Chuyên đề Báo cáo kết quả thực nghiệm giải pháp đề xuất

Chuyên đề Báo cáo kết quả thực nghiệm giải pháp đề xuất

Qui trình, cách thức tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường và của cá nhân giáo viên. Phương pháp bồi đã chú trọng đến năng lực nền tảng chung và năng lực dạy học, năng lực tác nghiệp cho từng cá nhân giáo viên. Cách thức đánh giá kết quả các chuyên đề bồi dưỡng phù họp với mục tiêu bồi dưỡng. Thời lượng của chương trình bồi dưỡng đủ để giáo viên tiếp nhận kiến thức, kỹ năng đáp ứng mục tiêu chương trình. Tuy nhiên, theo yêu cầu của một số giáo viên, thời lượng chương trình bồi dưỡng nên được xây dựng dài hơn để việc nắm bắt nội dung các chuyên đề được sâu hon và hiệu quả hơn.

Lãnh đạo các nhà trường đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo sự thoải mái về tâm lý cho báo cáo viên và học viên thực hiện thành công chương trình bồi dưỡng. 100% cán bộ quản lý các nhà trường trực tiếp tham gia khỏa bồi dưỡng để nắm bắt nội dung, chương trình các chuyên đề bồi dưỡng, tĩnh hình học tập, sự tiến bộ của giáo viên.

b) Về năng lực của đội ngũ giảng viên cốt cán tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số

Để đánh giá về năng lực của đội ngũ giảng viên trường CĐSP Hòa Bình tham gia chương trình bồi dưỡng, nhóm nghiên cứu đã xin ý kiến 100 giáo viên thông qua phiếu hỏi và thu được kết quả như sau:

100/100 giáo viên (chiểm tỷ lệ 100%) đồng ý rằng đội ngũ báo cáo viên có kiến thức sâu rộng, cập nhật về lĩnh vực bồi dưỡng, có hiểu biết sâu sắc về chương trình và nội dung các môn học ở cấp tiểu học và THCS. Đa số giáo viên đánh giá giảng viên trường CĐSP Hòa Bình có phương pháp sư phạm tốt, giúp giáo viên tiếp thu kiến thức hiệu quả, phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng phong phú, đa dạng, thường xuyên thay đổi đảm bảo phù hợp năng lực nhận thức, cơ sở kiến thức và khả năng của các đối tượng giáo viên khác nhau trong lớp học, trong nhóm học.

Về thái độ và trách nhiệm của giảng viên tham gia bồi dưỡng, hầu hết giáo viên đánh giá giảng viên trường CĐSP nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ học viên, có biện pháp hỗ ừợ học viên học tập tích cực và tạo điều kiện để học viên trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, thường xuyên nhận xét, đánh giá kịp thời giúp học viên học tập và thực hành hiệu quả hơn.

 

doc 22 trang Người đăng Hải Biên Ngày đăng 05/05/2023 Lượt xem 397Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Báo cáo kết quả thực nghiệm giải pháp đề xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh thức tổ chức bồi dưỡng: Bồi dưỡng tập trung để cung cấp những kiến thức cơ bản về dạy học tích cực và phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực; trực tiếp hướng dẫn giáo viên xây dựng và tổ chức các hoạt động học tập nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh.
+ Phương pháp đánh giá: Dự giờ, rút kinh nghiệm
- Chuyên đề 3: Sử dụng các phương tiện dạy học và sáng tạo các phương tiện dạy học mới; ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
+ Nhóm giảng viên thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hương (trưởng nhóm); Lê Thành Nam, Lê Xuân Chiến.
+ Mục tiêu bồi dưỡng: Sau khi được bồi dưỡng giáo viên có khả năng kết họp, sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học truyền thống và phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học; có khả năng cải tiến và sáng tạo những phương tiện dạy học mới.
+ Nội dung bồi dưỡng: Vai trò của phương tiện, thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học; các phương tiện, thiết bị dạy học theo môn học; hướng dẫn sử dụng phương tiện dạy học truyền thống với thiết bị dạy học hiện đại làm tăng hiệu quả dạy học; hướng dẫn sáng tạo những phương tiện dạy học mới phù họp với môn học. một số phần mềm sử dụng để tạo bài giảng điện tử; phần mềm dạy học chung và phần mềm dạy học theo môn học.
+ Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng: trực tiếp hướng dẫn giáo viên lựa chọn, sử dụng những phương tiện, thiết bị dạy học phù họp với môn học; hướng dẫn giáo viên cải tiến và sảng tạo những phương tiện dạy học mới, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
+ Phương pháp đánh giá: sản phẩm đồ dùng dạy học tự làm của giáo viên và kỹ năng sử dụng phương tiện, thiết bị, đồ dùng, ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học làm tăng hiệu quả dạy học.
d) Quy trình bồi dưỡng
* Quy trình bồi dưỡng:
Bước 1: Tập huấn kĩ thuật, xây dựng kế hoạch công tác: Đây là hoạt động đầu tiên của hoạt động xây dựng mô hình bồi dưỡng. Nhóm giảng viên trường CĐSP và giáo viên cốt cán gặp gỡ giáo viên để trao đổi rõ mục đích, ý nghĩa, nhiệm vụ cần tiến hành, qui trình thực hiện, hình thức phối hợp giữa giáo viên tại các nhà trường với giảng viên và giáo viên cốt cán tham gia bồi dưỡng. Căn cứ vào thực tiễn năng lực dạy học của giáo viên, thực tiễn giáo dục của nhà trường nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch tổng thể, chia nhóm giáo viên theo nhu cầu cần được bồi dưỡng với quan điểm yếu năng lực nào thì bồi dưỡng năng lực đó, chuẩn bị tài liệu, thống nhất thời gian và hình thức tổ chức bồi dưỡng (tập trung theo nhóm, hoặc nhóm nhỏ).
Bước 2: Trao đổi, thảo luận chuyên môn, xây dựng giáo án thực nghiệm: nhóm cốt cán gặp gỡ giáo viên để trao đổi về thực trạng năng lực dạy học, phân tích nguyên nhân các thuận lợi, khó khăn của giáo viên, cung cấp tài liệu bồi dưỡng, giới thiệu các kĩ thuật dạy học hiện đại, phương pháp thiết kế bài học, phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, cách thức sử dụng phương tiện dạy học, hình thức tổ chức bài học.. .để giáo viên tham khảo vận dụng. Từ dự giờ, rút kinh nghiệm, trực tiếp được bồi dưỡng thông qua việc trao đổi với nhóm cốt cán và nghiên cứu tài liệu, giáo viên thống nhất ý tưởng trong việc thiết kế, xây dựng giáo án mẫu, lựa chọn các phương tiện, phương pháp dạy học phù họp, hình thức tổ chức dạy học, cách thức kiểm tra đánh giá học sinh. Kể hoạch triển khai xây dựng mô hình thực nghiệm sư phạm đuợc triển khai cụ thể, chi tiết ở từng môn học. Kế hoạch dự giờ, rút kinh nghiệm, thiết kế giáo án được nhóm cốt cán thống nhất cụ thể với giáo viên trong tổ bộ môn.
Bước 3: Dự giờ: Nhóm giảng viên và giáo viên cốt cán chủ động triển khai hoạt động dự giờ giáo viên theo kế hoạch cụ thể của từng môn học. Qua hoạt động dự giờ thăm lóp, nhóm cốt cán có điều kiện quan sát, phản ánh đứng thực trạng giảng dạy bộ môn của giáo viên sau khi được bồi dưỡng, tìm hiểu tình hình trang thiết bị và sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, đánh giá cụ thể về cách tổ chức các hoạt động dạy học của giáo viên, đánh giá về năng lực dạy học của giáo viên, tìm hiểu năng lực và đặc điểm của học sinh. Để đảm bảo tính khách quan, toàn diện, nâng cao hiệu quả công tác dự giờ, thăm lớp, nhóm cốt cán mời tất cả giáo viên bộ môn, tổ trưởng chuyên môn của trường tham gia dự giờ, thảo luận, góp ý kiến, trao đổi sau khi kết thúc tiết dạy.
e) Các điều kiện để tiến hành thực nghiệm bồi dưỡng giáo viên tại các trường TH và THCS
Đối với giảng viên trường CĐSP Hòa Bình: Chuẩn bị đầy đủ tài liệu bồi dưỡng; máy tính xách tay, hóa chất, mẫu vật, bản đồ, mô hình...
Đối với các nhà trường Tiểu học và THCS: Chuẩn bị lớp học, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, tập trung giáo viên và học sinh, bố trí thời khóa biểu để giáo viên giảng thử nghiệm.
Đối với giáo viên tham gia bồi dưỡng: Chuẩn bị sách giáo khoa, sách giáo viên các môn học phụ trách; vở viết; máy tính xách tay, thiết bị dạy học (nếu cỏ)
 f) Tiến hành thử nghiệm
* Tại huyện Mai Châu:
- Thời gian: 05 ngày (từ ngày 7 đến 11 tháng 10 năm 2017)
+ Ngày 7 tháng 10 năm 2017: Tập trung giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và THCS của 2 trường Tiểu học Pà Cò và trường Tiểu học Hang Kia tại trường Tiểu học Pà Cò, của 2 trường THCS Hang Kia và THCS Pà Cò tại trường THCS Pà Cò. Nhóm giảng viên trường CĐSP Hòa Bình gặp gỡ giáo viên trao đổi rõ mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ cần tiến hành, qui trình thực hiện, hình thức phối hợp giữa giảng viên cốt cán và giáo viên; Xin ý kiến của các nhà trường và của cá nhân giảo viên về nhu cầu cần được bồi dưỡng (thuộc 03 chuyên đề trên), chia nhóm giáo viên theo nhu cầu, tiến hành tập huấn kỹ thuật (tập huấn nội dung các chuyên đề).
+ Ngày 8, 9 tháng 10 năm 2017: Giảng viên cốt cán trực tiếp hướng dẫn giáo viên thực hành nội dung được tập huấn để chuẩn bị, thống nhất kế hoạch bài giảng; xây dựng các hoạt động học tập; lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp; lựa chọn, sáng tạo các phương tiện dạy học mới; ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
+ Ngày 10, 11 tháng 10 năm 2017: Triển khai kế hoạch dự giờ: Giáo viên sử dụng kế hoạch bài giảng đã được chuẩn bị để lên lớp. Giờ dạy được nhóm giảng viên cốt cản và các giáo viên khác dự. Sau giờ giảng có tổng kết, đánh giá mức độ đạt được của giáo viên, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng để định hướng nội dung bồi dưỡng tiếp theo.
* Tại huyện Đà Bắc:
- Thời gian: 05 ngày (từ ngày 14 đến 18 tháng 10 năm 2017)
+ Ngày 14 tháng 10 năm 2017: Tập trung giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và THCS của 2 trường Tiểu học Mường Chiềng và trường TH&THCS Cao Sơn tại trường TH&THCS Cao Sơn. Nhóm giảng viên trườngCĐSP Hòa Bình gặp gỡ giáo viên trao đổi rõ mục đích, ý nghĩa và nhiệm vụ cần tiến hành, quy trình thực hiện, hình thức phối hợp giữa giảng viên cốt cán và giáo viên; Xin kiến của các nhà trường và của cá nhân giáo viên về nhu cầu cần được bồi dưỡng thuộc 03 chuyên đề trên), chia nhóm giáo viên theo nhu cầu, tiến hành tập huấn kỹ thuật (tập huấn nội dung các chuyên đề).
+ Ngày 15, 16 tháng 10 năm 2017: Giảng viên cốt cán trực tiếp hướng dẫn giảo viên thực hành nội dung được tập huấn để chuẩn bị, thống nhất kế hoạch bài giảng; xây dựng các hoạt động học tập; lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp; lựa chọn, sáng tạo các phương tiện dạy học mới; ứng dụng công nghệ thông tin vào giờ giảng nhằm nâng cao chất lượng dạy học.
+ Ngày 17, 18 tháng 10 năm 2017: Triển khai kể hoạch dự giờ: Giáo viên sử dụng kế hoạch bài giảng đã được chuẩn bị để lên lớp. Giờ dạy được nhóm giảng viên cốt cán và các giáo viên khác dự. Sau giờ giảng có tổng kết, đánh giá mức độ đạt được của giáo viên, đánh giá hiệu quả bồi dưỡng để định hướng nội dung bồi dưỡng tiếp theo.
2. Phân tích số liệu, so sánh, kết quả và hiệu quả của giải pháp đã áp dụng vào thực nghiệm nhằm nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và THCS tỉnh Hòa Bình
Để có cơ sở khoa học và thực tiễn để nhằm đánh giá tính thực tiễn và tính khả thi của giải pháp bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc nhóm nghiên cứu đã xây dựng mẫu phiếu xin ý kiến về chương trình và dự giờ giảo viên sau khi được bồi dưỡng. Kết quả như sau:
2.1. Đánh giá chương trình và việc thực hiện chương trình bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và THCS tại Mai châu và Đà Bắc
a) Chương trình và việc thực hiện chương trình bồi dưỡng:
Để đánh giá về chương trình và việc thực hiện chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số, chúng tôi tiến hành xin ý kiến 100 giáo viên tham gia bồi dưỡng với các mức độ: hoàn toàn đồng ý, đồng ý, không chắc lắm, không đồng ý và kết quả thu được như sau:
78/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 78%): hoàn toàn đồng ý và 22/100 giáo viên đồng ý chương trình bồi dưỡng phù họp với xu hướng phát triển giáo dục tại Việt Nam hiện nay. Không có giáo viên nào không chắc lắm hoặc không đồng ý.
95/100 (chiếm tỷ lệ 95%) giáo viên cho rằng chương trình bồi dưỡng phù hợp với bối cảnh giáo dục tại địa phương hiện nay và nhu cầu được bồi dưỡng của giáo viên. 5/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 5%) cho rằng một số nội dung trong chương trình bồi dưỡng chưa phù hợp bởi điều kiện của một số nhà trường còn quá khó khăn nên khó có thể ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học.
87/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 87%) đồng ý chương trình bồi dưỡng giúp giáo viên tăng cường tính chủ động, sự tư tin trong công việc giảng dạy của nhà trường; 10/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 10%) không chắc lắm; 03/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 3%) không đồng ý với ý kiến trên
100/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 100%) đồng ý rằng chương trình bồi dưỡng cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết về xây dựng kế hoạch dạy học đặc biệt là xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng phân hóa; phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với môn học; sử dụng thiết bị đồ dùng dạy học, sáng tạo phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
89/100 (chiếm tỷ lệ 89%) giáo viên hoàn toàn đồng ý và 11/100 (chiếm tỷ lệ 11%) đồng ý chương trình bồi dưỡng đã trang bị thêm kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học của giáo viên. Không có ý kiến nào phân vân hoặc phản đối.
82/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 82%) đồng ý rằng thời lượng của chương trình bồi dưỡng đủ để tiếp nhận kiến thức, kỹ năng đáp ứng mục tiêu của chương trình; 18/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 18%) còn phân vân; không có giáo viên nào không đồng ý.
100/100 giáo viên (chiếm 100%) đồng ý rằng tỷ lệ giữa phần lý thuyết và phần thực hành trong chương trình bồi dưỡng là hợp lý.
100/100 giáo viên (chiếm 100%) đồng ý rằng các chuyên đề bồi dưỡng trong chương trình rất hữu ích cho giáo viên.
100/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 100%) đồng ý với cách thức tổ chức bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường và của cá nhân giáo viên.
85/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 85%) đồng ý rằng cơ sở vật chất phục vụ khóa học tại các nhà ừường giúp cho việc giảng dạy và học tập được tiến hành thuận lợi. 15/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 15%) không chắc lắm. Không có giáo viên nào không đồng ý.
100/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 100%) cho rằng lãnh đạo các nhà trường đã tạo điều kiện thuận lợi cho các báo cáo viên và học viên thực hiện khóa bồi dưỡng.
91/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 91%) cho rằng phương pháp bồi dưỡng chú trọng đến năng lực nền tảng chung và năng lực dạy học, năng lực tác nghiệp cho từng cá nhân giáo viên; 9/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 9%) còn phân vân; không có giáo viên nào không đồng.
Đánh giá chung:
Qua kết quả đánh giá tò phía cán bộ quản lý và giáo viên của các nhà trường cho thấy chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số phù hợp với xu hướng phát triển giáo dục tại Việt Nam và phù họp với bối cảnh giáo dục địa phương và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên người dân tộc thiểu số hiện nay. Chương trình bồi dưỡng đã giúp giáo viên tăng cường tính chủ động, sự tự tin trong công việc giảng dạy và rất hữu ích cho giáo viên tại các nhà trường.
Nội dung của các chuyên đề bồi dưỡng cung cấp đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết về xây dựng kế hoạch dạy học đặc biệt là dạy học phân hóa; phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực phù hợp với từng môn học; sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học và sáng tạo những phương tiện dạy học mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Ngoài ra, các chuyên đề còn trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục của giáo viên. Các chuyên đề bồi dưỡng được xây dựng cân đối giữa tỷ lệ của phần lý thuyết và phần thực hành. Nội dung thực hành, tự học được mô tả chi tiết và có hướng dẫn cụ thể để giáo viên dễ dàng thực hiện.
Qui trình, cách thức tổ chức và kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tiễn của các nhà trường và của cá nhân giáo viên. Phương pháp bồi đã chú trọng đến năng lực nền tảng chung và năng lực dạy học, năng lực tác nghiệp cho từng cá nhân giáo viên. Cách thức đánh giá kết quả các chuyên đề bồi dưỡng phù họp với mục tiêu bồi dưỡng. Thời lượng của chương trình bồi dưỡng đủ để giáo viên tiếp nhận kiến thức, kỹ năng đáp ứng mục tiêu chương trình. Tuy nhiên, theo yêu cầu của một số giáo viên, thời lượng chương trình bồi dưỡng nên được xây dựng dài hơn để việc nắm bắt nội dung các chuyên đề được sâu hon và hiệu quả hơn.
Lãnh đạo các nhà trường đã quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tạo sự thoải mái về tâm lý cho báo cáo viên và học viên thực hiện thành công chương trình bồi dưỡng. 100% cán bộ quản lý các nhà trường trực tiếp tham gia khỏa bồi dưỡng để nắm bắt nội dung, chương trình các chuyên đề bồi dưỡng, tĩnh hình học tập, sự tiến bộ của giáo viên.
b) Về năng lực của đội ngũ giảng viên cốt cán tham gia bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số
Để đánh giá về năng lực của đội ngũ giảng viên trường CĐSP Hòa Bình tham gia chương trình bồi dưỡng, nhóm nghiên cứu đã xin ý kiến 100 giáo viên thông qua phiếu hỏi và thu được kết quả như sau:
100/100 giáo viên (chiểm tỷ lệ 100%) đồng ý rằng đội ngũ báo cáo viên có kiến thức sâu rộng, cập nhật về lĩnh vực bồi dưỡng, có hiểu biết sâu sắc về chương trình và nội dung các môn học ở cấp tiểu học và THCS. Đa số giáo viên đánh giá giảng viên trường CĐSP Hòa Bình có phương pháp sư phạm tốt, giúp giáo viên tiếp thu kiến thức hiệu quả, phương thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng phong phú, đa dạng, thường xuyên thay đổi đảm bảo phù hợp năng lực nhận thức, cơ sở kiến thức và khả năng của các đối tượng giáo viên khác nhau trong lớp học, trong nhóm học.
Về thái độ và trách nhiệm của giảng viên tham gia bồi dưỡng, hầu hết giáo viên đánh giá giảng viên trường CĐSP nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ học viên, có biện pháp hỗ ừợ học viên học tập tích cực và tạo điều kiện để học viên trao đổi kinh nghiệm thực tiễn, thường xuyên nhận xét, đánh giá kịp thời giúp học viên học tập và thực hành hiệu quả hơn.
Đánh giá chung: 10/10 (chiếm tỷ lệ 100%) giảng viên trường CĐSP Hòa Bình tham gia khóa bồi dưỡng năng lực dạy học cho đội ngũ giáo viên người dân tộc thiểu số có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn (10% có trình độ đại học, 80% có trình độ thạc sỹ, 10% có trình độ tiến sỹ); 100% là giảng viên giảng dạy bộ môn phương pháp dạy học tại ữường CĐSP Hòa Bình; có chuyên môn phù họp và hiểu biết sâu sắc về chương trình các môn học cấp tiểu học và THCS; có nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo và bồi dưỡng giáo viên; có khả năng xây dựng nội dung và thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên các cấp học từ mầm non đến THCS; có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực bồi dưỡng; có phương pháp sư phạm tốt, phương thức tổ chức các hoạt động bồi dưỡng phong phú, đa dạng, phù hợp với từng đối tượng học viên; có hiểu biết về văn hóa, phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số; luôn tích cực, nhiệt tình và trách nhiệm khi được giao nhiệm vụ bồi dưỡng. Trong đợt thực nghiệm bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và THCS tại Mai Châu và Đà Bắc nhóm giảng viên trường CĐSP Hòa Bình được CBQL và giáo viên các nhà trường đánh giá cao. Đây chính là cơ sở để khẳng định giảng viên trường CĐSP Hòa Bình có đủ năng lực để xây dựng chương trình và thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và THCS tỉnh Hòa Bình góp phần đổi mới giáo dục phổ thông.
a) Đối với giáo viên các nhà trường
Để đánh giá về hiệu quả và lợi ích của các chuyên đề bồi dưỡng đối với giáo viên người dân tộc thiêu số tại các nhà trường, nhóm nghiên cứu đã xin ý kiến tự đánh giá của 100 giáo viên và 15 ý kiến đánh giá giáo viên của CBQL nhà trường và của giảng viên trường CĐSP Hòa Bình. Chúng tôi thu được kết quả như sau:
* Tự đánh giá của giáo viên:
93/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 93%) cho rằng bản thân đã tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập trong khóa bồi dưỡng.
100/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 100%) khẳng định bản thân có sự hợp tác tốt với giảng viên trường CĐSP Hòa Binh để thực hiện nhiệm vụ được giao, tích cực, chủ động học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với báo cáo viên và đồng nghiệp nhằm nâng cao năng lực dạy học cho bản thân. Sau khi tiếp nhận kiến thức, kỹ năng về mặt lý thuyết trên lớp, học viên đã bố trí thời gian hợp lý để tự học, thực hành các kiến thức, kỹ năng trong từng chuyên đề vào thực tiễn giảng dạy.
87/100 giáo viên (chiếm tỷ lệ 87%) cho rằng bản thân đã thực hiện tốt giờ dạy thực nghiệm sau khi được bồi dưỡng, năng lực dạy học của bản thân đã được nâng cao hơn trước.
* Đánh giá của giảng viên và CBQL nhà trường:
13/15 người (chiếm tỷ lệ 86%) cho rằng giáo viên đã tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập trong khóa bồi dưỡng.
-14/15 người (chiếm tỷ lệ 93%) đồng ý rằng giáo viên có sự họp tác tốt với giảng viên trường CĐSP Hòa Bình để thực hiện nhiệm vụ được giao, tích cực, chủ động học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với báo cáo viên và đồng nghiệp nhằm nâng cao năng lực dạy học cho bản thân. Sau khi tiếp nhận kiến thức, kỹ năng về mặt lý thuyết trên lớp, học viên đã bố trí thời gian hợp lý để tự học, thực hành các kiến thức, kỹ năng trong từng chuyên đề vào thực tiễn giảng dạy.
12/15 người (chiếm tỷ lệ 80%) cho rằng giảo viên đã thực hiện tốt giờ dạy thực nghiệm sau khi được bồi dưỡng, năng lực dạy học của giáo viên đã được cải thiện.
Đánh giá chung: Giáo viên đã tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động học tập trong khóa bồi dưỡng; có sự họp tác tốt với giảng viên trường CĐSP Hòa Bình để thực hiện nhiệm vụ được giao, tích cực, chủ động học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với báo cáo viên và đồng nghiệp nhằm nâng cao năng lực dạy học cho bản thân, hầu hết giáo viên thực hiện tốt giờ dạy thực nghiệm sau khi được bồi dưỡng, năng lực dạy học của giáo viên đã được cải thiệnệ
2.2. Đánh giá năng lực dạy học của giáo viên người dân tộc thiểu số cấp tiểu học và THCS thông qua giờ dạy sau bồi dưỡng
a) Năng lực dạy học của giáo viên người dân tộc thiểu sổ cấp tiểu học
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành chia nhóm giáo viên theo khối lớp và phân môn. Cùng với sự hỗ trợ của giảng viên trường CĐSP Hòa Bình các nhóm xây dựng, thống nhất kế hoạch bài học môn học và thực nghiệm giảng dạy trên thực tế đối tượng học sinh. Kết quả thu được như sau:
* Về kế hoạch bài học: Hầu hết giáo viên (43/50, chiếm 86%) xây dựng được kế hoạch bài học thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học tích cực phù họp đặc thù với môn học, có tính đến các đặc điểm khác nhau về khả năng, thái độ và nhân thức của học sinh và môi trường giáo dục để xây dựng kế hoạch dạy học phân hóa. Dự kiến được các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách xử lý; 7/50 giáo viên (chiếm 14 %) đã xây dựng kế hoạch bài học thể hiên được mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù họp với đặc thù môn học, bước đầu đã xây dựng được kế hoạch bài học theo hướng dạy học phân hóa. Không có giáo viên nào không xây dựng được kế hoạch bài học theo yêu cầu.
* Về thực hiện kế hoạch bài học vào thực tiễn giảng dạy:
Để đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng tác động đến kết quả giờ dạy của giáo viên chung tôi tổng hợp số liệu đánh giá giờ dạy trước (ở phần thực trạng) và sa

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_bao_cao_ket_qua_thuc_nghiem_giai_phap_de_xuat.doc