SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 thông qua cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 thông qua cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

1. Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học sinh:

Đầu năm học 2009 – 2010, sau khi được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường là chủ nhiệm lớp 31 tôi liền thực hiện một số công việc để nắm bắt tình hình học sinh của lớp mình như sau:

- Nhận hồ sơ bàn giao của giáo viên chủ nhiệm năm học 2008 – 2009. Vừa kiếm tra hồ sơ bàn giao vừa tranh thủ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp cũ về tình hình của lớp như: chất lượng hạnh kiểm, thái độ học tập, lao động các công tác khác,

- Nắm lý lịch trích ngang của học sinh, đối chiếu với hồ sơ của học sinh, nắm vững hoàn cảnh điều kiện sống của gia đình từng học sinh từng em về điều kiện sinh hoạt vật chất (kinh tế đầy đủ hay túng thiếu), điều kiện sinh hoạt tinh thần (có các phương tiện nghe nhìn hay không), tình cảm gia đình đầy đủ, ấm cúng hay thiếu thốn, quan hệ của gia đình (bố, mẹ) tốt hay không tốt với hàng xóm láng giềng. Nhờ vào việc tìm hiểu nắm vững gia phong, gia cảnh, hoàn cảnh sống của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm, tôi đã biết được nguyên nhân những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động cho học sinh. Đồng thời biết phương pháp giáo dục của gia đình (tốt hay chưa tốt) để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình, lựa chọn phương pháp tác động phù hợp.

 

doc 37 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 925Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục đạo đức cho học sinh Lớp 3 thông qua cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 người đại diện hiệu trưởng. 
Vì vậy, mọi hoạt động đối ngoại nên lấy giấy giới thiệu của nhà trường, hoặc có sự tham dự của Ban giám hiệu.
C. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH LỚP
Đặc điểm tình hình lớp chủ nhiệm:
Năm học 2009 – 2010 tôi được phân công chủ nhiệm lớp 31, tình hình chung của lớp do tôi chủ nhiệm như sau:
Tình hình chung:
Tổng số học sinh: 41/16 nữ
Tổng số học sinh dân tộc: 02/02 nữ
Học sinh khuyết tật: 0
Học sinh khó khăn: 06/03 nữ
Số học sinh đúng độ tuổi: 39 em
Nhiều hơn một tuổi là: 02 em
II. Những thuận lợi:
Là giáo viên dạy nhiều năm tích luỹ được một số kinh nghiệm trong giảng dạy và công tác trong chủ nhiệm.
Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường.
Được sự quan tâm của chính quyền địa phương cùng với sự nhiệt tình của Ban Đại diện cha mẹ học sinh.
Phòng học, cơ sở vật chất được trang bị tương đối đầy đủ, sạch sẽ, thoáng mát.
III. Những khó khăn:
Điều kiện, phương tiện học tập của học sinh ở vùng sâu còn nhiều hạn chế.
Điều kiện học tập ở nhà của các em còn nhiều khó khăn.
Lớp học tương đối đông.
IV. Những nhiệm vụ cần đạt được trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 3:
1. Nhiệm vụ 1: Tôn trọng ngưởi khác và có mối quan hệ cá nhân tốt.
1.1: Kính trọng thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi:
- Lễ phép chào hỏi thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi.
- Xưng hô đúng mực với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi.
- Không nói xen ngang khi người lớn nói chuyện.
1.2: Đoàn kết, ứng xử tốt với bạn bè:
- Đoàn kết với bạn bè trong và ngoài lớp.
- Giúp đỡ bạn bè trong và ngoài lớp.
- Ứng xử đúng mực với bạn bè.
2. Nhiệm vụ 2: Thể hiện thái độ ứng xử tích cực trong trường.
2.1: Đi học đều và đúng giờ:
- Nghỉ học có xin phép.
- Đến lớp học đúng giờ.
- Ít khi nghỉ học.
2.2: Góp phần giữ gìn trật tự lớp học:
- Không nói chuyện riêng.
- Tích cực tham gia các hoạt động học tập.
- Chú ý nghe thầy giáo, cô giáo giảng bài.
3. Nhiệm vụ 3: Chăm sóc giữ gìn vệ sinh thân thể và hình thức của bản thân. 
3.1: Chú ý đến hình thức của bản thân:
- Trang phục gọn gàng, phù hợp.
- Đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ.
- Tác phong nhanh nhẹn.
3.2: Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân:
- Giữ gìn thân thể sạch sẽ.
- Ngồi học đúng tư thế.
- Giữ gìn vệ sinh khi ăn uống.
4. Nhi ệm vụ 4: Đóng góp vào các hoạt động của trường học
4.1: Tham gia các hoạt động tập thể của trường, lớp:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động tập th ể của trường, lớp.
- Nhiệt tình đóng góp cho các hoạt động chung.
- Khuyến khích các bạn trong lớp cùng tham gia các hoạt động chung.
4.2: Giữ gìn, bảo vệ tài sản của cá nhân, trường, lớp và nơi công cộng: 
- Bước đầu biết thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và trật tự xã hội.
D. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH
I. Tìm hiểu, phân loại học sinh lớp chủ nhiệm lớp:
Tìm hiểu hoàn cảnh sống của từng học sinh:
Đầu năm học 2009 – 2010, sau khi được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường là chủ nhiệm lớp 31 tôi liền thực hiện một số công việc để nắm bắt tình hình học sinh của lớp mình như sau:
Nhận hồ sơ bàn giao của giáo viên chủ nhiệm năm học 2008 – 2009. Vừa kiếm tra hồ sơ bàn giao vừa tranh thủ trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp cũ về tình hình của lớp như: chất lượng hạnh kiểm, thái độ học tập, lao động các công tác khác, 
Nắm lý lịch trích ngang của học sinh, đối chiếu với hồ sơ của học sinh, nắm vững hoàn cảnh điều kiện sống của gia đình từng học sinh từng em về điều kiện sinh hoạt vật chất (kinh tế đầy đủ hay túng thiếu), điều kiện sinh hoạt tinh thần (có các phương tiện nghe nhìn hay không), tình cảm gia đình đầy đủ, ấm cúng hay thiếu thốn, quan hệ của gia đình (bố, mẹ) tốt hay không tốt với hàng xóm láng giềng. Nhờ vào việc tìm hiểu nắm vững gia phong, gia cảnh, hoàn cảnh sống của từng học sinh trong lớp mình chủ nhiệm, tôi đã biết được nguyên nhân những yếu tố tích cực hoặc tiêu cực, những thuận lợi hay khó khăn đang tác động cho học sinh. Đồng thời biết phương pháp giáo dục của gia đình (tốt hay chưa tốt) để có thể tham mưu, tư vấn và phối hợp với gia đình, lựa chọn phương pháp tác động phù hợp.
Kết quả tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh lớp 3/1 do tôi chủ nhiệm:
Tổng số học sinh 41/16 nữ.
Hoàn cảnh kinh tế gia đình:
+ Sung túc: 04 hộ
+ Đủ ăn: 26 hộ
+ Hộ nghèo: 09 hộ
+ Hoàn cảnh éo le: 02 hộ
Đây là cơ sở ban đầu để tôi đề ra biện pháp trong quá trình thực hiện năm học.
Tìm hiểu những đặc điểm về thể chất, sinh lý của từng học sinh:
Xác định cần phải nắm vững, chính xác về thể lực (chiều cao, cân nặng) sức khỏe (khoẻ mạnh hay bệnh tật gì, vóc dáng bình thường hay khuyết tật, gù, thọt, mắt kém hay kém tai). Nhờ đó, giáo viên sẽ hướng sự quan tâm của cả lớp tới việc giúp những em khỏe phát huy mặt mạnh (đảm nhận những công việc nặng nhọc, giúp đỡ bạn yếu hơn) đồng thời hướng sự quan tâm, thông cảm, giúp đỡ của cả lớp đối với những bạn có thể trạng không bình thường kém mắt, kém tai ngồi ở vị trí thuận lợi nhất để học có hiệu quả; thông cảm, gần gũi, giúp đỡ các bạn hoà nhập nhằm hạn chế và mặc cảm về khuyết tật của mình cùng nhau phấn đấu vươn tới mục tiêu chung trong tình cảm của tập thể lớp đoàn kết thân ái.
Tìm hiểu về tâm lý của mỗi học sinh:
Việc nắm vững đặc điểm tâm lý của mỗi học sinh trong quá trình dạy học rất quan trọng vì nó giúp tôi lựa chọn, sử dụng những phương pháp giáo dục phù hợp với từng học sinh, đặc biệt là giáo dục học sinh cá biệt.
Vì thế, tôi luôn luôn gần gũi, quan tâm chăm sóc các em, phát hiện những khả năng nhận thức, tư duy ở mỗi em (thông minh, nhanh nhẹn hay bình thường hoặc chậm) trong học tập, lao động, vui chơi, giao tiếp; tác phong hoạt bát hay chậm chạp, hứng thú hoạt động, sở thích nhu cầu giao tiếp và tình cảm của mỗi em (thích giao tiếp, cởi mở hay lầm lì, ưu tư) hoặc tính cẩn thận, chính chắn trong học tập sinh hoạt hay cẩu thả, bồng bột, tính hiền dịu hay nóng nảy,  
Nắm vững tính cách và những hành vi đạo đức của từng học sinh:
Chăm học hay lười học, khiêm tốn hay ba hoa, trung thực hay giả dối, mạnh dạn hay nhút nhát, vị tha hay ích kỷ với bạn bè và mọi người; có tính tự lập hay ỷ lại dựa dẫm vào người khác; biết tự trọng, có ý thức xây dựng bảo vệ 
danh dự bản thân và tập thể hay là vô tổ chức kỷ luật; biết kính trên, nhường dưới, tôn trọng mọi người, tôn trọng pháp luật, tôn trọng bản thân hay sống buông thả, tuỳ tiện vô văn hoá, đặc biệt quan tâm đến thái độ, cách ứng xử của học sinh đối với các thành viên trong gia đình, đối với thầy cô giáo và bạn bè đúng hay chưa đúng chuẩn mực đạo đức; ở mỗi em có năng khiếu và sở thích gì? (môn học nào, hoạt động nào, văn nghệ hay thể thao)
Tìm hiểu tính cách hành vi đạo đức và sở thích của từng học sinh rất quan trọng và cần thiết, nó giúp tôi tác động những tác động sư phạm phù hợp nhằm khơi dậy và phát huy được mặt mạnh sẵn có ở các em đồng thời hình thành, phát triển những phẩm chất cần thiết. Xây dựng cho từng em có cuộc sống tâm hồn, tình cảm phong phú, trong sáng cao cả và nhân hậu, có năng lực và sức khoẻ dồi dào làm nền móng ban đầu để đào tạo đội ngũ kế thừa phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước.
Xây dựng tập thể học sinh lớp chủ nhiệm:
Để tiến hành xây dựng lớp thành một tổ chức tập thể đoàn kết nhất trí, biết tự quản các công việc của tập thể lớp, tôi thực hiện một số công việc như sau:
1. Tổ chức “Bộ máy tự quản” của lớp:
- Sau khi tìm hiểu về trình độ của từng học sinh tôi thiết lập “Bộ máy tự quản” lớp 31 như sau:
Cán bộ lớp:
Lớp trưởng: 
Lớp phó học tập: 
Lớp phó văn nghệ - Lao động: 
Các hoạt động của lớp như sau:
Lớp trưởng: phụ trách chung
Lớp phó: gồm có 2 lớp phó mỗi em phụ trách một nội dung hoạt động của lớp.
Tổ học tập: chia làm 04 tổ, trong từng tổ sắp xếp xen kẽ trình độ học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, phân công các bạn khá giỏi giúp đỡ các bạn yếu. Tổ trưởng điều khiển hoạt động của tổ, có sổ theo dõi đánh giá và tổng hợp đánh giá các hoạt động của tổ vào cuối tuần (trong tiết sinh hoạt tập thể). Lớp trưởng sẽ tổng hợp báo cáo. Tôi dựa trên cơ sở này điều chỉnh hoạt động của lớp để đạt hiệu quả cao hơn cho những tuần học kế tiếp.
Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ cho từng loại cán bộ tự quản:
Để rèn luyện cho đội ngũ cán bộ tự quản của lớp có phong cách hoạt động hiệu quả, khoa học tôi thường xuyên nhắc nhở và quy định cụ thể trách nhiệm của từng loại cán bộ tự quản của lớp.
Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Tổ chức theo dõi hoạt động tự qủan của lớp (dưới sự chỉ đạo, cố vấn của giáo viên chủ nhiệm) như: các tiết sinh hoạt tập thể của lớp hàng tuần, các cuộc họp cán bộ cốt cán của lớp, các hoạt động giáo dục theo quy mô lớp. Luôn luôn có trách nhiệm quản lý lớp trong mọi hoạt động tập thể của trường, nhận xét, đánh giá kết quả thi đua các mặt của lớp hàng tháng, học kỳ và năm học.
Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
Tổ chức điều khiển các hoạt động tự quản học tập của lớp, tổ chức tìm hiểu giải đáp thắc mắc trong học tập, tổ chức trao đổi kinh nghiệm học tập; phụ trách, điều khiển các tổ trưởng, các cán sự bộ môn hoạt động tự học, có kế hoạch giúp đỡ các bạn học kém; theo dõi, đánh giá kết quả học tập của lớp hàng tuần, hàng tháng, học kì và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm trao đổi với đội ngũ tự quản để có nhận định đánh giá hoạt động chung của lớp.
Nhiệm vụ của lớp phó phụ trách văn thể và lao động:
Điều khiển và theo dõi các hoạt động văn thể của lớp thông qua các cán bộ tổ điều khiển các hoạt động văn hoá – văn nghệ - thể thao của lớp, nhận xét đánh giá kết quả trước lớp và báo cáo cho lớp trưởng.
Nhận nhiệm vụ, tổ chức, phân công điều khiển các buổi lao động, vệ sinh của lớp, nhận xét, đánh giá kết quả. Tuỳ theo từng công việc, lớp phó có thể tổ chức điều khiển trực tiếp cả lớp hoạc thông qua các tổ trưởng dán tiếp theo dõi có nhận xét, đánh giá hàng tháng (hoặc học kỳ) lớp phó tổng hợp kết quả và báo cáo kết quả truớc lớp.
Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
Theo dõi và điều khiển các hoạt động của tổ, nắm được tình hình cụ thể để học tập, kỷ luật của từng tổ viên, tổng hợp kết quả báo cáo hàng tuần nhắc nhở, động viên các thành viên của tổ và báo cáo kết quả với ban cán sự lớp.
Nhiệm vụ của các tổ phó:
Nhận nhiệm vụ từ tổ trưởng và lớp phó liên quan, tổ chức phân công theo dõi các tổ viên thực hiện; nhận xét, báo cáo cho tổ trưởng và lớp phó liên quan.
Nhiệm vụ của bàn trưởng (nhóm trưởng):
Nhắc nhở các bạn trong nhóm (cùng bàn) giữ trật tự kỷ luật trong giờ học. Kiểm tra truy bài đầu giờ, nhắc nhở các bạn hoàn thành bài tập các môn học mỗi ngày.
Nhiệm vụ của đội sao đỏ:
Theo dõi kiểm tra, đánh giá, giữ trật tự, kỷ luật, thực hiện nội quy của lớp và tổ, báo cáo kết quả hàng tuần, hàng tháng cho lớp trưởng và báo cáo trước lớp.
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn nội dung ghi chép sổ công tác cho từng loại cán bộ:
Sổ công tác của lớp trưởng:
Ghi nhận nhiệm vụ của lớp trưởng, kế hoạch phấn đấu của lớp (nội dung, chỉ tiêu, biện pháp) cả năm và từng tháng; ghi chép tình hình hàng tuần do lớp phó, tổ trưởng, sao đỏ,  cung cấp.
Sổ công tác lớp phó:
Ghi nhiệm vụ của lớp phó, dự kiến kế hoạch hàng tháng (tóm tắt); kết quả hoạt động hàng tuần, hàng tháng.
Sổ công tác của tổ trưởng:
Ghi tóm tắt nhiệm vụ của tổ trưởng, danh sách và địa chỉ của tổ viên; kết quả học tập (điểm tốt, xấu) kỉ luật trật tự, chấp hành nội quy và kết quả xếp loại hoạt động của tổ viên hàng tháng.
Sổ của sao đỏ:
Ghi chép tình hình kỉ luật trật tự, đạo đức hàng ngày (trong và ngoài giờ học) ghi việc tốt, hành vi chưa tốt, thời gian cụ thể; nhận xét hàng tuần, hàng tháng đối với các tổ để báo cáo cho đội trưởng sao đỏ tổng hợp đánh giá chung.
Giáo viên chủ nhiệm cần có kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ tự quản:
Sau khi thành lập đội ngũ cán bộ tự quản của lớp, hướng dẫn cho các em cách thức hoạt động, tôi luôn thường xuyên bồi dưỡng cho các em về nhận thức (vị trí, vai trò nhiệm vụ của từng em trong tập thể); bồi dưỡng về nội dung, đặc biệt là các phương pháp công tác thông qua các hoạt động thực tiễn nhằm phát huy năng lực tự quản, tính sáng tạo của các em.
Tổ chức cho các em phân tích, đánh giá, khái quát hoá kinh nghiệm hoạt động; kiểm tra đánh giá hoạt động, của các em giúp các em khắc phục khó khăn, động viên kịp thời những cố gắng, bảo vệ xây dựng và những uy tín của các em với tập thể.
Qua quá trình học tập, hoạt động các mặt với một đội ngũ cán bộ tự quản vừa có năng lực quản lý, gương mẫu mọi mặt với tập thể lớp đã góp phần rất lớn trong công tác chủ nhiệm của lớp tôi.
Chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung giáo dục toàn diện:
Giáo viên chủ nhiệm là người phải có năng lực tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh trong tiết sinh hoạt lớp hàng tuần, các buổi lao động hàng tháng, tham gia hoạt động chung của toàn trường (chào cờ đầu tuần, kỷ niệm các ngày lễ lớn). Với yêu cầu công tác đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải cố vấn, giúp đội ngũ 
cán bộ tự quản của lớp tổ chức, điều khiển, quản lý các hoạt động này nhằm giáo dục đạo đức nhân cách cho học sinh.
Chỉ có thông qua các hoạt động mới rèn luyện, hình thành và phát triển các kỹ năng: tổ chức, điều khiển, quản lý; kỹ năng giao tiếp năng động và sáng tạo cho đội ngũ cán bộ và các thành viên mới thiết thực lập mối quan hệ lành mạnh trong tập thể, mới tạo ra được ở các em tình cảm bạn bè, tình thầy trò, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý thức dân tộc đúng đắn, ý thức công dân sâu sắc. Việc giáo viên chủ nhiệm chăm lo xây dựng bầu không khí đoàn kết nhất trí của tập thể lớp chủ nhiệm có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Đó là tiền đề thuận lợi để thực hiện các nội dung giáo dục khác, góp phần nâng cao kết quả học tập văn hoá, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ, vui chơi giải trí.
1. Giáo dục đạo đức cho học sinh:
Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nhà trường nói riêng, của gia đình và xã hội nói chung. Đạo đức là yếu tố chi phối hoạt động và giao lưu của con người suốt thời gian tồn tại và phát triển của họ. Dù diễn ra trong hoàn cảnh điều kiện nào mọi hoạt động và giao tiếp đều góp phần hình thành bộ mặt đạo đức của con người. Xác định nhiệm vụ quan trọng này nên tôi luôn luôn tổ chức, hướng dẫn, tạo mọi điều kiện để học sinh tham gia vào các hoạt động và giao tiếp; đặc biệt chú trọng đến việc tổ chức các hoạt động chuyên biệt chứa đựng nội dung giáo dục đạo đức, nhân văn cho học sinh. 
Cụ thể tôi đã tổ chức được những hoạt động như sau:
 Tổ chức thi đua học tập, rèn luyện trong học sinh có kiểm tra, đánh giá, tuyên dương, khen thưởng cá nhân, nhóm, tổ trong hàng tuần, hàng tháng, học kỳ, năm học.
 Hoạt động theo chủ đề về chính trị xã hội tôi chọn và thực hiện các hoạt động như:
+ “Nhớ công ơn thầy cô”.
+ “Nét đẹp truyền thống của trường em, quê em”.
+ “Hành quân theo chân các chú bộ đội”.
+ “Mừng Đảng, mừng xuân”.
+ “Nhớ ơn thương binh, liệt sĩ”.
+ K ính yêu Bác Hồ.
Ngoài ra, tôi còn tổ chức cho học sinh tham gia tích cực các hoạt động do nhà trường, địa phương tổ chức như: thăm hỏi các mẹ Việt Nam anh hùng, thăm hỏi tặng quà các gia đình neo đơn, khó khăn, thăm nom giúp đỡ gia đình các bạn gặp khó khăn, tham gia việc giúp đỡ các dân tộc trên thế giới bị thiên tai, địch hoạ, hoạt động giao lưu, kết nghĩa, hoạt động các ngày lễ lớn, chào mừng các sự kiện chính trị xã hội trong nước và quốc tế.
2. Tổ chức các hoạt động học tập nhằm phát triển nhận thức, trí tuệ học sinh:
Để giáo dục đạo đức và cùng với giáo dục đạo đức, giáo viên tổ chức hợp lý hoạt động học tập cũng như là nhiệm vụ hàng đầu của giáo viên chủ nhiệm. Kết quả hoạt động học tập thể hiện ở khả năng nắm tri thức, ở sự phát triển năng lực trí tuệ nói chung, năng lực tư duy sáng tạo nói riêng ở học sinh. Nó còn phụ thuộc vào các yếu tố như: ý thức về nghĩa vụ học tập, động cơ và thái độ học tập, phương pháp học tập, điều kiện và phương tiện học tập. 
Do đó, để nâng cao kết quả hoạt động học tập của lớp tôi đã đề ra những yêu cầu học tập đối với các em, xây dựng dư luận tập thể lành mạnh giúp các em xác định nghĩa vụ học tập của mình, xác định được động cơ học tập đúng đắn, suy nghĩ tìm tòi biện pháp hay, tốt để đạt được kết quả học tập cao nhất.
Song song với việc tổ chức các hoạt động học tập tôi luôn luôn đi sâu, đi sát lãnh đạo, hỗ trợ đội ngũ cán bộ lớp tổ chức các nhóm học tập “Đôi bạn cùng tiến”, tổ chức các nhóm ngoại khoá “Em yêu toán học”, “những người yêu thích Tự nhiên và xã hội” để các em trao đổi kinh nghiệm học tập  để giúp nhau nắm vững tri thức và biết vận dụng vào thực tiễn. 
Đối với học sinh yếu tôi điều tra tìm hiểu nguyên nhân, một mặt tôi tổ chức phụ đạo, mặt khác tôi phân công cho các em trong các nhóm “Đôi bạn cùng tiến bộ”. Ngoài ra, tôi còn thường đến thăm nhà các em học sinh yếu, vận động gia đình tạo điều kiện cho các em học ở nhà.
Đối với học sinh giỏi hoặc có năng khiếu riêng tôi tăng cường bồi dưỡng, ngoài quy định của chương trình chính khóa, mua hoặc tìm ở thư viện mượn cho các em các loại sách nâng cao, sách tham khảo dành cho học sinh khá giỏi như: Toán nâng cao lớp 3, Tiếng Việt lớp 3 nâng cao,  nhằm giúp các em phát huy hết khả năng của mình, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Đối với học sinh có hoàn cảnh éo le, thiếu sự chăm sóc vật chất, tình thương của gia đình, tôi an ủi, động viên, vận động các em đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn, ngoài ra tôi còn tham mưu với ban giám hiệu, chính quyền địa phương thăm hỏi các em với nhiều hình thức: xét miễn một số khoản thu đầu năm học, tặng vở, thư viện cho mượn sách giáo khoa, tạo điều kiện cho các em hăng hái học tập.
Kết quả của những việc làm trên đã nâng cao dần hoạt động học tập của lớp tôi, lớp thi đua học tập sôi nổi, tính đến gần cuối nay không có tình trạng học sinh nghỉ, bỏ học.
3. 	Tổ chức các hoạt động giáo dục lao động và vệ sinh môi trường:
Trường học là nơi đào tạo ra những người lao động mới, những chủ nhân tương lai của đất nước, ngoài trình độ văn hoá ra đòi hỏi các em phải có tinh thần yêu lao động, có ý thức bảo vệ môi trường sống để đem lại sức khoẻ, nét đẹp đất nước, quê hương.
Tổ chức các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí:
Tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao là yêu cầu tất yếu của tuổi trẻ. Các hoạt động này giúp các em sảng khoái tinh thần, mở mang trí tuệ, phát triển thể chất, tăng cường sức khoẻ, hình thành các phẩm chất 
nhân cách cơ bản như: lòng yêu nước, yêu quê hương, tình cảm thầy trò, tinh thần tập thể, lòng nhân ái, hợp tác cộng đồng, thái độ đúng đắn đối với lao động, tôn trọng kỉ luật, nội quy,  đồng thời hình thành các phẩm chất ý thức cá nhân như: trung thực, kỷ luật, khiêm tốn, tự tin, kiên trì, dũng cảm, lễ phép, lịch sự, tế nhị, biết tự kìm chế. Nó tạo ra những điều kiện thuận lợi để học sinh giao tiếp, hình thành ý thức, năng lực hội nhập vào cộng đồng xã hội sau này.
Xác định được mục tiêu quan trọng của nhiệm vụ này, tôi đã tổ chức được các hình thức hoạt động cho lớp như: các trò chơi, các hoạt động thể thao (thi đá cầu, cờ vua, nhảy dây, kéo co, ), văn nghệ (ca múa hát, diễn kịch, ), thi vẽ tranh, kể chuyện, xem phim tập thể, thi đố em (nội dung về quê hương đất nước, về Bác Hồ, )
Nhờ thường xuyên tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao, phong trào của lớp có nhiều tiến bộ rõ rệt, các em đã mạnh dạn tự tin hơn, đạt được nhiều thành tích trong các hoạt động phong trào do nhà trường tổ chức.
Liên kết với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giáo dục học sinh:
Kết hợp với các lực lượng trong trường:
Kết hợp và giúp đỡ tổ chức Đội thực hiện mục tiêu giáo dục:
Để giáo dục học sinh của lớp, tôi lên kế hoạch tổ chức Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh để tiến hành các hoạt động giáo dục toàn diện ở lớp. 
Mặt khác, tôi luôn giúp đỡ chi đội của lớp xây dựng kế hoạch công tác, bồi dưỡng cán bộ nòng cốt, cố vấn cho các em tổ chức các hoạt động giáo dục 
Do quan tâm nhiều đến việc thường xuyên kết hợp, dựa vào chi đội để tổ chức các hoạt động giáo dục của lớp nên hiệu quả giáo dục đối với mọi thành viên trong lớp được nhân lên gấp bội.
 Phối hợp với các giáo viên dạy bộ môn:
Do nhận biết được hiệu quả giáo dục của lớp phụ thuộc vào một phần quan trọng vào hoạt động và phẩm chất quan trọng của giáo viên chủ nhiệm và các 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_lop_3_thong_qua_cuoc_van.doc