Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3

Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3

Như chúng ta đã biết dạy học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có. Đặc điểm của dạy học phân hóa là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập cho các em. Để nâng cao kỹ năng đọc cho từng đối tượng học sinh cần thực hiện các bước sau:

b.2.1. Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng

 Giáo viên hướng dẫn luyện đọc theo một số hình thức sau:

- Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để các em quen với mặt chữ.

- Từng học sinh đọc, nhóm đọc, cả lớp đọc đồng thanh.

- Hướng dẫn cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng.

 

doc 17 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 31495Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học sinh còn gặp khó khăn hoặc kỹ năng đọc chưa tốt; đề xuất một số biện pháp, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng, sự ham thích học phân môn Tập đọc cho học sinh trong lớp cũng như trong khối, trong trường học nói chung.
3. Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp sư phạm nhằm rèn kỹ năng đọc cho học sinh.
4. Giới hạn của đề tài
Các biện pháp nâng cao kỹ năng đọc cho học sinh lớp 3, trường TH Tây Phong từ năm học 2014 – 2015 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp làm mẫu
- Phương pháp thực hành, luyện tập
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
II. PHẦN NỘI DUNG
Cơ sở lý luận 
Tiếng Việt là thứ tiếng ghi âm bằng công cụ chữ quốc ngữ, có đặc điểm cơ bản "nói sao viết vậy". Từ đó, tình trạng nói sai dễ dẫn đến tình trạng viết sai. Dạy tốt phân môn Tập đọc thì học sinh sẽ có kỹ năng đọc tốt, là tạo cho học sinh một nền tảng vững chắc để học tốt môn Tiếng Việt và tất cả các môn học khác. Có đọc đúng, đọc trôi chảy mới cảm thụ được bài văn và đọc đúng sẽ hiểu tất cả các văn bản khác. Những năng lực này không phải tự nhiên mà có. Giáo viên phải từng bước hình thành cho các em trong thời gian học các lớp ở cấp Tiểu học. Tập đọc là một phân môn thực hành, nhiệm vụ quan trọng nhất là hình thành năng lực đọc cho học sinh từ 4 yêu cầu về chất lượng “đọc”: Đọc đúng, đọc nhanh, đọc hiểu và đọc diễn cảm. Phương pháp dạy tập đọc phải dựa trên những cơ sở của ngôn ngữ học như: chính âm, chính tả, ngữ điệu, Để tổ chức dạy đọc cho học sinh chúng ta cần hiểu rõ quá trình đọc, nắm được bản chất kỹ năng đọc. Đọc là một hoạt động trí tuệ phức tạp mà cơ sở tiếp nhận thông tin bằng chữ viết dựa vào hoạt động của cơ quan thị giác. 
Theo Sách giáo viên Tiếng Việt 3 tập I, mục tiêu của môn Tiếng Việt ở bậc Tiểu học và mục tiêu của phân môn tập đọc là:
 - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc ,viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học Tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy; cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về Tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. Bồi dưỡng tình yêu Tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. 
- Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc-hiểu, nghe và nói). Bên cạnh đó thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thiên nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, cách diễn đạt, những hiểu biết vế tác phẩm văn học và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh. 
Mặt khác, tháng 2/1966 thủ tướng Phạm Văn Đồng đã phát động phong trào Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, trong đó việc đọc đúng, viết đúng tiếng Việt rất được quan tâm. Người Việt phải nói và viết đúng tiếng nước nhà, cố gắng giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Đó không chỉ là biểu hiện của lòng tự trọng bản thân mình mà còn là biểu hiện sơ khởi nhất của tinh thần quý trọng tiếng mẹ đẻ giàu đẹp, của lòng yêu nước. 
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
2.1. Thuận lợi	
Ban giám hiệu nhà trường có năng lực, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong công tác chuyên môn, cũng như những công việc khác đối với mọi người trong đơn vị nói chung, bản thân tôi nói riêng. Bản thân có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy, chịu khó tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, tài liệu, sách báo, để nâng cao năng lực chuyên môn; có kế hoạch dạy học cụ thể, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên có hiệu quả; kiên trì, nhiệt tình dẫn dắt, hướng dẫn học sinh đến nơi đến chốn qua từng tiết học. Nhiều năm làm công tác chủ nhiệm nên bản thân nắm được tâm lý, khả năng nhận thức của học sinh từ đó thiết kế bài giảng, sử dụng phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh hơn. Học sinh tin tưởng, yêu quý giáo viên. Nhìn chung các em ngoan có ý thức học tập. Đa số các gia đình quan tâm, chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập, tạo mọi điều kiện cho con em học tập. Giáo viên dạy thay, giáo viên dạy bộ môn giảng dạy nhiệt tình. 
2.2. Khó khăn
Trường có 3 phân hiệu cách xa nhau, khối Ba có 3 lớp rải đều các phân hiệu, tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 30% học sinh của khối. Một số em do bất đồng về ngôn ngữ, cha mẹ chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình nên học sinh còn hạn chế về kỹ năng đọc như: một số em phát âm chưa chuẩn các âm, vần do ảnh hưởng từ tiếng địa phương, đọc chưa đúng tốc độ, ngắt nghỉ câu chưa phù hợp nhất là những câu dài, đọc phân vai, đọc diễn cảm chưa tốt; đọc được bài nhưng chưa hiểu nội dung. 
2.3. Thực trạng về việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh
Trong những năm qua việc dạy đọc cho học sinh lớp Ba ở trường Tiểu học Tây Phong rất được quan tâm. Ban giám hiệu nhà trường cũng như tổ chuyên môn đã tổ chức các chuyên đề nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. 
 Đối với giáo viên: Có trách nhiệm với học sinh, giảng dạy nhiệt tình, chịu khó học hỏi đồng nghiệp và tìm hiểu qua tài liệu để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân nhằm năng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên khi chuẩn bị bài vẫn còn phụ thuộc vào sách giáo viên, sách thiết kế nên bài dạy còn đơn điệu chưa được phù hợp với từng đối tượng học sinh. Việc chọn từ và giải nghĩa từ vẫn còn rập khuôn (bám sát từ ở phần chú giải trong sách giáo khoa); chưa phân biệt lựa chọn từ mới để cung cấp cho nội dung bài. Giáo viên chưa chú ý nhiều đến học sinh có khả năng tiếp thu chậm vì sẽ mất thời gian. Ngoài ra, giáo viên chưa linh động, sáng tạo nhiều trong phương pháp giảng dạy và thiết kế bài dạy, chưa khai thác hết ý đồ của sách giáo khoa.
 Đối với học sinh:
 Một số em có ý thức học tập, chăm chỉ học bài ở lớp cũng như ở nhà. Trong giờ học tích cực xây dựng bài, đọc bài tốt, biết tìm hiểu nội dung bài đọc. Bên cạnh đó còn nhiều em chưa có sự chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp, ít đọc sách, không chịu đọc sách. Nếu có đọc thì các em cũng chưa biết cách đọc, chỉ đọc một cách qua loa, đại khái, đọc cho có đọc, lười tìm hiểu. Một số em đọc rất chậm, còn đánh vần, chưa ý thức được thói quen tập trung chú ý khi đọc thầm. Phát âm chưa chuẩn, chưa biết cách ngắt nghỉ hơi khi đọc, quen đọc theo tiếng địa phương như:
+ Đọc chưa đúng phụ âm đầu: ch/tr; d/r/gi; l/n; v/d; ..
	 Ví dụ: “che chẻ” (tre trẻ) ; “đi nàm” (đi làm) 
+ Đọc chưa đúng vần: ăn/ăng;.......
Ví dụ : “thằng lằng” (thằn lằn)
+ Đọc chưa đúng thanh hỏi, thanh ngã:
Ví dụ:	“trôi nỗi” (trôi nổi)
	 “kiên nhẩn” (kiên nhẫn).
 Đối với cha mẹ học sinh: Đa số gia đình học sinh từ các nơi đến lập nghiệp, cuộc sống còn gặp nhiều khó khăn, trong đó không ít là người dân tộc thiểu số, nên trình độ còn thấp, ít quan tâm đến việc học của học sinh. Bên cạnh đó, còn có một số cha mẹ có tư tưởng khoán trắng cho nhà trường và giáo viên chủ nhiệm nên việc kết hợp giữa gia đình với giáo viên trong việc giáo dục học sinh còn nhiều hạn chế. 
 3. Nội dung, hình thức của giải pháp
 a) Mục tiêu của giải pháp
Các giải pháp đưa ra giúp giáo viên có sự nhìn nhận đúng hơn, sâu hơn về tầm quan trọng của việc rèn đọc. Qua đó giáo viên biết lưạ chọn, tìm ra những biện pháp tốt nhất, phương pháp phù hợp với đặc trưng của phân môn giúp học sinh đọc tốt hơn. Từ đó nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. 
 b) Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp 
b.1. Giáo viên chuẩn bị chu đáo cho tiết dạy
Khâu chuẩn bị bài là một trong những yếu tố không kém phần quan trọng dẫn đến sự thành công của tiết dạy. Vậy nên để có tiết dạy phân môn Tập đọc đạt hiệu quả ta cần chuẩn bị:
- Tranh ảnh liên quan đến bài tập đọc
- Sách giáo khoa, sách giáo viên
- Sách thiết kế bài giảng để tham khảo
- Thiết kế bài dạy: Giáo viên phải đọc bài Tập đọc nhiều lần từ việc đọc nhanh, đọc hiểu đến đọc diễn cảm và cảm thụ bài đọc; dựa vào chuẩn kiến thức, đối tượng học sinh của lớp để xây dựng mục tiêu bài dạy và đề ra phương án tiến hành. Tham khảo thêm tài liệu có liên quan đến bài dạy (sách giáo viên, sách thiết kế, các tư liệu khác) để thiết kế bài phù hợp với đối tượng, tình hình thực tế của lớp. Vận dụng phương pháp và hình thức tổ chức dạy học linh hoạt, phù hợp với các đối tượng theo hướng phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Dự kiến các tình huống có thể xảy ra trên lớp như: từ khó học sinh đọc dễ sai, từ mới học sinh khó hiểu, cách ngắt, nghỉ hơi ở một số cụm từ, câu văn dài, đoạn văn Ngoài việc rèn đọc đúng, chính xác, giáo viên cần hướng dẫn học sinh ngắt nghỉ hợp lý và thể hiện giọng đọc đúng nội dung với một số câu tiêu biểu.
 Ví dụ: Dạy bài: “Cậu bé thông minh”; Sách giáo khoa Tiếng Việt 3 Tập I, Trang 4, ta cần chuẩn bị cụ thể:
- Tranh Cậu bé thông minh, trong bộ đồ dùng dạy học môn Tiếng việt lớp 3, tập I. 
- Sách Tiếng Việt lớp 3, tập I; Sách giáo viên Tiếng việt lớp 3, tập I; Sách thiết kế bài giảng Tiếng Việt lớp 3, tập I. 
- Bảng phụ ghi câu, đoạn khó đọc:
+ Ngày xưa,/ có một ông vua muốn tìm người tài ra giúp nước.// Vua hạ lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ/ nộp một con gà trống biết đẻ trứng, / nếu không có thì cả làng phải chịu tội. // 
+ Cậu bé kia, / sao dám đến đây làm ầm ĩ ?// 
+ Thằng bé này láo, / dám đùa với trẫm! // Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được? // 
+ Muôn tâu, /vậy sao Đức vua lại hạ lệnh cho làng con / phải nộp gà trống biết đẻ trứng ạ?// .
b.2. Dạy theo đối tượng học sinh qua các tiết Tập đọc
Như chúng ta đã biết dạy học phân hóa là dạy theo từng loại đối tượng, phù hợp với tâm sinh lý, khả năng, nhu cầu và hứng thú của người học nhằm phát triển tối đa tiềm năng riêng vốn có. Đặc điểm của dạy học phân hóa là phát hiện và bù đắp lỗ hổng kiến thức, tạo động lực thúc đẩy học tập cho các em. Để nâng cao kỹ năng đọc cho từng đối tượng học sinh cần thực hiện các bước sau:
b.2.1. Đối với học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng
 Giáo viên hướng dẫn luyện đọc theo một số hình thức sau:
- Luyện đọc từng tiếng, từng từ, từng câu, từng đoạn, cả bài nhiều lần để các em quen với mặt chữ.
- Từng học sinh đọc, nhóm đọc, cả lớp đọc đồng thanh.
- Hướng dẫn cá nhân; luyện đọc tiếng khó, từ khó nhiều lần để học sinh đọc đúng. 
Thường xuyên nhắc nhở, theo dõi để uốn nắn kịp thời khi các em đọc chưa đạt yêu cầu. Nếu đọc sai chỗ nào thì yêu cầu đọc lại đúng thì mới đọc tiếp. Nếu 3 lần đều sai thì giáo viên đọc mẫu lại. Ngoài việc đọc đúng giáo viên cần xây dựng nề nếp học tập, thói quen đọc tiếp sức câu, đoạn. Xếp học sinh ngồi đầu bàn để tiện việc rèn đọc cho học sinh. Tổ chức cho học sinh có kỹ năng đọc tốt kèm thêm học sinh đọc chậm, phát âm chưa đúng trong giờ Tập đọc (đọc sách ở Thư viện) hoặc luyện đọc ngoài giờ.
 Vận dụng phương pháp luyện đọc theo mẫu, yêu cầu học sinh nghe và nhìn; giáo viên (học sinh khá, giỏi) đọc mẫu thật chuẩn, học sinh chú ý nghe và nhìn miệng để đọc theo. Biện pháp này giáo viên cần giảng, phân tích một cách đơn giản khi học sinh phát âm để phát âm đúng: s/x; r/d/gi; ch/tr; l/nđể học sinh nhận diện nhằm khắc sâu trí nhớ cách đọc đúng cho học sinh.
Ví dụ: “con sâu”, “xâu kim”
s
âu
x
 + Rèn cho học sinh phát âm theo đúng chữ viết.
Ví dụ: phát âm “ưu tiên” chứ không phải “ưu tiêng” 
+ Hướng dẫn cho học sinh phát âm đúng thanh hỏi, thanh ngã
Ví dụ: “nỗi buồn” chứ không phải “nổi buồn”
 “một nửa” chứ không phải “một nữa”
b.2.2. Đối với học sinh ngắt nghỉ hơi chưa hợp lí
Khi đọc một văn bản nếu ngắt nghỉ hơi chưa phù hợp sẽ hiểu nội dung văn bản đi hướng khác. Do đó dạy Tập đọc giáo viên cần chú trọng rèn học sinh ngắt, nghỉ hơi đúng. Trước hết, cần hướng dẫn các em nghỉ hơi ở những chỗ có dấu kết thúc câu. Các dấu (dấu chấm, chấm hỏi, chấm than, hai chấm, chấm lửng ở cuối câu hoặc dấu ngăn cách câu với nhau) cần nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ. Khi đọc câu có (dấu phẩy, chấm phẩy, gạch ngang, ngoặc đơn ở giữa câu) thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm. Trong trường hợp dấu kết thúc câu đồng thời cũng kết thúc một đoạn để xuống dòng, quãng nghỉ sẽ dài gấp đôi khoảng thời gian phát âm một tiếng. 
Bên cạnh những dấu kết thúc câu hoặc ngăn cách các bộ phận câu, còn có một số dấu câu có cách dùng đặc biệt là dấu chấm lửng thể hiện lời nói ngắt quãng cụ thể là:  
- Ngắt quãng giữa một tiếng       
VD câu : Bỗng một tiếng “kít...ít” làm cậu sững lại. (trong bài Trận bóng dưới lòng đường, tr 54). Trong trường hợp này các em không nghỉ hơi mà phát âm kéo dài chỗ có dấu chấm lửng.      
- Ngắt quãng giữa tiếng hoặc từ
VD : Ông ơi... cụ ơi...! Cháu xin lỗi cụ. (Tiếng Việt 3, tập một, tr 55). Trong trường hợp này, các em cần nghỉ ở chỗ có dấu chấm lửng một quãng bằng thời gian phát âm một tiếng.
 Sự nghỉ hơi cũng được diễn ra ở giữa những cụm từ dài để lời nói được mạch lạc, rõ ràng. VD : Khi dạy HS đọc câu : Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. (trong bài Chú sẻ và bông hoa bằng lăng). Nếu học sinh đọc liền một mạch không nghỉ hơi giữa hai vế câu “ bằng lăng  nở hoa mà không vui / vì bé Thơ...” thì sẽ làm người nghe không hiểu rõ ý. Khi đồng thanh, tới câu này, giáo viên cần hướng dẫn nghỉ hơi đúng, viết câu văn đó lên bảng, đánh dấu nghỉ hơi cho học sinh nhớ.                             
 Khi hướng dẫn học sinh nghỉ hơi giữa cụm từ lưu ý các em đọc tự nhiên, tránh cường điệu, đọc nhát gừng vì hiểu ngắt giọng một cách máy móc hoặc đọc quá to những tiếng cần nhấn giọng. 
Ngoài việc đọc đúng, chính xác, giáo viên cần chú ý hướng dẫn học sinh cách nhấn giọng ở những từ in đậm và ngắt nhịp giữa các dòng thơ đúng chỗ, thể hiện giọng đọc đúng với nội dung.
Ví dụ: Trong bài thơ “Bận” Sách giáo khoa Tiếng Việt - Tập I trang 59.
	Trời thu / bận xanh / Còn con / bận bú /
	Sông Hồng / bận chảy /	 Bận ngủ / bận chơi /
	Cái xe / bận chạy /	 Bận / tập khóc cười /
	Lịch bận tính ngày .//	 Bận / nhìn ánh sáng. //
Với bài này đọc với giọng vui, khẩn trương, thể hiện sự bận rộn của mọi vật, mọi người.
b.2.3. Đối với học sinh đọc vẹt, chưa hiểu nội dung
Để giúp học sinh hiểu nội dung bài cần rèn cho học sinh kĩ năng đọc thầm. Đọc thầm giúp học sinh dễ cảm nhận nội dung bài học. Đây là hình thức đọc hiểu mà đòi hỏi học sinh phải có tính tự giác. Do đó, trước khi cho học sinh đọc thầm, giáo viên cần giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh nhằm định hướng rõ việc đọc- hiểu (đoạn văn hay khổ thơ nào, đọc để biết, hiểu, nhớ hay suy nghĩ và trao đổi về điều gì,)
Kết hợp quan sát, theo dõi từng học sinh để biết học sinh đọc đến đâu. Có như vậy mới nâng cao được chất lượng đọc thầm nhằm giúp các em hiểu được nội dung bài đọc. Học sinh được rèn kĩ năng đọc thầm, đọc lướt thường chủ yếu ở phần tìm hiểu bài ở phân môn Tập đọc.
Giáo viên nên chọn từ trọng tâm và giải thích ngắn gọn, dứt khoát, dễ hiểu. Yêu cầu học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà, tìm hiểu nội dung bài theo từng câu hỏi ở sách giáo khoa.
Ngoài ra, giáo viên cần xây dựng cho học sinh thói quen tìm đọc sách ở Thư viện và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc nhằm hỗ trợ cho các môn học khác. Từ đó rèn được kĩ năng đọc hiểu cho học sinh.
b.2.4. Đối với học đọc hiểu và đọc diễn cảm
Muốn giúp người nghe cảm nhận được cái hay, cái đẹp của văn bản đòi hỏi người đọc phải đọc diễn cảm văn bản. Để giúp học sinh đọc cảm nhận văn bản, hiểu văn bản thì trong việc dạy môn tập đọc phải chú ý rèn luyện khả năng đọc hiểu cho học sinh. Đó là vấn đề cần thiết, quan trọng đối với học sinh lớp 3. Hiểu nội dung bài văn, bài thơ thì mới có cách đọc đúng, đọc hay và diễn cảm được. Việc luyện đọc hiểu thường được thực hiện trong bước đọc thầm. Đọc diễn cảm là một yêu cầu đặt ra khi đọc những câu văn bản văn chương hoặc có các yếu tố của ngôn ngữ nghệ thuật. Đó là việc đọc thể hiện ở kỹ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng, cường độ giọng,... để biểu đạt đúng ý nghĩ và tình cảm mà tác giả đã gửi gắm trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thu của người đọc đối với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát. Để phát huy năng lực đọc nên gọi các em đọc mẫu. Khuyến khích cách đọc sáng tạo của học sinh, tránh áp đặt một cách đọc theo khuôn mẫu. Sau khi tìm hiểu nội dung bài, giáo viên cần mở rộng nội dung bài; đặt câu hỏi mở rộng phù hợp với nội dung bài để học sinh suy nghĩ, phán đoán, tạo cho học sinh có cơ hội phát huy năng lực tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
Ví dụ: dạy bài “Giọng quê hương”
Trước khi tìm hiểu nội dung đoạn 3, gọi 1 học sinh đọc đoạn 3. Đồng thời cả lớp đọc thầm. Giáo viên giao nhiệm vụ: Vì sao anh thanh niên cảm ơn Thuyên và Đồng? Những chi tiết nói lên tình cảm tha thiết của các nhân vật đối với quê hương? Qua câu chuyện, em nghĩ gì về giọng quê hương?
b.3. Làm tốt công tác phối hợp với cha mẹ học sinh
Phối hợp là hoạt động cùng nhau giữa hai hay nhiều tổ chức để đạt mục tiêu chung. Ở trường ngoài giáo viên trực tiếp giảng dạy, để nâng cao chất lượng giáo dục phải phối hợp chặt chẽ với gia đình học sinh và giáo viên bộ môn, các tổ chức trong và ngoài nhà trường. Để giúp học sinh có kỹ năng đọc tốt giáo viên phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh. Giáo viên tổ chức họp định kỳ với cha mẹ học sinh qua các giai đoạn: Đầu năm, cuối học kỳ I, cuối học kỳ II (3 lần/1 năm) để cha mẹ học sinh nắm được tình hình học tập của con em mình. Trong cuộc họp đầu năm giáo viên nêu đặc điểm tình hình chung của lớp, hướng dẫn cha mẹ cách hướng dẫn con học ở nhà. Giáo viên phối hợp với gia đình giúp học sinh sắp xếp thời gian ở nhà hợp lý để các em có thời gian rảnh tìm đọc sách, truyện, chuẩn bị trước bài khi đến lớp. Yêu cầu gia đình thường xuyên quan tâm đến việc học tập của con em mình, tạo không khí học tập thoải mái cho các em. Cha mẹ nên nhờ con đọc giúp bài báo hay tin tức,... đó cũng là cách để kiểm tra con đọc và tạo hứng thú cho con em. Nếu có gì chưa rõ về việc học của con em mình thì cần trao đổi kịp thời với giáo viên bằng cách gặp trực tiếp hoặc liên hệ qua điện thoại.
c) Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các biện pháp trên có quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ cho nhau. Nếu giáo viên thực hiện đồng bộ các giải pháp trên; học sinh chịu khó luyện đọc; kết hợp với sự định hướng, giúp đỡ của giáo viên, của bạn bè trong qua trình học chắc chắn kỹ năng đọc của các em được nâng lên. 
d) Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng
Khi chưa áp dụng các biện pháp hướng dẫn học sinh luyện đọc. Qua kết quả khảo sát và thực tế giảng dạy tôi nhận thấy phần kỹ năng đọc của các em còn hạn chế. Các em đọc còn sai về âm, vần, ngắt nghỉ hơi chưa đúng, tốc độ đọc còn chậm, chưa nắm được nội dung, đọc bài nhỏ chưa trôi chảy.
Qua thực tế giảng dạy khi áp dụng các biện pháp rèn kỹ năng đọc cho học sinh ở lớp tôi chủ nhiệm có tiến bộ rõ rệt. Các em tự tin, hứng thú hơn trong học tập. 
Kết quả cụ thể như sau :
Năm
TSHS
Trước khi thực hiện đề tài
Sau khi thực hiện đề tài
Đọc đúng
Đọc nhanh
Đọc hiểu
Đọc diễn cảm
Đọc đúng
Đọc nhanh
Đọc hiểu
Đọc diễn cảm
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2014-2015
15
6
40.0
3
20.0
3
20.0
1
6.6
5
33.3
4
26.6
4
26.6
2
13.3
2015-2016
35
15
42.8
7
20.0
7
20.0
2
5.7
12
34.2
9
25.7
9
25.7
5
14.2
2016-2017
(HKI)
 27
11
40.7
5
18.5
3
11.1
1
3.7
11
40.7
7
25.9
5
18.5
3
11.1
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1 Kết luận
Khi áp dụng các biện pháp nêu trên vào thực tế giảng dạy tôi thấy các biện pháp có tính hiệu quả cao, giúp cho kĩ năng đọc của học sinh tiến bộ rõ rệt. Đồng thời phát huy được tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập. Một khi các em đọc tốt thì không những góp phần nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt mà còn giúp các em học tốt hơn những môn học khác.
Như vậy, để giúp các em có kĩ năng đọc đúng, ngày càng đọc lưu loát, đọc hiểu, đọc diễn cảm hơn thì giáo viên cần phối hợp các biện pháp trên một cách thường xuyên, linh hoạt. Có làm như thế m

Tài liệu đính kèm:

  • docth_147_9017_2010868.doc