Chuyên đề Tổ chức hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh Tiểu học năm học 2017-2018

Chuyên đề Tổ chức hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh Tiểu học năm học 2017-2018

Có nhiều định nghĩa khác của các nhà giáo dục trong và ngoài nước về hoạt động TN. Tuy nhiên, cho dù quan niệm thế nào đi nữa thì hoạt động TN cũng thường phải thể hiện cho được mấy đặc trưng cơ bản như:

- Vai trò tổ chức, hướng dẫn và đánh giá của giáo viên

- Sự tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh

- Tính thực tiễn của hoạt động khi không gian tiến hành các hoạt động học tập diễn ra không chỉ trong lớp học mà có thể là vườn trường, sân trường, nhà máy, sông suối, rừng cây, công viên.

- Sự phối hợp của nhiều lực lượng khác nhau: giáo viên, phụ huynh, người dân địa phương, các chuyên gia ngoài trường

Bản chất cơ bản nhất của hoạt động TNST là thực hiện hoạt động học tập hướng đến phát triển toàn diện người học dựa trên nguyên lý “học thông qua làm”. Khi tham gia hoạt động học sinh phải có cơ hội để sử dụng toàn bộ các giác quan, sử dụng cả cảm giác và lý tính để tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tri thức và nâng cao phát triển cả cảm tính, phẩm chất, năng lực của bản thân.

 

doc 5 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 512Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Tổ chức hoạt động trải nghiệm dành cho học sinh Tiểu học năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 UBND QUẬN TÂN BÌNH	 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TIỂU HỌC CHI LĂNG	Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BÁO CÁO THAM LUẬN
Chuyeân ñeà: “TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
 Naêm hoïc 2017 – 2018
 Người viết: - Nguyễn Thị Xuân Hằng.
 - Vĩnh Thụy Đài Trang
 - Nguyễn Thị Thanh Thúy 
 I. LỜI NÓI ĐẦU
Trong nhiều năm qua, việc đổi mới phương pháp giảng dạy ở tiểu học đã được triển khai rộng rãi đến toàn thể giáo viên và đã nhận được sự đồng tình hưởng ứng của đội ngũ thầy cô giáo. Điều này đem lại một sắc thái mới cho ngành giáo dục. Tuy nhiên, mục tiêu cao hơn trong sự nghiệp “trồng người” đòi hỏi sự sáng tạo và không ngừng sáng tạo. Và việc giúp học sinh làm, thực hành, trải nghiệm đều là những phương thức học hiệu quả, gắn với vận động, với thao tác vật chất, với đời sống thực. Việc học thông qua làm, học đi đôi với hành và học từ trải nghiệm đều giúp người học đạt được tri thức và kinh nghiệm nhưng theo các hướng tiếp cận không hoàn toàn như nhau, trong đó trải nghiệm có ý nghĩa giáo dục cao nhất và có phần bao hàm cả làm và thực hành. Trong giới hạn của chuyên đề, chúng tôi xin trình bày một số vấn đề cơ bản sau: 
KHÁI QUÁT VỀ “TỒ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM DÀNH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”
Trong chương trình mới, các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ dạy học trên lớp sẽ phong phú hơn cả về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động, đặc biệt, mỗi hoạt động phải phù hợp với mục tiêu phát triển những phẩm chất, năng lực (sau đây gọi chung là năng lực, hiểu theo nghĩa rộng của từ này) nhất định của học sinh; nghĩa là học sinh được học từ trải nghiệm. 
Học từ trải nghiệm (hoạt động trải nghiệm) gần giống với học thông qua làm, qua thực hành nhưng học qua làm là nhấn mạnh về thao tác kỹ thuật còn học qua trải nghiệm giúp người học không những có được năng lực thực hiện mà còn có những trải nghiệm về cảm xúc, ý chí và nhiều trạng thái tâm lý khác; học qua làm chú ý đến những quy trình, động tác, kết quả chung cho mọi người học nhưng học qua trải nghiệm chú ý gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân.
HĐTNST là hoạt động giáo dục, trong đó HS dựa trên sự tổng hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực giáo dục và nhóm kỹ năng khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình và tham gia hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này.
Khái niệm này khẳng định vai trò định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn của nhà giáo dục; thầy cô giáo, cha mẹ học sinh, người phụ trách Nhà giáo dục không tổ chức, không phân công học sinh một cách trực tiếp mà chỉ hướng dẫn, hỗ trợ, giám sát cho tập thể hoặc cá nhân học sinh tham gia trực tiếp hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động, giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động; phạm vi các chủ đề hay nội dung hoạt động và kết quả đầu ra là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của các em. Trong tên gọi mới, “trải nghiệm” là phương thức giáo dục và “sáng tạo” là mục tiêu giáo dục, phải được làm rõ.
2. Những nguyên lý cơ bản của việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh:
- Nguyên lí học thông qua làm (Learning by doing): là việc chiếm lĩnh tri thức hay hình thành kĩ năng chủ yếu thông qua các thao tác hành vi, hành động trực tiếp của người học với đối tượng, từ đó rút ra kinh nghiệm, dần hình thành hiểu biết mới và một vài kĩ năng nào đó. 
- Nguyên lý giáo dục Việt Nam (được quy định trong luật giáo dục): Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn.
3. Đặc trưng của hoạt động trải nghiệm cho học sinh:
Có nhiều định nghĩa khác của các nhà giáo dục trong và ngoài nước về hoạt động TN. Tuy nhiên, cho dù quan niệm thế nào đi nữa thì hoạt động TN cũng thường phải thể hiện cho được mấy đặc trưng cơ bản như:
- Vai trò tổ chức, hướng dẫn và đánh giá của giáo viên
- Sự tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh
- Tính thực tiễn của hoạt động khi không gian tiến hành các hoạt động học tập diễn ra không chỉ trong lớp học mà có thể là vườn trường, sân trường, nhà máy, sông suối, rừng cây, công viên..
- Sự phối hợp của nhiều lực lượng khác nhau: giáo viên, phụ huynh, người dân địa phương, các chuyên gia ngoài trường
Bản chất cơ bản nhất của hoạt động TNST là thực hiện hoạt động học tập hướng đến phát triển toàn diện người học dựa trên nguyên lý “học thông qua làm”. Khi tham gia hoạt động học sinh phải có cơ hội để sử dụng toàn bộ các giác quan, sử dụng cả cảm giác và lý tính để tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tri thức và nâng cao phát triển cả cảm tính, phẩm chất, năng lực của bản thân. 
4. Một vài hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh:
	Hoạt động TN rất phong phú tùy theo tình hình của địa phương, nhà trường và khả năng tổ chức, hướng dẫn của giáo viên. Tuy nhiên nhìn tổng thể có thể phân ra thành 4 hình thức chính: 
- Trải nghiệm khám phá thiên nhiên: khám phá vườn trường, cánh đồng, sông ngòi, biển, rừng cây, các hiện tượng thiên nhiên, 
- Trải nghiệm khám phá các hoạt động trong trường học: hoạt động tập thể trong trường học, nghi lễ trường học, các hoạt động của câu lạc bộ
- Trải nghiệm các hoạt động xã hội: hoạt động tình nguyện, tham gia lễ hội ở địa phương
- Trải nghiệm đời sống gia đình: Tham gia và trải nghiệm các hoạt động sinh hoạt trong đời sống gia đình như: giỗ, cưới, Tết, sinh hoạt thường ngày
II. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH
1. Thiết kế hoạt động trải nghiệm
1.1. Xây dựng chủ đề
- Tiêu chí và căn cứ xác định chủ đề
Mặc dù hoạt động TN rất phong phú tuy nhiên khi xây dựng chủ đề cho học sinh giáo viên cần phải đặt ra những tiêu chí, tiêu chuẩn nhất định để xây dựng cho được chủ đề thích hợp có hiệu quả cao. Chẳng hạn, khi xây dựng chủ đề, giáo viên cần phải căn cứ vào các tiêu chí như dưới đây: 
+ Chủ đề phải xuất phát từ mối quan tâm, hứng thú của học sinh
+ Chủ đề phải có mối liên hệ mật thiết hoặc xuất phát từ chính cuộc sống, trải nghiệm của học sinh
+ Chủ đề phải đảm bảo được sự an toàn của học sinh và giáo viên khi thực hiện. 
+ Chủ đề phải huy động được sự hợp tác giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên tổ chức thực hiện chủ đề, người dân, chính quyền địa phương và các giáo viên khác. 
+ Chủ đề phải phù hợp với trình độ nhận thức, tâm lý lứa tuổi, sức khỏe của học sinh. 
+ Chủ đề phải có tính hợp lý trong mối quan hệ với mùa và sự sắp xếp chương trình học đang tiến hành của nhà trường. 
- Các bước xây dựng chủ đề. 
+ Tìm thiểu, thu thập thông tin bao gồm cả thông tin thực địa về chủ đề và thực hiện học tập trải nghiệm
+ Phỏng vấn điều tra học sinh xem học sinh quan tâm đến những gì liên quan đến chủ đề
+ Tham chiếu nguồn lực vật chất, năng lực giáo viên, đặc điểm tâm sinh lý học sinh và điều kiện của nhà trường với thông tin thu thập được để dự kiến được nội dung hoạt động. 
+ Viết nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm. 
1.2. Xây dựng nội dung
Khi viết nội dung và kế hoạch thực hiện chương trình hoạt động TNST giáo viên cần trình bày rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp tiến hành, cách thức đánh giá, chuẩn bị của giáo viên, học sinh, phụ huynh, các nguồn lực hỗ trợ bên ngoài ví dụ như sự hỗ trợ của chuyên gia, nhân viên ở thực địa, phụ huynh học sinh
+ Thảo luận với đồng nghiệp, chuyên gia để chỉnh sửa chương trình
+ Đến thực địa để quan sát, thí nghiệm, dự kiến các hoạt động đã soạn ra và dự đoán các tình huống bất thường có thể phát sinh để bổ sung và chuẩn bị phương án xử lý. 
+ Hoàn thiện chủ đề: hoàn chỉnh thành văn bản, chủ đề và nội dung của nó có thể điều chỉnh sau mỗi lần thực hiện để ngày một hoàn thiện hơn. 
1.3. Xây dựng nhiệm vụ/hoạt động
	Khi xây dựng các hoạt động cần chú ý:
- Lấy hoạt động là chủ thể
- Tạo điều kiện cho HS sử dụng tối đa các giác quan trong việc trải nghiệm, tác nghiệp trong thực tế. Các hoạt động này phải phù hợp với thể chất, tâm lí, độ tuổi của HS cũng như điều kiện thực tế của trường lớp. Một số hoạt động có thể tổ chức: quan sát, điều tra thu thập thông tin, phỏng vấn, triển lãm, làm tập san báo, chế tạo sản phẩm
2. Tiến hành tổ chức hoạt động TNST theo chủ đề
2.1. Giới thiệu
- Phổ biến trước nội dung và kế hoạch tiến hành cho học sinh và những người có liên quan (nhà trường, địa phương, phụ huynh, các giáo viên hợp tác)
- Căn dặn học sinh những điểm cần phải chú ý đặc biệt khi tiến hành hoạt động TNST (các điểm cần chú ý để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn bè và những người xung quanh, chú ý không làm phiền những người khác khi tiến hành hoạt động)
2.2. Hướng dẫn hoạt động
+ Tổ chức hướng dẫn học sinh hoạt động TNST theo kế hoạch và nội dung đã vạch ra (khi tiến hành công việc này giáo viên cần thường xuyên đối chiếu tiến độ, kết quả học sinh làm trong thực tế với kế hoạch và nội dung đã vạch ra để điều chỉnh cách thức hướng dẫn cho phù hợp. Giáo viên cũng phải thường xuyên tiến hành tư vấn, động viên học sinh vượt qua các trở ngại trong khi tiến hành, khen thưởng các học sinh có nỗ lực và kết quả tốt)
+ Trong khi học sinh thực hiện theo nội dung, kế hoạch đề ra, giáo viên cần quan sát, thu thập thông tin về học sinh và các hoạt động để lưu lại phục vụ hoạt động rút kinh nghiệm, hoàn thiện chủ đề, có thể sử dụng các thiết bị kĩ thuật đa phương tiện để hỗ trợ
2.3. Kết thúc 
HS dừng hoạt động trải nghiệm, hoàn thiện các nội dung để báo cáo, giới thiệu sản phẩm. Dọn dẹp dụng cụ, vệ sinh phòng học
3. Đánh giá
+ Kết thúc hoạt động TNST theo kế hoạch, cho học sinh công bố kết quả thu được (cá nhân, nhóm, tập thể), đánh giá kết quả và công bố kết quả đánh giá. 
+ Giáo viên tự đánh giá rút kinh nghiệm việc thiết kế, tổ chức hướng dẫn TNST theo chủ đề và ghi chép lại những mặt đã đạt được cũng như những hạn chế, những điểm cần phải hoàn thiện.
+ Lưu lại toàn bộ hồ sơ về hoạt động TNST theo chủ đề đã đề ra và thực hiện. 
+ Viết bản tóm tắt tổng kết về hoạt động TNST theo chủ đề đã làm trong đó nêu rõ nội dung và kế hoạch tiến hành, kết quả đạt được cũng như hạn chế và các điểm cần khắc phục. Giáo viên giữ một bản và phô tô một bản nộp lại cho thư viện nhà trường để các giáo viên khác có thể học tập, tham khảo. Giáo viên cũng có thể viết lại thành bài nghiên cứu hay kinh nghiệm giáo dục để công bố trên các tạp chí, tập san hay phương tiện thông tin đại chúng. 
III. KẾT LUẬN
Cùng với các phương pháp dạy học khác, chúng ta nên xác định mục tiêu vừa phải, khả thi nhưng tiến bộ, tiếp cận được với mặt bằng chung của thế giới. Và điều quan trọng là phải phù hợp với điều kiện của chúng ta, với từng vùng miền, địa phương.
Trong các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm thì có một số là bắt buộc, số còn lại là tùy chọn. Chẳng hạn, nhóm định hướng nghề và khám phá sáng tạo có thể là tùy chọn, còn các nhóm hoạt động về trách nhiệm xã hội, về phát triển bản thân có thể là bắt buộc. Với nhóm tùy chọn thì chúng ta có thể tổ chức theo hình thức CLB. Nội dung chương trình phải hết sức mở, miễn là đáp ứng được mục tiêu.
Ngoài những hoạt động trải nghiệm được thiết kế thành hoạt động riêng như trên, trong từng môn học cũng cần coi trọng việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học. Cũng phải lưu ý đến các điều kiện để thực hiện chương trình hoạt động trải nghiệm.
Vài điều chia sẻ về một phương pháp dạy học lý thú. Rất mong được sự góp ý chân tình của các bạn đồng nghiệp. Chào thân ái!

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_danh_cho_hoc_sinh_ti.doc