SKKN Hoạt động trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo định hướng giáo dục STEM

SKKN Hoạt động trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo định hướng giáo dục STEM

Phần 1. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài

Mục đích của mỗi học sinh đi học là thi đậu tốt nghiệp; thi vào trường đại

học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề . Tất cả cuối cùng để sau này kiếm được việc

làm, có nghề nghiệp. Các em sẽ làm được gì sau khi học xong tiết học môn sinh

học trong trường phổ thông? Làm thế nào để lồng ghép những kiến thức sách giáo

khoa nặng nề khô khan trừu tượng vào bối cảnh thực cuộc sống và liên quan đến

một số nghành nghề ngoài xã hội? Có thể chấm dứt tình trạng học sinh chọn nghề

không phù hợp với bản thân do không hiểu về nghề và năng lực vốn có của mình?

Làm thế nào để đảm bảo đối mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, phát

huy năng lực - phẩm chất học sinh và lồng ghép giáo dục hướng nghiệp vào bài

học mà không cắt xén chương trình học? Giáo viên cần tổ chức dạy học như thế

nào để khơi gợi học sinh sự đam mê, hứng thú học môn sinh?

Đó là những băn khoăn, trăn trở mà nhiều giáo viên chưa tháo gỡ được. Cần

có giải pháp phù hợp để giải quyết những vấn đề trên. Xuất phát từ nhu cầu tuyển

dụng nhân lực hiện tại và tương lai; Thực tế cho thấy nghề kĩ sư trồng trọt (KSTT)

đầu vào “ế ẩm” còn đầu ra “cháy hàng” nhiều công ti thuộc lĩnh vực nông nghiệp

đến các trường Đại học Nông Lâm để đặt hàng sinh viên sau khi ra trường với

mức lương cao. Nghề kĩ sư công nghệ thực phẩm (CNTP) là một trong năm

nghành thuộc khối Công nghệ đang được tuyển dụng nhiều nhất từ phía đối tác

Nhật bản [2]. Tôi đã tổ chức dạy học theo định hướng STEM tạo bầu không khí

vui vẻ hứng thú học, tổ chức hoạt động trải nghiệm nghề, qua đó giáo dục học sinh

tình yêu thiên nhiên, tự hào và có trách nhiệm trong bảo tồn phát huy sự đa dạng

phong phú giới thực vật. Rèn luyện đức tính chăm chỉ, thái độ lao động đúng đắn;

Rút ngắn khoảng cách giữ lí thuyết và thực tế, các em sẽ thấy việc học môn sinh

gắn liền với sự lựa chọn nghề nghiệp sau này từ đó đam mê học. Các em sẽ học tốt

hơn và nâng cao chất lượng dạy học nhờ sự đam mê đó.

Vì vậy, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài SKKN: Hoạt động trải nghiệm nghề kĩ

sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo

định hướng giáo dục STEM.

pdf 65 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 590Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hoạt động trải nghiệm nghề kĩ sư trồng trọt và kĩ sư công nghệ thực phẩm trong dạy học chủ đề tích hợp theo định hướng giáo dục STEM", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thử nghiệm sản phẩm. 
- Trình bày, bảo vệ được bản thiết kế và sản phẩm của mình, phản biện được 
các ý kiến thảo luận. 
- Tự nhận xét, đánh giá được quá trình làm việc cá nhân và nhóm. 
c. Phẩm chất: 
- Nghiêm túc, chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học 
- Yêu thích sự khám phá, tìm tòi và vận dụng các kiến thức sinh học được 
vào giải quyết nhiệm vụ được giao, đam mê học tập, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. 
- Có tinh thần trách nhiệm, hòa đồng, giúp đỡ nhau trong nhóm, lớp 
- Có ý thức tuân thủ các tiêu chuẩn kĩ thuật và giữ gìn vệ sinh chung khi 
thực nghiệm. 
d. Năng lực: 
- Tìm hiểu khoa học, cụ thể về các ứng dụng Quang hợp ở cây trồng. Giải 
quyết được nhiệm vụ thiết kế và chế tạo điều hòa không khí từ thực vật 
- Hợp tác với các thành viên trong nhóm để thống nhất bản thiết kế và phân 
công thực hiện 
- Tự nghiên cứu kiến thức, lên kế hoạch thiết kế, chế tạo, thử nghiệm và đánh giá. 
- Báo cáo thuyết trình – phản biện sản phẩm trước đám đông. Đánh giá và tự 
đánh giá => Học sinh trải nghiệm nghề KSTT qua đó đánh giá năng lực bản thân 
có phù hợp với nghề hay không. HS thấy được ý nghĩa và sự gắn kết các kiến thức 
của nhiều môn học trong nhà trường khi giải quyết vấn đề thực tiễn. 
20 
2. Yêu cầu: 
- Đảm bảo tính trải nghiệm của người học trong các giai đoạn: 
+ Tìm hiểu kiến thức nền để thiết kế trồng cây không sử dụng đất 
+ Thiết kế bản kế hoạch nguyên vật liệu , dụng cụ, loại phân bón, loại cây trồng. 
+ Thực hiện bản kế hoạch để tạo ra sản phẩm trồng cây không sử dụng đất 
+ Đảm bảo tính tự học, hợp tác trong quá trình giải quyết vấn đề của người học. 
3. Giới thiệu chủ đề: 
3.1. Tổng quan 
Đối tượng PPCT 4 tiết, Kiến thức nền: bài 3,7,9,10 môn sinh học 11 
Vấn đề cần tập 
trung 
- Cây xanh có giá trị về nhiều mặt như tác dụng che chắn 
bụi, khả năng giảm tiếng ồn, hấp thụ CO2 làm giảm ô nhiễm 
không khí, cây xanh có khả năng hấp thụ 50% bụi phóng xạ, 
hấp thụ hơi, bụi khí độc formanđêhit, benzen và thoát hơi 
nước làm mát [9] 
 - Trồng loại cây phong thủy, lọc khí độc sống thủy canh 
hoặc giả thổ canh. Khi bật quạt, hơi nước thoát ra từ bình 
thủy canh kết hợi tốc độ thoát hơi nước qua lá => Sẽ tạo hệ 
thống điều hòa sinh học ngay trong lớp bằng cách trồng cây 
xanh xung quanh lớp. 
-Trồng cây không sử dụng đất mà vẫn đảm bảo cây xanh tốt 
liên quan đến nhiều kiến thức: Đảm bảo đủ các yếu tố ngoại 
cảnh để cây quang hợp tăng năng suất. Sử dụng loại phân 
bón phù hợp thân thiện với môi trường . 
Bối cảnh thực 
tế 
Vấn đề cần giải 
quyết ? 
- Phía trước cổng trường học là đường quốc lộ 46, phía bên 
phải trường là lò gạch, phía sau trường học là trang trại chăn 
nuôi...tất cả tạo khí thải, độc hại, ảnh hưởng đến chất lượng 
không khí trong trường lớp. Bên cạnh đó, mùa hè thời tiết 
nắng nóng lớp học chỉ sử dụng quạt điện thì chưa đủ xua tan 
cái nóng và khí ô nhiễm. Cần có giải pháp nào hạn chế 
những nhược điểm trên? 
- Nhu cầu sử dụng tiểu cảnh trang trí nội thất hiện tại và 
tương lai sẽ phát triển hơn. Giá thành sản phẩm này không 
rẻ, hiện nay phần lớn đây là những cây sống trong đất. Hãy 
tìm cách trồng các loại tiểu cảnh này không cần sử dụng đất 
? Vì trong đất chứa mầm mống trứng giun sán và bẩn nếu 
đặt trên bàn ăn, bàn làm việc 
Liên kết với 
các môn học 
- Môn Toán tính tỉ lệ pha chế phân bón và nước hợp lí (cân – 
đong – đo –đếm) 
- Môn vật lý 10, bài 39 – Độ ẩm không khí 
- Môn Hóa 11, bài 12 - Phân bón hóa học 
- Môn Công nghệ 11: Thực hành bản vẽ xây dựng, bản vẽ 
sản phẩm 
21 
- Môn Ngữ văn trình bày báo cáo thuyết trình sản phẩm 
Các nội dung 
kiến thức nền 
trọng tâm 
- Môn sinh học 11 
+ Bài 3: Thoát hơi nước. 
+ Bài 7: TH thí nghiệm thoát hơi nước và vai trò phân bón. 
+ Bài 9: Quang hợp ở Thực vật C3-C4-CAM 
+ Bài 10: Ảnh hưởng nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp 
Tích hợp nội môn: Bài 8. Quang hợp và các bài có liên quan 
Giải quyết vấn 
đề 
HS tiếp cận và 
giải quyết vấn 
đề như thế nào ? 
Học sinh hoạt động theo nhóm ( trạm) vận dụng kiến thức lí 
thuyết trong và ngoài SGK để giải quyết vấn đề đặt ra: 
1. Tìm hiểu thực tiễn, xác định vấn đề 
2. Nghiên cứu kiến thức nền 
3. Động não – tìm giải pháp 
4. Lựa chọn giải pháp khả thi 
5. Thiết kế chế tạo mẫu thử nghiệm 
6. Thử nghiệm mẫu thiết kế 
7. Báo cáo thảo luận kết quả 
8. Đánh giá và điều chỉnh. 
Không gian, cơ 
sở vật chất, 
thiết bị cần 
thiết 
- Phòng học và thực hành bộ môn Sinh – CN với không gian 
riêng của bộ môn: trang bị hệ thống đèn led quang phổ xanh- 
đỏ - tím, lắp đặt dụng cụ tưới nước tự động.. trưng bày các 
mẫu sản phẩm trồng cây treo tường, treo cựa sổ, treo hành 
lang... để HS vừa ngồi học vừa quan sát sự phát triển của cây 
hàng ngày từ đó chăm sóc và điều chỉnh sản phẩm kịp thời. 
3.2. Kế hoạch hoạt động 
Hoạt động chính Nơi làm việc 
Hoạt động 1: Xác định nhu cầu thực tiễn (Tại phòng học 
riêng của bộ môn) 
Trên lớp (tiết số 1) 
Trên lớp (tiết số 2) 
Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền. 
 Đề xuất giải pháp khả dĩ, vẽ bản thiết kế 
Hoạt động 3: Báo cáo bản thiết kế. 
 Chọn giải pháp tốt nhất 
Hoạt động 4: Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm. Trên lớp (tiết số 3) 
Hoạt động 5 : Giới thiệu sản phẩm SP 
 Chia sẻ, thảo luận, đánh giá 
Trên lớp (tiết số 4) 
Hoạt động 6: Điều chỉnh 
PHẦN 2: TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
Hoạt động 1. Xác định yêu cầu thiết kế và chế tạo sản phẩm 
1. Mục đích: Xác định nhu cầu, yêu cầu về tiêu chí sản phẩm. Từ đó xây 
dựng giải pháp và thiết kế mẫu dựa vào kiến thức nền và các tiêu chí. 
- GV phải chuyển giao được nhiệm vụ cho HS, giúp HS phát hiện được vấn đề 
22 
- Xác định nhu cầu thực tiễn sử dụng sản phẩm: Cựa sổ, bức tường lớp học 
có không gian rỗng thích hợp để trồng cây xanh vừa lọc khí vừa làm mát phòng 
học, thiết kế trồng cây không cần đất trang trí xung quanh lớp. 
- Học sinh hiểu rõ yêu cầu vận dụng kiến thức nhằm thiết kế và chế tạo sản 
phẩm. Nắm vững các tiêu chí về sản phẩm 
- HS hứng thú tìm cách giải quyết vấn đề và sẵn sàng nhận nhiệm vụ. 
2. Nội dung hoạt động 
- Tìm hiểu những cây cây phong thủy, lọc khí độc hại có thể sống thủy canh 
hoặc giả thổ canh. Tìm hiểu phân loại cây ưa bóng cây trung tính hay ưa sáng sống 
không cần đất. 
- Giải thích vì sao cây không có đất hoặc không có ánh sáng mặt trời chiếu 
vào vẫn xanh tốt. Xác định nhu cầu tiêu thụ sản phẩm đó trên thị trường. 
- GV thống nhất với HS về kế hoạch triển khai chủ đề và tiêu chí đánh giá. 
- Học sinh nhận nhiệm vụ chế tạo sản phẩm như sau: 
Nhiệm vụ Thiết kế chế tạo sản phẩm Hỗ trợ các nhóm 
Nhóm 1 
( Nước và 
dung dịch 
thủy canh) 
- Hệ thống tưới nước nhỏ giọt và bình trồng 
cây trữ nước 
Cung cấp dung 
dịch pha chế và 
bình tưới nước 
cho nhóm 2 
- Kĩ thuật pha chế dung dịch thủy canh thay 
thế phân NPK truyền thống 
Nhóm 2 
( Ánh sáng 
và cây 
phong thủy 
lọc khí 
- Thiết kế các phương pháp trồng cây không 
sử dụng đất 
- Cung cấp qui 
trình, phương 
pháp trồng cây 
cho các nhóm 1 
- Cung cấp đèn 
led cho nhóm 1, 
- Trang trí lớp học xanh dựa vào nhu cầu 
ánh sáng của các loại cây. Phân loại cây ưa 
bóng, ưa sáng, trung tính để chọn vị trí 
trồng hợp lí trong không gia xung quanh lớp 
- Lựa chọn loại cây trồng lọc khí, phong thủy 
- Thiết kế ,tư vấn lựa chọn và lắp đặt đèn 
led (đã tách quang phổ) cho cây 
3. Sản phẩm học tập của học sinh 
- Bản ghi chép tóm tắt các bài học vận dụng để thiết kế mô hình và sản phẩm. 
- Bảng mô tả nhiệm vụ của chủ đề và nhiệm vụ các thành viên; thời gian 
thực hiện chủ đề và các tiêu chí đánh giá bản thiết kế và sản phẩm của nhóm. 
4. Cách thức tổ chức 
Bước 1. Đặt vấn đề, chuyển giao nhiệm vụ. 
- GV nêu tình huống , HS giải quyết tình huống. 
23 
Tình huống 1: Nếu lớp học em chưa có điều hòa nhiệt độ. Mùa hè, thời tiết 
nắng nóng cùng với chất lượng không khí ô nhiễm, độc hại xung quang trường lớp 
học sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học của GV –HS. Hãy đề xuất giải pháp 
giảm nhiệt độ nóng và giảm sự ô nhiễm không khí xung quanh lớp học em? 
Tình huống 2: Nhu cầu sử dụng tiểu cảnh trang trí nội thất hiện tại và tương 
lai đang cao, giá thành sản phẩm này không rẻ. Phần lớn đây là những cây sống 
trong đất. Hãy tìm cách trồng các loại tiểu cảnh này không cần sử dụng đất? 
Tình huống 3: Quan sát một số loại bèo, cây rau muống sống trong ao hồ ... 
cây lan bám vào khúc gỗ...(xem hình ảnh, video). Giải thích tại sao cây có thể 
sống trong điều kiện không có đất? 
Tình huống 4: GV cho HS tìm hiểu một số hình ảnh/ video phòng thí 
nghiệm trồng cây trong nhà của các nhà khoa học ( phòng kín nghiên cứu nhân 
giống cây trồng có chiếu đèn điện ). Giải thích tại sao cây có thể xanh tốt trong 
điều kiện không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp? 
- HS thảo luận phát biểu, tìm phương án trồng cây tiểu cảnh lọc khí độc làm 
mát lớp, chọn cánh trồng thủy canh hoặc giả thổ canh đáp ứng các tiêu chí. 
Bước 2. Giao nhiệm vụ cho HS và xác lập tiêu chí đánh giá bản thiết kế và 
sản phẩm. Kế hoạch hoạt động chủ đề. 
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho các nhóm HS tìm hiểu trong và ngoài SGK để 
thiết kế và chế tạo sản phẩm đáp ứng các tiêu chí đã cho. 
- Thống nhất kế hoạch triển khai: Sau khi hoàn thành, học sinh sẽ được thử 
nghiệm trang trí lớp học, đặt các loại cây ưa bóng / ưa sáng tại các vị trí phù hợp 
trong lớp ( bàn giáo viên, bục giảng, treo tường, treo cựa sổ, góc lớp, ngoài hành 
lang lớp mình....). 
Hoạt động 2. Nghiên cứu kiến thức trọng tâm nền và xây dựng bản thiết kế 
1. Mục đích của hoạt động 
- Học sinh hình thành kiến thức mới trong bài 3,7,9,10; đề xuất được giải 
pháp và xây dựng bản thiết kế của nhóm mình. 
- Xác định được sự liên kết các kiến thức đã học trong việc giải quyết vấn đề 
2. Nội dung hoạt động 
- Hoạt động theo nhóm để hoàn thành nội dung phiếu học tập 
- Giáo viên xác nhận kiến thức nền cần sử dụng và giao nhiệm vụ cho học 
sinh tìm hiểu trong và ngoài SGK để hoàn thành phiếu học tập ,khám phá kiến thức 
nền từ đó tìm giải pháp vẽ bản thiết kế và sáng tạo SP của nhóm. 
24 
Bảng 2.7. Tóm tắt kiến thức trọng tâm nền để xây dựng bản thiết kế 
Kiến thức nền( *) Sản phẩm dự kiến 
- Kiến thức nền (PHT 1) 
Bài 3: Thoát hơi nước 
Bài 7: 
1.Phát hiện thoát hơi nước ở lá. 
2.Phát hiện vai trò phân bón dung dịch 
thủy canh. 
Tình huống 1 cần giải quyết: 
- Thay thế PP pha chế phân bón hóa 
học NPK truyền thống bằng dung dịch 
thủy canh? 
- Chế tạo hệ thống tưới nước tự động 
nhỏ giọt giúp bù lượng nước do thoát 
hơi nước qua lá tạo sự cân bằng nước 
cho cây trồng trong lớp học? 
- Thiết kế bình trồng cây tích trữ nước 
đảm bảo cây luôn đủ nước và rễ không 
bị ngập úng? 
- Pha chế dung dịch dinh dưỡng thủy 
canh thay phương pháp pha chế phân 
hóa học NPK truyền thống để trồng cây 
trong dung dịch. 
- Dinh dưỡng thủy canh là vi chất dinh 
dưỡng và khoáng chất cho cây phát triển. 
Pha chế đúng nồng độ sẽ cho cây phát 
triển đồng đều, năng suất cao và an toàn. 
Pha chế theo tỉ lệ (10ml dung dịch thủy 
canh+ 1 lít nước) 
- Hệ thống tưới nước tự động nhỏ giọt: 
chai nhựa loại 5 lít, 2 lít..., dây chuyền y 
tế. 
- Bình trồng cây trữ nước 
- Kiến thức nền (PHT 2) 
Bài 10: 
I. Ánh sáng 
II. Nồng độ CO2 
III. Nước 
IV. Nhiệt độ 
V. Nguyên tố khoáng 
VI.Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo 
-Tình huống 2 cần giải quyết: 
+ Đề xuất các PP trồng cây không sử 
dụng đất , đảm bảo đủ các nhân tố 
ngoại cảnh giúp cây quang hợp hiệu 
quả? 
+Trang trí phòng học xanh 
+ Lựa chọn loại cây dễ trồng, lọc khí 
độc, phong thủy 
- Tìm giải pháp khắc phục nhược điểm 
trồng cây trong nhà (Nhà chung cư 
chật hẹp, lớp học, phòng kín...). Lắp 
đặt và lựa chọn loại đèn led chuyên 
trồng cây 
- Vận dụng kiến thức quang phổ ánh 
sáng: Vai trò tia đỏ và xanh tím khích 
thích tăng cường độ quang hợp để 
chọn ánh sáng nhân tạo phù hợp 
- Một số PP trồng cây không có đất: 
+ Cây thủy sinh trồng trong nước và 
trồng trong dung dịch thủy canh. 
+ Thay đất bằng xơ dừa, tảo biển vỏ trấu, 
tro bếp, phân vi sinh 
- Trồng trong nhà: chọn cây ưa bóng, 
trung tính. - Trồng hành lang, sân vườn: 
chọn cây ưa sáng. 
+ Ví dụ: Trồng tiểu cảnh cây lọc khí, 
phong thủy có tiềm năng kinh doanh: lưỡi 
hổ, trầu bà, vảy rồng, vạn lộc, phú quí, 
phát tài, phát lộc... 
+ Trang trí cây xanh xung quang trong 
lớp học (phòng bật điều hòa) tạo lớp học 
xanh, dựa vào nhu cầu ánh sáng của từng 
cây 
- Cây treo cây lơ lửng, treo cựa sổ, treo 
tường để tiết kiệm không gian... 
- Chọn loại đèn phù hợp với nhu cầu ánh 
sáng của từng loại cây: 
25 
4. Cách tổ chức hoạt động 
 Các nhóm HS hoạt động tìm hiểu kiến thức qua phiếu học tập 
Bước 1: Tìm hiều kiến thức nền -> Hoàn thành PHT (phụ lục 2) 
Bước 2: Vận dụng kiến thức nền -> Giải quyết tình huống -> Xây dựng bản 
thiết kế sản xuất sản phẩm 
- Nội dung PHT thiết kế câu hỏi ứng dụng thang đo nhận thức BLOM. Vận 
dụng kiến thức nền sáng tạo, linh hoạt, tìm giải pháp thiết kế và chế tạo sản phẩm 
đáp ứng tiêu chí và phù hợp với từng tình huống khác nhau. 
Hoạt động 3. Trình bày bản thiết kế, lựa chọn giải pháp 
1. Mục tiêu: Lựa chọn giải pháp, bản thiết kế hợp lí nhất của các nhóm 
2. Nội dung: 
- Các nhóm trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế theo các tiêu chí đề ra. 
- Thảo luận, đánh giá, đặt câu hỏi và phản biện các ý kiến về bản thiết kế; 
ghi lại các nhận xét, góp ý; tiếp thu và điều chỉnh bản thiết kế nếu cần. 
- Phân công nhiệm vụ, lên kế hoạch chế tạo và thử nghiệm sản phẩm 
- Xác định rõ các tiêu chí đánh giá sản phẩm 
3. Dự kiến sản phẩm: Hai nhóm hoạt động độc lập nhưng SP nhóm này lại 
là nguyên liệu của nhóm khác 
Nhiệm vụ Bản thiết kế có nội dung 
Nhóm 1 
( Nước và dung 
dịch thủy canh 
- Thiết kế bình trồng cây trữ nước 
- Hệ thống tưới nước nhỏ giọt 
- Kĩ thuật pha chế dung dịch thủy canh 
Nhóm 2 
( Ánh sáng và cây 
tiểu cảnh phong 
thủy, lọc khí 
- Thiết kế các phương pháp trồng cây không sử dụng đất 
- Trang trí trong và ngoài lớp, đặt cây ở vị trí phù hợp nhu 
cầu ánh sáng 
- Tư vấn lựa chọn và lắp đặt đèn led cho cây 
4. Tổ chức hoạt động 
Bước 1: Lần lượt từng nhóm trình bày phương án thiết kế trong vòng 5p, các 
nhóm còn lại chú ý lắng nghe 
Bước 2: GV tổ chức cho các nhóm còn lại nêu câu hỏi, nhận xét về phương 
án thiết kế của nhóm bạn, sửa chữa phù hợp. 
Bước 3: GV nhận xét, tổng kết chuẩn hóa kiến thức liên quan, chốt lại các 
vấn đề cần chú ý, chỉnh sửa của các nhóm. 
Bước 4: Đánh giá cho điểm các nhóm. Tổng kết điểm bản vẽ thiết kế. HS tự 
đánh giá lẫn nhau và GV đánh giá HS. 
26 
Bước 5: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm về nhà triển khai chế tạo sản phẩm 
theo bản thiết kế của nhóm. 
Hoạt động 4. Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 
1. Mục đích: 
- Các nhóm trải nghiệm thiết kế thi công sản phẩm theo giải pháp đã chọn. 
2. Nội dung 
- Hai nhóm tuy độc lập nhưng SP nhóm này lại là nguyên liệu của nhóm 
khác, các nhóm phải phụ thuộc và liên hệ với nhau trong quá trình chế tạo SP. 
- HS làm việc theo nhóm để chế tạo sản phẩm theo bản thiết kế, trao đổi với 
giáo viên khi gặp khó khăn. 
- Lựa chọn dụng cụ, thiết bị thí nghiệm để chế tạo sản phẩm theo bản thiết 
kế. Thử nghiệm sản phẩm và điều chỉnh kịp thời. 
3. Dự kiến sản phẩm: 
- Sản phẩm các nhóm tạo ra giống bản thiết kế đáp ứng các tiêu chí đặt ra. 
- Hình ảnh các sản phẩm có trong tài liệu kèm theo 
4. Cách tổ chức hoạt động: 
- HS nhận nhiệm vụ chế tạo sản phẩm của nhóm mình . Thực hành sản xuất 
chế tạo sản phẩm giống bản thiết kế và các tiêu chí: 
+ Bước 1: HS tìm kiếm các dụng cụ, vật liệu dự kiến 
+ Bước 2: HS lắp đặt các thành phần tạo các sản phẩm 
+ Bước 3: HS thử nghiệm các sản phẩm, so sánh với các tiêu chí đánh giá sản phẩm 
+ Bước 4: HS hoàn thiện bảng ghi danh mục các vật liệu và tính giá thành 
chế tạo sản phẩm; HS hoàn thiện sản phẩm. 
+ Bước 5: Chuẩn bị soạn bài giới thiệu sản phẩm, báo cáo. 
- Các nhóm đoàn kết, chia sẻ sản phẩm cho nhau để đạt mục tiêu đề ra. 
- Giáo viên phân công nhiệm vụ chế tạo các sản phẩm đáp ứng tiêu chí, phù 
hợp với các tình huống khác nhau. GV quan sát, hỗ trợ học sinh nếu cần. 
Hoạt động 5. Trình bày giới thiệu , chia sẻ, thảo luận, đánh giá sản phẩm 
1. Mục đích : HS biết thuyết trình, giới thiệu sản phẩm, đưa ra được ý kiến 
nhận xét, phản biện, giải thích được bằng các kiến thức liên quan. Chia sẻ các 
vướng mắc gặp phải trong quá trình thi công sản phẩm. 
2. Nội dung 
- Các nhóm trình bày báo cáo, bảo vệ , phản biện về sản phẩm trước lớp. 
- Chia sẻ các khó khăn, các kiến thức và kinh nghiệm rút ra qua quá trình 
thực hiện nhiệm vụ thiết kế và chế tạo sản phẩm, thảo luận để tiếp tục điều chỉnh, 
hoàn thiện các sản phẩm. 
27 
3. Sản phẩm của học sinh 
- Vở nghi chép nội dung trọng tâm. 
- Các sản phẩm đã chế tạo được và nội dung trình bày báo cáo cũng như 
phản biện ( Hình ánh sản phẩm các nhóm trong tài liệu kèm theo) 
- Tiến hành đánh giá: Chất lượng – Tính thẩm mỹ- Tính an toàn vệ sinh - An 
toàn lao động của sản phẩm... Chọn Sản phẩm đạt điểm cao nhất để đầu tư kinh 
doanh bán trên thị trường (bán hàng online trên facebook...). 
4. Cách thức tổ chức 
Bước 1: Tổ chức cho HS chuẩn bị và trưng bày sản phẩm cùng lúc. 
Bước 2: Yêu cầu HS của từng nhóm: Trình bày báo cáo 
Bước 3: Thảo luận, chia sẻ, điều chỉnh 
Bước 4: Đánh giá sản phẩm 
Hoạt động 6. Điều chỉnh sản phẩm 
1. Mục đích: HS có ý thức về cải tiến, phát triển sản phẩm. 
2. Nội dung: Đề xuất phương án cải tiến sản phẩm 
- Trên cơ sở sản phẩm học tập của học sinh, GV nhận xét, đánh giá, yêu cầu 
điều chỉnh nhược điểm của sản phẩm. Học sinh ghi nhận các kết qủa và tiếp tục 
chỉnh sửa, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm 
3. Sản phẩm: Mẫu mô hình hoàn thiện sản phẩm hơn của các nhóm 
4. Cách tổ chức: Học sinh các nhóm báo cáo. GV tổng kết điểm mẫu mô 
hình đã hoàn thiện. Tổng kết chủ đề học tập. 
PHẦN 3. TÀI LIỆU KÈM THEO 
Tài liệu : Hướng dẫn HS lắp ráp thi công sản phẩm 
- Chế tạo giá thể thay thế đất: Than đá, mụn cưa, vỏ trấu, bã cà phê, xơ dừa, 
xác thực vật, phân hữu cơ vi sinh 
- Qúa trình thi công lắp đặt hệ thống tưới nước, dây treo cây, trồng cây 
- Thi công sản phẩm lắp đèn led: Chọn đèn đã tách quang phổ 
28 
PHẦN 4. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG STEM 
Hoạt động 1,2 : Xác định nhu cầu thực tiễn, đọc kiến thức nền, Vẽ BTK 
Hoạt động 3, 4 : Báo cáo bản thiết kế. Chế tạo, thử nghiệm sản phẩm 
* Hệ thống tưới nước nhỏ giọt có van điều chỉnh tốc độ chảy nước 
* Bản vẽ thiết kế vị trí lắp đặt cây lọc khí ưa sáng, ưa bóng, trung tín 
29 
* Bản vẽ, sản phẩm bình trồng cây trữ nướctự thấm hút 
* Bản vẽ, sản phẩm chế tạo giá thể thay thế đất 
- Thi công lắp ráp vị trí : hành lang, cựa lớp 
- Thi công lắp ráp vị trí : Cựa sổ, tường 
- Thi công lắp ráp vị trí : Khu vực bảng và cuối lớp 
30 
2.4.2. Chủ đề 5: Màu tự nhiên 
PHẦN 1: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 
1. Mục đích: 
a. Kiến thức: 
Nhớ : Trình bày khái niệm và vai trò quang hợp. Nhận biết đặc điểm, vai trò 
chức năng của sắc tố TV trong quang hợp và dinh dưỡng sức khỏe người sử dụng 
Hiểu: Mô tả và tiến hành thí nghí nghiệm chiết rút sắc tố bằng dung môi hữu cơ 
hoặc cách khác và giải thích vì sao lá cây có màu xanh, màu đỏ, tím.... 
Vận dụng: Vận dụng kiến thức một cách sáng tạo để thiết kế và chế tạo 
dung dịch màu tự nhiên ( xanh chloropyll, đỏ cam caroten, , vàng xanhtôphyl...) 
có ứng dụng thực tiễn : Để uống trực tiếp hoặc pha trộn vào thực phẩm (Thay thế 
phẩm màu hóa học). Rút ra qui luật tách chiết hỗn hợp dịch màu thực vật, sự hòa 
tan của sắc tố TV. 
Phân tích: Từ kết quả các thí nghiệm sẽ nhận xét được nguyên nhân cơ chế 
chiết xuất – Tỉ lệ pha trộn dịch chiết sắc tố hợp lí vào thực phẩm 
Đánh giá: Dựa vào kiến thức nền làm cơ sở khoa học để đánh giá các nhận 
định đúng/sai. Lựa chọn phướng án giải quyết tình huống hợp lí nhất. 
Sáng tạo: Vẽ sơ đồ thiết kế và chế tạo thử nghiệm sản phẩm : Nước ép thực 
vật / Sản xuất tinh dầu gấc -> Pha màu vào Xôi / Thạch rau câu ngũ sắc từ dịch 
chiết sắc tố thực vật 
=> T

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_hoat_dong_trai_nghiem_nghe_ki_su_trong_trot_va_ki_su_co.pdf