Đề tài Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp

Đề tài Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp

Giáo dục thông qua trò chơi

* Trò chơi Ai nhanh, ai đúng

Ví dụ: Chủ đề: An toàn giao thông. Tuần 1: Văn hóa ứng xử giao thông.

tôi thực hiện như sau:

Đối với nội dung này tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng. Tôi chuẩn bị một số câu hỏi điền khuyết và chiếu lên màn hình. Chia lớp thành 3 tổ, khi tôi trình chiếu các câu hỏi, tổ nào nhanh tay phất cờ trước tổ đó sẽ được trả lời, tổ nào trả lời được nhiều câu hỏi, tổ đó sẽ chiến thắng.

Trình chiếu nội dung câu hỏi kết hợp một số từ gây nhiễu để học sinh lựa chọn ( nhau, lạng, hở hang, lấn chiếm, người già, dừng, mũ)

Nội dung câu hỏi trình chiếu:

1. Cãi cọ, đánh . trên đường là thiếu văn hóa của người tham gia giao thông.

2. Không được lòng lề đường như buôn bán, nấu nướng, tắm giặt

3. Cấm đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, lách.

4. Không nên cởi trần, ăn mặc khi đi ra đường.

5. Giúp đỡ . trẻ em qua đường.

6. Đội . bảo hiểm khi tham gia giao thông.

7. Đi đúng đường, . đúng vạch

Qua trò chơi này tôi muốn giáo dục các em cách ứng xử phù hợp, có văn hóa khi các em tham gia giao thông.

 * Trò chơi Rung chuông vàng.

Ví dụ: Ví dụ: Chủ đề: An toàn giao thông; Tuần 4: Đố vui để học về An toàn giao thông.

Tổ chức cho học sinh rung chuông vàng tìm hiểu những câu hỏi tổng hợp của giáo viên.

Cách tổ chức như sau: Tôi yêu cầu lớp trưởng lần lượt đọc các câu hỏi do tôi soạn sẵn, yêu cầu học sinh dưới lớp, mỗi em chuẩn bị một bảng con, một viên phấn. Sau khi nghe lớp trưởng đọc câu hỏi, yêu cầu cả lớp nhanh tay viết đáp án ra bảng con, nếu bạn nào đúng sẽ được tiếp tục tham gia vào các câu hỏi tiếp theo, những bạn sai vẫn phải chú ý tập trung và viết kết quả vào bảng nhưng không được tính vào phần thi để đi đến được rung chuông vàng. Bạn nào được đi tiếp vào câu hỏi chung kết thì bạn đó sẽ thắng cuộc và được rung quả chuông vàng do giáo viên thiết kế và được nhận một phần thưởng.

 

doc 22 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 2405Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 2 thông qua tiết Sinh hoạt lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i dung như phần thứ nhất tổ chức sinh hoạt nhận xét, đánh giá trong tuần rồi triển khai kế hoạch tuần tới. Phần thứ hai mới là phần thực hành giáo dục kỹ năng sống cho các em nên việc lựa chọn nội dung phải ngắn gọn nhưng ý nghĩa, thiết thực; hình thức tổ chức phải phong phú nhưng cũng cần nhanh gọn để học sinh được thực hành là chủ yếu.
* Nguyên nhân và yếu tố tác động
- Lãnh đạo nhà trường luôn nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống nên đã rất quan tâm, chỉ đạo kịp thời, sát sao và thường xuyên tới các đồng chí giáo viên. Cha mẹ học sinh luôn đồng tình ủng hộ và phối hợp với giáo viên trong việc giáo dục các em. Sự nhiệt tình, đầy trách nhiệm và tâm huyết của các giáo viên dạy cùng lớp, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách Đội đã cùng phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong công việc giáo dục kỹ năng sống cho các em.
- Bên cạnh các nguyên nhân dẫn đến mặt thuận lợi vẫn còn một số nguyên nhân dẫn tới hạn chế như: Tuổi các em còn nhỏ nên việc nhận thức về kỹ năng sống chưa cao, một số cha mẹ học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống, lúc nào cũng một suy nghĩ là phải tập trung vào kiến thức. Thời gian sinh hoạt không nhiều chỉ khoảng 35 - 40 phút nên việc lựa chọn nội dung và hình thức giáo dục gặp không ít khó khăn.
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Mục tiêu của những biện pháp tôi thực hiện trong đề tài này nhằm nâng cao chất lượng về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, giúp học sinh nắm bắt trên cơ sở lý thuyết và vận dụng thực hành vào cuộc sống hàng ngày. Giúp các em trở thành những con người hoạt bát, ửng xử văn minh, nhanh nhạy và tháo vát nhằm phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
b.1) Tìm hiểu đối tượng học sinh
 Muốn giáo dục và dạy học sinh đạt hiệu quả cao thì điều đầu tiên giáo viên phải tìm hiểu các đối tượng học sinh, để nắm bắt về năng lực, đặc điểm tâm lý, sở thích, đam mê, năng khiếu, khả năng tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của từng em. 
Theo dõi trực tiếp các em hằng ngày, thường xuyên tiếp xúc, trò chuyện với các em để hiểu thêm về các em, đồng thời tạo sự thân thiện giúp các em có niềm tin ở giáo viên và thổ lộ những niềm mong muốn của bản thân trong quá trình học tập, sinh hoạt. Ví dụ: Em thích làm những công việc gì để giúp đỡ bố mẹ ? Đối với bạn bè các em cần thể hiện tình cảm như thế nào với nhau ? Gặp người lớn tuổi, thầy cô giáo các em cần làm gì? Trong học tập các em phải thể hiện mình như thế nào?
Tìm hiểu thông qua trao đổi với giáo viên chủ nhiệm lớp cũ để nắm rõ đặc điểm tâm lý, kiến thức cũng như kỹ năng sống của các em.
Tìm hiểu thông qua các bạn học sinh trong lớp vì các em đã từng học chung lớp với nhau năm lớp 1 nên một phần nào các em sẽ hiểu biết lẫn nhau.
Tìm hiểu thái độ, kĩ năng sống của các em thông qua các giáo viên bộ môn, bởi vì những lúc không có giáo viên chủ nhiệm trên lớp thì mình sẽ không nắm bắt được về thái độ học tập, cũng như kỹ năng ứng xử, giao tiếp của các em. Chính vì vậy kết hợp với giáo viên bộ môn sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm nắm bắt thường xuyên và chính xác về các em.
Thường xuyên liên hệ với cha mẹ học sinh thông qua điện thoại, sổ liên lạc để biết được đặc điểm tâm lí, sở thích, quá trình sinh hoạt, học tập, kĩ năng giao tiếp, ứng xử của các em ở nhà để có hướng giáo dục ở trường.
b.2) Xây dựng kế hoạch dạy học
Căn cứ nhiệm vụ năm học của trường Tiểu học Krông Ana năm học 2015-2016.
 Căn cứ vào tình hình học sinh của lớp, đặc điểm tâm sinh lí của các em 
 Tôi đã xây dựng kế hoạch giáo dục kỹ năng sống cho học sinh như sau: Mỗi tháng có 4 tiết sinh hoạt lớp, tôi sẽ lên kế hoạch cho từng tháng, mỗi tháng sẽ có một chủ đề riêng như sau: Ví dụ: Tháng 9: Chủ đề : An toàn giao thông; tháng 10 chủ đề Truyền thống người Phụ nữ Việt Nam, . Trong các tháng đó tôi sẽ lên kế hoạch cụ thể cho các tuần, ví dụ trong tháng 9 thì ở tuần 1 tôi sẽ tổ chức cho học sinh tìm hiểu về Văn hóa ứng xử giao thông, tuần 2, tôi sẽ xây dựng kế hoạch giáo viên và học sinh kể chuyện về tham gia giao thông; tuần 3 sẽ tổ chức cho học sinh thực hành trình bày về ý thức tham gia giao thông của bản thân và tuần cuối cùng sẽ tổ chức trò chơi Đố vui để học về An toàn giao thông. 
Ví dụ: Tôi xây dựng kế hoạch dạy học cho tiết Sinh hoạt lớp theo mẫu chung như sau:
 Hoạt động tập thể: (T ) SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU
II. CÁC HOẠT ĐỘNG
Đánh giá hoạt động tuần qua (10 phút)
- Các tổ thảo luận: nhận xét, đánh giá các hoạt động của các thành viên trong tổ.
- Tổ trưởng báo cáo trước lớp
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung
	2. Kế hoạch tuần tới (5 phút)
	3. Lồng ghép giáo dục kỹ năng sống (25 phút)
 	Lựa chọn chủ đề và nội dung theo chủ điểm của từng tháng và phân chia các nội dung trong tháng đó theo từng tuần cụ thể.
	III. Củng cố, dặn dò
b.3) Lựa chọn nội dung
Nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh rất rộng, nhưng để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm học sinh của lớp, tôi xây dựng nội dung giáo dục minh họa như sau:
Chủ đề 1: An toàn giao thông 
	Tuần 1: Văn hóa ứng xử giao thông.
	Tuần 2: Kể chuyện về tham gia giao thông.
	Tuần 3: Em tham gia giao thông.
	Tuần 4: Đố vui để học về An toàn giao thông.
Chủ đề 2: Truyền thống ngày Phụ nữ Việt Nam
 Tuần 1: Tìm hiểu truyền thống ngày Phụ nữ Việt Nam.
	Tuần 2: Sống yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình.
	Tuần 3: Giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình.
	Tuần 4: Phép ứng xử trong sinh hoạt gia đình.
Chủ đề 3: Tri ân thầy cô
	Tuần 1: Tìm hiểu truyền thống ngày Nhà giáo Việt Nam
	Tuần 2: Nhiệm vụ học tập của em
	Tuần 3: Phép ứng xử trong nhà trường
	Tuần 4: Món quà học tập tặng cô
Chủ đề 4: Em yêu chú bộ đội
	Tuần 1: Tìm hiểu truyền thống ngày Quân đội Nhân dân Việt Nam.
	Tuần 2: Kể chuyện về chú bộ đội.
	Tuần 3: Đền đáp công ơn các chú bộ đội đã hy sinh vì Tổ quốc.
Tuần 4: Rèn tính bình tĩnh, dũng cảm.
 Chủ đề 5: Tìm hiểu Tết Nguyên Đán 
	Tuần 1: Phong tục, tập quán ngày Tết ( Nguồn gốc ngày Tết, Tục cúng ông Táo; Trái cây ngày Tết)
	Tuần 2: Phong tục ngày Tết ( Tục xông đất, tục kỵ đổ rác)
	Tuần 3: Hoa thờ ngày Tết
	Tuần 4: An toàn trong những ngày Tết
	Chủ đề 6: Em yêu quê hương Việt Nam
	Tuần 1: Tìm hiểu ngày Thành lập Đảng
	Tuần 2: Ca dao, tục ngữ về quê hương, đất nước
	Tuần 3: Tìm hiểu những cảnh đẹp của nước mình
	Tuần 4: Kiểm tra hiểu biết về quê hương
	Chủ đề 7: Vệ sinh sach sẽ
	Tuần 1: Tác dụng của việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung.
	Tuần 2: Những việc cần làm để giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh chung
Tuần 3: Kiểm tra chủ điểm Vệ sinh sạch sẽ
	Tuần 4: Thực hành vệ sinh chung
Chủ đề 8: Tấm lòng tương thân tương ái
Tuần 1: Tìm hiểu ý nghĩa của những việc làm thể hiện tấm lòng tương thân, tương ái.
Tuần 2: Suy nghĩ của em về những người có hoàn cảnh khó khăn.
Tuần 3: Các việc làm của học sinh trước những hoàn cảnh éo le, khó khăn trong cuộc sống.
Tuần 4: Thực hành kể lại một sự việc mà em đã từng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn.
 b.4) Hình thức giáo dục
Để thu hút, lôi cuốn học sinh tham gia tích cực vào quá trình học tập, người giáo viên phải đặc biệt quan tâm đến hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục. Đối với bản thân tôi cũng vậy, tùy vào từng nội dung của các chủ đề đưa vào giáo dục để lựa chọn các hình thức giáo dục khác nhau cho từng nội dung.
b.4.1) Giáo dục thông qua trò chơi
* Trò chơi Ai nhanh, ai đúng
Ví dụ: Chủ đề: An toàn giao thông. Tuần 1: Văn hóa ứng xử giao thông.
tôi thực hiện như sau:
Đối với nội dung này tôi sẽ tổ chức cho học sinh chơi trò chơi Ai nhanh ai đúng. Tôi chuẩn bị một số câu hỏi điền khuyết và chiếu lên màn hình. Chia lớp thành 3 tổ, khi tôi trình chiếu các câu hỏi, tổ nào nhanh tay phất cờ trước tổ đó sẽ được trả lời, tổ nào trả lời được nhiều câu hỏi, tổ đó sẽ chiến thắng.
Trình chiếu nội dung câu hỏi kết hợp một số từ gây nhiễu để học sinh lựa chọn ( nhau, lạng, hở hang, lấn chiếm, người già, dừng, mũ)
Nội dung câu hỏi trình chiếu:
Cãi cọ, đánh . trên đường là thiếu văn hóa của người tham gia giao thông.
Không được  lòng lề đường như buôn bán, nấu nướng, tắm giặt 
Cấm đua xe trái phép, phóng nhanh, vượt ẩu, đánh võng, lách.
Không nên cởi trần, ăn mặc   khi đi ra đường.
Giúp đỡ ...  trẻ em qua đường.
Đội .. bảo hiểm khi tham gia giao thông.
Đi đúng đường, .. đúng vạch
Qua trò chơi này tôi muốn giáo dục các em cách ứng xử phù hợp, có văn hóa khi các em tham gia giao thông.
 * Trò chơi Rung chuông vàng.
Ví dụ: Ví dụ: Chủ đề: An toàn giao thông; Tuần 4: Đố vui để học về An toàn giao thông.
Tổ chức cho học sinh rung chuông vàng tìm hiểu những câu hỏi tổng hợp của giáo viên.
Cách tổ chức như sau: Tôi yêu cầu lớp trưởng lần lượt đọc các câu hỏi do tôi soạn sẵn, yêu cầu học sinh dưới lớp, mỗi em chuẩn bị một bảng con, một viên phấn. Sau khi nghe lớp trưởng đọc câu hỏi, yêu cầu cả lớp nhanh tay viết đáp án ra bảng con, nếu bạn nào đúng sẽ được tiếp tục tham gia vào các câu hỏi tiếp theo, những bạn sai vẫn phải chú ý tập trung và viết kết quả vào bảng nhưng không được tính vào phần thi để đi đến được rung chuông vàng. Bạn nào được đi tiếp vào câu hỏi chung kết thì bạn đó sẽ thắng cuộc và được rung quả chuông vàng do giáo viên thiết kế và được nhận một phần thưởng.
Nội dung câu hỏi: 
Câu 1: Người đi bộ cần tuân theo quy định nào?
A. Phải đi trên vỉa hè, lề đường B. Đi bên phải mép đường 
 C. Đi ra giữa đường D. A, B, C đều đúng
Câu 2: Trẻ em dưới 7 tuổi khi qua đường phải như thế nào?
A. Có người dắt qua B. Tự qua
C. Có người hướng dẫn qua D. Không được qua đường
Câu 3: Khi đi qua đường ngang mọi người cần phải:
 A. Chú ý quan sát kỹ B. Không cần quan sát 
 C. Nhanh chóng vượt qua khi không có chướng ngại vật 
 D. A, B đều đúng
Câu 4: Người điều khiển xe đạp cần phải tuân thủ những quy định nào?
 A. Đạp nhanh và thả hai tay B. Đi hàng hai trở lên 
 C. Rẽ trái, phải tự do D. A, B, C đều sai
Câu 5: Người điều khiển xe đạp được phép chở bao nhiêu người?
 A. 1 B. 2 C. 3 D. 0
Câu 6: Hãy vẽ 4 loại biển báo hiệu lệnh, đường cấm, đường ngược chiều, cấm rẽ trái, cấm rẽ phải.
Câu 7: Em cần làm gì khi tham gia giao thông?
A. Không đội mũ B. Đi dàn hàng ngang C. Đội mũ bảo hiểm D. Lạng lách
.................
	Thông qua trò chơi này giúp học sinh nắm được luật giao thông và luôn chấp hành đúng các quy định khi tham gia giao thông.
* Trò chơi Hái hoa dân chủ
Ví dụ: Chủ đề 7: Vệ sinh sạch sẽ
	Tuần 3: Kiểm tra chủ điểm Vệ sinh sạch sẽ
	Với nội dung của tuần này là kiểm tra lại một số kiến thức về chủ điểm Vệ sinh sạch sẽ, thay vì làm bài vào giấy, tôi tổ chức cho các em thông qua trò chơi Hái hoa dân chủ để tạo cho các em sự hứng thú, thoải mải đồng thời để các em có thể nhận xét bổ sung những thiếu sót cho bạn mình, tôi tổ chức như sau:
	Tôi sẽ soạn một số câu hỏi và cho vào những quả bóng bay, treo lên một cây cảnh, lần lượt gọi một số em lên bảng bốc thăm câu hỏi và trả lời câu hỏi đó, lớp theo dõi nhận xét và bổ sung nếu bạn trả lời sai.
Nội dung câu hỏi:
Trước khi ăn em phải làm gì để đảm bảo sức khỏe?
Sau khi đi vệ sinh em phải làm gì cho đôi tay được sạch?
Một ngày em phải đánh răng mấy lần?
Em phải làm gì để trường lớp, nơi công cộng được sạch sẽ?
Hằng ngày em giữ gìn quần áo luôn như thế nào? vì sao?
Trong một tuần đến trường, em mua quà vặt trước cổng trường mấy lần?
Khi ăn cơm em có để cơm rơi vãi lung tung không? Vì sao?
.
Nếu học sinh nào trả lời đúng câu hỏi thì sẽ được nhận một món quà nhỏ từ giáo viên.
Qua trò chơi này tôi thấy các em chơi rất nhiệt tình, tích cực và thích thú, các em được thoải mái bày tỏ ý kiến của mình trước tập thể và sau mỗi câu trả lời tôi liên hệ giáo dục các em về việc thực hiện tốt vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân.
b.4. 2) Giáo dục thông qua kể chuyện
Ví dụ: Chủ đề An toàn giao thông: Tuần 2: Kể chuyện về tham gia giao thông.
Tôi chuẩn bị một câu chuyện về việc chưa chấp hành đúng luật khi tham gia giao thông nên chuyện không may mắn đã xảy ra với nhân vật không chấp hành luật giao thông đó.
Nội dung câu chuyện: Vào một ngày thứ bảy cuối tuần, Nam rủ các bạn trong lớp đi đá bóng. Vì nơi bạn ở là khu chung cư chật hẹp, không có sân để các bạn vui chơi thoải mái. Nam lại rất thích chơi đá bóng, học tập cả tuần vất vả rồi nên tranh thủ thứ bảy rủ các bạn đi chơi. Khi rủ xong thì Nam và các bạn không biết chơi đá bóng ở đâu được, các bạn bàn nhau xuống vỉa hè ở ngoài đường lớn đá bóng. Các bạn đang say sưa đá, bỗng bạn Lâm sút mạnh quả bóng về phía Thắng, Thắng không đỡ kịp và quả bóng bay xuống lòng đường. Lúc đó dưới lòng đường xe cộ đi lại rất đông, và có một chị nữ sinh đang điều khiển xe máy đi trên đường, bất ngờ quả bóng bay trúng vào bánh xe trước của chị. Một tiếng “rầm” và chị đã ngã xuống, chiếc xe đi sau xử lý không kịp lại tiếp tục tông vào đuôi xe của chị rồi ngã xuống. Xe đè lên người, toàn thân xây xát, mọi người dừng xe lại để giúp đỡ hai người bị nạn. Được người qua đường đưa xuống bệnh viện và kết quả là cả hai người đều bị gãy chân. Lúc gây ra tai nạn Nam và nhóm bạn sợ hãi nên đã bỏ chạy về nhà.
Sau khi kể chuyện cho học sinh nghe, tôi lần lượt đưa ra các câu hỏi để tìm hiểu nội dung câu chuyện.
+ Các bạn trong câu chuyện đá bóng đúng nơi quy định hay không ?
+ Vì sao không được đá bóng nơi vỉa hè hoặc dưới lòng đường?
+ Nếu em gặp nhóm bạn Nam đang đá bóng như trong câu chuyện, em sẽ nói với các bạn như thế nào?
+ Hành vi của các bạn bỏ chạy về nhà sau khi gây tai nạn là đúng hay sai, vì sao?
Sau khi học sinh trả lời, tôi chốt ý đúng và kết hợp liên hệ giáo dục học sinh: Không nên đá bóng, chơi đùa ở vỉa hè hoặc dưới lòng đường vì sẽ gây ách tắc giao thông và gây tai nạn giao thông.
Tổ chức cho học sinh kể những câu chuyện hoặc những tình huống các em đã được chứng kiến hoặc tham gia về những người chưa chấp hành đúng luật giao thông.
b.4.3) Giáo dục thông qua tìm hiểu các tư liệu lịch sử.
Ví dụ: Chủ đề 4: Em yêu chú bộ đội
Tuần 2: Kể chuyện về chú bộ đội
Giáo viên sưu tầm các bộ phim tài liệu ngắn, có hình ảnh minh họa về các cuộc chiến đấu của các chú bộ đội để bảo vệ Tổ quốc cho học sinh xem. Vì cho các em xem trực tiếp sẽ giúp các em hiểu rõ hơn và khắc sâu hơn trong trí nhớ của các em. Thông qua các đoạn phim đó sẽ giúp các em tái hiện lại hình ảnh thật của đất 
nước lúc bấy giờ, tái hiện lại cho các em thấy tận mắt về cuộc chiến đấu của các chú bộ đội, chứ không phải nói suông qua lý thuyết. Các em xem phim với sự tập trung cao độ, rất chăm chú và hứng thú. Qua hoạt động này tôi thấy các em lĩnh hội một cách hiệu quả về lịch sử của đất nước, từ đó sẽ hình thành nên trong con người các em những hình ảnh đẹp về các chú bộ đội, các em sẽ noi gương và học hỏi những hình ảnh đẹp đó. Sau khi hình thành cho các em có được những hình ảnh đẹp đó, các em sẽ rất ngưỡng mộ các chú và tuần tiếp theo tôi sẽ giáo dục các em lòng biết ơn các chú bộ đội.
b.4.4) Giáo dục thông qua viết thư
Ví dụ: Chủ đề 4: Em yêu chú bộ đội
Tuần 3: Đền đáp công ơn các chú bộ đội đã hy sinh vì Tổ quốc
Phần này là tùy thuộc vào ý thức của học sinh nên tôi sẽ tổ chức cho cá nhân từng em sẽ viết một bức thư ngắn gửi các chú bộ đội đang làm việc nơi đảo xa. Gợi ý tôi đưa ra là:
Kể cho các chú nghe tình hình học tập của mình.
Hỏi thăm sức khỏe của các chú.
Nêu lên tình cảm của bản thân đối với các chú
Lời hứa đối với các chú.
Giáo viên sẽ thu lại, nhận xét và đọc những bức thư hay, có ý nghĩa cho cả lớp nghe và học tập.
b.4.5) Giáo dục thông qua xử lý tình huống
Để thực hiện phần này tôi chọn nội dung cho tuần sinh hoạt đó, xây dựng một số câu hỏi, phát cho các em về nhà tìm hiểu trước. Đến giờ sinh hoạt sẽ gọi lần lượt từng em lên bảng bốc thăm, xử lí tình huống của mình
Ví dụ: Chủ đề 2: Truyền thống ngày Phụ nữ Việt Nam
 Tuần 2: Sống yêu thương, kính trọng bà, mẹ, cô,
	Tuần 3: Giúp đỡ cha mẹ công việc gia đình
	Trong 2 tuần này, tôi sẽ tổ chức cho học sinh bốc thăm xử lý tình huống. Ví dụ các tình huống như sau:
Tình huống 1: Một hôm em đến nhà một bạn trong lớp chơi, vừa đến cửa em nghe bạn ấy nói: “Cháu ghét bà, bà không cho cháu tiền mua zô zô. Cháu không thèm nói chuyện với bà nữa.” Lúc đó em sẽ xử lý như thế nào?
Tình huống 2: Vào buổi sáng chủ nhật, em qua nhà một bạn cùng lớp, rủ bạn đi đá bóng, lúc đó mẹ bạn bảo Con quét cho mẹ cái sân nhé, bạn của em bảo. Thôi mẹ ơi, giờ con đi đá bóng tí đã. Lúc đó em sẽ xử lý thế nào ?
Các tình huống đưa ra, tôi dựa vào nội dung mình giáo dục để đưa ra tình huống phù hợp, trên đây tôi chỉ đưa ra 2 tình huống minh họa.
Sau khi các em xử lý tình huống, tôi sẽ cho lớp nhận xét, bổ sung và tôi sẽ chốt cách xử lý hợp lý nhất, liên hệ giáo dục các em. Tôi thấy hình thức này các em học tập rất hào hứng và tích cực.
Ví dụ : Chủ đề 4: Em yêu chú bộ đội
Tuần 4: Rèn tính bình tĩnh, dũng cảm
Ở tuần 2, tôi đã cho học sinh xem về tinh thần dũng cảm, sự bình tĩnh, sáng tạo của các chú bộ đội. Vậy thông qua đây tôi sẽ lồng ghép giáo dục học sinh tính bình tĩnh, dũng cảm như sau:
Tôi đã xây dựng một tình huống khó khăn xảy ra trong cuộc sống và yêu cầu học sinh xử lý tình huống đó.
Nội dung tình huống: 
Ở trường em, có một anh học sinh lớp trên, hàng ngày đi học luôn dụ dỗ em về nhà lấy tiền của bố mẹ để đưa cho anh, anh sẽ cùng em đi mua đồ ăn. Anh nói anh biết một quán bán rất nhiều thứ đồ ăn, ngon, lạ. Và anh còn dọa, phải lấy tiền thường xuyên thì anh dẫn đi ăn nhiều món, nếu không anh sẽ đánh. Trong trường hợp đó em sẽ làm gì?
Tôi sẽ dành cho học sinh 10 phút để ghi ra giấy cách xử lý của mình.
Nhận xét, lựa chọn những cách xử lý hợp lý nhất đọc cho lớp nghe
Liên hệ giáo dục học sinh, trong những trường hợp xấu như vậy điều đầu tiên là phải bình tĩnh, không nên quá lo sợ mà tiếp tay cho những người xấu; thứ hai là dũng cảm báo ngay với cô giáo, tổng phụ trách Đội; bố mẹ để mọi người kịp thời can thiệp và giáo dục anh học sinh vi phạm đó.
Qua đây, tôi thấy một số em đã có cách giải quyết hợp lí.
b.4.6) Giáo dục thông qua các việc làm cụ thể của học sinh
Ví dụ: Chủ đề 8: Tuần 3: Các việc làm của học sinh trước những hoàn cảnh éo le, khó khăn trong cuộc sống.
Trong tuần này tôi sẽ triển khai tới các em những hoàn cảnh khó khăn cần giúp đỡ mà Tổng phụ trách Đội đã triển khai như giúp đỡ người mù, giúp đồng bào bị lũ lụt, giúp học sinh nghèo vượt khó hoặc những hoàn cảnh khó khăn xảy ra do tai nạn,  Sau khi triển khai những hoàn cảnh khó khăn đó tôi đã tổ chức cho học sinh nêu ý kiến về những việc làm của mình để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn đó. Một số ý kiến đưa ra như sau: Ủng hộ tiền cho những bạn nghèo để bạn mua sách vở, ủng hộ áo quần cũ cho bạn, góp tiền ủng hộ người mù, mua mì tôm gửi ra cho đồng bào bị lũ lụt,.... Sau khi học sinh đã đưa ra được các việc làm có ý nghĩa để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Tôi đã tuyên dương các em kịp thời đồng thời nhắc nhở các em luôn luôn nhớ về những việc mình đã và sẽ làm để giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn. Và rồi trong năm học qua trường đã phát động rất nhiều đợt về việc giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, khi nghe giáo viên chủ nhiệm triển khai các em đã nhiêt tình ủng hộ bằng việc góp tiền, quần áo cũ, giấy vụn, lon bia để ủng hộ. Số liệu cụ thể như sau: ủng hộ đoàn khuyết tật : 198 000 đồng; áo trắng tặng bạn: 213 cái; giấy vụn: 62,5 kg; lon bia: 765 lon; Mua lịch ủng hộ bạn nghèo đón Tết: 14 quyển. Và có một trường hợp không may xảy ra trong năm học vừa rồi đó là trường hợp của em YChinh, trường Tiểu học Tây Phong bị cháy nhà, khi nghe tôi thông báo các em đã có tinh thần lá lành đùm lá rách, ủng hộ số tiền 102 000 đồng để giúp đỡ gia đình bạn. Sau mỗi hành động, việc làm có ý nghĩa của các em, tôi đã tuyên dương, khen ngợi kịp thời cũng như truyền lại lời cảm ơn của mọi người được giúp đỡ tới các em.
b.4.7) Giáo dục thông qua việc hình thành Cây gia đình
Ví dụ: Chủ đề 2: Truyền thống Ngày Phụ nữ Việt Nam
Tuần 2: Sống yêu thương, kính trọng những người thân trong gia đình.
Nội dung của tuần này, tôi sẽ hình thành cho các em những suy nghĩ tốt đẹp về những thành viên trong gia đình, đặc biệt là bà, mẹ, chị, em gái. Giúp các em thấy đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docth_51_1052_2021924.doc