Giáo viên phải phải nắm rõ nội dung chương trình môn học Tiếng Anh cấp THCS.
- Giáo viên phải có am hiểu một số kỹ năng soạn giảng sử dụng công nghệ thông tin.
- Giáo viên phải linh hoạt trong khâu tích hợp kiến thức, phải khoa học, logich, không áp đặt, máy móc.
- Giáo viên phải xây dựng một đề kiểm tra trắc nghiệm mang kiến thức bao quát, khoa học vừa có Tiếng Anh vừa có Tiếng Việt.
- Phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học như: máy chiếu, laptop, loa .
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp;
- Học sinh phải tập trung chú ý, phát huy hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. Giáo viên phải bao quát lớp, linh hoạt giúp các em trả lời tốt các câu hỏi, có thể liên hệ thực tế giáo dục đạo đức cho các em ở những nội dung cho phép. Ở phần tích hợp thực hiện linh hoạt sẽ giúp các em hiểu bài vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống được tốt hơn.
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu
- Sau khi thực hiện giảng dạy một số tiết giáo án biên soạn theo chủ đề tích hợp, tôi thấy các em học sinh đặc biệt rất hứng thú với phương pháp này. Tôi đã nhận thấy các em rất phấn khích, ham tìm tòi kiến thức và sử dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống tốt hơn. Thật sự qua một số tiết học, các em tự tin hơn và có hứng thú với môn học này nhiều hơn so với những học sinh ở các lớp không giảng dạy theo chủ đề này. Phương pháp dạy học tích hợp kiến thức đã trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp giúp hình thành năng lực thực tiển cho các em.
nh, đầu tư vào công tác giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, đa số giáo viên có nghiệp vụ chuyên môn vững vàng. Bước đầu đã tiếp cận, sử dụng công nghệ thông tin trong tiết dạy. Đã quen và chủ động với cách tổ chức một tiết dạy. Biết phối hợp khá linh hoạt các kỹ thuật dạy học. Sáng tạo ra nhiều đồ dùng dạy học phù hợp các tiết dạy + Đa số học sinh ngoan, có ý thức học tập, phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em. * Khó khăn: -Về phía học sinh: + Học sinh của trường gồm đa số là đối tượng học sinh dân tộc, sống trên địa xã EaBông, trong đó học sinh các buôn Rieng, Buôn Knul, Thôn 10/3 ở rất xa trường, học sinh đi lại khó khăn. + Đại đa số gia đình học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, đa số gia đình thuộc diện hộ nghèo. + Một số phụ huynh còn lo việc làm kinh tế, chưa coi trọng vấn đề học tập, ít chú ý đến việc học của con em. Chưa biết động viên, khuyến khích con em học tập. Còn để con em bỏ tiết, bỏ học. + Đặc biệt: Học sinh dân tộc thiểu số có tính tự ti, thiếu tự tin và bản chất ít nói nên chưa mạnh dạn phát biểu xây dựng bài cũng như không dám nêu những thắc mắc hoặc trình bày những vấn đề khó hiểu với thầy cô và bạn bè. Khi được mời trình bày trước đông người học sinh có phần lúng túng. - Về phía giáo viên: + Một số giáo viên còn trẻ, ít hoặc chưa có kinh nghiệm giảng dạy. + Một số giáo viên ở một số vùng miền có giọng nói khó nghe, nói nhanh, dẫn đến học sinh nghe không hiểu. + Với bộ môn tiếng Anh, một số giáo viên chưa chú trọng đến việc tích hợp kiến thức của các môn học, các lĩnh vực có liên quan đến bài học cho học sinh mình đang dạy. - Về đồ dùng dạy học: + Chưa có các loại sách, báo, tài liệu bằng tiếng Anh với những nội dung phù hợp với trình độ và lứa tuổi của học sinh, giúp học sinh có điều kiện thu nhập thông tin, nâng cao trình độ tiếng Anh, có hiểu biết thêm về xã hội. b. Thành công, hạn chế: - Thành công là đã tạo được hứng thú cho học sinh, giúp các em cũng cố lại những kiến thức đã học của các môn học khác, các em liên hệ với các tình huống trong cuộc sống, biết vận dụng kiến thức vào thực tế để mang lại lợi ích cho bản thân và cho mọi người. - Hạn chế chủ yếu đề tài này khi giảng dạy trên lớp phải sử dụng phương tiện dạy học là máy chiếu mới có thể chuyển tải được hết những cách xử lí các tình huống trong thực tể khi liên hệ, nhưng do trường sở tại điều kiên cơ sở vật chất còn thiếu thốn và vấn đề xử dụng máy chiếu thường xuyên trong các tiết dạy là chưa đáp ứng được. c. Mặt mạnh, mặt yếu: - Mặt mạnh là các em học sinh trung bình, khá giỏi tham gia rất hào hứng, và còn kích thích các em tìm tòi hiểu biết nhiều hơn. - Mặt yếu là các em học sinh yếu tiếp thu chậm, tham gia tích cực nhưng thực sự kết quả chưa cao. d. Các nguyên nhân, yếu tố tác động: Với bộ môn Tiếng Anh: học sinh - đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số đã học chậm các môn học khác đồng thời cùng một lúc học cả 3 thứ tiếng ( tiếng mẹ đẻ, tiếng Việt và cả tiếng Anh nữa) là rất khó. Hơn nữa các em học sinh chưa thật sự tự giác, tích cực trong việc học của mình. Tình hình xã hội hiện nay nhiểu sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường vẫn không xin được việc làm tác động đến tư tưởng của phụ huynh trong việc quan tâm đến việc học của con em mình và từ đó tác động tiêu cực đến ý thức cũng như thái độ học tập của học sinh. e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra: - Nhiều học sinh thấy chán môn Tiếng Anh không muốn học vì đặc điểm của trường chúng tôi thuộc vùng khó khăn, số lượng học sinh là dân tộc thiểu số chiếm 56% tổng số học sinh. Việc học tiếng Việt đối với các em vốn dĩ đã xem như là học một ngoại ngữ . Do đó việc học Tiếng Anh đối với các em lại càng khó hơn. Hơn nữa do là thuộc vùng khó khăn nên trong công tác tuyển sinh lớp đầu cấp nhà trường cũng gặp nhiều khó khăn. Các học sinh khá giỏi thường đăng ký vào các trường có điều kiện tốt hơn. Kết quả là số lượng học sinh nhà trường tuyển được đa số là học sinh có học lực trung bình và yếu nhiều. Môn tiếng Anh là một môn học về ngôn ngữ có phần khó, nhiều học sinh không hứng thú nên thấy chán và bỏ qua, không quan tâm đến. - Cũng do các nguyên nhân nêu trên nên dẫn đến chất lượng học tập thống kê qua các kì kiểm tra vẫn còn thấp. II. 3. GIẢI PHÁP: a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp: - Để khắc phục những thực trạng khó khăn như đã nêu trên. Tôi đã luôn nghiên cứu tìm tòi ra những phương pháp để tạo hứng thú cho học sinh học tốt môn Tiếng Anh. Một trong những phương pháp đó là: phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp. Phương pháp này đã trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp giúp hình thành năng lực thực tiển cho các em. Sau khi học xong học sinh vận dụng kiến thức mình học vào thực tế mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân và cho xã hội. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp: Cách làm cụ thể như sau: Bước 1. Chọn đề tài Chọn một tiết dạy nào đó trong chương trình tiếng Anh khối 6,7,8 hoặc 9. Sau đó xác định xem đề tài nó về vấn đề gì, có liên qua đến những kiến thức đã học của các môn học nào. Bước 2. Trao đổi với đồng nghiệp: Thảo luận trao đổi với đồng nghiệp ở một số môn học có liên quan trong đề tài của mình và tiếp thu những góp ý về việc tích hợp kiến thức các môn học đó vào trong đề tài của mình. Bước 3. Thu thập dữ liệu: Sau khi giáo viên đã xác đinh đươc những nội dung sẽ tích hợp vào đề tài của mình thì bước tiếp theo là thu thập nhưng dữ liệu, hình ảnh, video minh họa. Có thể tìm trong sách báo, trên mạng, hoạc trong các bộ phim mình đã xem Bước 4. Thực hiên soạn bài giảng: Soạn trên phần mềm power point, cần áp dụng phong phú các loại bài tập, trò chơi để tạo sự sinh động hứng thú cho bài dạy. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng các trò chơi và cần ấn định thời gian cho mỗi phần. Bước 5. Hoàn thành hồ sơ: Gồm các loai hồ sơ sau: PHỤ LỤC II PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN DỰ THI - Sở Giáo Dục và Đào tạo tỉnh Đăk Lăk - Phòng Giáo Dục và Đào tạo huyện Krông Ana - Trường Trung Học Cơ Sở Tô Hiệu - Địa chỉ : Xã Ea Bông, Huyện Krông Ana, Tỉnh Đăk Lăk - Điện thoại : 05003650606. Email Thông tin về giáo viên - Họ và tên giáo viên : Diệp Bích Thùy - Ngày sinh : 18 – 06 – 1976. Môn : Tiếng Anh - Điện thoại : 0974450291. Email: bichthuycomay@gmail.com +Phiếu mô tả hồ sơ dạy họcdự thi của giáo viên. PHỤ LỤC III PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN 1. Tên hồ sơ dạy học UNIT 6: THE ENVIRONMENT LESSON 3: READ (English 9) ( Tích hợp kiến thức môn Tiếng Anh lớp 9 và môn Giáo Dục Công Dân lớp 8 giúp học sinh hình thành ý thức bảo vệ môi trường, phát huy tính tự giác và tính cộng đồng trong mỗi cá nhân.) 2. Mục tiêu bài học Sau khi học xong bài học này học sinh có khả năng: * Kiến thức: - Hiểu được rõ hơn vấn đề ô nhiễm môi trường và tầm quan trọng của việc giữ gìn môi trường không bị ô nhiễm. - Nhận thức được một số nguyên nhân mà con người đã gây ra ô nhiễm môi trường. - Liên hệ lại với chương trình Giáo Dục Công Dân lớp 8 ( Bài 9 : Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng, Bài 11: Lao động tự giác và sáng tạo ) để phát huy tính cộng đồng và tính tự giác trong suy nghĩ và trong hành động. Biết yêu quý thiên nhiên và bảo vệ môi trường. * Kỹ năng: - Sử dụng Tiếng Anh để có thể nghe, nói, đọc, viết các vấn đề về môi trường. - Trang bị những kiến thức cần thiết trong việc bảo vệ môi trường. - Linh hoạt trong các hoạt động cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. * Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường, yêu quý thiên nhiên, quan tâm đến cộng đồng, biết yêu thương mọi người, yêu quê hương, yêu tổ quốc . - Rèn luyện ý thức cộng đồng cao và phát huy tính tự giác. 3. Đối tượng dạy học của bài học - Học sinh lớp 9. ( Lớp học gồm 30 học sinh ) - Trình độ của các em ở mức trung bình nên khi giảng nội dung bài học trong sách giáo khoa giáo viên giảng bằng Tiếng Anh, nhưng khi đưa phần tích hợp và liên hệ thực tế giáo viên có thể cho các em sử dụng Tiếng Việt ở một số phần để đảm bảo các em có thể hiểu được vấn đề một cách triệt để và liên hệ thực tế tốt hơn. 4. Ý nghĩa của bài học - Bài học có ý nghĩa, vai trò rất lớn trong cuộc sống đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay. Thời kỳ mà vấn đề ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết và cả thế giới đang chung tay trong công tác bảo vệ môi trường. Bài học cung cấp cho học sinh một số kiến thức về vấn đề ô nhiễm môi trường bằng Tiếng Anh. Đồng thời giúp học sinh nâng cao được ý tự giác, ý thức cộng đồng, ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ thế giới mà chúng ta hiện đang sinh sống . 5. Thiết bị dạy học, học liệu: - Giáo án, đề cương bài giảng. - Máy chiếu, máy tính cá nhân, camera, phấn viết... - Phiếu trắc nghiệm ( giấy A4 ) 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học Cấu trúc bài giảng (Thời gian : 45 phút) TT Nội dung Thời gian Phương pháp chủ đạo 1 Ổn định lớp (Stabilization.) 1’ Hỏi đáp 2 Dẫn nhập ( Warm-up: ) 3’ Hình ảnh, hỏi đáp 3 Giới thiệu chủ đề (Leading / Pre- reading) 9’ Trực quan, thuyết trình, hỏi đáp 4 Giải quyết vấn đề (While – reading ) 16’ Thuyết trình, trực quan,hỏi đáp, chơi trò chơi. 5 Kết thúc vấn đề ( Post –reading ) 14’ Trực quan, thuyết trình, hỏi đáp. 6 Hướng dẫn tự học ( Homework ) 2’ Thuyết trình HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC - Hướng dẫn kiến thức liên quan theo lớp - Hướng dẫn vận dụng kiến thức liên môn ( Giáo dục công dân ) để hình thành ý thức. - Đánh giá sản phẩm theo từng cá nhân I. ỔN ĐỊNH LỚP HỌC: Thời gian: 1' - Chào hỏi: Good morning - Kiểm tra sĩ số: 30/30 II. THỰC HIỆN BÀI HỌC: Thời gian 3’ Nội dung WARM UP Hoạt động của Giáo viên và học sinh I. Dẫn nhập ( Warm-up ) Giáo viên (Gv): Hiện một số hình ảnh trên bảng và hỏi học sinh một số câu hỏi về ý thức đối với những hành động gây ô nhiễm môi trường: Học sinh (Hs): Trả lời Gv: Hỏi tiếp Hs: Lắng nghe và trả lời: Gv: Dẫn dắt học sinh vào bài Now we study a lesson about people’s attitute to the environmental pollution. 9’ UNIT 6: THE ENVIRONMENT Lesson 3: Read II. Giới thiệu chủ đề ( Pre-reading ) 1. Từ mới Gv: Giới thiệu bài mới Hs: Lắng nghe. Gv: giới thiệu từ mới bằng tranh. Hs: Chú ý nghe câu hỏi của giáo viên và trả lời về từ vựng liên quan đến bức tranh đó. Sau đó đọc lại theo giáo viên và chép vào vở. Gv: What is this? Hs: It is a treasure ( kho báu) (Học sinh đã có khâu soạn bài trước ở nhà nên các em có thể dể dàng trả lời những câu hỏi này) Gv: Cho học sinh đọc đồng thanh theo âm cài sẵn Hs: Đọc từ ( đọc cá nhân, đọc cả lớp) Gv: Gọi một số em đứng tại chỗ đọc. Hs: đọc từ Gv: sữa lỗi phát âm 1. Kiểm tra việc hiểu từ Gv: Hiện lên bảng một phần bài tâp kiểm tra từ, cho một hs đọc qua, giải thích một số cụm từ mới và gọi bất kì học sinh nào lên chọn từ của cột A phù hợp với cụm từ của cột B Hs: làm theo yêu cầu của giáo viên Gv: Hiện kết quả và sữa sai (nếu có) 16’ 1.Read the poem about the environment: 2. Match the lines of the poem to the suitable headings: Lines Headings Answer 1 1 - 6 a. The mother's request to the son. 1 - 2 7 - 8 b. The mother's advice and explanation about pollution. 2 - 3 9 - 12 c. Effects of pollution in the future. 3 - 4 13 - 16 d. The son's ideas of polluting the place. 4 - 3. True or False *Đáp án: 1. False ( isn’t => is) 2. True 3. True 4. False ( to bring=> not to bring) 5. True 4.Complete the open - dialogue: 5.Answer the questions (1 – 5) on page 51 a) According to the mother, what will happen if the pollution goes on? b) Who does the mother think pollute the environment? c) What will happen to the boy if he keeps on asking his mother such questions? d) Do you think the boy’s question ( lines 9 – 10 ) is silly? Why ( not )? 6. Lucky number. III. Giải quyết vấn đề (While – reading ) 1.Read the poem about the environment: Gv: Giới thiệu: “Sau đây các em sẽ được học một bài thơ nói về ô nhiễm môi trường” . Tiếp đó Gv mở bài đọc cho Hs nghe. Hs: Lắng nghe Gv: Đọc lại bài một lần nữa giải thích thêm một số cụm từ, và yêu cầu học sinh đóng vai đọc tại chỗ Hs: Đóng vai đọc theo cặp. Gv: gọi một cặp đọc trước lớp. 2. Matching (bài tập nối) Gv:Hiện lên bảng bài tập “Matching” Cho học sinh làm bài tập “Matching” nối các dòng thơ với ý chính cho phù hợp ( mục đích của phần này là giúp các em hiểu rõ hơn nội dung ý chính của bài thơ) Hs: Làm việc theo nhóm (4 em) Gv: trao đổi bài làm của các nhóm và gọi đại diện của một nhóm đứng lên đọc to kết quả và hiện đáp án so, sánh kết quả Hs: Nhóm này chữa bài của nhóm kia và so kết quả. Gv: Nhận xét 3. True/False (bài tập đúng /sai) Gv: Hiện bài tập “True/ False” ( đúng / sai ) lên bảng, gọi một học sinh đọc qua, cho các em suy nghĩ 1 phút , sau đó gọi một số cá nhân chọn qua một lượt True(đúng) hoặc False (sai). . Hs: 5 em chọn 05 câu. Gv: Gọi hs khác nhận xét, sau đó bấm vào nút còn lại sẽ hiện đáp án chính xác, nếu chọn False(sai) thì nhấp chuột một lần nữa sẽ chữa câu đó thành đúng. 4. Gap filling: ( điền vào chỗ trống) Gv. Hiện một đoạn hội thoại mở (chứa nội dung tóm tắt ý chính của bài thơ), cho hs làm việc theo cặp điền vào chỗ trống. ( Mục đích của bài tập này là giúp các em hiểu sâu hơn nội dung của bài và cung cấp thêm một số mẫu câu bằng tiếng Anh để các em có thể sử dụng trong phần trả lời câu hỏi sau.) Hs: làm việc theo cặp Gv: Gọi một cặp thực hành trước lớp, và hiện đáp án sữa lỗi. 5. Anwser the questions: ( Trả lời câu hỏi ) Gv: Cho hiện lên bảng nội dung câu hỏi, gọi một hs đọc qua, yêu cầu các em thực hành theo cặp hỏi và trả lời. Hs: làm theo cặp 6. Play a game “ Lucky number” Gv: Chia lớp thành 02 nhóm, nhóm A và nhóm B chơi trò chơi con số may mắn, có 06 con số, 02 số may mắn, hai nhóm lần lượt chọn, nếu chọn trúng số may mắn, được thưởng 10 điểm, nếu chọn trúng 04 số kia phải trả lời câu hỏi, trả lời đúng mỗi câu được 10 điểm ( nội dung câu hỏi của phần trên ). Chọn xong hết lược, đội nào được nhiều điểm hơn sẽ thắng. Hs: Chơi theo đội 14’ 2.Look at the picture and answer the questions. What should we do to protect the environment? 1.Sơ đồ tư duy: What should we do to protect the environment? 3. Read the conversation. 4. Let watch a video and anwser the qustions. Trong năm 2014, nhờ vào điều gì mà Đảng và nhân dân đã buộc Trung Quốc phải rút giàn khoan 981 khỏi quần đảo Trường Sa thân yêu của chúng ta sau 75 ngày chiếm đóng. IV. Kết thúc vấn đề ( Post –reading ) ( PHẦN DẠY TÍCH HỢP ) Gv: Cho hiện ra một số hình ảnh về việc con người đã gây ra ô nhiễm môi trường bằng nhiều cách và hỏi các em bằng Tiếng Anh. What should we do to protect the environment? Hs. Trả lời ( có thể trả lời bằng Tiếng Anh hoặc Tiếng Việt. Nếu chúng ta bắt buột các em trả lời bằng Tiếng Anh thì các em không thể nói hết ý mình muốn nói, vì kiến thức Tiếng Anh của các em có giới hạn. Gv có thể giúp các em chuyển tải những suy nghĩ của các em từ Tiếng Việt sang Tiếng Anh) Gv: Hiện bản đồ tư duy hệ thống lại những ý chính giúp các em hiểu được vấn đề tốt hơn. Gv: Nhấn mạnh rằng ngoài nội dung nói về ô nhiễm môi trường, bài thơ còn gửi đến chúng ta một thông điệp khác rất quan trọng, sau đó Gv đưa một đoạn đối thoại vắn tắt của người mẹ và cậu con trai, yêu cầu học sinh đọc kỷ lai rồi Gv đặt câu hỏi: Hs: trả lời Gv: Cho các em xem qua một đoạn video về một số tình huống thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và cách cư xử đúng đắn của những người tốt, rồi đặt câu hỏi: Hs: Trả lời ( đáp án là: Voluntary character and community character ( tính tự giác và tính cộng đồng) Gv: Kết luận Hs: Lắng nghe Gv: Cho hiện một bức tranh về việc người dân Việt Nam ta biểu tình phản đối Trung Quốc đặt giàn khoan 981 trái phép trên Đảo Trường Sa của chúng ta. Sau đó đặt câu hỏi: Hs: Trả lời Nhờ ý thức tự giác và tính cộng đồng cao. Gv: Kết luận Hs: Lắng nghe 2’ Homework: - Learn by heart new vocabulary - Practice reading the poem - Do Ex a, b / p.51 again - Prepare unit 6. Write V. Hướng dẫn tự học ( Homework ) Gv. Nhắc nhở Hs học bài ở nhà Hs: Lắng nghe và nhớ 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập - Sau khi học xong, giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra tại lớp. - Nội dung bài kiểm tra gồm 50% kiến thức bài học ( nội dung Tiếng Anh ) 50% kiến thức tích hợp liên môn ( nội dung Tiếng Việt ) - Hình thức kiểm tra là làm bài trắc nghiệm trên giấy. Bài kiểm tra gồm 16 câu hỏi trắc nghiệm, mỗi câu 1.25 điểm, tổng điểm là 20, sau đó quy về điểm 10. ( Có phiếu trắc nghiệm kèm theo trong hồ sơ.) - Thời gian làm bài là 15 phút. 8. Các sản phẩm của học sinh: Tổng số học sinh : 30 em Kết quả bài kiểm tra đạt : 95% ( có gửi kèm bài làm của học sinh trong hồ sơ) Hiệu Trưởng Ngày 05 tháng 01 năm 2015 Giáo viên Diệp Bích Thùy c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp; * Cần chuẩn bị tốt các khâu sau: - Giáo viên phải phải nắm rõ nội dung chương trình môn học Tiếng Anh cấp THCS. - Giáo viên phải có am hiểu một số kỹ năng soạn giảng sử dụng công nghệ thông tin. - Giáo viên phải linh hoạt trong khâu tích hợp kiến thức, phải khoa học, logich, không áp đặt, máy móc. - Giáo viên phải xây dựng một đề kiểm tra trắc nghiệm mang kiến thức bao quát, khoa học vừa có Tiếng Anh vừa có Tiếng Việt. - Phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học như: máy chiếu, laptop, loa ... d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp; - Học sinh phải tập trung chú ý, phát huy hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. Giáo viên phải bao quát lớp, linh hoạt giúp các em trả lời tốt các câu hỏi, có thể liên hệ thực tế giáo dục đạo đức cho các em ở những nội dung cho phép. Ở phần tích hợp thực hiện linh hoạt sẽ giúp các em hiểu bài vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống được tốt hơn. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu - Sau khi thực hiện giảng dạy một số tiết giáo án biên soạn theo chủ đề tích hợp, tôi thấy các em học sinh đặc biệt rất hứng thú với phương pháp này. Tôi đã nhận thấy các em rất phấn khích, ham tìm tòi kiến thức và sử dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống tốt hơn. Thật sự qua một số tiết học, các em tự tin hơn và có hứng thú với môn học này nhiều hơn so với những học sinh ở các lớp không giảng dạy theo chủ đề này. Phương pháp dạy học tích hợp kiến thức đã trang bị cho học sinh những kiến thức tổng hợp giúp hình thành năng lực thực tiển cho các em. II. 4. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC: Sau khi thực hiện xong bài giảng giáo viên cho học sinh làm bài kiểm tra ( cả những lóp không áp dụng phương pháp dạy học tích hợp cũng làm bài này) Nội dung đề kiểm tra: To Hieu Secondary school PHIẾU KIỂM TRA KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH Class 9A5 Môn : Tiếng Anh Name: Thời gian : 15 phút Trong bài kiểm tra này các em sẽ vận dụng kiến thức liên môn (Tiếng Anh, Giáo Dục Công Dân và những hiểu biết thực tế) để trả lời 16 câu hỏi trắc nghiệm. 08 câu bằng Tiếng Anh, 08 câu bằng Tiếng Việt. If we pollute the , we will have no fresh water to use? air water forests 2. We are going to take part in cleaning the areas near our school next Sunday. a. into b. about c. up 3. Governments should . heavily anyone doing harm to the environment. a. fine b.
Tài liệu đính kèm: