Đề tài Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet

Đề tài Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet

Những em thông minh chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong chữa bài, hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.

 Lựa chọn thông tin qua các vòng kiểm tra

 Để việc kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngoài việc thực hiện đúng quy chế như sắp chỗ ngồi, giám sát chặt chẽ, quán triệt học sinh không được nhìn bài bạn Việc đánh giá bài làm của học sinh phải thật chính xác, công bằng. Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sự tiến bộ của học sinh cần tổ chức thi kiểm tra và sàng lọc.

Việc phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi Toán cần được tiến hành thông qua các việc làm sau :

 Tổ chức khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học, sau đó tiếp tục tổ chức kiểm tra nhiều vòng.

 Tổ chức chấm, chữa bài kiểm tra một cách tỉ mỉ, chuẩn xác theo hình thức chuyên sâu .

 Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau mỗi kì kiểm tra, đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình học sinh .

 

doc 23 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1158Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giải toán trên mạng Internet", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 dưỡng chưa phù hợp vì thường là hay chọn những người làm khối trưởng bồi dưỡng. Vì vậy mà những giáo viên có năng lực chuyên môn, có kỹ năng bồi dưỡng thì không được chọn làm công tác bồi dưỡng.
Chưa xây dựng được nội dung, chương trình bồi dưỡng, chưa hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên chọn phương pháp bồi dưỡng phù hợp.
 Chưa có biện pháp huy động phụ huynh học sinh và cộng đồng tham gia vào công tác bồi dưỡng.
 Việc sắp xếp thời gian bồi dưỡng còn chồng chéo, chưa khoa học, tranh thủ, tiết kiệm thời gian quá tối đa.
+ Nguyên nhân khách quan
Trong một năm học nhà trường phải tham gia rất nhiều hoạt động, phải tham gia nhiều sân chơi nên thời gian dành cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trên mạng Internet có nhiều hạn chế.
Một số học sinh gia đình chưa có máy tính hoặc chưa nối mạng Internet nên việc huy động phụ huynh quan tâm giúp đỡ con ở nhà gặp khó khăn.
Xét trong phạm vi thực trạng thì những ưu điểm hiện nay không phù hợp và hiệu quả chưa cao đối với công tác bồi dưỡng. Nhưng đó cũng là cơ sở để tôi có thể tìm ra những biện pháp để khắc phục những mặt khó khăn, yếu kém mà đề tài đang đề cập đến.
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã được nhiều giáo viên chú trọng, song việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, việc chọn đối tượng bồi dưỡng, việc xây dựng nội dung bồi dưỡng, việc sắp xếp thời gian, việc huy động phụ huynh cộng đồng tham gia thế nào để đạt hiệu quả cao, đó cũng là một vấn đề mà bản thân tôi vẫn còn trăn trở. Bản thân tôi cũng khẳng định rằng việc chỉ đạo đội ngũ giáo viên bồi dưỡng là việc mà người quản lý phải làm. Ví dụ việc xây dựng kế hoạch chi tiết là rất cần thiết và tất yếu, có kế hoạch giúp cho công tác bồi dưỡng tiến hành đầy đủ, kịp thời. Nhưng ở đây điểm còn hạn chế là thực trạng chung của đội ngũ giáo viên là bản kế hoạch chỉ ban giám hiệu nhận thức được còn tập thể đội ngũ giáo viên chưa thật sự quan tâm đến. Qua tìm hiểu đội ngũ giáo viên cho thấy họ đều cho rằng đó là công việc của Ban giám hiệu. Vì vậy việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của từng lớp chưa đúng nguyên tắc, dẫn đến quá trình thực hiện thường thụ động, hiệu quả chưa cao. 
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
	a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 
	 * Mục tiêu của giải pháp 
	 Nâng cao và tạo chuyển biến về nhận thức của giáo viên
	 Tăng cường sự phối kết hợp của các đoàn thể và Hội cha mẹ học sinh.
	 Tạo dựng nền móng vững chắc cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở những năm tiếp theo.
	 Tiếp tục phát huy sự nổ lực của bản thân, của tổ chuyên môn và giải quyết những trăn trở của đội ngũ giáo viên.
	 Hạn chế thấp nhất những khó khăn mà giáo viên và học sinh đang gặp phải, tạo động lực thúc đẩy trong công tác bồi dưỡng. 
	 Giúp giáo viên luôn hướng tới trọng tâm công việc, nắm được các biện pháp bồi dưỡng, thực hiện kế hoạch, xác định được mức độ của công việc và nắm được nhiệm vụ của từng đối tượng.
	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. 
	1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng
	Người lập kế hoạch phải xác định đúng vị trí tầm quan trọng của việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, và phải khẳng định việc xây dựng kế hoạch là tất cả giáo viên đều phải biết, không những chỉ riêng Ban giám hiệu. Có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi là giúp cho hoạt động của nhà trường tiến hành đầy đủ, kịp thời. Để hoàn thành bản kế hoạch tôi thực hiện các bước như sau.
	Xác định các giai đoạn xây dựng kế hoạch
+ Tiền kế hoạch
Đây là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch cần phải tiến hành các bước sau:
 Thiết lập ban xây dựng kế hoạch (Ban này gồm có các tổ khối trưởng và các đoàn thể trong nhà trường)
 Thu thập và xử lý các thông tin cần thiết để phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch.
+ Dự báo, chấn đoán
Đây cũng là giai đoạn chuẩn bị cho xây dựng kế hoạch, ở giai đoạn này gồm các công việc sau:
Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng trong công tác bồi dưỡng học sinh giải Toán qua mạng Internet của nhà trường để từ đó tìm ra điểm mạnh, điểm yếu và nguồn lực của nhà trường.
Phân tích tình hình, môi trường xã hội để biết được các cơ hội cần tận dụng và nguy cơ thách thức cần tránh.
Trên cơ sở đó dự đoán chiều hướng phát triển về các chỉ tiêu cần có trong kế hoạch.
+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng sơ bộ
Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì đây là tiền đề của bản kế hoạch chính thức, giai đoạn này gồm các bước sau:
 Xây dựng hệ thống mục tiêu, chỉ tiêu học sinh giỏi Toán qua mạng cần đạt được của nhà trường trong năm học theo từng thời điểm cụ thể
 Xây dựng các điều kiện cần thiết cho kế hoạch như: nhân lực, phương tiện, thiết bị, tài chính.
 Dự thảo các phương án, đề án của kế hoạch
+ Xây dựng kế hoạch chính thức
 Trên cơ sở kế hoạch sơ bộ xây dựng kế hoạch chính thức có thể chọn một trong các phương án hoặc tổng hợp các phương án đã dự định.
 Cho thảo luận tập thể 
 Lập chương trình hành động bao gồm:
 Phân tích thời gian thực hiện
 Phân công giáo viên thực hiện
+ Phân tích chế độ cho người thực hiện
+ Lập kế hoạch hỗ trợ và kế hoạch điều hành
Xác định căn cứ: Căn cứ vào kết quả học sinh đạt học sinh giỏi giải Toán qua mạng của năm học trước. Đặc điểm tình hình của năm học mới, hướng dẫn nhiệm vụ năm học, các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
	Xác định mục tiêu, nhiệm vụ công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Toán qua mạng trong năm học mới.
	Giải pháp thực hiện: Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để đề ra các giải pháp xây dựng kế hoạch. Trong tháng 7 và tháng 8 tiến hành thu thập và xử lý thông tin cần thiết phục vụ cho việc xây dựng kế hoạch của năm học mới. Ví dụ:
	Báo cáo chất lượng học sinh giỏi Toán qua mạng của năm học trước 
 Tình hình địa phương, phụ huynh có ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng
	Những biến động về đội ngũ giáo viên, kế hoạch các kỳ thi giải Toán qua mạng của Ban tổ chức theo các cấp. 
	+ Tình hình học sinh
	 Cơ sở vật chất, phòng máy, các thiết bị phục vụ cho công tác bồi dưỡng
	Từ những số liệu trên cần lập kế hoạch sơ bộ. Trong đó xác định mục tiêu, chỉ tiêu cần đạt được, các điều kiện cần thiết.
Đến giữa tháng 9 sau khi Hội nghị cán bộ viên chức đầu năm, đưa ra những định hướng chung cho công tác bồi dưỡng. Các cá nhân tự xây dựng kế hoạch bồi dưỡng theo nhiệm vụ được giao, đăng ký chỉ tiêu học sinh giỏi Toán qua mạng của lớp, tổ khối duyệt và tổng hợp chung. Căn cứ vào kết quả đó xây dựng thành kế hoạch của trường. Thông qua cuộc họp chuyên môn, trình Hiệu trưởng xét duyệt. sau đó các tổ triển khai thực hiện.
Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được xây dựng trên nhiệm vụ chỉ đạo của các cấp, các ngành, đồng thời cần chú ý đến đặc điểm riêng của nhà trường, của địa phương, chú trọng chỉ đạo xây dựng trọng điểm mũi nhọn “Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán trên mang Internet”. Riêng hoạt động này được xây dựng chi tiết, tỉ mỉ, bàn bạc thống nhất với hội đồng nhà trường, hội phụ huynh học sinh và địa phương để đi đến thống nhất thực hiện.
* Việc xây dựng kế hoạch là cơ sở, là định hướng để chỉ đạo giáo viên thực hiện theo quy trình, vì vậy trong quá trình thực hiện có nhiều thuận lợi và mang lại hiệu quả cao. 
2. Phát hiện, lựa chọn đối tượng học sinh 
	Công tác phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi là một việc làm hết sức quan trọng. Việc lựa chọn không phải chỉ chú ý đến lực học của môn học mà còn phải quan tâm đến sở thích, sự say mê của các em đối với các môn học. Trong quá trình dạy học giáo viên phải chú ý đến các đối tượng học sinh. Định hướng cho các em biết được vai trò cần thiết của việc học, đồng thời khơi gợi cho các em có hứng thú học tập. 
	+ Những căn cứ để lựa chọn
	Lựa chọn đối tượng thông qua các giờ học
	Những học sinh sáng dạ thường chú ý học tập, mạnh dạn phát biểu trong nhóm, trước lớp, các ý kiến thường là đúng và có sáng tạo. Ngược lại cũng có những em ít phát biểu nhưng khi gọi tên và yêu cầu trình bày thì những em này trả lời chính xác, có những ý hay, thể hiện sự sáng tạo.
	Lựa chọn vào việc đánh giá, nhận xét bài làm
	Những em thông minh chắc chắn thường có ý thức học tập tốt, làm bài đầy đủ, trình bày bài thường chặt chẽ, khoa học và thường có ý thức xung phong chữa bài, hoặc có ý kiến hay, góp phần cho bài tập phong phú hơn.
	Lựa chọn thông tin qua các vòng kiểm tra
	Để việc kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh thì ngoài việc thực hiện đúng quy chế như sắp chỗ ngồi, giám sát chặt chẽ, quán triệt học sinh không được nhìn bài bạnViệc đánh giá bài làm của học sinh phải thật chính xác, công bằng. Để đánh giá một cách chính xác và nắm được mức độ tiếp thu cũng như sự tiến bộ của học sinh cần tổ chức thi kiểm tra và sàng lọc.
Việc phát hiện và lựa chọn học sinh giỏi Toán cần được tiến hành thông qua các việc làm sau : 
	 Tổ chức khảo sát chất lượng ngay từ đầu năm học, sau đó tiếp tục tổ chức kiểm tra nhiều vòng.
	Tổ chức chấm, chữa bài kiểm tra một cách tỉ mỉ, chuẩn xác theo hình thức chuyên sâu .
	 Ban giám hiệu kiểm tra, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm sau mỗi kì kiểm tra, đưa ra các giải pháp phù hợp với tình hình học sinh .
	 Phân loại đối tượng học sinh 
Lập danh sách theo dõi từng lớp, từng khối .(Có theo dõi, nhận xét tình hình học tập qua các lần kiểm tra).
Giáo viên phải đánh giá học sinh một cách khách quan, chính xác, lựa chọn đúng đối tượng học sinh để bồi dưỡng. Việc lựa chọn đúng đối tượng không chỉ nâng cao hiệu quả bồi dưỡng mà còn tránh được sự bỏ sót những em có năng khiếu hoặc chọn nhầm những em không có tổ chất.
Biện pháp phát hiện học sinh giỏi mang lại cho nhà trường lựa chọn được đội ngũ học sinh có kiến thức thực chất về môn Toán vì vậy trong quá trình bồi dưỡng giáo viên gặp rất nhiều thuận lợi về trình độ nhận thức của các em tương đối đều. Từ đó việc bồi dưỡng mang lại hiệu quả cao.
3. Phân công, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi
	 Căn cứ vào thực tế của đội ngũ, nhà trường tạo điều kiện cho 100% giáo viên dạy lớp 1 đến lớp 5 đều được tham gia công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó giáo viên giỏi, tổ khối trưởng làm nòng cốt.
	Sau khi thi cấp trường, chọn được đội ngũ học sinh dự thi cấp huyện. Nhà trường lựa chọn những giáo viên có năng lực, có kiến thức, có kỹ năng bồi dưỡng tốt để tham gia bồi dưỡng học sinh dự thi cấp huyện, cấp tỉnh
 	Đối với mỗi giáo viên khi được nhận nhiệm vụ cần nắm bắt được một cách cụ thể công việc của mình đồng thời tự đặt ra mục tiêu phấn đấu. Để đạt được kết quả như mong đợi , mỗi giáo viên cần phải tự bồi dưỡng và tham gia vào quá trình bồi dưỡng của nhà trường thông qua các hình thức sau : 
	 Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề: Trước hết giáo viên cần phải xác định rõ việc tự học, tự rèn là yếu tố nội lực quyết định sự thành công. Giáo viên cần nắm vững chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiển thức kĩ năng môn học làm cơ sở cho việc phát triển nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi . Giáo viên có sự đầu tư, nghiên cứu chương trình sách giáo khoa ngay từ trong hè để nắm bắt một cách chuẩn xác các kiến thức môn Toán, mối quan hệ giữa các mạch kiến thức. Bên cạnh việc nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên còn phải nghiên cứu thêm các tài liệu tham khảo trong sách báo, trên mạng Internet một cách có lựa chọn sau đó ghi vào sổ tư liệu những kiến thức cần thiết. Khi đã nắm được kiến thức cơ bản một cách vững vàng giáo viên sẽ cảm thấy tự tin trong mỗi bài học, bài giảng của mình và tích cực tham gia vào việc sinh hoạt trong tổ chuyên môn.
	 Bồi dưỡng trong sinh hoạt tổ chuyên môn: Các buổi sinh hoạt tổ khối chuyên môn được tổ chức đều đặn vào các chiều thứ sáu hàng tuần. Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn tổ trưởng cần thông báo cho giáo viên chuẩn bị trước nội dung thảo luận. Chú ý giải quyết những vấn đề trọng tâm về kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên cùng nhau trao đổi, chia sẻ những khó khăn và tìm ra những phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh. Qua buổi họp, tổ trưởng tổ chuyên môn cùng với giáo viên đưa ra nhận định về việc giảng dạy trong tuần đồng thời cùng nhau thảo luận bàn bạc xác định kiến thức trọng tâm của của từng bài ghi chép vào sổ chuyên môn để từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung bài cũng như đối tượng học sinh của từng lớp. Trên cở sở những kiến thức được trang bị từ tổ khối chuyên môn giáo viên sẽ tự đăng kí các tiết dạy chuyên đề môn Toán.
	 Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi: Các chuyên đề này đều do giáo viên tự đăng kí dạy thực nghiệm cho tổ chuyên môn hoặc cả trường tới dự giờ rút kinh nghiệm. Tiến trình tiết dạy không nhất thiết phải theo một trình tự 
nhất định mà hầu hết đi sâu vào cách thức hướng dẫn học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, phát triển kiến thức nâng cao. Đồng thời chú ý rèn luyện kĩ năng phân tích tìm hiểu đề và trình bày bài một cách dễ hiểu, khoa học nhất. Sau mỗi chuyên đề tổ chuyên môn đều tổ chức rút kinh nghiệm thống nhất các giải pháp chung và yêu cầu giáo viên vận dụng các giải pháp đó vào từng tiết học cho phù hợp với thực tế lớp dạy. 
	Từ những hình thức bồi dưỡng trên, giáo viên nắm bắt được một cách vững vàng các kiến thức cơ bản, biết cách mở rộng phát triển nâng cao kiến thức phù hợp, vừa sức với thực tế học sinh lớp dạy. Vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học cho từng bài học. Chủ động, tự tin trong từng bài dạy, lớp dạy cho học sinh những kiến thức cơ bản cũng như bồi dưỡng học sinh năng khiếu. 
	Việc phân công đội ngũ giáo viên bồi dưỡng phù hợp, làm tốt công tác tư tưởng, động viên tinh thần đúng lúc, đúng nơi, hướng dẫn cụ thể công việc nên biên pháp này mang lại hiệu quả cao. Đội ngũ giáo viên hài lòng, nhiệt tình, trách nhiệm cao.
4. Tổ chức xây dựng nội dung, chương trình bồi dưỡng
Thành lập ban chỉ đạo xây dựng nội dung bồi dưỡng do hiệu trưởng làm trưởng ban, giáo viên bồi dưỡng, tổ trưởng chuyên môn làm thành viên.
Trên cơ sở kiến thức cơ bản, xác định rõ mục đích, yêu cầu bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng phát triển tư duy cho học sinh giỏi.
 Chọn tài liệu tham khảo để xây dựng chương trình.
 Ban chỉ đạo hoàn thiện chương trình bồi dưỡng, sau mỗi năm lại tổng kết, rút kinh nghiệm.
 Giáo viên tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi theo chương trình đã xây dựng và tăng thêm bồi dưỡng ngoài giờ học.
Hiện nay chương trình bồi dưỡng không có sách hướng dẫn chi tiết, cụ thể từng tiết, từng buổi học như trong chương trình chính khóa. Hơn nữa hầu hết sách nâng cao, sách tham khảo hiện nay không soạn thảo theo đúng như chương trình chính khóa mà thường đi theo các dạng. Trong khi đó trường thường tổ chức học sinh vừa học chính khóa vừa phối hợp nâng cao. Vì thế soạn thảo chương trình bồi dưỡng là một việc làm hết sức quan trọng và rất khó khăn nếu như chúng ta không có tham khảo, tìm tòi và chọ lọc tốt.
Điều cần thiết là giáo viên cần nắm vững nội dung chương trình học, cần soạn thảo nội dung dẫn dắt học sinh từ cái cơ bản của nội dung chương trình chính khóa, tiến tới chương trình nâng cao: “ Tức là trước hết phải khắc sâu kiến thức cơ bản của nội dung học chính khóa từ đó vận dụng để nâng cao dần.
Cần soạn thảo chương trình theo vòng xoáy, từ cơ bản đến nâng cao, từ đơn giản đến phức tạp. Đồng thời phải có ôn tập, củng cố.
Ví dụ: Cứ sau 2 đến 3 tiết củng cố kiến thức cơ bản và nâng cao thì cần có 1 tiết luyện tập, củng cố và cứ 6 đến 7 tiết thì cần có 1 tiết ôn tập hay luyện tập chung để củng cố khắc sâu.
Tuy nhiên việc soạn thảo chương trình còn phụ thuộc vào mức độ tiếp thu của từng khối lớp làm sao cho các em có thể làm bài tốt. Giáo viên cần phải đầu tư nhiều thời gian, tham khảo nhiều tài liệu.
5. Sáng tạo trong việc sử dụng phương pháp dạy bồi dưỡng
 Bồi dưỡng học sinh giỏi vận dụng triệt để các phương pháp dạy học tích cực để học sinh độc lập suy nghĩ, phát huy tính sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.
 	 Một giờ dạy bồi dưỡng học sinh giỏi có thể tiến hành như sau:
 Bước 1: Học sinh thông báo kết quả làm bài tập về nhà. Học sinh nhắc lại kiến thức, kĩ năng đã vận dụng vào giải quyết bài tập đó.
Bước 2: Hệ thống hoá và mở rộng kiến thức lí thuyết.
 Bước 3: Đưa ra một số bài tập vận dụng kiến thức mở rộng.
 Bước 4: Ra bài tập ở mức độ cao hơn.
 Bước 5: Học sinh nhận xét, khái quát hoá để rút ra cách giải quyết của một loại bài tập.
 Bước 6: Củng cố kiến thức được bồi dưỡng.
Bước 7: Giao bài tập về nhà( Có hướng dẫn).
Ngoài ra việc giải Toán giáo viên nên hướng dẫn học sinh học đúng phương pháp và khắc sâu kiến thức cơ bản. Ví dụ các kiến thức cơ bản của Toán học như sau:
 * Số các số tự nhiên trong một dãy số tự nhiên từ a đến b ( a < b ) có cấu tạo như sau: 
 Ví dụ: Dãy số tự nhiên từ 0 đến 9 có bao nhiêu số tự nhiên?
 Học sinh làm như sau: ( 9 – 0 ) + 1 = 10 (số)
( a – b + 1 ) x 1
 * Số các chữ số trong một dãy số tự nhiên từ a đến b ( a < b ) có cấu tạo như sau: 
 Ví dụ: Để viết dãy số tự nhiên từ 0 đến 9 cần bao nhiêu chữ số tự nhiên?
 Học sinh làm như sau: ( 9 – 0 + 1 ) x 1 = 10 ( chữ số )
( cd – ab + 1 ) x 2
 * Số các chữ số trong một dãy số tự nhiên từ ab đến cd ( ab < cd ) có cấu tạo như sau: 
 Ví dụ: Để viết dãy số tự nhiên từ 10 đến 99 cần bao nhiêu chữ số tự nhiên?
 Học sinh làm: ( 99 – 10 + 1 ) x 2 = 180 ( chữ số)
( mnp – abc + 1 ) x 3
 * Số các chữ số trong trong một dãy số tự nhiên từ abc đến mnp ( abc < mnp ) có cấu tạo như sau: 
 Ví dụ: Để viết dãy số tự nhiên từ 100 đến 999 cần bao nhiêu chữ số tự nhiên?
 Học sinh làm: ( 999 – 100 + 1 ) x 3 = 2700 ( chữ số)
 Có một thực tế là nhiều học sinh giải toán rất máy móc, theo các công thức và các bước định sẵn mà không thật sự hiểu hết ý nghĩa, bản chất của khái niệm hay phép tính. Khả năng giải toán của học sinh thường chỉ bó hẹp trong phạm vi dạng bài toán cụ thể mà các em đã được dạy. Do đó, khi đối diện với bài toán nâng cao hay mở rộng từ bài toán mẫu, các em dễ bị lúng túng. Vì vậy giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc kiến thức của các dạng bài.
 	Ví dụ: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Nếu tổng hai số là một số lẻ, cho biết giữa chúng có a số chẵn ( a > 0 ) thì hiệu của hai số là: ( a x 2 ) + 1
Bài toán: Tìm hai số tự nhiên có tổng là 419, biết giữa chúng có 13 số chẵn khác.
Cách tính:
Hiệu của hai số là:
( 13 x 2 ) + 1 = 27
Số bé là:
( 419 – 27 ) : 2 = 196
Số lớn là:
419 – 196 = 223
Đáp số: 196; 223
Đối với học sinh tiểu học, phương pháp trực quan hình ảnh vẫn là quan trọng hơn cả. Vì thế, đối với những bài có thể minh họa được bằng hình ảnh, hình vẽ, sơ đồ,, giáo viên nên hướng dẫn học sinh vận dụng hình vẽ, sơ đồ hoặc lấy ví dụ thực tế đơn giản sẽ đem lại hiệu quả hơn.
Trong phần toán giải giáo viên cần giúp cho học sinh phân biệt được các dạng toán trong một đề toán. Có thể một đề toán được thiết kế giống nhau về dữ kiện nhưng có nhiều hình thức hỏi khác nhau làm cho nhiều học sinh chủ quan trong việc tính kết quả.
Để giúp học sinh phát triển tư duy phân tích, khả năng suy luận và trí thông minh. Khác với một số phương pháp khác tập trung vào việc "rèn" học sinh thực hành nhiều và hình thành phản xạ tính toán nhanh theo quán tính thì giáo viên nên chú trọng đến việc dạy các em hiểu rõ bản chất, biết cách phân tích để tìm ra trọng tâm của vấn đề, đồng thời biết giải thích, lập luận cho cách làm của mình. Nhờ vậy, học sinh sẽ hình thành và phát triển được tư duy logic, khả năng suy luận và trí thông minh của mình.
Từ thái độ học tập tích cực đối với môn toán, các em dần hình thành thói quen tự học và có trách nhiệm hơn trong việc học các môn học khác.
+ Hướng dẫn học sinh thực hành giải toán trên mạng 
 Để giúp học sinh có kĩ năng thực hành giải toán trên mạng Internet thì trước hết giáo viên cũng cần truy cập mạng và vào giải như học sinh. Từ đó nắm bắt cách thức vào thi, các dạng bài, cũng như những kĩ năng cần thiết để hướng dẫn học sinh. Đồng thời qua đó dự đoán những dạng bài mà học sinh có thể lúng túng ở chỗ nào để có biện pháp khắc phục.
 Điều cần thiết là giáo viên cần thường xuyên tổ chức, theo dõi học sinh thực hành để nắm bắt những lỗi mà học sinh còn mắc phải để uốn nắn kịp thời. Thực tế cho thấy nếu không được uốn nắn kịp thời thì ngay cả những em giỏi lại dễ bị rơi ngay từ vòng cấp trường, bởi các em vẫn thường giải theo thói quen ở nhà là không cần phải tín

Tài liệu đính kèm:

  • docth_40_634_2021913.doc