SKKN Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả

SKKN Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả

Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp

 Việc sử dụng các giải pháp và biện pháp trên được kết hợp vận dụng phù hợp. Cách xử lý thuyết phục, nói năng dịu dàng, nhỏ nhẹ, cùng với sự nêu gương, làm mẫu.

 Các giải pháp, biện pháp trên không nhất thiết phải theo thứ tự trước, sau mà sử dụng bất kỳ lúc nào, trường hợp nào cảm thấy phù hợp, cùng một lúc có thể sử dụng cả hai biện pháp.

 * Tóm lại để thực hiện tốt đề tài này thì các biện pháp trên không thể thiếu hoặc tách rời nhau được, bởi biện pháp trước là tiền đề là điều kiện thì biện pháp sau là kết quả cho biện pháp trước. Như vậy người giáo viên chủ nhiệm cần phải biết vận dụng các biện pháp trên một cách khéo léo và khoa học thì hiệu quả mới đạt được như mong muốn.

 

docx 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 7246Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tích cực trong công tác chủ nhiệm lớp đạt hiệu quả", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, đặc biệt là giáo dục ở bậc Tiểu học – bậc học nền tảng cho quá trình học của con em mình. Họ đã có ý thức tự giác, thái độ tích cực trong việc giáo dục con em mình và kết hợp với nhà trường để giáo dục học sinh. Đây là điều rất cần thiết góp phần quyết định thành công của giáo viên chủ nhiệm, của người thầy và của nhà trường.
 Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng gặp một số khó khăn như sau:
 b. Khó khăn
 - Một số ít giáo viên vẫn còn tình trạng công tác chủ nhiệm lớp làm chưa tốt. 
 - Chưa quan tâm nhiều đến đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh của học sinh.
 - Chưa có sự phối hợp, gắn kết thường xuyên với cha mẹ học sinh (CMHS).
 - Chưa quan tâm đầu tư tiết sinh hoạt hàng tuần.
 - Việc xây dựng, triển khai thực hiện các quy định về nề nếp còn mang tính chất chung chung, thiếu kiểm tra đôn đốc, sơ tổng kết qua loa,
 - Việc đổi mới phương pháp, rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh còn hạn chế.
 - Một số gia đình phương pháp và kĩ năng giáo dục trẻ chưa phù hợp.
 - Một số em mồ côi cha (mẹ); bố mẹ ly hôn phải ở với ông bà, các em này thường có tính khí bất thường, hay quậy phá, tự ti
 - Một số em thuộc gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, lo kiếm sống, ảnh hưởng đến việc học tập. Việc giáo dục con cái của họ là “Trăm sự nhờ thầy”. Từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc dạy học và giáo dục của thầy cô ở trường, làm cho việc dạy học và giáo dục ở trường khó khăn hơn, kém hiệu quả hơn. 
 Trong khi đó mục tiêu giáo dục không chỉ giáo dục con người có tri thức mà còn cần đào tạo con người phát triển toàn diện.
 	 III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
III.1.Mục tiêu của giải pháp
 Bản thân tôi cảm thấy công tác chủ nhiệm vô cùng nan giải. Nó đóng vai trò rất quan trọng, trong việc giáo dục và đào tạo một em học sinh ở lứa tuổi tiểu học, là nền móng để cho các em lớn lên và trưởng thành, là một người có năng lực và phẩm chất đạo đức chuẩn mực. Vì vậy mục đích các biện pháp, giải pháp của đề tài này là muốn nâng cao chất lượng học tập, rèn ý thức tự giác, tự quản, rèn các kĩ năng sống, giáo dục nhân cách, phẩm chất đạo đức cho các em học sinh tiểu học nói chung và các em học sinh của lớp mình đang chủ nhiệm nói riêng. Sao cho cuối năm đạt kết quả cao trong mọi lĩnh vực.
 III.2. Nội dung và cách thực hiện
 Là giáo viên chủ nhiệm, tôi luôn suy nghĩ nên làm gì? Làm bằng cách nào? Để giúp các em đến lớp 100% . Bởi vì các em đi học đầy đủ sẽ được lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ và mang lại kết quả học tập tốt. Vì vậy mỗi buổi học, tiết học tôi luôn gần gũi thân thiện để các em thấy được việc học chữ, học làm người là nhu cầu tất yếu của mỗi học sinh. Từ đó các em thích đến lớp, tích cực tự giác học tập phấn đấu con ngoan trò giỏi xứng đáng là chủ nhân tương lai sau này. 
 Nhận thức được tầm quan trọng và qua quá trình làm công tác chủ nhiệm với những giải pháp đã áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực. Tôi đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm làm tốt công tác chủ nhiệm lớp tại trường TH Lê Hồng Phong như sau:
 * Giải pháp thứ nhất: Công tác chủ nhiệm là then chốt quyết định. Để thực hiện giải pháp này, tôi thực hiện các biện pháp sau:
 Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh.
 Thông tin học sinh
 1. HọvàTên:........
 2. Là con thứtrong gia đình.
 3. Hoàn cảnh gia đình (khá giả, đủ ăn, nghèo)............................................
 4. Kết quả học tập năm lớp 2: ( hoàn thành tốt, hoàn thành).....................
 7. Góc học tập ở nhà: (Có, không)..............................................................
 8. Những người bạn thân nhất trong lớp:....................................................
 9. Sở thích:..................................................................................................
 10. Địa chỉ gia đình: Số nhà........thôn.......................................xã .............. 
 + Sau buổi nhận lớp, tôi cho học sinh làm lí lịch ghi rõ họ tên cha mẹ, nghề nghiệp; Hoàn cảnh sinh sống nơi ở của gia đình: Nắm xem bao nhiêu em có hoàn cảnh gia đình khá giả? bao nhiêu em gia đình khó khăn? bao nhiêu em có sổ hộ nghèo? cận nghèo? Con thứ mấy? Công việc thường ngày ở nhà của học sinh? Ngoài ra, tôi còn trao đổi với giáo viên chủ nhiệm của lớp năm trước để nắm rõ hơn về hoàn cảnh gia đình của từng học sinh. Sau đó tôi tập hợp thành một quyển sổ theo dõi, phân loại đối tượng học sinh, đặc biệt học sinh có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ nghỉ học bỏ buổi.
 + Hàng ngày, tôi luôn khích lệ và biểu dương các em kịp thời, khen ngợi những ưu điểm của các em nhiều hơn là phê bình khuyết điểm. Tôi cố tìm ra những ưu điểm dù nhỏ nhất để khen ngợi động viên các em. Nhưng trong khi khen, tôi cũng không quên chỉ ra những thiếu sót để các em khắc phục và ngày càng hoàn thiện hơn.
      + Khi nói chuyện, khi giảng, cũng như khi nghiêm khắc phê bình lỗi lầm của học sinh, tôi luôn thể hiện cho các em thấy tình cảm yêu thương của một người thầy đối với học trò . Đó là lòng nhân hậu, bao dung, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một người thầy như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực và ham học, thích đi học.
 + Chọn ra ban tự quản là những em có học lực khá trở lên, đầy đủ uy tín, gương mẫu do chính tập thể lớp bầu ra. Phân công cụ thể trách nhiệm rõ ràng, người nào việc đó. Ngoài ra còn bầu các nhóm trưởng để giải quyết những vấn đề khó trong các môn học. Thêm vào đó còn chọn một em năng động khéo léo theo dõi các hoạt động của các bạn trong lớp để báo cáo riêng cho mình. Khi nắm bắt kịp thời các thông tin về tình hình của lớp mình thì công tác duy trì sĩ số và phát huy tính tích cực trong công tác chuyên cần của học sinh được tốt hơn.
 + Trong các kỳ họp phụ huynh, tôi luôn lắng nghe nắm bắt nguyện vọng của phụ huynh . Luôn chú ý đến gia đình nghèo, kiến nghị lên cấp trên các khoản đóng góp, vận động các em trong lớp ủng hộ quần áo, sách cũ vv. Nhằm tạo được tình cảm gắn bó, các em biết yêu thương giúp đỡ  lẫn  nhau với tinh thần đoàn kết tương trợ.
 + Liên lạc (gọi điện, trực tiếp đến nhà) thường xuyên để nắm bắt về thời gian biểu của các học sinh cũng như các thói quen, sở thích và tính cách của từng em. Để có giải pháp giúp học sinh duy trì tính chuyên cần góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục.
 *Giải pháp thứ hai: Phối kết hợp chặt chẽ với Ban đại diện CMHS 
 - Đối với Ban đại diện CMHS lớp: Từ đầu năm học, tôi đã định hướng bầu chọn Ban đại diện phụ huynh của lớp với các tiêu chuẩn sau:
 + Phụ huynh có đời sống kinh tế ổn định. 
 + Có tâm huyết, nhiệt tình tất cả vì học sinh thân yêu.
 + Am hiểu nhiều về lĩnh vực giáo dục 
 + Có con em học khá giỏi. 
 * Hội lớp gồm 3 thành viên: Trưởng ban, phó ban, thư ký 
- Nhiệm vụ Ban đại diện CMHS lớp
+ Kết hợp với GVCN lớp theo dõi, động viên quá trình học tập, sinh hoạt của học sinh. Đặc biệt quan tâm đến các phong trào lớp. 
+ Nắm rõ được hoàn cảnh gia đình, chỗ ở của từng học sinh để kịp thời thăm hỏi. 
+ Có kế hoạch khen thưởng kịp thời học sinh lớp tiến bộ theo từng tuần, tháng, theo các đợt kiểm tra định kỳ của nhà trường. 
- Đối với từng phụ huynh học sinh: Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng GVCN rèn nề nếp học sinh như sau: 
+ Chuẩn bị sách vở và đồ dùng học tập cho con em theo thời khoá biểu hằng ngày.
+ Nhắc nhở con em ôn lại kiến thức đã học và chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. 
+ Giáo dục ý thức gọn gàng, ngăn nắp khi học tập, vui chơi.
+ Sinh hoạt điều độ, đúng thời khoá biểu, giờ nào việc nấy tránh tình trạng vừa học vừa chơi.
 + Thường xuyên trao đổi với GVCN qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nề nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
 *Giải pháp 3: Khảo sát đối tượng học sinh để đưa ra những phương pháp giáo dục phù hợp
-  Khảo sát đối tượng thông qua hồ sơ học bạ, qua giáo viên chủ nhiệm cũ, qua học sinh trong lớp hoặc qua phụ huynh.
 -  Tiến hành phân loại đối tượng để đưa vào sổ kế hoạch công tác chủ nhiệm, cụ thể:  Học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn, học sinh cá biệt về đạo đức, học sinh yếu,  học sinh có những năng lực đặc biệt.
 + Tìm hiểu nguyên nhân qua gia đình: Gia đình có sự mâu thuẫn giữa bố và mẹ, gia đình thiếu quan tâm hoặc có thể bị bạn bè, kẻ xấu lôi kéo.Hoặc trẻ có những tính xấu mà bản thân gia đình chưa giáo dục được
  + Dùng phương pháp tác động tình cảm, nghiêm khắc đối với học sinh nhưng không cứng nhắc. Tuyệt đối không  sử dụng phương pháp trách phạt, chú ý gần gũi các em và thường xuyên nhắc nhở động viên khen chê kịp thời. Giao cho các em đó một chức vụ trong lớp nhằm gắn với các em trách nhiệm để từng bước điều chỉnh mình.
 + Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó học yếu, học yếu những môn nào. Có thể là ở gia đình các em đó không có thời gian học tập vì phải làm nhiều việc hoặc em đó có lỗ hỏng về kiến thức nên cảm thấy chán nản.
 + Giảng lại bài mà các em chưa hiểu vào những lúc ra chơi hoặc sau giờ tan học. 
 + Đưa ra những câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể trả lời được nhằm tạo hứng thú và củng cố niềm tin ở các em. 
+ Thường xuyên kiểm tra các đối tượng đó trong qua trình lên lớp. 
+ Tổ chức cho học sinh học theo nhóm, để học sinh khá giỏi giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ. 
+ Gặp gỡ phụ huynh học sinh trao đổi về tình hình học tập, cũng như sự tiến bộ của con em để phụ huynh giúp đỡ thêm việc học ở nhà cho các em. 
+ Chú ý tránh thái độ miệt thị, phân biệt đối xử làm cho các em nhụt chí, xấu hổ trước bạn bè. 
 * Tóm lại dù với đối tượng nào bản thân giáo viên phải lưu ý dùng phương pháp tác động tình cảm, động viên khích lệ kịp thời, phối hợp với phụ huynh để giáo dục và đặc biệt xác định vấn đề giáo dục đạo đức là then chốt. 
 * Giải pháp thứ ba:  Tạo môi trường giáo dục tốt
 Với trường lớp khang trang như hiện nay, đội ngũ GV nhiệt tình, sự quan tâm của BGH, sân chơi rộng rãi thoáng mát đó là một thuận lợi rất lớn để xây dựng một môi trường sư phạm tốt cho học sinh vui chơi, học tập. 
 Tổ chức các hình thức thi đua theo tuần, theo tháng. Mỗi tháng tổ chức một hình thức thi đua khác nhau nhằm khuyến khích học tập, phẩm chất, năng lực của học sinh. 
 * Phải tùy hoàn cảnh cụ thể, tạo khung cảnh giáo dục tốt làm cho học sinh ngồi trong lớp học thấy vui tươi, thích thú không nặng nề, sợ sệt. 
 VD: Đường lên đỉnh Pan – xi - păng, kết hoa tặng mẹ, Hoa thơm dâng Bác ... 
 +Bằng cách mỗi buổi học được khen về thành tích học tập hoặc làm một việc tốt ( nhặt được của rơi, giúp đỡ bạn...) thì bạn đó sẽ leo lên 1 bậc của núi hoặc được dán một bông hoa vào sổ thi đua. 
 + Cuối tháng tổng kết, ai lên đỉnh núi nhanh hoặc ai kết được nhiều hoa thì người đó sẽ thắng cuộc. Nên dù không chấm điểm nhưng với các phong trào này, các em luôn luôn phấn đấu vươn lên để đạt thành tích cao nhất. Bạn nào đạt thành tích xuất sắc nhất trong tháng sẽ được chụp ảnh lưu vào cuốn sổ Vàng truyền thống của lớp và đây cũng là một tiêu chuẩn bình xét học sinh Tiêu biểu đạt cháu ngoan Bác Hồ mà nhà trường đã phát động từ nhiều năm nay.
 + Khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia đánh giá bằng các hình thức phù hợp như: Lời nói, nhắn tin, viết thư...
 + Tôi thường xuyên nhận xét bằng lời nói trực tiếp hoặc viết vào phiếu nhận xét, vào vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học hoạt động của học sinh. 
 + Học sinh tự đánh giá ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác, báo cáo kết quả với giáo viên; Học sinh tham gia 
nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập 
môn học, hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ. 
 + Đặc biệt các tiết đọc sách thư viện.
 * Chính với những hoạt động trên, các em luôn nhận ngay được những khuyết điểm của mình để khắc phục hoặc nhận ra được thế mạnh cần phát huy, phấn chấn vươn lên trong học tập cũng như các hoạt động tập thể.
* Giải pháp thứ tư: Xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết
          Trong cuộc sống của mỗi con người, ngoài những người thân trong gia đình ra, ai cũng cần có bạn bè để chia sẻ. Học sinh Tiểu học cũng vậy, nếu các em có nhiều bạn bè thân thiết trong lớp thì các em sẽ hợp tác vui vẻ với nhau và sẽ giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Em học tốt sẽ giúp những em chưa hoàn thành kiến thức, kĩ năng bài học; ngược lại, em học yếu cũng dễ dàng nhờ bạn giúp đỡ mình học tập mà không phải e ngại, xấu hổ (học thầy không tày học bạn). Đây chính là việc rèn luyện những năng lực và phẩm chất cho các em tự tin hơn,  biết tự quản, hợp tác,... Xây dựng được mối quan hệ bạn bè đoàn kết, gắn bó thì tôi sẽ xây dựng được nề nếp lớp học, từ đó chất lượng học tập của lớp chắc chắn sẽ được nâng cao.
          Để xây dựng mối quan hệ bạn bè thân thiết, đoàn kết, gắn bó, sẵn sàng giúp đỡ nhau trong học tập, tôi luôn tạo ra các hoạt động, các vấn đề đòi hỏi sự hợp tác của nhiều học sinh. Cách làm cụ thể như sau:
         Trong mỗi tiết học, tôi thường xuyên chia nhóm ngẫu nhiên. Tiết học này, các em chung nhóm với bạn này, nhưng tiết sau, các em lại chung nhóm với bạn khác để các em biết cách hợp tác với bạn và thay nhau làm nhóm trưởng, báo cáo viên từ đó các em sẽ dần mạnh dạn hơn, tự tin trong giao tiếp.
 ( Hoạt động nhóm)
* Giải pháp thứ thứ năm: Đầu tư các phong trào mũi nhọn do nhà trường tổ chức
 Từ đầu năm học, Tôi dựa vào kế hoạch của chuyên môn và nhà trường, đề ra chỉ tiêu cụ thể cho lớp cùng phấn đấu trong các phong trào chung của nhà trường như: Vở sạch chữ đẹp, Vẽ tranh, Kể chuyện, văn nghệ,....
  + Điều quan trọng là phát hiện những năng lực đặc biệt ở học sinh về văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao, hội hoạ
 + Phối hợp với phụ huynh lập kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các học sinh có năng khiếu nói trên. 
 + Bồi dưỡng, khơi dậy ở các em lòng say mê, hứng thú học tập thông qua những hội thi,Tổ chức các sân chơi ở lớp như: Rung chuông vàng, đối mặt trong các tiết
 HĐNGLL để phát huy và chọn lọc những HS có năng khiếu để tham gia các hội thi do nhà trường tổ chức. 
 (Lớp 2C) ( Lớp 2B)
 (Thi viết chữ đẹp) (Rung chuông vàng)
 + Hướng cho học sinh tập tham gia các hoạt động và tự mình viết ra những điều em muốn nói. Các em được tự do bày tỏ những khúc mắc, băn khoăn, của bản thân về cuộc sống quanh các em, về trường, lớp, bạn bè và thầy cô. Đó còn là nơi để các em chia sẻ những những tâm tư, nguyện vọng và cả những ước mơ của mình về tương lai rồi gắn vào góc "Điều em muốn nói". Căn cứ vào những điều các em viết ra, nếu là những điều tốt thì tôi đọc cho cả lớp nghe rồi tuyên dương ngay trước lớp. Còn những điều các em phê bình thì tôi phải điều tra nắm rõ đúng hay sai. Sau đó mới góp ý riêng với những học sinh bị bạn phê bình, yêu cầu các em phải xin lỗi bạn và phải sửa chữa.
 (Hộp thư: Điều em muốn nói)
 + Để tạo dựng cho các em một tình bạn bền đẹp với những kỉ niệm sâu sắc của tuổi học trò, tôi tổ chức sinh nhật cho học sinh ngay tại lớp học trong giờ ra chơi. Những em có ngày sinh trùng vào ngày thứ bảy, chủ nhật thì sẽ được tổ chức vào sáng thứ bảy. Hình thức tổ chức do các em trong ban cán sự quyết định. Nhưng chủ yếu chỉ là múa hát, là những lời chúc mừng và một món quà nhỏ khoảng vài chục ngàn đồng do cả lớp đóng góp. Có những em do điều kiện gia đình nên chưa lần nào được bố mẹ tổ chức sinh nhật, chưa bao giờ được nhận một món quà mang ý nghĩa sâu sắc. Vì vậy, khi được cả lớp tổ chức sinh nhật, nhiều em rất xúc động.
 (Sinh nhật lớp 2C – 2016 - 2017)
 (Sinh nhật lớp 2B – 2017- 2018)
*Giải pháp 5: Nêu gương và khen thưởng 
- Nắm được tâm lý của học sinh tiểu học rất thích được khen, thích được động viên nên tôi hướng dẫn Ban tự quản lớp lập bảng chấm điểm thi đua từng HS như sau: 
- Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi đã đề xuất với Ban đại diện phụ huynh  về việc khen thưởng các học sinh trong lớp thực hiện tốt các phong trào học tập cũng như các phong trào khác như sau: 
+ Mỗi tuần tặng 1cây bút cho mỗi HS đạt số điểm tốt cao nhất tổ. 
+ Mỗi đợt kiểm tra định kỳ tặng một 1 bút/ 1HS đạt học sinh xuất sắc. 
+ Tặng một phần quà cho HS đạt phong trào nhà trường đề ra. 
- Sau mỗi tuần thi đua, lớp trưởng đánh giá chung các mặt hoạt động, tổ trưởng đánh giá cụ thể các mặt học tập cũng như hoạt động của từng thành viên trong tổ thông qua bảng điểm, sau đó bầu chọn một HS tuyên dương trước lớp và nhận thưởng. 
- Để tránh trường hợp một em nhận liên tục nhiều lần, theo qui ước 3 tuần mới được nhận thưởng lại ( nếu em đó điểm nhất tổ thì chọn em điểm nhì tổ..) 
- Đặc biệt chú ý đến HS chậm tiến bộ trong học tập nhưng có tiến bộ dù nhỏ nhất thì tổ trưởng các tổ đề nghị Ban thi đua lớp tuyên dương và khen thưởng. 
 (HS có tiến bộ ) (HS xuất sắc)
 *Giải pháp thứ năm: Dạy học sinh học sử dụng Internet đúng cách 
 	Ngoài giờ học chính khóa thì cứ chiều thứ 5 tôi cùng lớp lên phòng tin học sử dụng Internet.
 Internet chứa đựng cả thế giới kiến thức rộng lớn và những điều hấp dẫn có thể mở rộng tâm hồn trẻ. Những kiến thức phù hợp với lứa tuổi của trẻ sẽ giúp giáo dục và nâng cao kiến thức cho chúng. Vì vậy là một GVCN trong xã hội hiện đại, tôi luôn suy nghĩ là làm thế nào? để các em tiếp xúc và sử dụng với internet một cách đúng đắn và an toàn? 
Máy tính là một công cụ hỗ trợ học tập, là một phương tiện giải trí hữu ích. Dạy các em sử dụng đúng mục đích: 
 VD các sân chơi trí tuệ như: Violympic Toán, Hello (chào, hỏi ) đơn giản, vẽ trên máy tính...
* Mỗi tuần tôi giành một tiết (40 phút) để cùng các em khám phá. Qua các hình ảnh, kỹ năng trên Internet giúp các em chiếm lĩnh tri thức một cách nhanh chóng, tư duy sáng tạo...
 * Tôi luôn đưa ra các hình thức khen thưởng cho những học sinh đạt điểm cao ngay trong các vòng tự luyện để thường xuyên cập nhật được kết quả của việc ứng dụng trên internet. Tôi luôn phối hợp với phụ huynh phải hạn chế đến mức tối đa việc các em tiếp xúc với các trò chơi có tính bạo lực hoặc gây kích thích thần kinh. Bên cạnh đó,tôi cũng yêu cầu các em nộp Thời gian biểu việc sử dụng internet ở nhà có chữ kí của phụ huynh để cùng phối hợp giáo dục có hiệu quả. 
 III.3.Mối quan hệ giữa các giải pháp và biện pháp
      Việc sử dụng các giải pháp và biện pháp trên được kết hợp vận dụng phù hợp. Cách xử lý thuyết phục, nói năng dịu dàng, nhỏ nhẹ, cùng với sự nêu gương, làm mẫu.
 Các giải pháp, biện pháp trên không nhất thiết phải theo thứ tự trước, sau mà sử dụng bất kỳ lúc nào, trường hợp nào cảm thấy phù hợp, cùng một lúc có thể sử dụng cả hai biện pháp.
 * Tóm lại để thực hiện tốt đề tài này thì các biện pháp trên không thể thiếu hoặc tách rời nhau được, bởi biện pháp trước là tiền đề là điều kiện thì biện pháp sau là kết quả cho biện pháp trước. Như vậy người giáo viên chủ nhiệm cần phải biết vận dụng các biện pháp trên một cách khéo léo và khoa học thì hiệu quả mới đạt được như mong muốn.
 IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP
Công tác chủ nhiệm lớp là đề tài không mới và đã có nhiều nghiên cứu, nhiều giải pháp được đưa ra. Nhưng những giải pháp trong sáng kiến này thiết thực hơn, gần gũi hơn. Đặc biệt là được áp dụng có hiệu quả tại Trường TH Lê Hồng Phong, nơi địa bàn còn nhiều khó khăn về kinh tế. 
Sáng kiến, ngoài những giải pháp về công tác chủ nhiệm nói chung thì những giải pháp của sáng kiến còn hỗ trợ thêm về công tác PCGD trên địa bàn.
 V. HIỆU QUẢ SÁNG KINH NGHIỆM
 V.1. HGGKết quả khảo nghiệm
 Trong quá trình 2 năm làm công tác chủ nhiệm, tôi đã áp dụng các biện pháp tích cực trên và thu được những kết quả khả quan cụ thể như sau:
Năm
Lớp
TS
HS
 Phẩm chất
 Năng lực
Hoàn thành
 Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Hoàn thành Tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
Trước 
Sau
Trước 
Sau
Trước 
Sau
Trước 
Sau
Trước 
Sau
Trước 
Sau
2016 -2017
2C
29
10
12
11
15
8
2
9
13
12
15
8
1
34.5
%
41.4
%
37.9
%
51.7%
27.6
%
6.9
%
32.1
%
46.4
%
41.4
%
51.7%
27.6
%
3.6
%

Tài liệu đính kèm:

  • docxPHANTHIKIMTHAN.docx