Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ

Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ

Cũng như dạy các bài vẽ ở các phân môn khác khi dạy các bài vẽ trang trí việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng và rất cần thiết. Đồ dùng dạy học là phương tiện cần thiết cho việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức và không thể thiếu trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức của giáo viên trong đó có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đối với học sinh tiểu học việc sử dụng đồ dùng dạy học lại càng quan trọng hơn vì nó giúp các em quan sát sự vật hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng kĩ xảo. Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng, bởi đồ dùng dạy học là sự hiển diện của kiến thức, có khả năng lột tả những gì trìu tượng nhất mà kênh chữ và lời diễn tả ít hiệu quả. Đôi khi lời nói lại không có tác dụng đối với học sinh. Đồ dùng dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh đối với môn Mĩ thuật nhất là học sinh lớp hai. Đồ dùng không thể thiếu được trong bất kì tiết học nào của bài học, người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng chu đáo, thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng hiệu quả và hứng thú say mê học tập của các em. Vậy cần chuẩn bị đồ dùng như thế nào để các tiết học đạt hiệu quả cao. Tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến như sau :

 Để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các bài vẽ trang trí, tốt nhất là sử dụng bài vẽ của học sinh. Các bài vẽ này phải có những nét điển hình để có thể giúp cho giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy, gồm 3 loại : loại tốt, loại trung bình và loại chưa đạt yêu cầu.

Trước khi sử dụng, giáo viên cần suy nghĩ, tìm hiểu nội dung của từng bài vẽ, tránh sử dụng bài vẽ mẫu một cách hời hợt hoặc tùy tiện, thiếu cân nhắc.

 Ngoài các bài vẽ mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình gợi ý cách vẽ theo yêu cầu cụ thể của từng bài.

 Giáo viên cần luyện tập thành thục cách vẽ bảng và kết hợp vẽ bảng với phương pháp dạy học một cách hợp lí để giúp cho học sinh tiếp thu tốt và dễ dàng hơn.

Ngoài việc sử dụng các bài vẽ trang trí của học sinh tôi còn tự làm và huy động thêm các em khéo tay, có năng khiếu mĩ thuật cùng làm các bài trang trí bằng những miếng xốp và những họa tiết rời. Các họa tiết được phân loại họa tiết chính và họa tiết phụ, mặt sau của các miếng họa tiết được dán bằng keo trong sau đó dán keo hai mặt, khi học sinh thực hiện dán họa tiết lên nền nếu dán chưa đúng có thể bóc dán lại dễ dàng. Mặt sau của các bài trang trí được dán nam châm rất

 

doc 22 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3162Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt phân môn Vẽ trang trí trường TH Hoàng Văn Thụ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuận lợi - khó khăn
 *Thuận lợi
	- Bản thân là giáo viên được đào tạo hệ sư phạm chính quy, được tham gia bồi dưỡng chuyên môn của cấp trên tổ chức, có đủ điều kiện để đáp ứng cho việc dạy học môn Mĩ thuật ở trường tiểu học.
	- Hiện nay sách vở, đồ dùng hỗ trợ cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh được trang bị tương đối đầy đủ.
	- Ban giám hiệu quan tâm và chỉ đạo kịp thời.
 - Qua quá trình học tập, tìm hiểu qua sách báo, tài liệu cũng như quá trình giảng dạy đã giúp cho tôi có những kinh nghiệm thiết thực trong khi thực hiện.
 - Học sinh yêu thích môn Mĩ thuật.
 * Khó khăn
 - Hầu hết học sinh ở đây đều là con em thuần nông, con em dân tộc thiểu số nên điều kiện đầu tư đồ dùng học tập cho các em còn hạn chế;
 - Do quan niệm của một số cha mẹ học sinh về môn học này cho rằng đó là môn học phụ, chưa coi trọng kết quả của giáo viên và học sinh, thiếu sự quan tâm mua sắm đồ dùng học tập, điều đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng học tập của học sinh và giảng dạy của giáo viên, gây cảm giác chán nản, không tự tin khi đến trường của các em;
 - Ngoài ra tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong nhà trường chưa phong phú, chưa phù hợp các bài học cụ thể Vì thế ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh.
 2.2. Thành công - hạn chế 
 * Thành công
	- Phát huy tính tích cực, độc lập suy nghĩ, nắm được các kiến thức cơ bản về phân môn vẽ trang trí và các ứng dụng của trang trí trong cuộc sống.
	- Nắm chắc hơn cách vẽ, chọn họa tiết, về bố cục trong bài trang trí, các mảng hình, mảng chính, mảng phụ, cách vẽ màu có trọng tâm, sử dụng màu có hòa sắc, vẽ màu đều tay, cẩn thận,...
	- Yêu nghệ thuật trang trí, cảm nhận được vẻ đẹp của trang trí trong cuộc sống, vận dụng và biết phát huy cái đẹp đã học vào cuộc sống hàng ngày.
 * Hạn chế
- Đồ dùng học tập của học sinh còn thiếu nhiều, học sinh còn hay quên đồ dùng khi đến lớp.
2.3. Mặt mạnh - mặt yếu 
 * Mặt mạnh
	- Học sinh yêu thích môn học, thích sáng tạo khi vẽ.
	- Dành thời gian cho môn Mĩ thuật.
 * Mặt yếu
	Trong phân môn Vẽ trang trí các em còn yếu về họa tiết, các họa tết giống nhau nhưng vẽ chưa bằng nhau, vẽ họa tiết còn rời rạc, vụn vặt, rườm rà, sắp xếp bố cục trong bài vẽ chưa cân đối, em thì vẽ bố cục lỏng lẻo, em thì vẽ bố cục nặng nề và cũng mắc rất nhiều hạn chế về màu như : Vẽ màu còn theo ngẫu hứng không quan tâm đến các nguyên tắc trong trang trí, vẽ màu chưa đều tay, còn hở giấy, vẽ màu chưa trọng tâm, chưa rõ đậm nhạt.
	2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
- Đa số phụ huynh chưa chú ý đến việc học Mĩ thuật của con em mình còn quan niệm đây là môn học thứ yếu chưa cần thiết, không quan trọng, còn xem là môn học phụ, chủ yếu chỉ cần cho con học Tiếng Việt và Toán là chính, còn các em có vẽ được hay không thì không quan trọng mấy, nói gì việc quan tâm và đầu tư dụng cụ học tập để các em phát huy tính thẩm mĩ và học tốt môn Mĩ thuật.
- Một số phụ huynh chưa quan tâm đến việc mua đồ dùng học tập cho học sinh như (bút màu, sáp màu, bút chì tẩy, vở tập vẽ ...) cho các em học còn chiếm số lượng khá nhiều vì điều kiện hoàn cảnh gia đình nghèo, khó khăn.
- Tài liệu phục vụ cho việc học vẽ chưa nhiều, chưa phù hợp theo từng bài học cụ thể.
- Trong phân môn Vẽ trang trí đa số các em gặp hạn chế về khả năng tưởng tượng, tư duy. Nhất là vẽ các họa tiết đối xứng hoặc họa tiết giống nhau lại vẽ không bằng nhau, một số em vẽ màu chưa theo nguyên tắc trong trang trí.
- Sau khi biết rõ nguyên nhân chủ quan và khách quan tôi cố gắng, tìm hiểu, vạch ra một kế hoạch thực hiện trong bốn năm nay, tôi cố gắng biến những nguyên nhân, khó khăn trở ngại này không còn là trở ngại, khó khăn nữa và tìm những biện pháp hay hơn nữa nhằm đóng góp để nâng cao chất lượng để dạy tốt môn Mĩ thuật, ở lớp 2 và ở cấp tiểu học và hiện nay tiết dạy Mĩ thuật của tôi cũng đạt được kết quả khả quan hơn.
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Tôi là giáo viên chuyên trách môn Mĩ thuật thuộc Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, ở nơi tôi công tác là một vùng sâu, học sinh đa số là con em nông dân nghèo, con em dân tộc thiểu số, có nhiều hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn phương tiện, đồ dùng học tập cho môn học Mĩ thuật, gia đình thiếu quan tâm mua sắm đồ dùng học tập cho học sinh vì thế nên còn hạn chế về nhiều mặt. Tôi luôn muốn học sinh ngày càng tiến bộ, hứng thú và yêu thích môn học. Trong những năm qua tôi luôn tìm tòi tự làm và nghiên cứu cách sử dụng các đồ dùng dạy học sao cho các tiết học đạt hiệu quả, học sinh hiểu và thực hành tốt hơn, nhớ kiến thức lâu hơn. Ngay từ đầu năm học tôi đã quan sát, khảo sát và phân hóa các đối tượng học sinh, kịp thời bồi dưỡng học sinh có năng khiếu và phụ đạo học sinh nắm chưa chắc kiến thức và kĩ năng thực hành còn chậm. Luôn vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với các đối tượng học sinh giúp các em ngày càng yêu thích môn học, kĩ năng vẽ tốt hơn, yêu cái đẹp muốn tạo ra cái đẹp và vận dụng được vào học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
Học sinh rất yêu thích bộ môn Mĩ thuật nhưng kỹ năng vẽ và khả năng cảm thụ cái đẹp chưa nhiều, tư duy chưa tập trung, ít có tổ chức, hình ảnh tưởng tượng còn đơn giản hay thay đổi, vẽ các họa tiết chưa phong phú, có những em chưa có ý thức sắp xếp bố cục trong bài vẽ, có em vẽ bố cục lỏng lẻo, em vẽ bố cục lệch,...có em vẽ màu chưa hòa sắc, chưa theo nguyên tắc trong trang trí,..Tại sao lại như vậy? Chỉ vì các em nắm chưa chắc về kiến thức cơ bản trong phân môn vẽ trang trí. Chính vì vậy muốn thành công khi thực hiện đề tài người giáo viên cần nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh, phải nắm chắc chương trình của mỗi lớp qua các bài cụ thể. Mỗi bài dạy trang trí đảm bảo đúng kiến thức cơ bản, có trọng tâm, đặc trưng riêng của bộ môn. Học sinh thường thực hiện theo bản năng, nếu giáo viên không hướng dẫn, không gợi ý thì các em sẽ lúng túng không thể thực hiện được bài, nên ngoài việc chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, nội dung bài giảng giáo viên cần tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh thêm hứng thú, yêu thích môn học và nhất là luôn luôn chủ động chuẩn bị tốt đồ dùng học tập trước khi đến lớp. Giáo viên biết mở rộng kiến thức mỗi bài dạy bằng sự hướng dẫn học sinh tìm tòi, sáng tạo (tìm họa tiết, tìm bố cục, tìm màu cho hài hòa). Hướng dẫn học sinh cách vẽ bài trang trí, góp ý riêng theo sự sáng tạo của từng em. Giáo viên phải biết vận dụng dạy kĩ thuật vẽ kết hợp học cách cảm thụ cái đẹp của các tác phẩm nghệ thuật, của thế giới xung quanh. Tạo không khí lớp học vui vẻ, nhẹ nhàng, hấp dẫn, sử dụng từ ngữ phù hợp, tạo không khí như đang trò chuyện, trao đổi nội dung bài học với học sinh, lồng ghép thêm trò chơi học tập trong tiết học giúp các em càng yêu thích môn học và nhớ kiến thức lâu hơn. Qua sự hướng dẫn và phương pháp rèn luyện của giáo viên các em vẽ đẹp hơn, mạnh dạn, tự tin hơn, biết phối hợp các mảng họa tiết hài hòa, sinh động, sáng tạo, có ý thức lựa chọn màu sắc phù hợp, có đậm có nhạt và không lạm dụng màu. Điều đó khẳng định nhiệm vụ của giáo viên cần quan tâm nắm vững phương pháp giảng dạy, sử dụng đồ dùng dạy học khoa học có hiệu quả và luôn tâm huyết trong những giờ dạy thì kết quả sẽ tốt hơn, chất lượng bài vẽ của các em ngày càng tiến bộ. 
3. Giải pháp, biện pháp
 3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
- Giúp học sinh nắm chắc hơn về kiến thức luyện thêm kĩ năng thực hành trong phân môn Vẽ trang trí. Chất lượng phân môn Vẽ trang trí của học sinh khối lớp 2 được nâng lên rõ rệt.
- Biết cảm nhận cái đẹp ở xung quanh, biết tạo ra cái đẹp theo khả năng của mình, biết giữ gìn, phát huy và vận dụng cái đẹp đó vào học tập và trong cuộc sống hàng ngày.
- Luôn có hứng thú trong các tiết học, trong giờ học luôn tự tin, thoải mái không gò bó, tự do sáng tạo.
 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
 * Khi dạy vẽ trang trí cần chú ý những kiến thức cơ bản sau:
Thứ nhất là: Giúp học sinh chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
	Đồ dùng học tập rất quan trọng trong giờ Mĩ thuật bởi tiết học chủ yếu là thực hành, nếu không có đồ dùng các em sẽ không tập trung học và còn làm việc riêng hoặc phá các bạn bên cạnh làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của cả lớp. Để tiết Mĩ thuật các em luôn có đồ dùng đầy đủ tôi kiểm tra đồ dùng của các em liên tục, tuyên dương các bạn luôn đầy đủ đồ dùng học tập. Huy động các em mang 2 cây bút chì cho bạn mượn, rồi khi thực hành trong nhiều tiết tôi cho các em ngồi theo nhóm 4 để các em dùng màu chung của nhau. Ngoài ra tôi luôn mang theo vài cây bút chì, giấy A5, màu vẽ cho các em mượn. Chính vì vậy sẽ không có em nào ngồi chơi mà không thực hành, làm cho các em trong lớp đoàn kết hơn và luôn biết giúp đỡ nhau trong học tập.
Thứ hai là: Tự làm và sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả.
Cũng như dạy các bài vẽ ở các phân môn khác khi dạy các bài vẽ trang trí việc chuẩn bị đồ dùng dạy học là rất quan trọng và rất cần thiết. Đồ dùng dạy học là phương tiện cần thiết cho việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức và không thể thiếu trong quá trình dạy học, học sinh nhận thức nội dung bài học dưới sự tổ chức của giáo viên trong đó có sự hỗ trợ của đồ dùng dạy học. Đối với học sinh tiểu học việc sử dụng đồ dùng dạy học lại càng quan trọng hơn vì nó giúp các em quan sát sự vật hiện tượng một cách trực quan, giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn nội dung bài học, hình thành tốt kĩ năng kĩ xảo. Việc sử dụng đồ dùng dạy học là rất quan trọng, bởi đồ dùng dạy học là sự hiển diện của kiến thức, có khả năng lột tả những gì trìu tượng nhất mà kênh chữ và lời diễn tả ít hiệu quả. Đôi khi lời nói lại không có tác dụng đối với học sinh. Đồ dùng dạy học giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh đối với môn Mĩ thuật nhất là học sinh lớp hai. Đồ dùng không thể thiếu được trong bất kì tiết học nào của bài học, người giáo viên cần chuẩn bị đồ dùng chu đáo, thích hợp, đúng lúc, đúng chỗ sẽ tăng hiệu quả và hứng thú say mê học tập của các em. Vậy cần chuẩn bị đồ dùng như thế nào để các tiết học đạt hiệu quả cao. Tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến như sau :
 Để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho các bài vẽ trang trí, tốt nhất là sử dụng bài vẽ của học sinh. Các bài vẽ này phải có những nét điển hình để có thể giúp cho giáo viên khai thác phục vụ tốt cho bài dạy, gồm 3 loại : loại tốt, loại trung bình và loại chưa đạt yêu cầu. 
Trước khi sử dụng, giáo viên cần suy nghĩ, tìm hiểu nội dung của từng bài vẽ, tránh sử dụng bài vẽ mẫu một cách hời hợt hoặc tùy tiện, thiếu cân nhắc.
 Ngoài các bài vẽ mẫu, giáo viên cần chuẩn bị hình gợi ý cách vẽ theo yêu cầu cụ thể của từng bài.
 Giáo viên cần luyện tập thành thục cách vẽ bảng và kết hợp vẽ bảng với phương pháp dạy học một cách hợp lí để giúp cho học sinh tiếp thu tốt và dễ dàng hơn. 
Ngoài việc sử dụng các bài vẽ trang trí của học sinh tôi còn tự làm và huy động thêm các em khéo tay, có năng khiếu mĩ thuật cùng làm các bài trang trí bằng những miếng xốp và những họa tiết rời. Các họa tiết được phân loại họa tiết chính và họa tiết phụ, mặt sau của các miếng họa tiết được dán bằng keo trong sau đó dán keo hai mặt, khi học sinh thực hiện dán họa tiết lên nền nếu dán chưa đúng có thể bóc dán lại dễ dàng. Mặt sau của các bài trang trí được dán nam châm rất 
dễ dàng gắn trên bảng. Khi dạy các bài vẽ đường diềm, hình vuông, hình tròn tôi chỉ việc hướng dẫn cho học sinh gắn các họa tiết chính và họa tiết phụ từ đó các em hình dung rất nhanh và nắm rất chắc về nguyên tắc trong trang trí về nguyên tắc đối xứng qua trục, họa tiết chính, họa tiết phụ...Muốn bao quản được lâu và dễ dàng thay đổi họa tiết tôi đã ép plastic, mỗi khi học sinh thực hiện ghép thành bài trang trí các em rất dễ dàng thay đổi.
 (Các họa tiết và bài trang trí sử dụng các miếng ghép bằng xốp màu)
(Hình ảnh các em tham gia ghép các họa tiết rời thành bài trang trí hoàn chỉnh và quan sát giáo viên phân tích các nguyên tắc trong trang trí)
Thứ ba là: Giúp học sinh nắm được một số kiến thức cơ bản về trang trí 
Màu sắc trong trang trí.
- Màu sắc trong thiên nhiên: Màu sắc trong thiên nhiên rất phong phú. Người ta chỉ nhận biết màu sắc khi có ánh sáng. Ánh sáng có 7 màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. 
 Màu trên cầu vồng Màu ở cánh đồng hoa
- Màu cơ bản: Đỏ, vàng, lam (hay còn gọi là những màu gốc) vì từ 3 màu này người ta có thể pha trộn ra được rất nhiều màu sắc khác .
- Màu nhị hợp: Là màu do pha trộn 2 màu cơ bản với nhau mà thành thì gọi là màu nhị hợp.
- Màu bổ túc: 
- Màu tương phản: Các cặp màu tương phản:
	Đỏ và vàng
	Đỏ và trắng
	Vàng là lục
Các cặp màu tương phản thường được dùng trong trang trí khẩu hiệu.
- Màu nóng: Là màu tạo cho người nhìn vào nó có cảm giác ấm, nóng.
VD: Đỏ, vàng, da cam.
- Màu lạnh: Là màu tạo cho người nhìn vào nó có cảm giác mát, lạnh.
VD: Lam, tím, lục.
* Khái niệm về bố cục trong trang trí
Bố cục trong trang trí là sự sắp xếp các yếu tố trang trí (hình mảng, đường nét, đậm nhạt, màu sắc) theo những quy tắc của trang trí, phù hợp với từng thể loại trang trí, góp phần tạo ra những sản phẩm trang trí có giá trị thẩm mỹ phục vụ nhu cầu tinh thần ngày càng cao của con người.
* Một số nguyên tắc bố cục trong trang trí 
- Nguyên tắc tương phản trong trang trí 
Trong trang trí nguyên tắc tương phản luôn được sử dụng để tạo cho trang trí có sự đa dạng phong phú để làm nổi phần nào, mảng nào trong bố cục : Có nghĩa là các yếu tố có tính chất đối lập nhau luôn được khai thác trong trang trí để cái nọ tôn cái kia lên. Chẳng hạn như :
 + Về hình mảng: Muốn rõ mảng to phải có mảng nhỏ để so sánh thấy được tương quan.
 + Về đậm nhạt: Muốn làm nổi mảng sáng phải có mảng tối.
 + Về đường nét: Để thay đổi sự đơn điệu của nhiều đường nét cong cần có nét xiên, nét gấp khúc.
 + Về hình thể: Bên cạnh mảng vuông cần có mảng tròn, mảng tam giác, quả trám, các mảng đa giác khác
 + Về màu sắc: Để làm nổi phần nào, ý nào dùng tương phản về nóng lạnh của màu hoặc tương phản về sắc độ của nhau .
(Hình: 1 Màu tương phản nóng, lạnh)
- Nguyên tắc cân đối trong trang trí 
Đây là một nguyên tắc hết sức cơ bản trong trang trí. Nó có ý nghĩa là sự sắp xếp hài hòa, hợp lí giữa các mảng với tổng thể không có mảng quá to phá vỡ khung hình định trang trí, hoặc quá nhỏ làm bố cục bị lỏng lẻo, vụn vặt. Sự cân đối có nghĩa là các mảng, các họa tiết, các độ đậm nhạt và màu sắc phải được bố trí cân bằng làm cho mắt người xem được dẫn đi hết diện tích được trang trí không có sự bố trí bị lệch hoặc bị dồn vào một phía.
* Một số hình thức thường được sử dụng trong trang trí:
+ Hình thức nhắc lại: Một họa tiết hay một nhóm họa tiết được vẽ lặp lại nhiều lần, có thể đảo ngược theo một trật tự nhất định gọi là sắp xếp nhắc lại.
(Hình 2: Bài trang trí theo hình thức nhắc lại)
+ Hình thức đối xứng (đăng đối): Hình thức đối xứng là sử dụng các họa tiết, các mảng màu giống nhau vẽ đối diện với nhau qua một trục (hoặc nhiều trục). Cũng có thể dùng các họa tiết khác nhau nhưng có cùng một kích thước, một hình dáng (nhìn đại thể thì giống nhau, nhưng chi tiết thì khác nhau).
(Hình 3: Bài trang trí theo hình thức đối xứng (đăng đối))
+ Hình thức xen kẽ: Hai hay nhiều họa tiết được vẽ xen kẽ nhau và lặp lại gọi là sắp xếp xen kẽ.
(Hình 4 : Bài trang trí theo hình thức xen kẽ)
+ Hình thức mảng hình không đều: Các mảng hình, hoạ tiết tuy không đều nhau nhưng vẫn tạo ra sự thăng bằng, cân xứng, thuận mắt trong bài vẽ thì được gọi là sắp xếp mảng hình không đều.
(Hình 5: Bài trang trí theo hình thức mảng hình không đều)
Yêu cầu về bố cục của một bài trang trí
Để có một bố cục trang trí đẹp khi sắp xếp cần đảm bảo một số yêu cầu chính sau đây :
 - Về phân bố hình mảng
 	 + Phân bố hình mảng phải cân đối có trọng tâm để làm nổi ý đồ của bố cục và để tập trung sự chú ý của người xem .
+ Hình mảng cần có sự đa dạng về kích thước và hình thể.
+ Bố trí mảng đặc cần quan tâm đến mảng trống
 - Phân bố đậm nhạt: Là sử dụng tương phản của các độ đậm, độ nhạt để làm nổi bật phần chính và dìm đi chi tiết phụ không cần thiết, họa tiết có chỗ ẩn, chỗ hiện đẹp mắt. Khi phân bố đậm nhạt nên sử dụng 3 sắc độ : Sáng, trung gian và đậm. Bắt đầu không nên dùng ngay độ đậm trước mà nên đi từ độ vừa, trên cơ sở đó mà nhấn mạnh và nhấn sáng ở những chỗ cần thiết theo ý đồ của người trang trí.
Thứ tư là : Lồng ghép trò chơi trong học tập
Trò chơi 1: Chọn hoạ tiết
- Mục tiêu: 
Rèn luyện kĩ năng sắp xếp hoạ tiết, màu sắc, hình vẽ cho hài hoà, phù hợp.
Chuẩn bị:
+ Một số bộ họa tiết hoa, lá, con vật bằng đề can hoặc xốp màu cắt rời phù hợp với nội dung bài học.
 + Một số hình vẽ chưa trang trí phù hợp với nội dung bài học (số lượng hình tương ứng với nhóm học tập trong lớp).
 + Hồ dán, keo dán, nam châm.
 - Cách chơi: 
 + Giáo viên chia lớp thành các nhóm học tập và phát cho mỗi nhóm 2 bộ phiếu bao gồm hoạ tiết và hình chưa trang trí (hình vuông, đường diềm, hình tròn,...).
 + Thời gian sắp xếp hoạ tiết vào hình trang trí cho mỗi đội là 1 phút, yêu cầu sắp xếp cho phù hợp, nhóm nào nào ghép nhanh, ghép phù hợp nhóm đó thắng cuộc.
Trò chơi 2: Tìm ô tương ứng
- Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng thực hiện các bước tiến hành một bài vẽ trang trí.
- Chuẩn bị:
 + Những tấm bìa có nội dung ghi các bước tiến hành một bài vẽ trang trí.
+ Hồ dán, nam châm.
- Cách chơi: Chọn 2 đội, mỗi đội có số học sinh tương ứng với các bước tiến hành bài vẽ theo nội dung bài học lên đứng vào vị trí quy định.
 + Giáo viên phát cho mỗi đội 1 bộ phiếu có nội dung các bước tiến hành một bài vẽ theo nội dung bài học. 
 + Nghe hiệu lệnh của giáo viên, lần lượt từng học sinh của mỗi đội lên dán các mảnh bìa có nội dung ghi các bước tiến hành một bài vẽ lên bảng, đội nào dán nhanh, đúng đội đó thắng cuộc
Vẽ hình vuông và kẻ các đường trục
Bước 1
Hoàn thành và vẽ màu
Bước 2
Vẽ các mảng chính và các mảng phụ
Bước 3
Vẽ họa tiết chính, phụ vào các mảng cho 
Phù hợp.
phù hợp
Bước 4
Trò chơi 3: Vẽ màu vào hình có sẵn 
 - Mục tiêu: Củng cố kỹ năng chọn và vẽ màu 
 - Chuẩn bị: Một số hình vẽ (phù hợp với bài học) chưa có màu (giấy A4), màu vẽ, nam châm.
 - Cách chơi: Treo các hình vẽ đã chuẩn bị lên bảng yêu cầu 4 học sinh lên vẽ màu trong thời gian một bài hát của các bạn trong lớp.
Ngoài ra còn một số trò chơi như : Thi vẽ tiếp họa tiết, Kể tên các đồ vật có trang trí theo nội dung bài học (trang trí đường diềm, trang trí hình vuông, hình tròn,...). Để mở rộng thêm kiến thức có thể cho các em chơi trò chơi: Trang trí trên đồ vật (cắt tạo dáng các đồ vật như mũ, váy, áo,... sau đó chuẩn bị một số ọc tiết rời và cho các em tự chọn và trng trí đồ vật theo ý thích của mình,...vv
Thứ năm là: Rèn kĩ năng cảm thụ mĩ thuật và vận dụng kiến thức vào cuộc sống
Là khả năng nhận biết cái đẹp, sau khi học sinh quan sát sẽ đưa ra những nhận xét về cái đẹp thông qua bố cục, hình dáng cấu trúc tỷ lệ, màu sắc, đậm nhạt từ đó vận dụng vào bài học và trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên mỗi học sinh có cảm nhận riêng về cái đẹp, giáo viên giảng dạy cần hướng cho học sinh cách cảm thụ cái đẹp một cách cơ bản. Cái đẹp ở đây bao gồm cả hình thức và nội dung, hình thức thể hiện được nội dung theo quan điểm nghệ thuật phải bắt nguồn từ cuộc sống và phục vụ cuộc sống. Đó là nghệ thuật đích thực, phải biết chắt lọc lựa chọn hình tượng đẹp để phản ánh trong “Tác phẩm” thông qua môn học phát triển khả năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực góp phần giáo dục cho học sinh thị hiếu thẩm mỹ và có ý thức vươn tới “Chân, thiện, mỹ”, trở thành người công dân tốt có trách nhiệm đối với đất nước.
Là khả năng vận dụng sự hiểu biết về cái đẹp vào trong cuộc sống một cách toàn diện như thông qua cách ăn mặc, đầu tóc, lối sống, tiện nghi sinh hoạt. Ứng dụng vào việc sắp xếp sách vở, vẽ hình, trình bày bài các môn học khác như: Toán, Tiếng việt,... Vì trang trí bắt nguồn từ thực tế đời sống xã hội, trang trí là làm đẹp hơn cái vốn có ban đầu, học trang trí ta sẽ biết làm đẹp cuộc sống xung quanh, làm đẹp cho gia đình và làm đẹp cho chính mình.
	3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp
	- Giáo viên có đủ kiến thức và kĩ năng sư phạm theo yêu cầu môn học, cấp học. Luôn yêu nghề, tâm huyết với nghề. Không ngừng 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_70_9992_2021943.doc