Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giảng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giảng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học nhằm

cung cấp cho học sinh một số vốn từ phong phú và biết vận dụng từ ngữ đã học

trong giao tiếp.

Tạo sự hứng thú say mê học tập của học sinh.

Khơi dậy niềm khao khát tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá, thử

nghiệm của học sinh.

Giúp học sinh chủ động thực hiện các hoạt động học tập.

Giúp học sinh tập trung chú ý.

Tạo điều kiện cho học sinh vừa học, vừa chơi.

Giúp các em tái hiện, hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất.

5.2. Nội dung sáng kiến:

Ngôn ngữ cơ thể là gì?

Ngôn ngữ cơ thể là tất cả những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài

trong quá trình giao tiếp với người khác. Đó là hệ thống tín hiệu đặc biệt, được

tạo thành bởi những thao tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các2

cử chỉ, sự biểu lộ trên khuôn mặt, sự thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động

của bàn tay, giọng điệu, điệu bộ cơ thể, hoặc của nhiều bộ phận phối hợp và

có chức năng giao tiếp hoặc phụ trợ cho ngôn ngữ nói trong quá trình giao tiếp.

Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tài liệu, tôi đã áp dụng một số giải

pháp về sử dụng ngôn ngữ sau đối với học sinh tiểu học.

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1487Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giảng dạy Tiếng Anh ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến Ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
S
T
T 
Họ và tên Ngày tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ 
(%) 
đóng 
góp vào 
việc tạo 
ra sáng 
kiến 
01 PHẠM THỊ 
NGÂN 
30/7/1992 Trường 
Tiểu học 
Thanh 
Phú A 
Giáo 
viên 
giảng 
dạy 
Tiếng 
Anh 
 CĐSP 100% 
 1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: :“Sử dụng ngôn ngữ cơ 
thể trong giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học”. 
1. 2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (môn Tiếng Anh). 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: ngày 5 
tháng 10 năm 2020 đến nay. 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
Sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giảng dạy Tiếng Anh ở tiểu học nhằm 
cung cấp cho học sinh một số vốn từ phong phú và biết vận dụng từ ngữ đã học 
trong giao tiếp. 
Tạo sự hứng thú say mê học tập của học sinh. 
Khơi dậy niềm khao khát tham gia vào hoạt động tìm hiểu, khám phá, thử 
nghiệm của học sinh. 
Giúp học sinh chủ động thực hiện các hoạt động học tập. 
Giúp học sinh tập trung chú ý. 
Tạo điều kiện cho học sinh vừa học, vừa chơi. 
Giúp các em tái hiện, hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng nhất. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
Ngôn ngữ cơ thể là gì? 
 Ngôn ngữ cơ thể là tất cả những gì mà chúng ta thể hiện ra bên ngoài 
trong quá trình giao tiếp với người khác. Đó là hệ thống tín hiệu đặc biệt, được 
tạo thành bởi những thao tác, chuyển động của từng bộ phận cơ thể bao gồm các 
 2
cử chỉ, sự biểu lộ trên khuôn mặt, sự thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động 
của bàn tay, giọng điệu, điệu bộ cơ thể, hoặc của nhiều bộ phận phối hợp và 
có chức năng giao tiếp hoặc phụ trợ cho ngôn ngữ nói trong quá trình giao tiếp. 
Qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu tài liệu, tôi đã áp dụng một số giải 
pháp về sử dụng ngôn ngữ sau đối với học sinh tiểu học. 
5.2.1 Giải pháp 1: Sử dụng khuôn mặt 
a. Sử dụng đôi mắt: 
“Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn”. Trong mỗi bài dạy đôi mắt cũng làm nhiệm 
vụ truyền đạt thông tin. Sau đây là các ví dụ mà tôi thường sử dụng đôi mắt để 
dạy các em học sinh từ khối 2 đến khối lớp 5. 
 Cụm từ như “Close your eyes” và “Open your eyes”,tôi viết cụm từ này 
lên bảng sau đó chỉ vào cụm từ này và đọc to. Nhắm mắt và không cần giải 
thích bằng tiếng Việt học sinh sẽ hiểu.Ngược lại, dạy các em cụm từ “Open your 
eyes” tôi mở mắt. Sau đó tôi yêu cầu học sinh quan sát, nếu tôi nhắm mắt thì học 
sinh đọc to “Close your eyes” còn nếu tôi mở mắt học sinh đọc to “ Open your 
eyes”. 
b. Sử dụng khuôn miệng: 
Các ví dụ dưới đây tôi sử dụng để dạy cho các em học sinh từ khối 2 đến 
khối lớp 5. 
Ví dụ 1: Khi dạy các em cụm từ “ Open your mouth”,(mở miệng của em 
ra), “ Close your mouth” (ngậm miệng của em lại) hoặc động từ “ laugh”, 
(cười) “ cry” ( khóc) tôi viết những cụm từ, hoặc từ này lên bảng sau đó chỉ vào 
cụm từ hoặc từ này và đọc to. 
- Để giải thích nghĩa các cụm từ hoặc các từ tôi làm mẫu. Đọc cụm từ 
“Open your mouth” sau khi đọc xong tôi mở miệng của mình ra, sau đó tôi đọc 
cụm từ “Close your mouth” sau khi đọc xong tôi ngậm miệng của mình lại. Tiếp 
theo,tôi sẽ mời học sinh chơi một trò chơi đoán. Học sinh quan sát miệng của tôi 
nếu tôi mở miệng học sinh sẽ đọc “Open your mouth” và ngược lại nếu tôi ngậm 
miệng học sinh hô to “Close your mouth”. 
Ví dụ 2: Để giải thích từ “laugh” tôi đọc to từ này sau đó cười “ ha, ha, 
ha” và ngược lại đối với từ “ cry” sau khi đọc xong tôi giả vờ khóc. Sau đó tôi sẽ 
mời học sinh chơi một trò chơi đoán như bên trên. 
 Như vậy, tôi không cần giải thích bằng tiếng việt mà học sinh phải quan 
sát, tư duy, tưởng tượng và suy nghĩ để đoán được nghĩa của các cụm từ học các 
cụm từ. 
5.2.2. Giải pháp 2: Sử dụng ngón tay 
Các ví dụ dưới đây tôi sử dụng cho học sinh từ khối lớp 2 đến học sinh 
khối lớp 5. Đặc biệt được sử dụng nhiều đối với học sinh lớp 2. Sử dụng khéo 
léo các ngón tay tạo sự bất ngờ cho trẻ, gây sự chú ý cho trẻ, sau đây là một số 
ví dụ tôi thường sử dụng các ngón tay để dạy các em hiểu nghĩa của từ hoặc bài 
hát. 
Ví dụ 1: Khi dạy học sinh các con số bằng tiếng Anh để giải thích nghĩa 
của các con số, tôi chỉ cần nói từ “one” sau đó giơ một ngón tay, cứ tương tự 
như vậy “ two” giơ 2, “three” giơ 3 cho đến “ten” giơ mười ngón tay. 
 3
Ví dụ 2: Khi dạy các em tập viết và ghi nhớ các chữ cái tôi thường sử 
dụng ngón tay trỏ để viết vào không khí, vừa viết vừa đọc tên của chữ cái, học 
sinh làm theo và cùng đọc. Khi tham gia trò chơi nhằm mục đích học sinh nhớ 
lại từ tôi viết vào không khí các từ theo chủ điểm mà các em đã được học để các 
em quan sát và đoán, đọc được từ đó lên.Ví dụ các từ chỉ thành viên trong gia 
đình như grandfather, grandmother, father, mother,. 
5.2.3. Giải pháp 3: Sử dụng bàn tay 
- Bàn tay được sử dụng khá nhiều trong khi giảng dạy, sau đây là một số 
ví dụ tôi thường hay áp ụng khi dạy cho học sinh. 
Ví dụ 1: Khi dạy học sinh cụm từ:“Clap your hands” ( vỗ tay) 
Khi dạy các em cụm từ trên, cũng tương tự tôi viết cụm từ đó lên bảng sau 
đó đọc to, lần hai tôi vừa đọc vừa vỗ tay, lần ba tôi yêu cầu học sinh đọc và làm 
theo. 
Ví dụ 2: “A bird” (một con chim) cũng như các bước trên tôi dùng đôi tay 
làm con chim và đọc từ “a bird” học sinh nghe, quan sát và làm theo. 
Ví dụ 3: Ngoài ra, còn sử dụng bàn tay để minh hoạ “a square” (một hình 
vuông) nắm ngón tay cái, ngón tay út và ngón tay đeo nhẫn của tay hai tay lại, 
sau đó đưa đầu ngón tay trỏ của tay phải chạm vào đầu ngón tay giữa của tay 
trái và đầu ngón tay giữa của tay phải trạm vào đầu ngón tay trỏ của tay trái, sau 
đó chỉnh cho vuông và đọc từ “a square” . 
Ví dụ 4: “a triangle” (một hình tam giác) nắm các ngón tay út, ngón tay 
đeo nhẫn và ngón tay giữa của cả hai tay lại, chạm hai đầu ngón tay trỏ và ngón 
tay cái của hai tay lại sau đó đọc từ “a triangle”. 
Ví dụ 5: “a circle” (hình tròn ) các đầu ngón tay của hai tay trạm vào 
nhau tạo thành hình tròn và đọc to từ “a circle”. Hoặc tôi dùng ngón tay trỏ của 
tay phải vẽ vào không khí hình tròn và phất âm từ “a circle”. 
Ví dụ 6: “a heart” (trái tim ) nắm các ngón tay từ ngón út đến ngón trỏ 
của hai bàn tay lại, ngón tay để thẳng vuông góc với bàn tay sau đó đưa hai tay 
chạm vào nhau sau đó phát âm từ “a heart” . 
 4
Ví dụ 7: “a fish” (một con cá ) hai bàn tay chạm vào nhau, mũi hai bàn 
tay hướng ra phía trước, sau đó lắc bàn tay sang phải, sang trái giống như con cá 
đang bơi và đọc to từ “a fish”. “an egg” (một quả trứng) tôi dùng hai bàn tay 
chụm lại thành hình giống như quả trứng và đọc to từ “an egg”. Ngoài ra “an 
egg” (một quả trứng) còn diễn tả theo cách khác đó là hai bàn tay hơi chụm lại, 
lòng bàn tay hướng lên trên như đang nâng một quả trứng, đôi tay nhẹ nhàng di 
chuyển từ trái qua phải và ngược lại, bên cạnh đó tôi liên hệ cho các học sinh 
câu thành ngữ “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” để cho việc diễn tả 
thêm sinh động. 
Ví dụ 8: Sử dụng đôi bàn tay để dạy giới từ: Ví dụ giới từ “on” (bên trên) 
tay trái tôi xoè ra còn tay phải nắm vào và đặt phía bên trên tay tay trái và đọc 
giới từ “on”, giới từ “in” (bên trong) tay trái nắm lỏng lại, sử dụng ngón tay trỏ 
của tay phải đưa vào bên trong lòng bàn tay trái. Giới từ “under” (bên dưới) tay 
trái xoè ra, tay phải nắm lại rồi đưa xuống bên dưới bàn tay trái để giới thiệu 
giới từ “under”. Đối với các từ “Hi, hello” tay phải giơ lên vẫy vẫy, miệng nở nụ 
cười, ngược lại với từ “Bye, goodbye” quay người lại, tay phải giơ lên vẫy vẫy. 
“Nice to meet you” (rất vui được gặp bạn), đi đến gần một học sinh và chủ động 
bắt tay và nói “Nice to meet you”. 
5.2.4. Giải pháp 3: Sử dụng bàn chân 
Khi muốn diễn tả cụm từ “kick a ball” ( đá quả bóng) dùng chân trái làm 
trụ, chân phải giả vờ sút quả bóng và phát âm cụm từ “kick a ball”; “play 
football” (chơi bóng đá) sử dụng đôi chân như đang đá hoặc chuyền bóng; “run” 
(chạy) “ jump” (nhảy lên) . 
5.2.5. Giải pháp 4: Sử dụng toàn cơ thể 
 Tôi thường sử dụng ngôn ngữ cơ thể để dạy và giải thích nghĩa của các từ 
chỉ bộ phận cơ thể và có thể áp dụng để dạy cho học sinh từ khối 2 đến khối 5: 
Head (đầu), shoulder (vai), eye (mắt), ear (tai), nose (mũi), tooth/teeth (răng), 
hair (tóc), chin (cằm), cheek (má), skin (da), knee (đầu gối), toe ( ngón chân), 
hand ( bàn tay), leg (cẳng chân), arm (cánh tay), foot/ feet (bàn chân), finger 
(ngón tay), lips (đôi môi). Khi dạy cho các em một trong số các từ trên tôi dùng 
ngón tay để chỉ vào từng bộ phận muốn giới thiệu, các em nghe, nhìn, quan sát 
sau đó làm và phát âm theo. 
 Ngoài ra để khắc sâu hơn việc nhớ từ của học sinh thì tôi có thể tổ chức 
chơi các trò chơi để các em nhớ từ: Ví dụ khi học sinh đã làm quen và hiểu được 
nghĩa của từ, tôi sử dụng trò chơi mang tên “Simon says” chẳng hạn tôi đọc từ 
“Simon says: point to your head” thì học sinh dùng ngón tay chỉ vào đầu của 
mình còn tôi chỉ nói “point to your head” mà không có từ “ Simon says” thì học 
sinh không làm. Thêm vào nữa tôi có thể dùng trò chơi hãy làm theo lời tôi nói, 
không làm theo cách tôi làm “Do what I say and don’t do what I do” : Ví dụ tôi 
đọc từ “head” (đầu) nhưng tay lại chỉ vào chân. Ban đầu có thể nhiều em nhầm 
lẫn nhưng càng chơi các em lại càng làm chủ cuộc chơi. 
Dạy học sinh từ “a robot” tôi di chuyển cả người rồi phát âm từ “a robot” 
học sinh nhắc theo. Làm vài lượt như vậy khi tôi chỉ cần di chuyển lại như vậy 
học sinh sẽ tự động đọc to từ “a robot”; “a car” (một chiếc ô tô) giả vờ mở cửa 
xe ô tô, ngồi vào trong xe, tay giả vờ bấm còi và mồm nói “bíp, bíp”. Còn khi 
 5
dùng hai tay như đang lái vô lăng thì đọc to cụm từ “drive a car” (lái xe); “a 
rabbit” (một con thỏ) hai tay đưa về phía trước sát ngực, lòng bàn tay hướng 
xuống phía dưới và thả lỏng như đôi tay trước của thỏ, mồm giả vờ nhai cỏ, hai 
chân nhảy lên, nhảy xuống; “a bear” (con gấu ) hai tay đưa về phía trước ngang 
rộng bằng vai, các đầu ngón tay xoè ra như hình móng vuốt, hai chân đi khệnh 
khạng như gấu; “an elephant” (con voi ) tay trái vòng xuống phía dưới tay phải 
và cầm lấy tai phải, các ngón tay phải chụm lại và cánh tay phải giả vờ như cái 
vòi voi lăc đi lắc lại, đưa lên đưa xuống mềm mại; “a duck” (1 con vịt) hai bàn 
tay đưa lên sát nách, sau đó vẫy hai cánh tay như hai cánh của con vịt, người hơi 
cúi, miệng kêu quạc, quạc; “a horse” tay trái vuông khuỷu tay đưa về phía trước, 
thân người ngả về phía trước, tay phải giả vờ cầm roi đánh vào mông, hai chân 
tạo nhịp như ngựa đang phi; “a field” (một cánh đồng) nắm hai nắm tay về phía 
trước, từ từ cho các ngón tay xoè ra như những cây lúa đang lớn, sau khi xoè hết 
mười đầu ngón tay thì hai cánh tay đưa đi, đưa lại như gió thổi vào các cây lúa. 
Tôi đã sử dụng một số cách làm sau khi dạy bài 11 sách Tiếng Anh 5 “ 
What’s the matter with you?” sau đây là một số ví dụ cụ thể: 
 I have got a headache. (Tôi bị đau đầu.) 
 I have got a sore throat. (Tôi bị đau họng.) 
 I have got an earache. (Tôi bị đau tai.) 
 I have got a stomachache. (Tôi bị đau bụng.) 
 I have got a backache. (Tôi bị đau lưng.) 
 I have got a toothache. (Tôi bị đau răng.) 
 Sau đây là một số ví dụ tôi thường áp dụng để dạy bài 5 sách Tiếng Anh 4 
“Can you swim?”cách nói và hiểu được mình có thể làm gì hoặc không thể làm 
gì. 
Ví dụ: I can run or I can’t run (tôi có thể chạy hoặc tôi không thể chạy). 
Tôi thống nhất với học sinh khi tôi đưa tay phải lên ngực tôi phát âm từ I, khi tôi 
đưa tay phải ra phía trước, bàn tay nắm lại, ngón cái dựng đứng để thể hiện từ 
 6
can còn hai chân giả vờ chạy là từ run. Còn ngược lại nếu ngón cái của tay phải 
hướng xuống phía dưới là can’t tức là không thể. I can sing or I can’t sing (tôi 
có thể hát hoặc tôi không thể hát). Các động tác của từ I can hoặc từ can’t tương 
tự như trên, chỉ diễn tả từ sing, hai tay giả vờ cầm micrô đưa lên miệng đưa đi 
đưa lại. I can dance or I can’t dance (tôi có thể múa hoặc tôi không thể múa) kết 
hợp chân và tay cùng múa. I can ride a bike or I can’t ride a bike (tôi có thể đi xe 
đạp hoặc tôi không thể đi xe đạp), ngồi thấp người xuống, hai tay đưa về phái 
trước như đang nắm vào ghi đông xe đạp, hai chân giả vờ như đang đạp xe; “I 
can fly or I can’t fly” (tôi có thể bay hoặc tôi không thể bay), hai tay giang ra hai 
bên, đưa lên, đưa xuống như đang vỗ cánh. Tương tự như từ can, can’t tôi sử 
dụng để dạy các câu nói sử dụng từ like hoặc don’t like mình thích hoặc không 
thích làm gì hoặc điều gì, các động tác tương tự. 
+ Sử dụng để dạy các câu mệnh lệnh được trong bài 6 Tiếng Anh 3 “Stand up!” 
Ví dụ: Khi dạy các từ như “come here” (lại đây) khi tôi nói câu này tôi 
tay vẫy một học sinh đến gần, “stand up” (đứng lên) dùng cơ thể từ từ đứng lên; 
“sit down” (ngồi xuống) tôi làm ngược lại với từ “stand up” (đứng lên);“May I 
go out?”(xin phép được ra ngoài) tôi đứng trong lớp, tay phải hướng ra cửa để 
xin phép được ra ngoài; “May I come in?” (xin phép được đi vào) tôi đi ra cửa, 
quay mặt vào và nói câu “May I come in?”. 
5.3. Khả năng áp dụng sáng kiến: 
Sáng kiến này có thể áp dụng đối với tất cả giáo viên các trường trong 
địa bàn thị xã, mỗi giáo viên đều có thể vận dụng những biện pháp này trong 
quá trình giảng dạy để mang lại hiệu quả cao. 
Bản thân tôi đã áp dụng đạt hiệu quả cao. 
 6. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 Trình độ chuyên môn: 
 + Tôi đạt chuẩn trình độ đào tạo. 
 + Cơ sở vật chất: Đảm bảo cho việc dạy và học, có phòng học riêng giành 
cho môn Tiếng Anh (phòng LAB), có đủ các đồ dùng dạy học môn Tiếng Anh. 
 8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác 
giả: 
 8.1. Kết quả đạt được. 
 Trước khi áp dụng giải pháp trên, năm học 2019 – 2020 học sinh Tiểu 
học Thanh Phú A đạt kết quả như sau: 
Khối Số học 
sinh 
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn 
thành 
SL % SL % SL % 
3 63 15 23,8% 48 76,2% 0 0 
4 36 9 25% 27 75% 0 0 
5 65 17 26,1% 48 73,9% 0 0 
 Qua việc thực hiện giải pháp trên đến cuối học kì I năm học 2020 - 2021, 
kết quả học tập của học sinh Tiểu học Thanh Phú A đã có chuyển biến rõ rệt: 
 7
Khối Số học 
sinh 
Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn 
thành 
SL % SL % SL % 
3 53 18 34% 35 66% 0 0 
4 63 21 33,3% 42 66,7% 0 0 
5 35 11 31,4% 24 68,6% 0 0 
8.2. Bài học kinh nghiệm 
 Học sinh có thể vận dụng vốn từ vựng đã học trong các tình huống giao 
tiếp đơn giản thông qua bốn kĩ năng nghe, nói, đọc, viết trong đó chủ yếu hai kĩ 
năng nghe, nói. 
 Hình thành các cách học Tiếng Anh một cách có hiệu quả, tạo cơ sở cho 
việc học ngoại ngữ khác trong tương lai. 
 Học sinh sôi nổi, hăng hái trong mỗi giờ học. Các em được quan sát 
những cử chỉ, điệu bộ của thầy giúp các em hiểu ngôn ngữ dễ dàng hơn. Trong 
mỗi tiết học tiếng Anh đa số các em hiểu và nói đúng, tự tin sử dụng tiếng Anh. 
Ngoài ra, các em học sinh còn hăng hái, sôi nổi trong các hoạt động ngoài giờ, 
các phong trào văn nghệ trong trường. Việc ứng dụng ngôn ngữ cơ thể vào các 
tiết dạy tiếng Anh cũng đã cải thiện rõ rệt, chất lượng giáo dục được nâng cao. 
Đánh giá của hội đồng sáng kiến trường Tiểu học Thanh Phú A. 
Thanh Phú, ngàytháng năm2021
 Chủ Tịch HĐSK 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự 
thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Phú , ngày 28 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 Phạm Thị Ngân 
 8

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_su_dung_ngon_ngu_co_the_trong_giang_da.pdf