Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, Sinh học 9

Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, Sinh học 9

II. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu nội dung kiến thức, mục tiêu cụ thể của từng phần kiến thức và

phân phối chương trình giảng dạy bộ môn Sinh học 9 – THCS, làm cơ sở để đưa

ra bảng trọng số chi tiết cho phần kiến thức Con người, dân số và môi trường và

chuẩn bị cho việc thực nghiệm Sư phạm sau này.

- Tiến hành sưu tầm tài tiệu và nghiên cứu về trắc nghiệm khách quan, từ đó có

kiến thức tổng quan cũng như cụ thể về xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách

quan và cơ sở lý luận cho đề tài.

- Xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm dựa trên bảng trọng số đã lập ra, sau đó tổng

hợp lại thành hệ thống câu hỏi cho phần nội dung kiến thức Con người, dân số

và môi trường. Tiến hành thực nghiệm Sư phạm để xác định chất lượng và khả

năng ứng dụng của câu hỏi, từ đó có những chỉnh lý cho phù hợp.

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 594Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan để tổ chức và đánh giá hoạt động học của học sinh phần nội dung kiến thức Con người, dân số và môi trường, Sinh học 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t, 
không được lẫn lộn. 
- Số lượng phương án lựa chọn càng nhiều thì khả năng đoán đúng càng nhỏ 
(thường có 4-5 phương án lựa chọn). 
 - Không được có dấu hiệu nào đối với việc đúng sai của đáp án, không sử 
dụng các đáp án sai quá rõ ràng. 
 - Vị trí của các đáp án chính xác không nên cố định. 
 9
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 
I. Khái quát phạm vi 
 Trong thời gian vài năm gần đây, việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm 
khách quan trong công tác kiểm tra đánh giá kiến thức của học sinh được áp 
dung khá rộng rãi và dần đi vào ổn định. Các câu hỏi trắc nghiệm cùng các bộ 
đề trắc nghiệm được soạn thảo ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao. 
 Ở các phân môn đều xây dựng riêng cho mình một hệ thống câu hỏi trắc 
nghiệm đa dạng về cả mặt số lượng lẫn các dạng câu hỏi. Xét mặt bằng chung 
thì khả năng phân loại mức độ nhận thức của học sinh( nhớ, hiểu, vận dụng, 
phân tích, tổng hợp và đánh giá) là khá cao. 
II. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 
 Để nắm rõ hơn thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong 
dạy học tại trường Trung học cơ sở (THCS), tôi đã tiến hành lấy phiếu điều tra 
về “ Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học ở trường 
THCS”. Tôi đã tiến hành lấy ý kiến của các giáo viên dạy tất cả các bộ môn 
thuộc hai trường: Trường THCS Thanh Đa và trường THCS Ngọc Tảo – Là hai 
ngôi trường tôi sẽ tiến hành thực nghiệm Sư phạm, trong đó có cả giáo viên dạy 
khối 9 trong 2 năm học 2018-2019, 2019-2020. Sau khi lấy ý kiến và tổng hợp 
đã cho kết quả sau: 
* Kết quả minh chứng ( phụ lục minh chứng) 
CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN 
 ĐỀ TÀI 
I. Cơ sở đề xuất các giải pháp 
- Câu hỏi tập trung vào vấn đề nghiên cứu. 
- Câu hỏi mang tích chất nêu vấn đề, buộc học sinh phải luôn ở trạng thái có vấn 
đề. Trong nhiều trường hợp giáo viên nên nêu ra nhiều câu hỏi gây sự tranh 
luận. Trong cả lớp, tạo điều kiện phát triển tính độc lập tư duy của học sinh, lập 
luận theo quan điểm riêng của mình. 
II. Các giải pháp chủ yếu 
 Để xây dựng được một bộ câu hỏi cần trải qua các bước sau: 
- Bước 1: Xác định mục tiêu của câu hỏi: xác định kiểm tra mảng kiến thức nào, 
 10
đối tượng hướng tới là ai và dùng để đo đạc đánh giá cái gì... 
- Bước 2: Xây dựng kế hoạch cho nội dung câu hỏi trắc nghiệm: Lập kế hoạch 
sẽ giúp ta tạo được “bộ khung”, trình tự các bước đi và hướng đi cho việc phát 
triển và hoàn thành bộ câu hỏi trắc nghiệm. Ta phải lập kế hoạch sao cho thực 
hiện được tốt nhất đầy đủ các mục tiêu đề ra ở bước một. 
- Bước 3: Soạn thảo câu hỏi. 
+ Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm cần dựa trên cơ sở mục tiêu đề ra và phải 
bám sát theo kết hoạch thực hiện, tránh sự lệch lạc đi sai hướng. 
+ Cần soạn nhiều câu hỏi hơn dự kiến ban đầu để có sự chọn lựa các câu hỏi. 
+ Phải tiến hành kiểm tra rà soát kỹ lưỡng các câu hỏi, hạn chế tối đa những lỗi 
sai đặc biệt trong nội dung kiến thức. 
- Bước 4: Thực nghiệm kiểm định câu hỏi. 
Đây là công việc kiểm định chất lượng thực tế của câu hỏi thông qua kết quả thu 
được từ học sinh. Từ đó có cơ sở sửa đổi cho phù hợp với điều kiện thực tế. 
III. Xây dựng bộ câu hỏi phần nội dung kiến thức “con người, dân số và 
môi trường”– sh9. 
1. Nội dung và phân phối chương trình như sau: 
Bảng trọng số tổng hợp 
Chương 3 Nội dung của chương 
Phân phối 
chương trình 
Số câu hỏi 
dự kiến 
Bài 53 
Tác động của con người đối 
với môi trường 
1 bài 22 
Bài 54, 54 Ô nhiễm môi trường 2 bài 43 
Bài 56,57 
Thực hành: tìm hiểu tình hình 
môi trường ở địa phương 
2 bài 15 
2. Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
( phần Phụ lục minh chứng) 
- Bộ câu hỏi gồm 80 câu được chia thành 4 mã đề ngẫu nhiên. Mỗi mã đề gồm 
40 câu với khung điểm 10 ( 0,25đ/1 câu đúng). 
- Số HS tham gia thực nghiệm: 112 học sinh 
 11
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
I. Thực nghiệm khảo sát câu hỏi 
 Sau khi xây dựng hệ thống câu hỏi gồm 80 câu được phân ra thành 4 đề, với 
4 dạng câu hỏi của TNKQ (Dạng đúng – sai, dạng câu hỏi nhiều lựa chọn 
(MCQ), ghép nối, điền khuyết, dạng câu hỏi có câu trả lời ngắn và cuối cùng là 
chú thích hình vẽ). Mỗi đề tương ứng với 40 câu và một phiếu trả lời riêng. 
Nhóm các đề theo cách lấy ngẫu nhiên không hoàn lại. Trung bình thời gian 
hoàn thành mỗi câu hỏi là 1 phút; thời gian để hoàn thành mỗi bài trắc nghiệm 
45 phút. 
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm: 
Địa điểm tổ chức thực nghiệm: Để xác định tính khả thi của hệ thống câu hỏi 
trắc nghiệm, tại mỗi trường tôi tiến hành thực nghiệm với 2 nhóm đối tượng: 
Lớp chọn và lớp thường. 
II. Kết quả phân tích câu hỏi 
Bài dạy 
Bộ câu hỏi TNKQ 
được giáo viên sử dụng 
Số CH chưa tốt 
Kết quả 
tốt 
Kết quả 
khá 
CH học sinh 
không trả lời 
được 
CH sai 
TS % TS % TS % TS % 
Bài 53: Tác động của 
con người đối với 
môi trường 
18 82,0 3 13,6 1 4,4 0 0,0 
Bài 54: Ô nhiễm môi 
trường. 
36 83,7 5 11,6 2 4,7 0 0,0 
Bài 55: Ô nhiễm môi 
trường. 
11 73,3 3 20 1 6,7 0 0,0 
Tổng 65 81,25 11 13,75 4 5,0 0 0,0 
 Nhận xét: 
- Từ kết quả thu được thông qua thống kê tôi nhận thấy hiệu quả của những câu 
hỏi phát huy năng lực tự lực đã xây dựng là rất lớn. Số câu hỏi được giáo viên 
đánh giá là rất tốt đem lại hiệu quả cao trong khi dạy là 81,25%. Số câu hỏi được 
đánh giá ở mức khá là 13,75%, số câu hỏi chưa tốt chỉ chiếm 5,0 %. Song phần 
 12
lớn số câu hỏi giáo viên cho là chưa tốt (những câu hỏi học sinh không trả lời 
được) tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ song đấy cũng là thực tế. 
- Thông qua những thực nghiệm sư phạm có thể thấy tỉ lệ số câu hỏi học sinh trả 
lời được là khá cao, số câu hỏi sử dụng được tương đối nhiều. Những câu hỏi 
không sử dụng được được giữ lại để sửa chữa hoàn thiện để đưa vào sử dụng. 
- Kết quả KTĐG cho thấy điểm số của HS đạt được ở mức khá, có những HS bị 
điểm dưới trung bình nhưng cũng có những HS đạt điểm giỏi, vì thế có thể phân 
loại được HS. Như vậy, về cơ bản hệ thống câu hỏi TNKQ đã đạt được mục đích 
KTĐG một cách khách quan, công bằng về trình độ nhận thức của HS và phân 
loại được HS khá giỏi trong lớp. 
- Theo kết quả phân tích độ khó cho thấy bài trắc nghiệm không phải là quả khó 
hoặc quá dễ. Các câu không đạt chủ yếu rơi vào những câu quá dễ. Những câu 
không đạt tôi có sự phân tích và chỉnh sửa cho phù hợp với nội dung chương 
trình và trình độ nhận thức của học sinh. 
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
- Thông qua việc tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích thực trạng KTĐG ở trường 
THCS, ta có thể khẳng định rằng việc đánh giá kết quả học sinh là khâu vô cùng 
quan trọng trong công tác giáo dục học sinh.TNKQ để KTĐG hỗ trợ đắc lực cho 
việc tổ chức hoạt động dạy và học của giáo viên thông qua sự phản hồi tín hiệu 
ngược từ học sinh. 
- Với những ưu điểm nổi trội, phương pháp trắc nghiệm khách quan đã, đang và 
sẽ được sử dụng rộng rãi trong công tác kiểm tra đánh giá tại các trường phổ 
thông. Phương pháp này vừa mang tính khách quan cao, vừa có khả năng KTĐG 
kiến thức trên một phạm vi tương đối rộng và phân loại được các trình độ nhận 
thức của học sinh. 
- Hiện thực hóa những lý luận chung, tôi đã tiến hành soạn thảo ra bộ câu hỏi 
gồm 80 với nội dung kiến thức xoay quanh phần kiến thức Con người, dân số và 
môi trường, dành cho chương trình SGK Sinh học 9. 
 13
- Kết quả trong tổng số 80 câu hỏi, tôi đã chọn ra được những câu đạt tiêu 
chuẩn áp dụng trong công tác KTĐG tại trường phổ thông. Những câu hỏi còn 
lại tôi sẽ chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực tế. 
- Vì khuôn khổ thời gian và kiến thức còn hạn chế và chưa đi sâu vào thực tế cụ 
thể của trường phổ thông, nên chắc chắn hệ thống câu hỏi còn gặp rất nhiều 
thiếu sót. Rất mong các thầy cô đóng góp ý kiến nhận xét để đề tài được hoàn 
chỉnh hơn. 
2. Kiến nghị 
- Tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc hội thảo bàn về cách thức lập và sử dụng câu 
hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy học. 
- Mở các khóa tập huấn về những điều cơ bản trong việc sử dụng câu hỏi trắc 
nghiệm khách quan cho giáo viên. 
- Phổ biến kỹ các dạng trắc nghiệm khách quan trong KTĐG và phương pháp 
làm bài cho học sinh nắm vững. Tránh những bỡ ngỡ và kết quả sai đáng tiếc. 
- Đầu tư nhiều hơn nữa phương tiện hiện đại như chấm kết quả trên máy, tăng 
tính khách quan cho kết quả chấm và hạn chế công sức của giáo viên. 
- Trong công tác KTĐG để khắc phục những hạn chế của phương pháp trắc 
nghiệm khách quan, cần có sự kết hợp nhiều hình thức KTĐG khác nhau. 
 Người viết 
 Trần Thị Nhàn 
 14
Tài liệu tham khảo 
1. Sách giáo khoa Sinh học 9 – NXB Giáo dục – Bộ Giáo duc và đào tạo. 2008 
2. Sách giáo viên Sinh học 9 – NXB Giáo dục – Bộ Giáo dục và đào tạo. 2002. 
3. Phân phối chương trình Sinh học THCS – NXB Giáo dục – Bộ giáo dục và 
đào tạo. 
4.Môi trường và con người: Giáo trình đại học Đà Lạt/ Lê Bá Dũng, NXB: Đại 
học Đà Lạt 1998 
5. Giáo trình Đại cương phương pháp dạy học Sinh học – NXB ĐH Sư phạm – 
Trần Bá Hoành (chủ biên) 
6.Mười vạn câu hỏi vì sao: Bảo vệ môi trường, Chu Công Phùng, NXB: Khoa 
học kỹ thuật 1996 
7. Sinh thái và môi trường, Nguyễn Văn Tuyên, NXB: Giáo dục 1997 
8. “Đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS” Trần Bá Hoành 
NXB Giáo dục Hà Nội - 2000 
9. “Đảng Cộng sản Việt Nam - Văn kiện hội nghị lần thứ II Ban chấp hành TW 
Đảng khoá 8. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997. 
 15
MỤC LỤC TRANG 
PHẦN 1: MỞ ĐẦU.3 
I. Đặt vấn đề.3 
II. Nhiệm vụ nghiên cứu....4 
III. Phương pháp nghiên cứu...4 
IV. Tổ chức nghiên cứu...5 
PHẦN II: NỘI DUNG..9 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.9 
I. Vai trò của KTĐG trong dạy học.......9 
II. Nội dung cơ bản của KTĐG..9 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU.....9 
 I. Khái quát phạm vi....9 
 II. Các giải pháp chủ yếu..9 
III. Xây dựng bộ câu hỏi...10 
CHƯƠNG 4:KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN11 
 I. Thực nghiệm khảo sát câu hỏi......11 
 III. Kết quả phân tích câu hỏi.......11 
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....12 
1.Kết luận12 
2. Kiến nghị.13 
 16
PHỤ LỤC VỀ CÁC MINH CHỨNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN 
1. Kết quả minh chứng :Thực trạng sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách 
quan trong dạy học ở trường THCS”. 
 Câu hỏi: Xin các đồng chí vui lòng cho biết việc xây dựng câu hỏi phát huy 
năng lực tự lực của học sinh có ý nghĩa như thế nào đối với quá trình dạy học 
Kết quả theo bảng thống kê: 
Vai trò của việc xây 
dựng câu hỏi 
Số người 
(12) 
Tỷ lệ 
(%) 
Ghi chú 
- Quan trọng 
- Khá quan trọng 
- Bình thường 
- Không quan trọng 
9 
2 
1 
0 
75, 0 
17, 0 
 8, 0 
0 
 Câu hỏi 2: Xin thầy cô cho biết để xây dựng câu hỏi thầy (cô) đã có những 
biện pháp gì? 
 Phần lớn các giáo viên được hỏi đều trả lời có xây dựng câu hỏi nhưng chủ 
yếu dựa vào câu hỏi có sẵn. Số ít các giáo viên (thường là giáo viên giỏi) đã ít 
nhiều sử dụng một số biện pháp xây dựng câu hỏi. 
* Kết quả thu được trước và sau khi áp dụng phương pháp xây dựng câu hỏi 
TNKQ để kiểm tra, đánh giá hoạt đọng học của HS theo hướng phát huy năng 
lực của học như sau: 
 Thực 
 trạng 
Kết 
 quả 
Trước khi áp dụng Sau khi áp dụng 
Giỏi Khá T.Bình 
Yếu-
Kém 
Giỏi Khá T.Bình 
Yếu-
Kém 
 5,7% 12,2% 49,8% 32,3% 19,7% 40,4% 39,4,% 0,5% 
 17
2. Bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan 
Bài 53: Tác động của con người đối với môi trường 
 Dạng câu hỏi nhiều lựa chọn MCQ (câu 1- câu 8) 
Câu 1: Dựa vào mức độ tác động của con người đối với môi trường có mấy 
thời kì phát triển của xã hội? 
A. 2 thời kì B. 3 thời kì C. 4 thời kì D. 5 thời kì 
Câu 2: Các hình thức khai thác thiên nhiên của con người thời nguyên thủy 
là gì? 
A. Hái quả, săn bắt thú. B. Bắt cá, hái quả. 
C.Săn bắt thú, hái lượm cây rừng. D.Săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. 
Câu 3: Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là: 
A. Phá huỷ thảm thực vật, gây ra nhiều hậu quả xấu. 
B. Cải tạo tự nhiên làm mất cân bằng sinh thái. 
C. Gây ô nhiễm môi trường. D. Làm giảm lượng nước gây khô hạn. 
Câu 4: Nguyên nhân gây cháy nhiều khu rừng thời nguyên thuỷ là do: 
A. Con người dùng lửa để lấy ánh sáng 
B. Con người dùng lửa để nấu nướng thức ăn . 
C. Con người dùng lửa sưởi ấm . 
D. Con người đốt lửa dồn thú dữ vào các hố sâu để bắt . 
Câu 5: Ở xã hội nông nghiệp do con người hoạt động trồng trọt và chăn 
nuôi đã: 
A. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác. 
B. Chặt phá rừng lấy đất chăn thả gia súc . 
C. Chặt phá và đốt rừng lấy đất canh tác, chăn thả gia súc . 
 18
D. Đốt rừng lấy đất trồng trọt. 
Câu 6: Ở xã hội nông nghiệp hoạt động cày xới đất canh tác làm thay đổi 
đất và nước tầng mặt nên: 
A. Đất khô cằn và suy giảm độ màu mỡ. B. Đất giảm độ màu mở . 
C. Xói mòn đất . D. Đất bị khô cằn. 
Câu 7: Nền nông nghiệp hình thành, con người phải sống định cư, dẫn đến 
nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành: 
A. Khu dân cư. B. Khu sản xuất nông nghiệp. 
C. Khu chăn thả vật nuôi. D. Khu dân cư và khu sản suất nông nghiệp. 
Câu 8: Tác động xấu của con người đối với môi trường tự nhiên là gì? 
A. Chặt phá rừng bừa bãi, khai thác tài nguyên thiên nhiên. 
B. Chặt phá rừng bừa bãi, săn bắt động vật hoang dã, khai thác tài nguyên 
thiên nhiên. 
C. Săn bắt động vật hoang dã, chặt phá rừng bừa bãi. 
D. Khai thác tài nguyên thiên nhiên , săn bắt động vật hoang dã. 
 Dạng câu hỏi điền thêm: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống ( câu 09- câu 12) 
Câu 9: Bên cạnh những tác động làm suy giảm(1), nền công nghiệp phát 
triển góp phần(2) 
Đáp án: (1) Môi trường; (2) Cải tạo môi trường. 
Câu 10: Một trong những tác động lớn nhất của con người tới môi 
trường.(1). Là phá hủy.(2)., từ đó gây ra nhiều..(3)..xấu. 
Đáp án: (1) tự nhiên; (2) thảm thực vật; (3) hậu quả. 
Câu 11: Ở thời kì nguyên thủy, con người sống(1) với (2) Cách sống 
cơ bản là săn bắt động vật và hái lượm cây rừng. 
Đáp án: (1) hòa đồng; (2) tự nhiên. 
Câu 12: Ở thời kì nguyên thủy, tác động lớn nhất của con người đối với môi 
trường là con người biết(1) để nấu nướng thức ăn, sưởi ấm và sua đuổi thú 
dữ. Con người đã đốt lửa dồn thú dữ vào những (2) để bắt, làm cho cánh 
rừng(3) ở Trung Âu, Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á bị (4) 
Đáp án: (1) dùng lửa; (2) hố sâu; (3) rộng lớn; (4) đốt cháy. 
 19
 Dạng câu hỏi đúng –sai( Câu 13- câu 16) 
Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) và điền vào chỗ trống. 
Câu 13: Suy giảm độ đa dạng của sinh học là nguyên nhân gây nên mất cân 
bằng sinh thái. 
Trả lời:.. Đáp án: Đúng 
Câu 14: Ở xã hội công nghiệp, xuất hiện nhiều vùng trồng trọt lớn là do công 
nghiệp khai khoáng phát triển. 
Trả lời: . Đáp án: Sai (ở xã hội công nghiệp, xuất hiện nhiều vùng 
trồng trọt lớn do nền nông nghiệp cơ giới hóa) 
Câu 15 : Hậu quả gây nên cho môi trường tự nhiên do con người săn bắt động 
vật quá mức là nhiều loài có nguy cơ bị tiệt chủng , mất cân bằng sinh thái . 
Trả lời: Đáp án: Đúng 
Câu 16: Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của sự phát triển của nền nông 
nghiệp. 
Trả lời: Đáp án: Sai (Thế kỉ XVIII được coi là điểm mốc của thời 
đại văn minh công nghiệp.) 
 Câu hỏi ghép nối(câu 17- câu 22) 
Nối nội dung ở cột (A) phù hợp với nội dung ở cột (B). 
Những hoạt động của con người phá hủy môi trường tự nhiên: 
Hoạt động của con 
người (A) 
Ghi kết quả Hậu quả phá hủy môi 
trường tự nhiên. (B) 
Câu 17: Hái lượm. Đáp án: a. a) Mất nhiều loài sinh vật 
Câu 18: Săn bắt động 
vật hoang giã. 
Đáp án: a, h. b) Mất nơi ở của sinh vật 
Câu 19: Đốt rừng lấy 
đất trồng trọt. 
Đáp án: a, b, c, d, 
e, g, h. 
c) Xói mòn và thoái hóa đất 
Câu 20: Chăn thả gia 
súc. 
Đáp án: a, b, c, d, 
g, h. 
d) Ô nhiễm môi trường 
Câu 21: Khai thác 
khoáng sản. 
Đáp án: a, b, c, d, 
g, h. 
e) Cháy rừng 
 20
Câu 22: Phát triển nhiều 
khu dân cư. 
Đáp án: a, b, c, d, 
g, h. 
g) Hạn hán 
h) Mất cân bằng sinh thái 
Bài 54: Ô nhiễm môi trường 
 Dạng câu hỏi MCQ (câu 23 - Câu 30) 
Câu 23: Thế nào là ô nhiễm môi trường ? 
A. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn . 
B. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn; các tính chất vật lí thay đổi . 
C. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn; các tính chất vật lí, hoá học, 
sinh học bị thay đổi gây tác hại cho con người và các sinh vật khác. 
D. Là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn; các tính chất vật lí, hoá học, sinh 
học thay đổi . 
Câu 24: Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường là gì ? 
A. Do hoạt động của con người gây ra và do 1 số hoạt động của tự nhiên. 
B. Do hoạt động của con người gây ra . 
C. Do 1 số hoạt động của tự nhiên ( núi lửa , lũ lụt ..) 
D. Do con người thải rác ra sông . 
Câu 25: Nguyên nhân nào gây ô nhiễm khí thải chủ yếu do quá trình đốt 
cháy? 
A. Gỗ, than đá. B. Gỗ, củi, than đá, khí đốt. 
C. Khí đốt, gỗ. D. Khí đốt, củi. 
Câu 26: Một số hoạt động gây ô nhiễm không khí như : 
CO2 , SO2 
 CO , 
NO2 
 21
A. Cháy rừng, các phương tiện vận tải. 
B. Cháy rừng, đun nấu trong gia đình. 
C. Phương tiện vận tải, sản xuất công nghiệp. 
D. Cháy rừng, phương tiện vận tải, đun nấu trong gia đình, sản xuất công 
nghiệp. 
Câu 27: Năng lượng nguyên tử và chất phóng xạ có khả năng gây đột biến ở 
người, gây ra một số bệnh: 
A. Bệnh di truyền . B. Bệnh ung thư . 
C. Bệnh di truyền và bệnh ung thư. D. Bệnh lao. 
Câu 28: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ chất thải của: 
A. Công trường khai thác chất phóng xạ . 
B . Nhà máy điện nguyên tử . 
C. Thử vũ khí hạt nhân . 
D. Công trường khai thác chất phóng xạ, nhà máy điện nguyên tử, việc thử vũ 
khí hạt nhân . 
Câu 29 : Nguồn gốc gây ô nhiễm sinh học chủ yếu do các chất thải như : 
A. Phân, rác, nước thải sinh hoạt. 
B. Nước thải sinh hoạt, nước thải từ các bệnh viện. 
C. Xác chết của các sinh vật, nước thải từ các bệnh viện. 
D. Phân, rác, nước thải sinh hoạt, xác chết sinh vật, nước thải từ các bệnh 
viện. 
Câu 30: Hậu quả của ô nhiễm do các chất phóng xạ gây ra? 
 22
A. Gây đột biến ở người và sinh vật. B.Gây một số bệnh di truyền và ung thư. 
C.Gây bệnh cho người do một số thói quen sinh hoạt. 
D. Đáp án A và B. 
 Dạng câu hỏi điền thêm (câu 31- câu 35) 
Điền những từ thích hợp vào chỗ trống 
Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí 
Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy 
Câu 31: Giao thông vận tải 
- Ô tô 
- .. 
 Đáp án: Xe máy, tàu lửa 
- Xăng, dầu 
- Than, đá 
Câu 32: Sản xuất công nghiệp 
- 
- 
 Đáp án: máy cày, máy bừa, máy 
gặt, máy kéo... 
- Than đá 
- Xăng, dầu 
Câu 33: Sinh hoạt: 
 -. 
Đáp án:đun nấu, chế biến thực 
phẩm. 
- Khí đốt, than. 
- Củi, rác thải, rơm rạ 
Câu 34: Ô nhiễm môi trường tạo điều kiện cho nhiều loại(1) gây bệnh cho 
người và động vật phát triển. Mỗi người cần phải(2)chống ô nhiễm môi 
trường để(3) Đáp án: (1) sinh vật; (2) tích cực; (3)phòng bệnh. 
Câu 35: Nguồn ô nhiễm phóng xạ chủ yếu là từ (1) của công trường khai 
thác(2), các nhà máy điện nguyên tử,và qua những vụ thử vũ khí hạt 
nhân. Đáp án: (1)chất thải; (2) chất phóng xạ. 
 Dạng câu hỏi đúng-sai (câu 36-câu 40) 
Hãy xác định những câu sau là đúng (Đ) hay sai (S) và điền vào chỗ trống. 
 23
Câu 36: Cách phòng tránh bệnh sốt rét :Diệt bọ gậy, giữ cho nơi ở thoáng đãng 
sạch sẽ, giữ vệ sinh nguồn nước, đi ngủ phải mắc màn. 
Trả lời:.. Đáp án: Đúng. 
Câu 37: Người ăn gỏi cá ( thịt cá sống ) sẽ bị nhiễm bệnh : Bệnh tả , lị . 
Trả lời:.. Đáp án: Sai (người ăn gỏi cá bị nhiễm bệnh sán lá gan). 
Câu 38: Thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại :Thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây 
hại. 
Trả lời:.. Đáp án: Sai ( thuốc bảo vệ thực vật gồm các loại: thuốc trừ 
sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc diệt nấm gây bệnh). 
Câu 39: Nguyên nhân dẫn đến bệnh tả, lị do thức ăn không vệ sinh, nhiễm vi 
khuẩn E. Coli, thức ăn không rửa sạch, môi trường sống không vệ sinh . 
Trả lời:. Đáp án: Đúng. 
Câu 40: Nguồn ô nhiễm nhân tạo gây ra là do hoạt động công nghiệp, giao 
thông vận tải, đốt cháy nhiên liệu trong sinh hoạt. 
Trả lời: Đáp án: Đúng. 
 Dạng câu hỏi ghép nối(câu 41-câu 46) 
Nối nội dung ở cột (A) phù hợp với nội dung ở cột (B) 
Nội dung 
(A) 
Lựa chọn 
(B) 
Câu 41: : Các chất phóng xạ, 
phóng xạ vào cơ thể người và 
động 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_xay_dung_va_su_dung_cau_hoi_trac_nghie.pdf