Đề cương Sáng kiến Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm trong thời đại 4.0

Đề cương Sáng kiến Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm trong thời đại 4.0

a. Biện pháp

Với mục đích để HS phát triển năng lực, sở trường về các môn năng khiếu của mình, định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai và nâng cao hoạt động phong trào của lớp. Đối với HS nhóm có năng lực nổi trội về năng khiếu, chúng tôi đề xuất và tiến hành một số biện pháp tác động như sau:

* Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động phong trào với học sinh và phụ huynh học sinh.

- Đối với phụ huynh:

+ Trao đổi với PHHS nội dung các phong trào, ý nghĩa và mục đích của các hoạt động đó; nêu rõ tình hình của lớp chủ nhiệm và những nội dung cần sự phối hợp giữa CMHS với nhà trường.

+ Trực tiếp trao đổi thêm tình hình của các đối tượng cần quan tâm với cha mẹ các em.

- Đối với học sinh:

Trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN cần dành thời gian để trao đổi, giảng giải giúp các em hiểu lợi ích, ý nghĩa của việc tham gia các phong trào như:

+ Rèn luyện kỹ năng quan sát, cách ứng xử giao tiếp, cách tổ chức sắp xếp công việc cá nhân.

+ Được trải nghiệm kỹ năng sống, tăng cường vốn hiểu biết xã hội và trưởng thành hơn.

- Nêu gương các anh chị khóa trước,.

* Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ

Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học của BGH, BCHCĐ, Đoàn trường và tình hình thực tiễn xác định các hoạt động phong trào thường xuyên, hoạt động phong trào trọng tâm để xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.

 

docx 50 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 203Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương Sáng kiến Tư vấn và định hướng nghề nghiệp cho học sinh lớp chủ nhiệm trong thời đại 4.0", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thi mà học sinh quan tâm để kịp thời tư vấn, lựa chọn ngành, nghề phù hợp, tránh vì thiếu sự hiểu biết mà đăng ký ngành, nghề theo cảm tính.
Phối hợp giữa nhà trường và các trung tâm, trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, các tổ chức chính trị xã hội, các doanh nghiệp trong xây dựng chương trình, tài liệu, tổ chức các hoạt động giáo dục hướng nghiệp.
Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề phổ thông, các câu lạc bộ để phát triển năng khiếu góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh; tập trung đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục hướng nghiệp; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học gắn với giáo dục hướng nghiệp.
Khó khăn
Yếu tố khách quan:
- Nội dung công tác hướng nghiệp ở trường THPT còn nặng về lí thuyết mà yếu về thực hành kỹ năng.
Giáo viên chưa quan tâm, chú trọng tạo điều kiện mở ra nhiều những gợi ý định hướng trong nghề nghiệp cho học sinh.
Do ảnh hưởng mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng với rất nhiều ngành nghề khiến cho học sinh hoang mang và khó có thể lựa chọn một ngành nghề phù hợp với bản thân.
Từ phía gia đình, thực tế cho thấy hiện nay vẫn còn không ít phụ huynh học sinh áp đặt nghề nghiệp trong tương lai mà không cho con cái quyền tự quyết tương lai của mình.
Yếu tố chủ quan:
Đa số các em vẫn có suy nghĩ phải thi và học các trường đại học tốp trên, ít học sinh nghĩ đến thi cao đẳng hay nghề.
Một số học sinh còn dự định cùng một lúc hai đến ba khối thi khác nhau: A, B hay A, D.
Một số em có hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng vẫn muốn tiếp tục con đường học vấn sau tốt nghiệp THPT, thì phải chọn trường học, nghề học nào cho phù hợp?
Một số PHHS còn có tư tưởng chưa đúng, có ý cho các em đi làm công nhân mà không cần qua đào tạo nghề .
Lịch học của học sinh khá dày đặc và có một số điều kiện khách quan nên rất khó cho giáo viên khi muốn tổ chức các buổi đi tìm hiểu thực tế về nghề nghiệp cho học sinh.
Học sinh chưa xác định được rõ sự cần thiết của công tác định hướng nghề nghiệp đối với việc lựa chọn ngành nghề trong tương lai hay do bản thân chưa có nhiều những kiến thức kinh nghiệm liên quan đến các ngành nghề xã hội.
Ngoài ra, các em chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc định hướng nghề nghiệp của cá nhân, chưa chủ động tìm hiểu về thông tin, yêu cầu của nghề nghiệp,
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP CHO HỌC SINH LỚP CHỦ NHIỆM TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0 TẠI TRƯỜNG THPT
Định hướng giúp cá nhân tìm hiểu năng lực bản thân
Chúng tôi khảo sát HS lớp chủ nhiệm trong thời điểm đầu kì 1 về ngành dự thi, khối thi và một số mong muốn đối với GV, phụ huynh, dự kiến sau tốt nghiệp THPT. Kết quả thu được như sau:
Thông qua kết quả khảo sát lớp chủ nhiệm, dựa vào năng lực, sở trường, sở thích, hoàn cảnh gia đình của từng học sinh đặc biệt phối hợp cùng với gia đình, chúng tôi chia HS theo từng nhóm năng lực và đề ra các biện pháp tương ứng với từng nhóm. Đặc biệt chúng tôi chú trọng đến một số HS chọn nhóm năng lực chưa phù hợp và tác động để các em có thể lựa chọn nghề nghiệp phù hợp sau khi tốt nghiệp THPT. Cụ thể:
Nhóm có năng lực nổi trội về năng khiếu
Trong nhóm này có 1 số em năng lực học tập tốt, lựa chọn thi đại học, xem các hoạt động phong trào là niềm vui giải trí sau những giờ học căng thẳng. Tuy nhiên nhiều gia đình có tâm lí con học lớp 12 nên phải dành toàn bộ thời gian cho việc học, bỏ hết tất cả hoạt động phong trào. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm là tư vấn để các em hài hòa giữa việc học và hoạt động phong trào. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn là cầu nối giúp phụ huynh hiểu và tạo điều kiện để con mình có thể theo đuổi sở thích và khả năng lựa chọn nghề nghiệp.
Biện pháp
Với mục đích để HS phát triển năng lực, sở trường về các môn năng khiếu của mình, định hướng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai và nâng cao hoạt động phong trào của lớp. Đối với HS nhóm có năng lực nổi trội về năng khiếu, chúng tôi đề xuất và tiến hành một số biện pháp tác động như sau:
Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tham gia hoạt động phong trào với học sinh và phụ huynh học sinh.
Đối với phụ huynh:
+ Trao đổi với PHHS nội dung các phong trào, ý nghĩa và mục đích của các hoạt động đó; nêu rõ tình hình của lớp chủ nhiệm và những nội dung cần sự phối hợp giữa CMHS với nhà trường.
+ Trực tiếp trao đổi thêm tình hình của các đối tượng cần quan tâm với cha mẹ các em.
Đối với học sinh:
Trong giờ sinh hoạt lớp, GVCN cần dành thời gian để trao đổi, giảng giải giúp các em hiểu lợi ích, ý nghĩa của việc tham gia các phong trào như:
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát, cách ứng xử giao tiếp, cách tổ chức sắp xếp công việc cá nhân...
+ Được trải nghiệm kỹ năng sống, tăng cường vốn hiểu biết xã hội và trưởng thành hơn.
- Nêu gương các anh chị khóa trước,...
Xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ
Căn cứ vào kế hoạch, nhiệm vụ năm học của BGH, BCHCĐ, Đoàn trường và tình hình thực tiễn xác định các hoạt động phong trào thường xuyên, hoạt động phong trào trọng tâm để xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ.
Lồng ghép các hoạt động phong trào trong các giờ sinh hoạt lớp
Tổ chức các hoạt động để phát triển năng lực cho học sinh như: thi thuyết trình theo chủ đề, làm thiệp chúc mừng, làm món ăn, tổ chức các trò chơi...
Trong buổi họp phụ huynh, GVCN trình chiếu các video, hình ảnh ghi lại các hoạt động khi học sinh của lớp tham gia.
Động viên HS tích cực tham gia các hoạt động phong trào trong các đợt thi đua của trường
GVCN nắm được mục tiêu của đợt thi, nội dung thi đua, thời gian, thể lệ 
Hướng học sinh chú trọng đầu tư những nội dung mà lớp có nguồn tiềm năng, động viên nhiều HS cùng tham gia.
GVCN phải luôn luôn theo sát, động viên học sinh, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp nhất với tình hình cụ thể
Đánh giá kết quả đạt được
Một số điểm cần lưu ý trong quá trình áp dụng các biện pháp nhóm có năng lực nổi trội về năng khiếu
Không nên áp đặt học sinh phải đạt được thành tích cao để học sinh không bị cảm giác lo lắng, áp lực.
Tìm sự giúp đỡ bên ngoài tập thể như: hội cha mẹ học sinh của lớp, cựu HS.
Thông qua các hoạt động giới thiệu các hạt nhân hoạt động phong trào cho Đoàn trường như: CLB nhảy, múa, hát, vẽ...
Một số hình ảnh minh họa cho hoạt động phong trào của lớp
Kết quả đạt được
Với các biện pháp đã thực hiện đối với nhóm HS có năng khiếu, chúng tôi thu được những kết quả như sau:
Lớp 12A1 đạt giải nhất bóng đá nam
Lớp 12A4 giải ba cuộc thi văn nghệ chào mừng ngày 20/11
Lớp 12A4 đạt giải khuyến khích cuộc thi thiết kế áo dài từ vật liệu tái chế
Lớp 12A1 đạt giải nhất cuộc thi thiết kế tranh từ vật liêu có sẵn
Lớp 12A4 có HS tham gia, đạt giải trong kì thi hội thao Quốc phòng của tỉnh.
Nhóm HS có xu hướng lựa chọn các trường đại học, cao đẳng sau khi tốt nghiệp THPT.
Đối với lớp chủ nhiệm, chúng tôi thống kê cụ thể từng HS và chia theo năng lực học tập. Bao gồm:
Nhóm HS có nguyện vọng thi ĐH, cao đẳng nhưng lực học còn hạn chế.
Biểu hiện cụ thể từng HS và biện pháp giáo dục, định hướng nghề nghiệp theo bảng sau:
STT
Họ và tên
Biểu hiện
Dự kiến sau tốt nghiệp THPT
Biện pháp giáo dục và định hướng nghề
1
Nguyễn Công Lưu
Có đánh nhau, xích mích với bạn
Thường xuyên chia sẻ những trang facebook mang tính chất không lành mạnh
Hay chơi với 1 số thành phần bỏ học
Thường xuyên đi học muộn, trèo tường.
Vi phạm nội qui của trường, lớp.
Có ý định bỏ học
Đại học vinh
Nhắn tin riêng trao đổi, hỏi han
Động viên, an ủi, chia sẻ và nhắc nhở
Liên hệ gia đình, người thân cùng giáo dục
Phối hợp với cán bộ lớp cùng tâm sự, động viên
Định hướng của GV và gia đình là học nghề sau tốt nghiệp THPT.

2
Nguyễn Xuân Hoàng
Hay nói chuyện, nói ngang trong lớp, vi phạm về sơ vin, đồng phục, đi học muộn, ngủ gục
thường xuyên. Lực học trung bình.
Đại học Vinh
Theo dõi, nhắc nhở
Nếu vi phạm tiếp sẽ mời phụ huynh
Xếp chỗ ngồi tránh việc nói chuyện với bạn bè làm mất trật tự giờ học.
Định hướng của GV và gia đình là học nghề hoặc xuất ngũ sau tốt nghiệp THPT.
3
Đào Văn Việt
Thường xuyên ngủ trong lớp, làm việc riêng trong giờ, vi phạm nội quy của trường, lớp.
Có hiện tượng hút thuốc lá, chơi thân với nhóm bạn Lưu, Hoàng, Mạnh.
Đại học Vinh
Nhắn tin trao đổi riêng
Khuyên bảo thay đổi phương pháp học
Xếp chỗ ngồi phía trên gần bàn GV để dễ quản lí và nhắc nhở
Thường xuyên liên lạc với gia đình khi HS bỏ học không xin phép.
Định hướng của GV và gia đình là học nghề hoặc xuất ngũ sau tốt nghiệp THPT.
4
Lê Tiến Đạt
Nói chuyện, không chú ý học
Đại học kinh tế Đà Nẵng
- Nhắn tin trao đổi riêng



tập, không ghi bài, thờ ơ với tất cả các môn học, điểm số. Lực học yếu.

Khuyên bảo thay đổi phương pháp học
Xếp chỗ ngồi gần bạn học khá kèm cặp để dễ quản lí và nhắc nhở.
Giao làm lớp phó lao động để quản lí việc lao động của các bạn trong lớp.
Định hướng của GV là học nghề hoặc xuất ngũ sau tốt nghiệp THPT.
5.

Lê Văn Ánh

Học lực Khá nhưng không chú ý trong giờ,
thường xuyên ngủ gục trong lớp
Không tích cực trong các nhiệm vụ của tổ, lớp

Thi đại học
Gọi điện trao đổi với phụ huynh, nhắn tin riêng cho HS.
Xếp chỗ ngồi gần bạn học khá để nhắc nhở.
Định hướng của GV là thi ĐH nếu thật sự chăm chỉ.

6

Hồ Tuấn
Học lực Khá, tham gia nhiều việc bên nhà thờ nên ít thời gian quan tâm đến việc học.
Học trầm, ít phát biểu, không hỏi bài bạn, thầy cô
Không tích cực trong các nhiệm vụ của tổ, lớp

Thi đại học
Xếp chỗ ngồi ở phía trên, bên cạnh bạn học Khá, Giỏi để kèm cặp thêm.
Thăm dò tình hình học tập ở lớp của HS
Thăm dò qua phụ huynh học sinh việc học ở nhà của các em.





- Định hướng của GV là thi ĐH nếu thật sự chăm chỉ.

7

Lê Văn Triều

Học lực trung bình, ít giao lưu với bạn bè.
Học trầm, ít phát biểu, không hỏi bài bạn, thầy cô

Thi đại học
Đề xuất các giáo viên bộ môn kiểm tra việc học bài và làm bài tập về nhà của các em
Thường xuyên kiểm tra BTVN
Định hướng của GV là thi ĐH nếu thật sự chăm chỉ.
Chúng tôi nhận thấy đối với nhóm này, nhiều HS lựa chọn thi đại học tuy nhiên lực học còn hạn chế, đặc biệt các em không thực sự cố gắng trong học tập, lựa chọn ngành nghề theo bạn bè, theo số đ

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_cuong_sang_kien_tu_van_va_dinh_huong_nghe_nghiep_cho_hoc.docx
  • pdfQuách Hữu Khương, Vũ thị Phương - THPT Quỳnh Lưu 3, THPT Quỳnh Lưu 2 - chủ nhiệm.docx.pdf