Chuyên đề Dạy học tập làm văn đề “mở” ở tiểu học và vận dụng quy trình viết vào giảng dạy tập làm văn

Chuyên đề Dạy học tập làm văn đề “mở” ở tiểu học và vận dụng quy trình viết vào giảng dạy tập làm văn

Đề mở là đề cho phép học sinh khi làm bài có thể bày tỏ ý kiến của riêng mình về các vấn đề cần bàn luận, giải thích, chứng minh do đề bài nêu ra, bày tỏ cách nhìn của riêng mình trong việc lựa chọn đối tượng và cách thức miêu tả, kể chuyện, tranh luận về đối tượng đó.

ppt 15 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 142Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Dạy học tập làm văn đề “mở” ở tiểu học và vận dụng quy trình viết vào giảng dạy tập làm văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN TÂN PHÚ 
CHUYÊN ĐỀ 
DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN ĐỀ “MỞ” 
Ở TIỂU HỌC VÀ VẬN DỤNG QUY TRÌNH VIẾT VÀO GIẢNG DẠY TẬP LÀM VĂN 
CÂU HỎI THẢO LUẬN 
Thầy/Cô có nhận xét gì về việc vận dụng quy trình viết trong tiết dạy vừa thực hiện. 
Quy trình viết một đoạn văn hay bài văn gồm những bước nào? 
QUY TRÌNH VIẾT 
1. Trướ c khi viết 
2. Viết nháp 
3. Đọc lại/ sửa 
4. Hội ý/ sửa chữa 
5. Đọc sửa và chọn lọc/ viết lại 
6. Công bố/ chia sẻ 
QUY TRÌNH VIẾT 
VẬN DỤNG VÀO DẠY TLV 
Sửa ý, ngữ pháp 
Sửa đoạn 
Tự sửa 
Trao đổi 
Xác định chủ đề 
Xác định người đọc 
Liệt kê ý (tìm ý) 
Sắp xếp ý (cấu trúc dự kiến của bài) 
Phát triển ý tưởng (Viết đoạn) 
Liên kết ý, đoạn 
Chủ đề, đối tượng đọc 
Mục đích viết 
1. Chuẩn bị 
2. Viết nháp 
3. Xem/ Viết lại 
4. Đọc thử - Sửa lỗi chính tả 
5. Công bố/ chia sẻ 
- Trưng bày sản phẩm 
- Đọc cho bạn nghe 
- Lưu bài,. 
Những lưu ý mà giáo viên cần tránh 
 Bỏ qua hoặc làm đơn giản giai đoạn trước khi viết. 
 Không quan tâm hướng dẫn học sinh đọc lại để chỉnh sửa bài viết của mình. 
 Không quan tâm đến nhu cầu của HS là được viết cho người khác đọc. 
 Không tổ chức cho học sinh đọc cho bạn nghe, nghe bạn góp ý sửa chữa bài mình, không trưng bày sản phẩm hoàn chỉnh của học sinh. 
CÂU HỎI THẢO LUẬN 
Thế nào là đề “mở” trong phân môn Tập làm văn (cho ví dụ đề “mở” và đề “không mở”). 
Thuận lợi và khó khăn trong dạy học TLV đề “mở” ở Tiểu học. 
Khái niệm đề “mở” 
	 Đề mở là đề cho phép học sinh khi làm bài có thể bày tỏ ý kiến của riêng mình về các vấn đề cần bàn luận, giải thích, chứng minh do đề bài nêu ra, bày tỏ cách nhìn của riêng mình trong việc lựa chọn đối tượng và cách thức miêu tả, kể chuyện, tranh luận về đối tượng đó . 
THUẬN LỢI TRONG DẠY HỌC ĐỀ “MỞ” 
- Đa số các đề bài miêu tả, kể chuyện, tranh luận (thuyết phục người đọc đồng ý với người viết về một vấn đề nào đó) trong sách Tiếng Việt là đề có độ mở rất rộng. 
THUẬN LỢI TRONG DẠY HỌC ĐỀ “MỞ” 
 Chương trình được thiết kế đồng tâm, các kĩ năng của phân môn TLV, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập ngôn bản, kĩ năng kể chuyện miêu tả được trang bị từ các phân môn và các khối lớp trước được nâng cao dần theo phân phối chương trình. 
 Sự phát triển của truyền thông góp phần cung cấp cho học sinh vốn sống, vốn từ, khả năng diễn đạt v.v 
KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC ĐỀ “MỞ” 
- Đòi hỏi giáo viên phải có kiến thức sâu rộng, phong phú; có vốn sống thực tế và kết hợp linh hoạt các phương pháp giảng dạy; biết gợi mở sự tò mò, khả năng sáng tạo của học sinh. 
- Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi (mau nhớ mau quên) do đó mức độ tập trung, cũng như khả năng vận dụng kiến thức cũ, kiến thức tích hợp từ các phân môn khác của học sinh còn yếu. 
KHÓ KHĂN TRONG DẠY HỌC ĐỀ “MỞ” 
- Kiến thức thực tế về cuộc sống của hs còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài học. 
- Vốn từ vựng của hs hạn chế, viết câu rời rạc, thiếu liên kết, thiếu logic, tính sáng tạo chưa cao, “văn nói”. 
- Phụ thuộc văn mẫu hoặc phụ thuộc hoàn toàn theo lời giảng của giáo viên. 
GIẢI PHÁP 
- Chuẩn bị cho học sinh các “vật liệu” cần thiết từ những phân môn trước đặc biệt là phân môn LT&C (theo chủ điểm, chủ đề tương ứng). 
- Mở rộng vốn từ, hoàn thiện dần khả năng diễn ngôn bằng việc phát triển văn hoá đọc. 
- “Đổi mới” cách truyền đạt trong phân môn TLV. 
Quá trình dạy học hướng đến đề “mở” 
GIẢI PHÁP 
 Dự đoán các tình huống giả định thật đa dạng và chi tiết khi xây dựng ma trận hoặc đáp án, cần nêu ra nhiều hướng triển khai nội dung của từng phần. 
- Tôn trọng cái tôi chủ thể sáng tạo bài làm của HS , tôn trọng mọi cách nghĩ, cách cảm, cách tả, cách kể của bất kì học sinh nào trước đề bài thầy cô ra. Coi trọng việc xây dựng đáp án biểu điểm của đề theo tinh thần thoáng, mở, khái quát, tránh sa vào những chi tiết cụ thể, tỉ mỉ. 
Chấm đề “mở” 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẬN 12 
CHUYÊN ĐỀ 
DẠY HỌC TẬP LÀM VĂN ĐỀ “MỞ” 
Ở TIỂU HỌC VÀ VẬN DỤNG QUY TRÌNH VIẾT VÀO GIẢNG DẠY TẬP LÀM VĂN 
TRÂN TRỌNG CẢM ƠN 
SỰ THAM GIA 
CỦA QUÝ THẦY CÔ! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptchuyen_de_day_hoc_tap_lam_van_de_mo_o_tieu_hoc_va_van_dung_q.ppt