Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Lê Qúy Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Lê Qúy Đôn

Tóm lại: Phát triển chuyên môn giáo viên là quá trình thường xuyên liên tục, gắn với công việc hằng ngày và được quyết định bởi chính sự cố gắng học hỏi của mỗi giáo viên dưới sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các lực lượng khác.

* Các mô hình phát triển chuyên môn: Có thể phát triển chuyên môn giáo viên tiểu học theo 3 mô hình:

- Tập huấn bồi dưỡng giáo viên:

+ Mời chuyên gia bồi dưỡng từng chủ đề.

+ Bồi dưỡng theo chương trình có hệ thống.

+ Các hình thức: Có thể tập trung; có thể sử dụng phương thức tập huấn đa cấp; tổ chức học tập từ xa, học tập qua mạng internet.

- Mô hình nhóm nhỏ:

+ Sinh hoạt theo tổ chuyên môn: Những giáo viên dạy cùng một khối lớp tổ chức các hoạt động theo nhóm để thảo luận những vấn đề chuyên môn như thống nhất giáo án, nội dung, phương pháp dạy học, tập huấn trong nhóm, giúp đỡ nhau có tính chất truyền nghề, dự giờ có sự trao đổi và phản hồi tích cực giữa người dạy và người dự.

+ Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên theo nhóm, khối lớp, trường, cụm trường.

- Mô hình cá nhân:

+ Đánh giá hoạt động của học sinh, thông qua việc đánh giá để hiểu trình độ của học sinh và đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp.

+ Dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, học tập những phương pháp dạy học, những kĩ thuật dạy học từ đồng nghiệp.

+ Hồ sơ giáo viên: Tập hợp những hiểu biết mà giáo viên thu nhận được thông qua việc đọc tài liệu, học tập, trao đổi nhóm để theo dõi sự phát triển chuyên môn của mình.

 

docx 28 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1604Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học Lê Qúy Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nghệ thông tin và hạn chế trong việc hướng dẫn học sinh các tiết học. Một số giáo viên trẻ nhiệt tình, năng động, dám nghĩ dám làm nhưng thiếu kinh nghiệm.
Một số giáo viên đã hài lòng với kinh nghiệm đã có của mình, không chịu học hỏi để tiếp cận cái mới, đặc biệt vận dụng đổi mới phương pháp hiện nay như chương trình dạy học theo mô hình VNEN, chương trình Công nghệ giáo dục.
Trang thiết bị còn ít chưa đáp ứng yêu cầu hiện nay, đặc biệt ứng dụng công nghệ thông tin (soạn giáo án điện tử).
Tủ sách thư viện chưa phong phú, chưa đủ tư liệu cho giáo viên tra cứu.
3.Nội dung hình thức của giải pháp, biện pháp
a.Mục tiêu của giải pháp
Như chúng đã phân tích trên, tổ chuyên môn ở trường tiểu học có một vị trí và vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động dạy và học. Song ý nghĩa quan trọng đó chỉ có thể có được khi nội dung sinh hoạt của tổ chuyên môn mang tính chuyên sâu, đa dạng và khoa học. Chính vì thế, phó hiệu trưởng đã có kế hoạch chỉ đạo hoạt động tổ chuyên môn: 
- Phát triển chuyên môn giáo viên dựa trên phương pháp học tập tích cực của mỗi giáo viên với sự hướng dẫn của giảng viên và đồng nghiệp.
- Phát triển chuyên môn giáo viên diễn ra liên tục. thường xuyên (Giáo viên cần biết học suốt đời).
- Phát triển chuyên môn giáo viên tốt nhất là gắn với hoạt động giảng dạy hằng ngày của giáo viên.
- Phát triển chuyên môn giáo viên cần gắn với yêu cầu của việc triển khai Chương trình tiểu học mới; đặc biệt là yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh.
- Phát triển chuyên môn giáo viên cần có sự giúp đỡ và phối hợp của đồng nghiệp, của lãnh đạo trường tiểu học, Phòng, Sở Giáo dục.
Tóm lại: Phát triển chuyên môn giáo viên là quá trình thường xuyên liên tục, gắn với công việc hằng ngày và được quyết định bởi chính sự cố gắng học hỏi của mỗi giáo viên dưới sự giúp đỡ của đồng nghiệp và các lực lượng khác.
* Các mô hình phát triển chuyên môn: Có thể phát triển chuyên môn giáo viên tiểu học theo 3 mô hình:
- Tập huấn bồi dưỡng giáo viên:
+ Mời chuyên gia bồi dưỡng từng chủ đề.
+ Bồi dưỡng theo chương trình có hệ thống.
+ Các hình thức: Có thể tập trung; có thể sử dụng phương thức tập huấn đa cấp; tổ chức học tập từ xa, học tập qua mạng internet.
- Mô hình nhóm nhỏ:
+ Sinh hoạt theo tổ chuyên môn: Những giáo viên dạy cùng một khối lớp tổ chức các hoạt động theo nhóm để thảo luận những vấn đề chuyên môn như thống nhất giáo án, nội dung, phương pháp dạy học, tập huấn trong nhóm, giúp đỡ nhau có tính chất truyền nghề, dự giờ có sự trao đổi và phản hồi tích cực giữa người dạy và người dự.
+ Thảo luận, trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên theo nhóm, khối lớp, trường, cụm trường.
- Mô hình cá nhân:
+ Đánh giá hoạt động của học sinh, thông qua việc đánh giá để hiểu trình độ của học sinh và đưa ra những phương pháp dạy học phù hợp.
+ Dự giờ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm, học tập những phương pháp dạy học, những kĩ thuật dạy học từ đồng nghiệp.
+ Hồ sơ giáo viên: Tập hợp những hiểu biết mà giáo viên thu nhận được thông qua việc đọc tài liệu, học tập, trao đổi nhóm để theo dõi sự phát triển chuyên môn của mình.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
 *Xây dựng tổ chuyên môn tăng cường vai trò tự chủ, thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của tổ theo quy chế, giáo viên chủ động tự học tự rèn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. 
Trong giai đoạn hiện nay, người giáo viên tiểu học phải nhận thức được rằng tự học, tự nâng cao trình độ kiến thức, nhiệp vụ chuyên môn là điều cần thiết nếu không sẽ bị đào thải, bị lạc hậu với sự đổi mới của đất nước vì đất nước đổi mới thì mục tiêu giáo dục cũng sẽ đổi mới.
Chính điều đó mà giáo viên phải thường xuyên, học suốt đời, học để tự khẳng định mình để không bị tụt hậu. Người giáo viên tiểu học phải có trình độ cao mới mong đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay.
 Nhà trường cùng với công đoàn tạo điều kiện để giáo viên tham gia học nâng chuẩn như đại học sư phạm tiểu học. 
Phó hiệu trưởng lập và triển khai kế hoạch bồi dưỡng giáo viên tại trường Dự giờ, thăm lớp, thao giảng ,góp ý trao đổi kinh nghiệm, chú ý rút kinh nghiệm về quy trình phương pháp giảng dạy của từng môn học. Có kế hoạch khắc phục những hạn chế, những khuyết điểm còn mắc phải. Phát huy những ưu điểm nhân rộng ra những ưu điểm điển hình.
Tất cả giáo viên cần phải tham gia chương trình bồi dưỡng thường xuyên do ngành tổ chức.
Mở các chuyên đề trong tổ khối, liên khối, liên cụm trường để tập trung bồi dưỡng giáo viên về:
- Các phương pháp dạy học mới (phát huy tính tự giác học tập sáng tạo của học sinh)
- Các hình thức dạy học: Nhóm, cá nhân, lớp, trò chơi học tập .
Ngoài việc học tập qua nghe chuyên đề, qua đồng nghiệp (hội giảng thao giảng) giáo viên còn phải tự đọc sách, báo (tập san tiểu học, tập san khoa học giáo dục), nghe đài để tự nâng cao nghiệp vụ sư tay nghề. Phó hiệu trưởng còn phải tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ quản lý nhất là tổ trưởng chuyên môn. Phải tổ chức đào tạo có kế hoạch và mang tính kế thừa 
Giáo viên giỏi chuyên môn kèm giáo viên chưa giỏi.
Giáo viên lớn tuổi có kinh nghiệm kèm giáo viên chư có kinh nghiệm.
 Nói chung tổ chuyên môn là trung tâm động viên, giúp đỡ nhau, bổ sung cho nhau để cùng tiến bộ, cùng đạt chất lượng giáo dục như mong muốn
 * Quản lý bằng pháp chế 
Những quy chế, quy định của bộ giáo dục – Đào tạo về các mặt công tác cần làm để thực hiện tốt các nhiệm vụ giáo dục mang tính pháp lệnh, nhà trường phải nghiêm túc thực hiện, không được tùy tiện thay đổi, bỏ bớt – Nó là cơ sở đảm bảo việc quản lý nhà trường được thống nhất, đảm bảo quản lý theo ngành được chặt chẽ.
Các quy chế, quy định về công tác nhà trường gồm nhiều loại nhưng tổ chuyên môn cần nắm về nhiệm vụ, nội dung tổ chức, quy trình dạy học đó là: Chương trình, kế hoạch giáo dục, sách giáo khoa, quy chế nhận xét, chấm chữa bài cho học sinh.
Bản thân người hiệu phó phải nghiên cứu nắm vững các quy chế quy định và chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm chỉnh những quy định ấy nhằm đảm bảo cho việc quản lý của mình chặt chẽ, có quy cũ và đạt hiệu quả cao.
 Ngoài ra, ở từng đơn vị cần phải quy định một số nội quy (có thống nhất với hội đồng nhà trường) song không được trái với đường lối, quan điểm giáo dục nhằm giúp cho việc quản lý thuận lợi hơn. Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
 Bàn bạc trao đổi việc lập thiết kế bài học.
 Bàn kĩ việc tổ chức các hoạt động, sử dụng các phương pháp linh hoạt, các phương tiện dạy học sẵn có và tự làm sao cho khi lên lớp sẽ giảng dạy đúng hướng, đúng với ý đồ sách giáo khoa,đúng mục tiêu bài học
* Quản lý bằng kế hoạch:
Kế hoạch là công cụ chủ yếu của việc quản lý. Hoạt động của một trường học rất đa dạng và phức tạp, có nhiều lực lượng tham gia. Hoạt động đó đòi hỏi sự đồng bộ, nhịp nhàng của nhiều khâu, nhiều mặt, nhiều bộ phận. Nếu không có kế hoạch thì công việc sẽ bị chồng chéo, năng suất sẽ không cao. Chính vì vậy phó hiệu trưởng cần có chỉ đạo cho chuyên môn thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của kế hoạch, xem đó “Thước đo, tiêu chuẩn, cái mốc” phấn đấu. Để nắm vững cách xây dựng và chỉ đạo việc thực hiện kế hoạch thì cần phải nắm ý nghĩa và mục đích của nó. 
Kế hoạch của tổ chuyên môn thực chất là kế hoạch thi đua, học làm theo các điển hình tiên tiến và thực hiện việc dạy tốt học tốt. Nó nêu lên những mức phấn đấu tiên tiến và động viên moị người thực hiện.
Kế hoạch tổ chuyên môn chi tiết, hợp lý, khả thi sẽ giúp phó hiệu trưởng, hiệu trưởng quản lý việc dạy và học một cách toàn diện, cân đối, có trọng tâm và đạt hiệu quả tốt.
Thật vậy, quản lý bằng kế hoạch là quản lý hiệu quả nhất vì nó không những giúp hiệu trưởng, hiệu phó theo dõi tiến độ thực hiện nhiệm vụ (dựa vào chỉ tiêu biện pháp đề ra), mà nó còn đúc rút kinh nghiệm và điều chỉnh kịp thời những sai sót để có hướng khắc phục nhằm đạt mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Muốn quản lý bằng kế hoạch, phó hiệu trưỏng phải có kế hoạch, chuyên môn lập kế hoạch cụ thể chi tiết phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, của địa phương. Kế hoạch tổ do tổ trưởng biên soạn (soạn dựa theo kế hoạch năm do ban giám hiệu nhà trường đã thống nhất), sau đó đã thống nhất trong toàn khối (qua hội nghị xây dựng kế hoạch tổ nhằm đảm bảo tính tập trung dân chủ) yêu cầu các kế hoạch tổ phải đảm bảo các nội dung sau:
- Công tác thực hiện nôi dung, chương trình, kế hoạch dạy học.
- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của học sinh (về năng lực; phẩm chất)
- Các phong trào thi đua nhằm nâng cao chất lượng giáo dục: Học sinh giỏi, giáo viên giỏi, chữ viết đẹp, đồ dùng dạy học, sáng kiến kinh nghiệm Trong đó phải phân ra kế hoạch năm, tháng, tuần. Mỗi nội dung đều phải có yêu cầu, chỉ tiêu, biện pháp.
 Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn:
Nhà trường muốn phát triển chỉ có thể thay đổi bằng nội lực của chính mình; động lực mạnh nhất giúp nhà trường phát triển là xây dựng tình đồng nghiệp để giáo viên phát triển năng lực chuyên môn, đồng thời thiết lập tình đoàn kết giữa các giáo viên trong trường, giáo viên trong tổ 
Nhằm giúp mỗi giáo viên ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học, nhà trường cần tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp tổ, trường, hàng tuần, tháng. Giáo viên trong tổ thay nhau tiến hành các tiết dạy cho các giáo viên khác dự giờ. Bằng cách phân tích sâu thực tế giảng dạy của đồng nghiệp, trao đổi với đồng nghiệp, giáo viên có thể thay đổi quan điểm của mình để nhìn nhận một cách khách quan hơn về việc học, phát triển của học sinh. Cũng có thể thông qua thực tế giảng dạy của đồng nghiệp giáo viên sẽ nhận xét được thực tế giảng dạy của nìmh. Tất cả mọi người đều được dự giờ, được nghe góp ý dự giờ của đồng nghiệp mình. Từ đó sẽ cải thiện được phương pháp dạy học của chính mình.
 	Mục đích của sinh hoạt chuyên môn là nhằm xây dựng mối quan hệ giúp đỡ giữa các đồng nghiệp. Do vậy, cần phải cải tiến phương pháp thảo luận. Hiện nay, hầu hết các buổi sinh hoạt chuyên môn để bàn về một tiết dạy của đồng nghiệp thì giáo viên dự giờ không muốn góp ý phát biểu ý kiến vì ngại va chạm.
Ở đây, chỉ muốn đề cập đến những quy tắc cơ bản mà trường tôi đã và đang khuyến khích áp dụng trong những buổi sinh hoạt chuyên môn nhằm xây dựng tình đồng nghiệp về cải tiến trong các buổi sinh hoạt chuyên môn.
Mục tiêu của việc thảo luận không nên nằm ở câu hỏi “Giáo viên nên dạy như thế này ...” mà ở câu hỏi “Học sinh lĩnh hội được kiến thức gì và chưa năm được vấn đề gì ?”.
Sinh họat chuyên môn không phải nhằm mục đích tạo ra những giờ học xuất sắc mà nhằm tạo ra mối quan hệ học tập và thực hiên việc học ở mức độ cao. Thảo luận không nên tập trung vào việc giải thích các chủ đề, đồ dùng dạy hoc hoặc các thao tác dạy học của giáo viên mà nên tập trung thực tế học tập cụ thể của từng học sinh. Việc xem kỹ lưỡng, chi tết và sâu sắc việc học của học sinh sẽ là nền tảng cho những giờ học có tính sáng tạo 
Khi thảo luận, người dự giờ không nên đưa ra “Những gợi ý”. cho giáo viên được dự giờ mà nên đề cập đến những điều người dự giờ “học được” qua giờ học đó: Học tập lẫn nhau được thực hiện thông qua trao đổi các ý kiến.
Nói chung, khả năng học tập lẫn nhau của giáo viên đến nay vẫn còn rất hạn chế. Đặc biệt, vấn đề quan trọng nhất là giáo viên không muốn học từ đồng nghiệp của mình.
Nếu giáo viên trong một trường, một tổ không đề cao hoặc tôn trọng việc dạy học của nhau thì nơi đó khó có thể tạo dựng tình đồng nghiệp hoặc nâng cao chuyên môn của mỗi các nhân. Trong sinh hoạt chuyên môn, điều mà giáo viên dự gìơ cần làm không phải là đưa ra gợi ý, chê trách mà trao đổi những gì mình đã học được thông qua giờ học đó. Từ những thay đổi nhỏ trong quan điểm như vậy, sinh hoạt chuyên môn tổ sẽ trở thành một hoạt động có sức hấp dẫn với tất cả giáo viên để họ có thể học hỏi lẫn nhau, và từ đó sẽ xây dựng được tình đoàn kết, trong đó mọi giáo viên đều sẵn sàng bài dạy của mình cho các giáo viên khác dự giờ.
Mọi thành viên tham gia thảo luận trong buổi sinh hoạt chuyên môn nên phát biểu ít nhất một lần và nên thảo luận một cách dân chủ sao cho không để một vài người “lớn tiếng” luôn áp đặt ý kiến hoặc chi phối cả quá trình thảo luận .
Trong thực tế có những giáo viên “Lớn tiếng” nhưng không phải là giáo viên xuất sắc, mà trong nhiều trường hợp chính những giáo viên ít nói lại có khả năng bồi dưỡng thúc đẩy việc học của học sinh.
Để giúp sinh hoạt chuyên môn có hiệu quả thì cần có sự trao đổi các ý kiến đa dạng của nhiều giáo viên. Những ý kiến thẳng thắn do những giáo viên ít nói đưa ra là quan trọng. Phát biểu ít nhất một lần trong buổi sinh hoạt chuyên môn nên là trách nhiệm và yêu cầu tối thiểu của mỗi giáo viên. Người dự giờ nên cho người được dự giờ biết được ấn tượng của họ về giờ học và nên hiểu đó là một cử chỉ lịch sự cần được phát huy.
Tổ trưởng chuyên môn chủ trì buổi sinh hoạt cần đảm bảo cơ hôi cho từng giáo viên được phát biểu và để cho họ bộc lộ hết ý kiến của mình. Người chủ trì phải biết lắng nghe người khác một cách chăm chú và cẩn thận. Người chủ trì “không nên giới hạn các chủ đề” hoặc “không tóm tắt các ý kiến “đây là những nguyên tắc khi chủ trì những buổi sinh hoạt chuyên môn. Tất cả mọi người chỉ cần thẳng thắn bày tỏ ý kiến, sinh hoạt chuyên môn như vậy sẽ có ý nghĩa và hiệu quả
- Nắm độ tuổi, phân loại trình độ học sinh.
- Bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, phụ đạo học sinh chưa hoàn thành các môn ôn học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp.
- Quan tâm đúng mức đến việc dạy hai buổi trên ngày. Có định hướng thống nhất trong tổ nội dung sẽ dạy buổi thứ 2 sao cho có chất lượng.
- Thường xuyên kiểm tra nề nếp học tập của học sinh.
- Có biện pháp chặt chẽ để duy trì sĩ số, chống bỏ học, chống ngồi nhầm lớp.
- Tập trung chỉ đạo lớp điểm, lớp điển hình sau đó nhân rộng trong toàn tổ, toàn trường. 
Đổi mới hình thức kiểm tra và thực hiện đúng chương trình và soạn giảng
- BGH cùng tổ trưởng chuyên môn có kế hoạch kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên những tiết chính khoá và một số tiết ngoại khoá. Cụ thể việc kiểm tra chương trình, thời khoá biểu, cách thiết kế bài dạy, việc đổi mới phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm thông qua bài giảng truyền thụ trên lớp; kiểm tra sự tiếp thu bài của học sinh (Kiểm tra chất lượng tiết học, hình thức kiểm tra trên giấy, bảng con hoặc kiểm tra miêng...) Kiểm tra hồ sơ GV theo quy định, kiểm tra việc thiết kế bài học, công tác chủ nhiệm, đánh giá, nhận xét học sinh.
 - Kiểm tra là một chức năng của hoạt động quản lý. Kiểm tra là chức năng của phó hiệu trưởng vì vậy phải có kế hoạch, biện pháp cụ thể nhưng thiếu kiểm tra thì hiêu quả sẽ không cao, kết quả công việc sẽ không như mong muốn. Kiểm tra còn nhằm điều chỉnh và bổ sung kế hoạch. Thiếu kiểm tra sẽ thiếu động lực thúc đẩy mọi người làm việc, sẽ làm mọi người ỉ lại và tiến độ công việc sẽ bị trễ, không đúng với thời gian.
 - Kiểm tra dưới nhiều hình thức: Kiển tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề, kiểm tra đột xuất...
 - Phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn dạy đúng dạy đủ các môn bắt buộc do Bộ Giáo dục – Đào tạo quy định, không được cắt xén, có lồng ghép dạy học tài liệu địa phương, Quốc phòng an ninh... 
 - HS được thực hành luyện tập ở lớp nhiều hơn, bài tập được giải quyết hết tại lớp không cho bài tập về nhà.
 - Tăng cường giáo dục sức khoẻ, thẩm mỹ, phát triển năng khiếu cho học sinh.
 - Có thời gian giáo dục toàn diện thông qua các hoạt động ngoại khoá trong và ngoài nhà trường.
 - Phó hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chuyên môn quản lí việc thực hiện chương trình của giáo viên qua các nội dung sau:
 - Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua lịch báo giảng (Kế hoạch dạy học)
 - Giáo án (kế hoạch dạy học), kiểm tra vở ghi của học sinh.
 - Nếu chương trình bị trễ phải có hướng khắc phục ngay.
Giáo án chính là kế hoạch dạy của mỗi giáo viên. Khi lên lớp, nếu giáo viên đã có một thiết kế tốt thì hiệu quả tiết dạy sẽ đạt cao. Đầu năm học, nhà trường đã triển khai đến các tổ về việc đăng kí soạn giáo án mới và sử dụng giáo án cũ có bổ sung. Nhiệm vụ tổ trưởng kiểm tra kí duyệt hàng tháng có nhận xét cụ thể. Phó hiệu trưởng kiểm tra đột xuất và kiểm tra định kì kiểm tra mỗi tháng một lần và rút kinh nghiệm trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nêu được ưu điểm và tồn tại.
 Để cho công tác kiểm tra có hiệu quả ngay từ đầu năm học, phó hiệu trưởng phải có kế hoạch kiểm tra tổ chuyên môn:
- Kiểm tra kế hoạch trên văn bản giấy tờ: Kế hoạch năm, tháng, tuần.
- Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch phó hiệu trưởng chỉ đạo tổ trưởng lên lịch kiểm tra giáo viên trong tổ, trong đó có báo trước, đột xuất.
Hàng tuần, tổ trưởng kiểm tra giáo viên:
 	+ Kiểm tra kế hoạch dạy học.
+ Kiểm tra sổ chủ nhiệm.
+ Kiểm tra vở học sinh 
+ Kiểm tra cách chấm bài và nhận xét bài học sinh của giáo viên.
+ Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên: hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp. 
+ Kiểm tra chất lượng học tập của học sinh.
Phó hiệu trưởng là người kiểm tra cách làm của tổ trưởng, giáo viên đặc biệt chú trọng: chuyên đề; kế hoạch tổ chuyên môn hàng tháng, hàng tuần; kế hoạch hoạt động sư phạm của giáo viên, kiểm tra đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp của giáo viên.
Phó hiệu trưởng sẽ chỉ đạo cho tổ trưởng phải biết kết hợp với kiểm tra giáo viên; trong đó chú trọng khâu tư vấn, thúc đẩy sao cho đạt hiệu quả giáo dục như mong muốn. Ngoài việc kiểm tra cách làm việc của tổ trưởng, phó hiệu trưởng phải trực tiếp kiểm tra công tác giảng dạy và giáo dục của giáo viên bằng kế hoạch dạy học và bằng hoạt động trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, kiểm tra việc thực hiện chuyên môn. Phó hiệu trưởng còn phải trực tiếp kiểm tra toàn diện giáo viên theo quy định của ngành đề ra.
Công tác thi đua là động viên mọi người hoàn thành nhiệm vụ bằng hình thức khen thưởng. Hình thức thi đua được đưa vào trong giảng dạy, giáo dục nhằm động viên sự cố gắng vươn lên, sự nỗ lực hết mình của mỗi giáo viên, nói còn khêu gợi lòng tự ái, tự trọng của mỗi giáo viên. Trong một tập thể sư phạm nói chung và tập thể tổ nói riêng; mỗi giáo viên đều có hướng phấn đấu không thể thua kém bạn bè, đồng nghiệp mà luôn cố gắng hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đã được giao.
Nếu đẩy mạnh công tác thi đua trong trường học thì hiệu trưởng, phó hiệu trưởng sẽ thành công trong công tác quản lý, sẽ tạo dựng một tập thể làm việc đều tay, luôn linh hoạt sáng tạo trong công tác giáo dục, hiệu quả năng suất sẽ cao; đồng thời tạo một tập thể giáo viên đoàn kết thân ái, giúp đỡ nhau vì mục tiêu nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.
Thi đua phải là hướng đến cái thiện, cái đích “vì học sinh thân yêu”, chứ không được ganh đua, gây mất đoàn kết
Ngay từ đầu năm hiệu trưởng, phó hiệu trưởng chỉ đạo cho tổ chuyên môn, mỗi giáo viên điều phải đăng ký danh hiệu thi đua như:
 	- Giáo viên dạy giỏi 
- Chiến sĩ thi đua các cấp 
- Tập thể lao động tiên tiến
- Tập thể lao động xuất sắc
Cuối kỳ hoặc cuối năm cần phải họp xét bình bầu các danh hiệu thi đua. Rồi nhân rộng điển hình tốt trước toàn đơn vị: sau đó đề nghị các cấp lãnh đạo xét tặng danh hiệu cao hơn.
Ngoài ra, cũng cần phê bình, kiểm điểm cảnh cáo cá nhân, tập thể không hoàn thành nhiệm vụ hoặc vi phạm nội quy, quy định, quy chế của nhà trường, của ngành
Trong công tác thi đua hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải hướng dẫn từ tổ, khi xét phải công tâm và minh bạch, không cả nể, bình xét đại khái qua loa là điều không nên khi quyết định khen thưởng hiệu trưởng, phó hiệu trưởng cần phải cân nhắc kĩ đúng người, đúng thành tích, có như vậy mới làm đòn xeo thúc đẩy tập thể vươn lên.
 c.Mối quan hê giữá các giải pháp, biện pháp
 Dưới sự chỉ đạo của phó hiệu trưởng, Tổ chuyên môn dựa trên kế hoạch hoạt động của nhà trường, mỗi tổ chuyên môn tự ra kế hoạch hoạt động chung cho cả tổ theo lịch sinh hoạt từng năm học, kỳ, tháng, hàng tuần. Tổ chuyên môn lên lịch báo giảng cho cả tổ dựa theo phân phối chương trình. Đồng thời đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở việc thực hiện đúng chương trình, không tự ý cắt xén chương trình.
Hàng tháng tự lên

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_chuyen_mon_o.docx