Đề tài Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS

Đề tài Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS

 Chuyển từ tư tưởng quản lý mệnh lệnh, hành chính sang quản lý chủ yếu bằng quy chế trên cơ sở lấy sự tôn trọng trong công tác làm nền tảng.

Đổi mới phương thức quản lý :

Một là: Chuyển một chiều từ trên xuống sang tương tác, lấy đối tượng quản lý làm trung tâm: Bồi dưỡng đội ngũ TTCM có năng lực, có khả năng đóng góp ý kiến tham gia vào công tác quản lý của Hiệu trưởng .

 Hai là: Quản lý với tinh thần tăng cường tính dân chủ thông qua đó phát huy sức sáng tạo năng động của các TTCM .

Xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể, giảm bớt tính chỉ đạo một chiều, tăng cường khuyến khích, hỗ trợ, động viên, tạo điều kiện cho TTCM phát huy vai trò chủ động trong quản lý, điều hành mọi hoạt động. Giao quyền tự chủ cho các tổ chuyên môn, các bộ phận, các tiểu ban : Ban nề nếp, ban thanh kiểm tra nội bộ, tổ nghiệp vụ ứng dụng công nghệ thông tin, ban đánh giá chất lượng, ban tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp . nhưng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và nếu cần thì xử lí .

Mỗi một bộ phận (còn gọi là các hội đồng tư vấn ) đều có người phụ trách chính và có phân công nhiệm vụ cụ thể .Tất nhiên đều phải có kế hoạch và chương trình hoạt động . Ví dụ : Quyết định thành lập tổ nghiệp vụ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy sức sáng tạo của các thành viên có năng lực CNTT.

 

doc 18 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3493Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hiệu trưởng với công tác quản lý chỉ đạo Tổ chuyên môn ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 có đủ khả năng làm tổ trưởng là khó khăn. 
Đối với các trường vùng khó khăn (Trừ những trường có chế độ vùng 3) đa số giáo viên thường trú ở các vùng thuận lợi nhà xa trường nên điều kiện bám trường ,bám lớp là rất khó thực hiện được nên cũng ảnh hưởng nhiều đến sự nhiệt tình trong công tác. Nhiều giáo viên không muốn nhận các nhiệm vụ như Tổ trưởng ,tổ phó hoặc các kiêm nhiệm khác mà chỉ muốn dạy đủ tiết để về dạy thêm hoặc làm thêm kinh tế cho gia đình. Thậm chí nhiều giáo viên có năng lực có điều kiện thì tranh thủ bằng mọi cách xin về trường thuận lợi để công tác. Chính vì vậy những trường khó khăn lại càng khó khăn. Trong đó có cả việc tìm người làm tổ trưởng chuyên môn cũng vô cùng gian nan cho người quản lí .
Thứ ba : Các điều kiện phục vụ cho việc sinh hoạt chuyên môn,việc nâng cao chất lượng cho đội ngũ cũng như học sinh còn thiếu. Vì vậy việc chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn của hiệu trưởng cũng gặp không ít trắc trở .
 b.Thành công – hạn chế 
Thành công : Từ biện pháp quản lí chỉ đạo này đã giúp cho công tác quản lý của người Hiệu trưởng nhẹ nhành hơn, không khí làm việc trong trường thoải mái hơn, thân thiện, đồng bộ hơn, nhịp nhàng hơn . Tránh được sự chồng chéo dẫm chân lên nhau, lấn sân trong công việc, không còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm “ cha chung không ai khóc”.
Trong 3 năm học vừa qua trường tôi chỉ có 12 lớp với 26 giáo viên đứng lớp nhưng vẫn dạy đủ tất cả các môn học cho học sinh nên việc chia tổ chuyên môn cũng là điều rất trăn trở của ban lãnh đạo rồi chọn người làm tổ trưởng , tổ phó đến việc quản lý hoạt động tổ cũng là nỗi trăn trở của ban lãnh đạo! Thế nhưng nhờ vận dụng phương pháp đổi mới nên công việc quản lý của tôi cũng đỡ vất vả mà hoạt động của Tổ chuyên môn vẫn tiến triển nhịp nhàng , hiệu quả .
Hạn chế : Để đạt được sự thành công trong quản lí của mình bản thân người Hiệu trưởng phải đầu tư nhiều thời gian và trí tuệ vào việc đánh giá năng lực cụ thể của từng nhân viên của mình. Việc quản lý tổ chuyên môn ở mỗi một năm học cũng có những khác nhau và sự thay đổi nhân sự cũng ảnh hưởng lớn trong việc quản lý của hiệu trưởng. Vì thế việc vận dụng các giải pháp cũng phải thật linh hoạt mới đem lại kết quả như mong muốn .
c.Mặt mạnh – mặt yếu 
Mặt mạnh: Nếu công tác tổ chức và sự phân công hợp lý lao động sẽ tạo điều kiện phát huy sáng kiến của người cán bộ nâng cao được tinh thần trách nhiệm về phần việc được giao.
Mặt yếu: Biện pháp này yêu cầu người Hiệu trưởng phải tìm hiểu và nắm chắc năng lực của từng đối tượng mình quản lý chứ không chỉ căn cứ vào bằng cấp. Phải thường xuyên kiểm tra kết quả lao động của các cá nhân Tổ trưởng cũng như từng bộ phận để kịp thời điều chỉnh nếu không hiệu quả đem lại không như mong muốn. Nếu khâu kiểm tra không đến nơi đến chốn thì dễ dẫn đến tính tự giác bị mai một và dần dần hiệu quả công việc sẽ kém 
d. Các nguyên nhân và yếu tố tác động 
 Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý hết sức khó khăn và phức tạp, vì đối tượng quản lý là con người với những đặc điểm tâm sinh lý, đặc điểm xã hội phong phú và đa dạng. Do đó để nâng cao hiệu quả quản lý trong nhà trường người Hiệu trưởng phải tổ chức phân công hợp lý,phân quyền hạn và trách nhiệm hết sức rõ ràng, cụ thể cho các Tổ trưởng và hướng dẫn họ thực hiện tốt chức năng của mình. 
e.Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra 
Hiện nay trong trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng bộ máy hoạt động của trường dựa trên quy định phần cứng là hướng dẫn thực hiện Điều lệ trường học. Tuy nhiên thực tế đặt ra là có nhiều vấn đề nảy sinh khi thực thi nhiệm vụ của người Hiệu trưởng mà nhất là ở trường THCS có quy mô hạng 2, hạng 3. Các vấn đề nảy sinh ở đây là gì ? tại sao lại có các nảy sinh đó ? người Hiệu trưởng phải làm gì để khắc phục các bất cập về quản lý hoạt động tổ chuyên môn .
Bất cập thứ nhất: Tổ trưởng chuyên môn, người trực tiếp lãnh đạo của đơn vị cơ sở này trong nhà trường không được đào tạo quản lý nên quá trình chỉ đạo thực tiễn gặp nhiều khó khăn. Cũng có trường có Tổ trưởng đã qua lớp quản lí nhưng số lượng này ít .
Bất cập thứ hai: Thời gian tổ trưởng được bổ nhiệm có thể thay đổi theo năm học do việc thay đổi cơ cấu tổ hoặc do không được tín nhiệm của thành viên trong tổ, của lãnh đạo
 Bất cập thứ ba: Số tiết được giảm và chế độ được hưởng của tổ trưởng thì ít nhưng khối lượng công việc thì nhiều, trọng trách cũng khá nặng nề.
Tại sao lại có những bất cập đó. Tất nhiên có nhiều nguyên nhân cả khách quan cả chủ quan nhưng nguyên nhân chủ quan vẫn là nguyên nhân chính tạo ra sự bất cập ấy. Một trong những nguyên nhân thuộc nhóm chủ quan là giải pháp quản lý của hiệu trưởng và tính độc lập sáng tạo của các tổ trưởng chưa đạt được yêu cầu trong việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Mặc dù tổ trưởng được giảm 3 tiết/ tuần, hưởng phụ cấp chức vụ 0,2%/ tháng nhưng nhiệm vụ thì cũng không hề nhẹ chút nào : dự 4 tiết /gv của tổ, làm hồ sơ , dự họp .điều hành quản lý hoạt động chuyên môn của tổ , phân công dạy thay  mặc dù đã có tổ phó giúp việc. Nhưng suy cho cùng thì Tổ trưởng cũng là thủ trưởng của đơn vị cơ sở cho nên để làm hết trách nhiệm thì nhiệm vụ của tổ trưởng không hề nhẹ nhàng. Vậy làm thế nào để các tổ chuyên môn hoạt động có hiệu quả cao,chắc chắn phải phụ thuộc không ít vào cách điều hành của người Hiệu trưởng . Chính vì thế là người Hiệu trưởng việc quản lí Tổ chuyên môn phải thật linh hoạt, thật khéo léo thì mới phát huy hết tiểm năng của các Tổ chuyên môn .
Để giải quyết đựơc các bất cập trên người Hiệu trưởng phải đánh giá được mối quan hệ giữa Tổ chuyên môn với Ban Giám hiệu và các cơ cấu tổ chức khác trong trường 
+ Đối với Ban Giám hiệu
 	Tổ chuyên môn là cầu nối giữa Hiệu trưởng và giáo viên trong tổ về thông tin 2 chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lượng giáo dục. Hiệu trưởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ từ đó phân công giáo viên hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong tổ các chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên.
Tổ chuyên môn là cơ sở tổ chức thực hiện chỉ đạo chuyên môn của Hiệu trưởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học, giáo dục: Thực hiện kế hoạch, chương trình giáo dục, chuẩn kiến thức kĩ năng, đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giáqua các hoạt động cụ thể như bồi dưỡng giáo viên, học sinh, dự giờ, thăm lớp
+Đối với công tác chủ nhiệm 
Các thành viên trong Tổ chuyên môn cũng thực hiện công tác chủ nhiệm. Mối quan hệ này sẽ giúp giáo viên trao đổi chuyên môn và trao đổi về công tác quản lý học sinh, hiểu rõ hơn học sinh, từ đó góp phần vào công tác giáo dục toàn diện học sinh và như vậy sẽ giúp công tác giảng dạy đạt kết quả tốt hơn.
+ Đối với Chi bộ Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:Trong Tổ chuyên môn có các thành viên là đảng viên sẽ góp phần truyền đạt chủ trương, nghị quyết của Chi bộ Đảng đến Tổ chuyên môn kịp thời, chính xác . Các tổ viên là đảng viên sẽ gương mẫu, thúc đẩy các thành viên khác thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Tổ chuyên môn cũng hỗ trợ hoạt động của Công đoàn, Đoàn Thanh niên bằng cách truyền đạt các chủ trương của các đoàn thể này để phối hợp chặt chẽ và từ đó góp phần giáo dục toàn diện học sinh, thực hiện kế hoạch nhà trường và thực hiện được mục tiêu giáo dục đề ra.
Tổ chuyên môn không thể hoạt động độc lập mà có quan hệ chặt chẽ với các Tổ chuyên môn khác, với Ban Giám hiệu nhà trường, với Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Các mối quan hệ trên nếu được thực hiện tốt, chặt chẽ, đồng bộ thì chắc chắn hoạt động của Tổ chuyên môn sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Trong nội dung đề tài tôi xin đề cập đến các vấn đề : 
Việc chia tổ và bổ nhiệm tổ trưởng 
 Xây dựng các quy định nội bộ và hướng dẫn các nội dung trong công tác hành chính cho Tổ trưởng: Làm hồ sơ tổ, theo dõi các hoạt động của tổ 
Biện pháp nâng cao chất lượng trong quản lý tổ chuyên môn 
Trong quá trình quản lí của mình tôi đã thực hiện các giải pháp sau đây: 
Giải pháp - biện pháp 
Mục tiêu của giải pháp – biện pháp 
 Chỉ ra các cách làm giúp người Hiệu trưởng làm tốt công tác quản lý, chỉ đạo Tổ chuyên môn . Nhằm đưa hoạt động của nhà trường đi vào nề nếp từ đó giúp nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục .
Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp – giải pháp 
Giải pháp thứ nhất : Làm tốt công tác chia tổ, bầu chọn để bổ nhiệm chức danh tổ trưởng.
+ Việc chia tổ : Theo quy định mỗi tổ chuyên môn ít nhất có 8 thành viên thì được cơ cấu 1 tổ trưởng 
+ Việc bầu chọn Tổ trưởng: Trước khi cho các tổ chọn nhân sự Hiệu trưởng phải có một hướng dẫn cụ thể về quy trình và tiêu chuẩn cụ thể . Theo tôi người tổ trưởng phải hội tụ các yếu tố sau :
Một là : Tổ trưởng chuyên môn là người có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng
Hai là :Tổ trưởng chuyên môn phải là người nhiệt tình, tận tụy
Ba là : Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc
Bốn là :Có khả năng tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục.
Tại sao phải yêu cầu hội tụ các yếu tố này việc yêu cấu như thế có khắt khe quá không ? tìm đâu ra một người toàn diện đến thế ? Theo tôi Tổ trưởng chuyên môn là người giữ vai trò quan trọng nhất, là người giúp Hiệu trưởng điều hành và tổ chức thực hiện các hoạt động sư phạm và nghiệp vụ, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng học tập của học sinh trong khối lớp phụ trách. Vậy người Tổ trưởng chuyên môn phải có những tố chất, những yêu cầu để đáp ứng được nhu cầu phát triển giáo dục hội nhập hiện nay.
Tổ trưởng chuyên môn là người có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng
 Tổ trưởng chuyên môn trước hết là một cán bộ quản lý trong nhà trường, nên điều kiện tiên quyết là phải có năng lực quản lý, tức là có khả năng hoạch định các mục tiêu, xây dựng kế hoạch cũng như tiên liệu tất cả những khó khăn có thể xảy ra để tìm ra phương án giải quyết. Hơn nữa, vì đặc thù quản lý các công việc chuyên môn, nên TTCM phải là người có năng lực chuyên môn vững vàng. Có khả năng nhận định đánh giá năng lực chuyên môn của tổ viên một cách chính xác nhất.
Tổ trưởng chuyên môn phải là người nhiệt tình, tận tụy, sáng suốt (nói văn vẻ là có Tâm , có Tầm) 
Người được giao trọng trách làm TTCM vừa phải là người có “tâm”, vừa phải là người có “tầm”. Có “tầm” ở chỗ, TTCM phải nhìn ra năng lực của tổ viên, phải có khả năng dùng người, phân công nhiệm vụ phù hợp, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng và vai trò mỗi giáo viên trong tổ. Ví dụ, người có kiến thức chuyên sâu thì có thể giao các công việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi trong khi  người chỉ nắm vững kiến thức căn bản, khả năng truyền thụ tốt có thể giao cho mảng ôn thi tốt nghiệp. Những giáo viên nào ham mê sáng tạo, thực hành có thể giao cho công tác hướng dẫn khoa học kĩ thuật , hay có khả năng tìm kiếm thông tin, thuyết trình thì có thể phụ trách mảng hướng nghiệpCó thể nói, TTCM sẽ là chuyên gia tư vấn tin cậy nhất cho hiệu trưởng trong công tác dùng người. Tuy nhiên, TTCM rất cần là người có tâm, chỉ khi nào “tâm sáng, lòng trong”, xét công việc dựa trên năng lực thực sự, dựa trên tình cảm chân thành thì mới thu được thành công.
Có khả năng kết nối, khích lệ, động viên anh em làm việc
Có thể nói, TTCM là người anh cả, là người kết nối các thành viên trong tổ. TTCM là người theo sát từng hoàn cảnh anh chị em, có biện pháp giúp đỡ khi tổ viên gặp khó khăn. TTCM biết xây dựng môi trường thân thiện trong trường học, tạo sự đồng thuận nhất trí cao với các công việc trong tổ. Bên cạnh đó, TTCM cũng phải là  người biết khơi gợi lòng đam mê giảng dạy, học tập, trau dồi kiến thức, là người biết truyền và giữ ngọn lửa nhiệt tình trong công tác trồng người tới tổ viên.
Có khả năng tiên phong đi đầu trong công tác đổi mới giáo dục
Trong điều kiện giáo dục hiện nay hoạt động sinh hoạt chuyên môn hầu hết ở các trường học hiện nay vẫn mang nặng yếu tố hình thức, các buổi giảng dạy dự giờ chủ yếu quan sát giáo viên rồi đưa ra nhận xét chứ chưa nhìn nhận một cách khách quan hiệu quả bài dạy. Bên cạnh đó, các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn còn thụ động, chỉ đơn thuần triển khai các công việc của nhà trường giao, hoạt động sinh hoạt chuyên đề chưa thực sự được chú trọng. 
Trong bối cảnh như vậy, TTCM phải là  người đi đầu tiên phong trong công tác đổi mới. TTCM phải là người tìm hiểu về lý luận, cách thức thực hiện các phương pháp đổi mới giáo dục qua nhiều kênh phổ biến lại cho tổ viên cùng  thực hiện thậm chí  phải trực tiếp giảng dạy các giờ dạy mẫu để giáo viên tham khảo. TTCM phải là cầu nối thông tin hai chiều kết nối giáo viên, học sinh với lãnh đạo nhà trường, đề xuất những yêu cầu hợp lý, những điều chỉnh cần thiết nếu phương pháp giáo dục mới chưa thực sự phù hợp.  
       Có thể nói, TTCM là một mắt xích rất quan trọng trong bộ máy giáo dục của trường phổ thông. Nếu biết chú trọng khai thác, phát triển mắt xích này thì công tác chuyên môn trong trường học sẽ thu được nhiều kết quả . Do đó khi quyết định bổ nhiệm TTCM người Hiệu trưởng phải cân nhắc lấy cái đích là công việc không được vì một khía cạnh riêng tư nào để ảnh hưởng đến quyết định của mình. Một thực tế là có những giáo viên rất vững về chuyên môn nhiều người kể cả lãnh đạo cấp trên nhìn vào cứ cho là người đó có thể làm tốt vị trí tổ trưởng nhưng thực tế thì có thể không như thế . Bởi người giỏi nhưng lại thiếu óc tổ chức, giỏi nhưng lại không tận tụy, không dám hy sinh vì cái chung, giỏi nhưng lại không có khả năng kết nối, động viên khích lệ anh em làm việc, giỏi nhưng đụng đến việc gì cũng yêu cầu phải có chế độ đãi ngộ .. Ngược lại có những người thực sự chưa đạt được danh hiệu này danh hiệu kia, hoặc bằng cấp cũng không cao nhưng ngược lại họ lại có tâm , có phương pháp tổ chức và quản lý tốt do vậy Hiệu trưởng phải biết dùng người thì công tác quản lý của mình mới nhẹ nhàng và hiệu quả .
Giải pháp thứ hai: Xây dựng hệ thống các quy chế nội bộ chi tiết, đồng bộ và có tính khả thi cao được tất cả các thành viên trong trường nhất trí . Soạn thảo các biểu mẫu theo dõi ,báo cáo  tạo sự thống nhất trong các Tổ chuyên môn 
a. Các quy chế nội bộ 
Quy chế hoạt động của nhà trường 
Quy tắc ứng xử 
Quy tắc phối hợp giữa Công đoàn và Nhà trường 
Quy chế chuyên môn 
Quy chế chi tiêu nội bộ 
Quy định về quản lý hồ sơ 
Quy chế thi đua khen thưởng 
Trong đó đặc biệt chú ý đến quy chế chuyên môn. Đây là cẩm nang để TTCM căn cứ theo dõi điều hành đánh giá tổ viên của mình một cách chuẩn nhất .
b.Các biểu mẫu : Có nhiều biểu mẫu để theo dõi, cập nhật và đánh giá . Ở đây xin giói thiệu một vài biểu mẫu (Xem phụ lục )
c.Đổi mới phương thức quản lý: Thực hiện nguyên tắc lãnh đạo quản lý theo tư duy mới . Để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong quản lý Tổ chuyên môn ở trường THCS Lê Văn Tám huyện Krông Ana tôi chú ý các vấn đề sau:
Đổi mới về tư duy quản lý: 
 Chuyển từ tư tưởng quản lý mệnh lệnh, hành chính sang quản lý chủ yếu bằng quy chế trên cơ sở lấy sự tôn trọng trong công tác làm nền tảng.
Đổi mới phương thức quản lý : 
Một là: Chuyển một chiều từ trên xuống sang tương tác, lấy đối tượng quản lý làm trung tâm: Bồi dưỡng đội ngũ TTCM có năng lực, có khả năng đóng góp ý kiến tham gia vào công tác quản lý của Hiệu trưởng . 
 Hai là: Quản lý với tinh thần tăng cường tính dân chủ thông qua đó phát huy sức sáng tạo năng động của các TTCM .
Xây dựng cơ chế phối hợp với các tổ chức đoàn thể, giảm bớt tính chỉ đạo một chiều, tăng cường khuyến khích, hỗ trợ, động viên, tạo điều kiện cho TTCM phát huy vai trò chủ động trong quản lý, điều hành mọi hoạt động. Giao quyền tự chủ cho các tổ chuyên môn, các bộ phận, các tiểu ban : Ban nề nếp, ban thanh kiểm tra nội bộ, tổ nghiệp vụ ứng dụng công nghệ thông tin, ban đánh giá chất lượng, ban tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp .. nhưng phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và nếu cần thì xử lí . 
Mỗi một bộ phận (còn gọi là các hội đồng tư vấn ) đều có người phụ trách chính và có phân công nhiệm vụ cụ thể .Tất nhiên đều phải có kế hoạch và chương trình hoạt động . Ví dụ : Quyết định thành lập tổ nghiệp vụ ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát huy sức sáng tạo của các thành viên có năng lực CNTT. 
Ba là : Thực hiện quản lý bằng kế hoạch, coi trọng việc kiểm tra thực hiện kế hoạch, chống xây dựng kế hoạch hình thức, đối phó với công tác kiểm tra. Từng bộ phận hoặc các TTCM khi tham mưu một công việc gì đều phải có kế hoạch và được lãnh đạo thống nhất duyệt mới cho triển khai . 
Giải pháp thứ ba : Quản lý công việc của từng Tổ chuyên môn thông qua quản lý hoạt động chuyên môn của các giáo viên .Vậy quản lý công việc của Tổ chuyên môn là làm những gì? ai cùng tham gia công việc này với Hiệu trưởng ?
Theo tôi cần quan tâm các nội dung sau:
+ Phát huy tính tự chủ của tổ chuyên môn 
+ Tăng cường công tác chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học 
+Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra 
+Chú trọng đến vấn đề tự đánh giá, đánh giá hiệu quả giảng dạy .
Vì sao quan tâm đến những nội dung này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên ? Bởi vì : chính trong công tác chuyên môn mà mỗi giáo viên được tự chủ xây dựng kế hoạch, tự sáng tạo được bày tỏ những ý tưởng của mình trong dạy học thì rõ ràng sẽ tốt hơn nhiều là cứ thực thi mệnh lệnh của cấp trên một cách cứng nhắc. 
Phát huy tính tự chủ của tổ chuyên môn trong xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ giảng dạy 
Thế nhưng đối với việc tạo điều kiện để tổ chuyên môn phát huy tính tự chủ của mình thì tôi cho các tổ tự xây dựng kế hoạch và dự kiến phân công chuyên môn . Sau đó tôi và phó hiệu trưởng dựa vào nghiệp vụ và kinh nghiệm của mình để đánh gía năng lực của mỗi giáo viên một cách khách quan nhất trên cơ sở bằng cấp và chất lượng công việc làm được của họ trong những năm học trước để phân công giảng dạy sao cho phù hợp.
 Trên cơ sở các tổ chuyên môn đã phân công nếu thấy chưa hợp lí cần phải bàn bạc với tổ chuyên môn để điều chỉnh .
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra,chú trọng đến vấn đề tự đánh giá, đánh giá hiệu quả giảng dạy
Đẩy mạnh công tác kiểm tra thanh tra cũng là một biện pháp thúc đẩy giáo viên dạy tốt hơn. Kiểm tra chuyên đề như việc sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp, kiểm tra vở ghi bài của học sinh, kiểm tra việc chấm bài của giáo viên đặc biệt là kiểm tra kết quả học tập của học sinh .
Đột xuất kiểm tra bài soạn và dự giờ của giáo viên nhất thiết phải góp ý đánh giá nhận xét cụ thể nhưng có thể xếp loại hoặc không xếp loại .Tại sao lại có thể xếp loại hoặc không? Vì tôi nghĩ phải làm cho giáo viên thấy mục đích của kiểm tra, dự giờ là để giúp giáo viên dạy tốt hơn có tinh thần trách nhiệm hơn với học sinh, với công việc của mình chứ không chỉ vì xếp loại. Nhưng lại có những trường hợp phải xếp loại để giáo viên đó thấy rằng công việc mình làm đạt được mức đó thôi cần phải cố gắng ( Đối với những giáo viên có vấn đề )vv.. Điều chú ý khi đánh giá chất lượng giờ dạy của giáo viên phải chú ý tối đa đến việc giáo viên đó có phải là người tổ chức, hướng dẫn học sinh tự quan sát, tìm tòi, tự thực hiện, tự nạp kiến thức hay chỉ loay hoay ghi ghi chép chép những thứ cô, thầy ghi lại sách giáo khoa lên bảng. Nghĩa là giáo viên có tích cực đổi mới phương pháp dạy hay không ? Vì muốn nâng cao chất lượng nhất thiết phải đổi mới phương pháp. Tức là tích cực đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học .
Nhưng một thực tế cho thấy nguyên nhân cản trở đổi mới phương pháp lớn nhất đó là trình độ nghiệp vụ sư phạm của giáo viên không theo kịp yêu cầu đổi mới .Một số giáo viên chỉ lo nói cho xong bài chứ ít chú ý đến học sinh thấm được đến đâu, hiểu bài được bao nhiêu?
Việc quản lý công việc của người giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy không còn đơn thuần về mặt quản lý hành chính như: Giáo viên có đi dạy đúng giờ hay không ? giáo viên có bỏ tiết dạy không ? Có bỏ soạn tiết nào ? Đã thao giảng chưa ? Tôi tin là đa số các giáo viên hiện nay sẽ không vi phạm điều này. Nên việc quản lý công việc của người giáo viên bây giờ là quản lý chất lượng công việc đó: Chất lượng giờ dạy của người giáo v

Tài liệu đính kèm:

  • docthcs_6_6262_2010900.doc