo mẫu: Rèn cho học sinh kỹ năng nghe. Học sinh phát âm sai, giáo viên phát âm chuẩn, yêu cầu học sinh nghe và đọc lại chính xác theo mẫu. Giáo viên cho học sinh quan sát khẩu hình miệng cách bật âm thanh, rồi học sinh làm theo mẫu. Giáo viên có thể để học sinh có giọng đọc chuẩn đọc mẫu để học học phát âm sai đọc lại theo, cho học sinh gạch chân tiếng có âm mình hay lẫn để luyện phát âm riêng những tiếng đó. 
+ Chữa lỗi phát âm bằng biện pháp cấu âm: cho học sinh phân tích cấu tạo tiếng: âm đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối từ đó đánh vần đủ để đọc đúng,không bỏ âm cuối hoặc âm đệm, hoặc lẫn các âm cuối (có thể cho học sinh vẽ lại mô hình cấu tạo vần, tiếng đã học ở lớp 4) 
+ Chữa lỗi bằng âm trung gian, chữa lỗi phát âm bằng cách tìm tiếng, từ cóchứa âm dễ lẫn: ví dụ: “no” khác với “ lo” bằng cách tìm từ có tiếng “no”, “lo”: ăn no, no nê, .. lo lắng, lo sợ...., “đỏ” khác với “đọ”: màu đỏ, hoa đỏ ... khác với đọ sức, so đọ ..., cũng có thể giáo viên dùng tranh ảnh (hoặc hình ảnh khi dạy giáo án điện tử) để học sinh phân biệt, ví dụ phân biệt vần ơn/ươn: hình ảnh vườn rau, vườn cây với hình ảnh đàn bướm vờn hoa... 
+ Chữa lỗi theo nhóm: Khi học đến bài tập đọc nào có nhóm học sinh mắc lỗi nhiều trong bài thì giáo viên phải tập trung vào nhóm học sinh đó để sửa lỗi ngay, cố gắng, kiên trì với từng học sinh, có thể cho học sinh gạch chân chữ mình hay đọc sai để khi đọc đến đó nhớ đọc cho đúng. Giáo viên cần chú ý kiên trì chữa lỗi phát âm sai cho học sinh trong lớp ở tất cả trong các tiết học khác, trong khi giao tiếp hàng ngày. có chứa âm dễ lẫn: ví dụ: “no” khác với “ lo” bằng cách tìm từ có tiếng “no”, “lo”: ăn no, no nê, .. lo lắng, lo sợ, “đỏ” khác với “đọ”: màu đỏ, hoa đỏ ... khác với đọ sức, so đọ ..., cũng có thể giáo viên dùng tranh ảnh (hoặc hình ảnh khi dạy giáo án điện tử) để học sinh phân biệt, ví dụ phân biệt vần ơn/ươn: hình ảnh vườn rau, vườn cây với hình.
Tóm lại: Để hướng dẫn học sinh đọc đúng giáo viên phải luyện cách phát âm đúng. Giáo viên phải kiên trì, liên tục có hệ thống. Nhiều học sinh phát âm ngọng ngại không muốn đọc sợ các bạn cười, giáo viên phải giải toả tâm lí, phân tích để các bạn cùng giúp đỡ, giáo viên nên lựa chọn hình thức sửa lỗi trong đọc nhóm đôi, học sinh tự phát hiện tự sửa lỗi cho nhau.
b.3.2. Luyện đọc nhanh - đọc lưu loát (dùng cho nhóm học sinh đọc nhỏ, đọc chậm - đọc ê, a, đọc nhát gừng, đọc liến thoắng).Theo thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng tốc độ đọc cần đạt ở mỗi học kì :
+ Giữa học kì I:	Khoảng 55 tiếng/phút. 
+ Cuối học kì I: 	Khoảng 60 tiếng/phút. 
+ Giữa học kì II: 	Khoảng 65 tiếng/phút. 
+ Cuối học kì II: 	Khoảng 70 tiếng/phút. 
Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu loát, đọc trôi chảy, đọc nhanh là nói đến mức độ đọc về mặt tốc độ. Vấn đề đọc nhanh chỉ xảy ra sau khi đọc đúng. Mức độ thấp nhóm đôi, học sinh tự phát hiện tự sửa lỗi cho nhau. Song đọc nhanh không phải là đọc ào ào, liến thoắng, không thể hiện được nội dung, tình cảm của bài Tập đọc. Tốc độ chấp nhận được của đọc nhanh khi đọc thành tiếng trùng với tốc độ của lời. Khi đọc thầm tốc độ sẽ nhanh hơn. Khi đọc cho người khác nghe thì phải đọc tốc độ kịp thời cho người nghe hiểu được.
 Đọc to: là đọc đủ nghe, rõ ràng, không có nghĩa là gào lên. Những học sinh đọc quá nhỏ cần yêu cầu học sinh đọc sao cho các bạn ở xa nhất lớp vẫn nghe rõ. Giáo viên cần rèn cho học sinh ngay cả khi nói, khi trả lời câu hỏi cũng phải to đủ nghe, rèn trong mỗi bài Tập đọc, trong các bài học khác, trong giao tiếp ... đến khi học sinh có thói quen đọc to.
Luyện cho học sinh không đọc ê a, ngắc ngứ, đọc lặp lại. Tốc độ đọc đảm bảo theo yêu cầu, không đọc nhanh quá hay chậm quá. Muốn vậy phải luyện cho học sinh làm chủ tia mắt khi đọc: Trước hết phải luyện cho học sinh đọc không bỏ sót tiếng, bỏ sót dấu thanh; không thêm tiếng, bớt tiếng; không lạc dòng. Để làm được điều này giáo viên phải yêu cầu học sinh thật kiên trì, bước đầu có thể cho các em dùng que chỉ để chỉ vào từng chữ đọc cho chính xác, khi đã quen mặt chữ rồi thì chỉ dùng mắt để nhìn chữ đọc cho đúng. 
* Biện pháp: Hướng dẫn học sinh nắm được tiêu chí cường độ đọc có thói quen đọc đúng nhịp gõ thước của cô giáo, còn đối với học sinh đọc chậm (đọc ê,a) thì giáo viên sẽ cho học sinh đọc từng câu, từng đoạn nhanh dần lên cho kịp bắt nhịp với các bạn khác.
Ngoài ra cần sử dụng triệt để hình thức đọc thành tiếng nối tiếp trên lớp,
 đọc thầm có sự kiểm tra của thầy của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc. Giáo viên đo tốc độ đọc bằng cách đọc bài Tập đọc trước và dự tính sẽ đọc trong thời gian mấy phút. Định tốc độ đọc như thế nào còn phụ thuộc và độ khó của bài đọc.
b.3.3. Luyện đọc hiểu (dùng cho tất cả các nhóm học sinh trong lớp) 
- Dạy học sinh đọc hiểu là dạy học sinh đọc có ý thức, hiệu quả đó đo đượcbằng khả năng thông hiểu nội dung văn bản. 
- Kết quả của đọc hiểu là giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài, tức là gồm toàn bộ những gì mình đọc được. Muốn đọc hiểu được văn bản thì học sinh phải biết ngắt, nghỉ đúng. 
Ví dụ: Bài: “Cậu bé thông minh”(Sách Tiếng Việt 3 Tập I Trang 4.) Một học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm bài. 
Giáo viên yêu cầu học sinh tự phát hiện những câu dài: 
Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có thì cả làng phải chịu tội. //).
 - Muôn tâu, / vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ? //).
Một học sinh đọc to, cả lớp đọc thầm bài.
Giáo viên yêu cầu học sinh tự phát hiện những câu dài: 
Sau đó giáo viên treo những câu dài đã viết trên bảng phụ( hoặc trên màn hình nếu dạy trình chiếu). Học sinh tự xác định cách ngắt hơi, nghỉ hơi, nhấn giọng ở các từ ngữ của các câu đó. Giáo viên hướng dẫn và tổng kết lại cách đọc rồi cho học sinh gạch dưới các từ ngữ cần nhấn giọng và gạch chéo giữa các cụm từ cần ngắt nghỉ. Sau đó cho học sinh luyện đọc lại. Điều này đã giúp học sinh nắm bài một cách có ý thức, chủ động và phát huy khả năng cảm thụ văn học của các em.
Ví du: Trong bài thơ “Bận” (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I trang 59).
Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ và thể hiện giọng đọc đúng với nội dung.
	Trời thu / bận xanh / 	Còn con / bận bú /
	Sông Hồng / bận chảy /	Bận ngủ / bận chơi /
	Cái xe / bận chạy /	Bận / tập khóc cười /
	Lịch /bận tính ngày .//	Bận / nhìn ánh sáng. //
Hướng dẫn học sinh đọc bài thơ theo nhịp 2/2, đến các câu thơ:
Lịch / bận tính ngày .// 
Bận / tập khóc cười /
Bận / nhìn ánh sáng. //
Học sinh giỏi tự phát hiện ra cách ngắt nhịp câu thơ khác những câu trước. Ngắt nhịp (1/3) 
* Biện pháp: Người giáo viên cần có biện pháp giúp học sinh hiểu được 
nội dung bài tập đọc bắt đầu phải hiểu được các từ trong bài đọc.Với học sinh lớp 3 việc Luyện đọc hiểu được coi là yêu cầu cần thiết của tiết học Tập đọc. Muốn vậy giáo viên phải hết sức kiên trì phụ đạo thêm, không nên nôn nóng, không bỏ qua mà cần có sự quan tâm nhiều hơn, tạo điều kiện cho các em đó được đọc nhiều hơn, có thể phối hợp với cha mẹ để hướng dẫn các em tự học thêm ở nhà. Trong giờ Tập đọc để hiểu được nội dung, ý chính của đoạn, bài ngoài việc đọc đúng, đọc lưu loát các em cần phải có kĩ năng đọc hiểu, vì có hiểu nội dung thì mới đọc đúng được.Ngay từ đầu năm học cần xây dựng cho học sinh ý thức đọc thầm.Đó là phải chú tâm vào việc đọc và đã suy nghĩ về nghĩa của từ, cụm từ, câu, đoạn, bài.Phải hiểu được thì mới đọc đúng, đọc hay được. Khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài giáo viên đưa ra các câu hỏi theo từng nội dung đoạn cần tập thói quen đọc thầm rồi suy nghĩ câu trả lời sao cho thoát li sách giáo khoa, không phải là đọc lại nội dung trong sách.Giáo viên có thể chia n

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_ren_doc_cho_hoc_sinh.docx