SKKN Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp

SKKN Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp

A. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Mấy năm gần đây, trên Internet xuất hiện ngày càng nhiều các mạng xã hội,

công cụ tìm kiếm, kết nối thông tin khác. Chúng phát triển nhanh, lan tỏa rộng

khắp toàn cầu, điển hình là Facebook, Twitter, Youtube, Google, Yahoochat,

Gmail. Riêng Facebook, chỉ sau mấy năm ra đời, mạng xã hội này đã có khoảng

2,3 tỷ người khắp thế giới sử dụng, hơn một nửa trong đó sử dụng hàng ngày. Vào

năm 2005 mạng xã hội chia sẻ video lớn nhất hiện nay – Youtube ra đời. Đến nay,

Youtube có hơn 1 tỷ người dùng, tương đương 1/7 dân số thế giới. Ở Việt Nam

hiện nay, cả nước có số lượng mạng xã hội là 259. Người dùng Internet ở nước ta

nhìn chung có trình độ học vấn tương đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, công

chức, viên chức. Khi ngồi trước máy, ngoài nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ

ích qua các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống, người dùng mạng

xã hội còn sử dụng để kết nối bạn bè, chia sẻ thông tin. Mạng xã hội được ví như

quyền lực mềm, quyền lực thứ 5. Có rất nhiều minh chứng thể hiện rõ sức mạnh

quyền lực trên thông qua các mạng xã hội như facebook, zalo, twiter. Nó bao

trùm qua mọi lĩnh vực, từ giải trí, an sinh xã hội, văn hóa đến những câu chuyện

phiếm vỉa hè mà người ta bàn ra tán vào mọi lúc mọi nơi, cũng dễ dàng tác động

đến công chúng thông qua quyền lực mềm- mạng xã hội. Còn ở nước ta, những

mặt tích cực của mạng xã hội cũng rất đáng kể ra với những ví dụ điển hình tác

động sâu rộng đến dư luận. Hẳn ai cũng biết câu chuyện cảm động của BS.

Nguyễn Ngọc Chung, Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Vị Xuyên (Hà Giang)

cách đây ít lâu. Hình ảnh vị bác sĩ ra chợ kêu gọi quyên tiền ủng hộ để mổ cho một

cặp song sinh đang nguy kịch tính mạng, chỉ trong vài phút đã làm lay động cộng

đồng mạng khắp cả nước. Hàng trăm triệu đồng tiền mặt đã được gửi tới để điều trị

cho các cháu. Nếu không có facebook thì không thể làm được điều này. Mới đây

nhất như việc kêu gọi giúp đỡ đồng bào bị ảnh hưởng và thiệt hại nặng nền do

mưa, lũ ở Hà Giang và Yên Bái, hay hành động mẹ bé Hải An đã hiến giác mạc

của bé sau khi bé bị u não và qua đời Chỉ bằng những hình ảnh chân thực được

truyền đi trên mạng xã hội đã làm lay động trái tim hàng triệu người trên mọi miền

tổ quốc. Mạng xã hội đã trở thành cầu nối để chúng ta cùng nhau chia sẻ những nỗi

đau và mất mát với những người đang phải trải qua những ngày sóng gió.

pdf 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1002Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng mạng xã hội trong xây dựng văn hóa nhà trường và tư vấn hướng nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
biệt để kích động dư luận, hình thành tâm lý phản 
kháng, tư tưởng bất mãn, chống đối, tiến tới kêu gọi biểu tình, bạo loạn lật đổ chế 
độ. 
- Mạng xã hội làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước, thông tin cá nhân. 
Trong số 35 triệu người dân Việt Nam sử dụng mạng xã hội, có không ít người là 
cán bộ, đảng viên, làm việc trong các cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà 
nước. Nhiều người có thói quen thích chia sẻ thông tin về cuộc sống, công việc, 
hoạt động của cơ quan, đơn vị lên mạng xã hội hoặc sử dụng mạng xã hội làm 
công cụ liên lạc, trao đổi. Trong khi đó, hiểu biết về công tác bảo vệ bí mật nhà 
nước của một số cán bộ, đảng viên chưa cao, trách nhiệm ý thức bảo mật chưa tốt, 
làm gia tăng nguy cơ lộ lọt bí mật nhà nước. Một số người đăng thông tin cá nhân, 
lịch trình công tác, ảnh gia đìnhlên mạng đã mang lại nhiều hệ lụy đáng tiếc. 
- Mạng xã hội tác động tiêu cực đối với sự phát triển văn hóa. Mạng xã hội phát 
triển làm gia tăng nguy cơ xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi mạng xã hội phát 
triển thì dòng chảy của những cuộc bá quyền, xâm lăng văn hóa trở nên mạnh mẽ 
hơn về cường độ, mở rộng về quy mô, tác động đến hầu hết các cá nhân, nhất là số 
người trẻ. Xuất hiện các trào lưu tuyên truyền, cổ vũ lối sống, các giá trị phương 
Tây, như tôn thờ tự do cá nhân, lối sống thực dụng, văn hóa đồi trụy, bạo lực đi 
ngược lại truyền thống văn hóa dân tộc. Tình trạng nhiễu loạn thông tin, thật giả 
lẫn lộn trên mạng xã hội đang ở mức báo động, ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa 
tốt đẹp của cộng đồng. Hiện nay, nghiện mạng xã hội đang là thực trạng phổ biến, 
khiến nhiều người dùng dành ít thời gian cho người thật việc thật ở quanh mình. 
Bên cạnh đó, nó cũng khiến bạn buồn phiền khi bạn coi trọng bạn bè “ảo” hơn 
cuộc sống thực, dần dà làm giảm tương tác giữa người với người trong đời sống 
thực tế, làm tăng tình trạng trầm cảm, giảm tính sáng tạo. Hoạt động tung tin đồn, 
giật gân câu “like” trên mạng xã hội ngày càng gia tăng, gây hoang mang trong dư 
luận. Một số vụ việc trên mạng xã hội (như BOT giao thông) thu hút số lượng rất 
lớn người quan tâm, theo dõi, hình thành tâm lý đám đông, áp lực dư luận, có thể 
tạo ra các giá trị lệch lạc hay khuynh hướng phức tạp trong văn hóa ứng xử. 
- Mạng xã hội đang trở thành công cụ, môi trường “màu mỡ” để tội phạm lợi dụng 
hoạt động. Với đặc tính ảo, mạng xã hội thường xuyên được các đối tượng phạm 
tội về hình sự, kinh tế, ma túy lợi dụng để hoạt động với các thủ đoạn như tạo tài 
khoản ảo để kết bạn, làm quen sau đó lừa đảo chiếm đoạt tiền, tài sản; tiến hành 
đánh cắp mật khẩu, chiếm giữ quyền kiểm soát tài khoản trái phép để thu thập các 
thông tin cá nhân, nhất là những thông tin bí mật về tài chính, từ đó tìm cách đánh 
cắp, trục lợi. Một số đối tượng còn sử dụng mạng xã hội làm công cụ liên lạc trong 
quá trình mua bán, vận chuyển các loại hàng cấm, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ và 
các hoạt động phạm tội khác. 
 9
2. Sử dụng mạng xã hội vào xây dựng văn hóa nhà trường 
2.1. Xây dựng văn hóa nhà trường 
Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn 
mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc 
của nhà trường đó. Văn hóa nhà trường liên quan đến toàn bộ đời sống vật chất, 
tinh thần của một nhà trường. Nó biểu hiện trước hết ở tầm nhìn, sứ mạng, triết lý, 
mục tiêu, các giá trị, phong cách quản lý, lãnh đạo, ứng xử, bầu không khí tâm 
lýTất cả được thể hiện thành hệ thống các chuẩn mực, các giá trị, niềm tin, quy 
tắc ứng xử được xem là tốt đẹp và được mỗi người trong nhà trường chấp nhận. 
Văn hóa nhà trường cần phải được nuôi dưỡng, phát triển bởi các lý do sau: 
- Sự phát triển của học sinh chịu ảnh hưởng rất lớn của môi trường văn hóa xã hội 
nơi các em lớn lên. Môi trường văn hóa trường học thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt 
cho các em có cơ hội phát triển và ngược lại, môi trường thiếu thân thiện sẽ làm 
thui chột các cơ hội đó, thậm chí còn tạo ra những giá trị lệch lạc trong học sinh. 
- Một môi trường văn hóa nhà trường lành mạnh, thân thiện sẽ làm giảm những 
tâm lý không tốt của giáo viên và giảm thiểu những hành vi, lời nói thiếu lịch sự 
của học sinh. 
- Văn hóa nhà trường lành mạnh sẽ nuôi dưỡng, hỗ trợ việc dạy và học, là sức hút 
lôi kéo, tập hợp các thế hệ học sinh của nhà trường cùng chung tay tạo nên bản sắc 
của trường. 
Văn hóa nhà trường là môi trường sống của giáo viên, học sinh, có tác động trực 
tiếp đến hiệu quả giáo dục, góp phần quan trọng trong quá trình hình thành lối 
sống, cách ứng xử của học sinh. Đối với giáo viên, một môi trường văn hóa lành 
mạnh sẽ khuyến khích các mối quan hệ hợp tác, chia sẻ chuyên môn, kinh nghiệm. 
Giáo viên có tâm lý thoải mái trao đổi về những khó khăn mà họ đang gặp. Bầu 
không khí tin cậy, cởi mở, tôn trọng lẫn nhau sẽ tạo động lực cho giáo viên đổi 
mới, nâng cao chất lượng dạy học. Đối với học sinh, một ngôi trường thân thiện sẽ 
cuốn hút các em đến lớp, mạnh dạn bày tỏ quan điểm cá nhân, tích cực khám phá 
trải nghiệm, tích cực tương tác với thầy cô, nhóm bạn, xây dựng mối quan hệ ứng 
xử tôn trọng, hiểu biết học hỏi lẫn nhau. 
2.2. Cách thức sử dụng mạng xã hội vào xây dựng văn hóa nhà trường 
 Công cụ sử dụng là facebook, messenger, zalo là các công cụ được sử dụng 
phổ biến hiện nay trong tạo lập nhóm và liên hệ bạn bè. Các bước thực hiện như 
sau: 
2.2.1. Lập trang facebook của nhà trường. Các nhà trường hiện nay đang sử dụng 
các trang thông tin chính thống, có bản quyền như wedsite, địa chỉ email để cung 
cấp, nhận thông tin và truyền tải thông tin cho các cấp có mối quan hệ chỉ đạo như 
Sở GD&ĐT, UBND cấp huyện. Nội bộ các trường hiện nay sử dụng zalo để lập 
nhóm tùy thuộc vào đặc điểm công việc như nhóm chi bộ, nhóm GVCN và Đoàn 
 10
trường, nhóm các tổ chuyên môn...Thực tế chúng tôi thấy, thông tin được xử lý qua 
zalo rất nhanh chóng, kịp thời, công việc trôi chảy bởi ai cũng có thông tin ngay 
lập tức sau khi người gửi truyền tin, chỉ cần mỗi người có một smart phone và cài 
đặt tính năng. 
 Tuy nhiên, đối với các “cư dân” mạng ngoài trường thì lại là một chuyện 
khác. Việc tiếp cận thông tin qua email trường là điều không thể bởi bởi đây là 
đường truyền tin công vụ, chỉ người có thẩm quyền được cấp mật khẩu mới đăng 
nhập được, qua wedsite thì ít người sử dụng bởi các thao tác đăng nhập nhiều công 
đoạn, qua zalo thì chỉ có nội bộ mới là thành viên. Vậy, facebook là công cụ hữu 
hiệu bởi ai cũng có thể truy cập, chỉ cần kết bạn. 
Hiện tại, trường chúng tôi đã lập trang facebook có tên: Trường Phan Thúc Trực 
với hình đại diện là logo nhà trường. Trên trang này, chúng tôi đăng tải các thông 
tin về các hoạt động của nhà trường, nhất là các hoạt động của trường, những việc 
làm hay, những hành động đẹp, những thành tích tiêu biểu của thầy trò, các phong 
trào thi đua, các hoạt động tri ân, thiện nguyện 
Cách lập trang: 
Truy cập www.facebook.com/r.php. 
Nhập tên, email hoặc số điện thoại di động, mật khẩu, ngày thành lập trường. 
Nhấp vào Đăng ký. 
Xác nhận email hoặc số điện thoại di động của mình. 
 11
Sau khi đăng ký xong, người quản trị vào trang cá nhân, chọn tính năng “ cài đặt”, 
đặt tài khoản ở chế độ riêng tư để đảm bảo chỉ có người quản trị trang mới được 
đăng tin, tránh trường hợp các chủ thể khác có thể tương tác đăng tin của họ lên 
dòng thời gian của mình, nhất là các tin không mong muốn. Các thông tin khi đưa 
lên phải đảm bảo là chính thống, hình đại diện nên chọn lôgô của trường để học 
sinh dễ nhận thấy. Cần tránh một điều, trên trang chủ facebook, có thể có nhiều tài 
khoản có tên miền gần giống nhau, có cùng tên trường nên nhiều người có thể 
nhầm lẫn giữa trang facebook chính thức của trường và các trang khác do học sinh 
hoặc các trường hợp khác đăng ký. Vì thế, trang chính thức cần có một thông báo, 
đồng thời chia sẻ thông tin đến giáo viên, nhân viên trong trường để họ cùng chia 
sẻ, kết nối các đường linhk đến nhiều tài khoản là bạn bè của họ. 
 Cách thức đăng tin: Nên chia các thông tin thành các nhóm tin để tập trung đang 
tải, không nên cùng lúc đăng nhiều thông tin ở nhiều lĩnh vực dễ “gây nhiễu”. 
- Tin về các hoạt động của trường: Đó là dịp kỷ niệm các ngày lễ trong năm, các 
chương trình ngoại khóa, phong trào văn hóa văn nghệ, các sinh hoạt chuyên 
môn 
Việc đưa thông tin kịp thời, đầy đủ một mặt là đưa thông tin đến cộng đồng, đồng 
thời là một cách xây dựng hình ảnh nhà trường. Qua sự tương tác đó, nhà trường 
có thể điều chỉnh, bổ sung thông tin, điều chỉnh các hoạt động của mình từ sự 
“comment” hợp lý, có sự thuyết phục của cộng đồng, phù hợp với tôn chỉ, mục 
đích của trường. Với các hoạt động đa dạng, hướng tới mục tiêu giáo dục hiện đại, 
cộng đồng sẽ nhận thấy trường học là một chủ thể hoạt động sống động, phong phú 
phát huy được tính sáng tạo của các thành viên chứ không chỉ có dạy và học. 
 12
-Tin về các hoạt động tôn vinh, tri ân, thiện nguyện: 
+ Bản tin về thành tích của nhà trường, giáo viên, học sinh: 
Một thành tích được động viên kịp thời, được thông tin rộng rãi đến công 
chúng sẽ là động lực to lớn, hơn mọi phần thưởng nào. Tập thể, cá nhân được tôn 
vinh, họ cảm thấy được giá trị của mình, có sức động viên họ tiếp tục sáng tạo, 
cống hiến. Cộng đồng, cụ thể là phụ huynh, nhân dân tin tưởng vào chất lượng 
giáo dục của trường, an tâm khi gửi con em đến một địa chỉ tin cậy. Nhà trường trở 
thành một địa chỉ văn hóa trong suy nghĩ của nhân dân, hình ảnh của trường sẽ 
sáng đẹp hơn. 
 13
 14
+ Bản tin về các hoạt động tri ân: 
 Hoạt động này có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục đạo đức, nhân cách học 
sinh, là minh chứng sống động hơn mọi bài giảng về đạo đức làm người. Uống 
nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạolà những truyền thống tốt đẹp của dân tộc,là 
một trong những phẩm chất mà chương trình giáo dục phổ thông mới phải xây 
dựng, giáo dục học sinh. Các hoạt động nhà trường đã tham gia, tổ chức như đóng 
góp xây dựng và tham gia lễ khánh thành đến thờ Thám hoa Phan Thúc Trực, 
chăm sóc Khu di tích lịch sử quốc gia tại xã Mỹ Thành ( nơi thực dân Pháp xử bắn 
72 chiến sĩ Xô viết Nghệ Tĩnh), hay các khóa học sinh tổ chức Hội khóa kỷ niệm 
15,20,25,30 năm ra trườngđã để lại những dấu ấn, tình cảm tốt đẹp không chỉ 
trong mỗi thế hệ học sinh mà còn góp phần quan trọng vào việc xây dựng hình ảnh 
nhà trường trong cộng đồng, tạo dựng những cơ sở hình thành truyền thống văn 
hóa nhà trường. Thực tế cho thấy, học sinh tham gia hào hứng các hoạt động này 
một cách tự giác, qua hoạt động, các em nhận thức đầy đủ hơn trách nhiệm của 
mình, hình thành kỹ năng sống. 
 15
+ Bản tin về các hành động đẹp, nhân văn: 
 Các hành động sống đẹp, những hành động cao cả luôn được xã hội trân 
trọng, tôn vinh. Làm tốt công tác truyền thông ở mảng này sẽ tạo hiệu ứng tích 
cực, nhanh chóng. Ở trong môi trường nhà trường, chưa cần nói đến các hành động 
lớn lao mà ngay những hành động nhỏ như giúp bạn lúc ốm đau, bảo vệ môi 
trường xanh, sạch, đẹp bằng cách phân loại rác thải, trả lại vật rơi cho người đánh 
mấtcũng đã làm thay đổi nhận thức, hành động của nhiều học sinh. Các em sống 
có trách nhiệm hơn, nhận thức rõ hơn vai trò, giá trị của mình trong cộng đồng. 
Một bản tin ví dụ cụ thể tại nhà trường: “Ngày 22 tháng 9 năm 2019, thầy giáo 
Đồng Văn Nhân cùng gia đình, bạn bè có công việc lên Quỳ Châu và đi chơi ở 
thác Sao va, huyện Quế Phong. Khi đi đến thác, thầy giáo phát hiện ra một thanh 
niên đang vùng vẫy kêu cứu. Do nước suối chảy xiết nên việc cứu người rất khó 
khăn. Lúc đó trên bờ có nhiều người song sự nguy hiểm của dòng thác nên không 
phải ai cũng dám lao ra ứng cứu. Thầy Nhân đã bất chấp nguy hiểm, lao xuống 
dòng nước xiết để cứu nhưng nạn nhân đã chìm xuống đáy thác. Không bỏ cuộc, 
thầy Nhân lặn sâu xuống đáy và đã đưa được nạn nhân lên trong tình trạng thập 
tử nhất sinh. Sao Va là một thác nguy hiểm, có đáy sâu, vòm ếch ở dưới đáy, bị 
cuốn xuống dưới đáy rất khó thoát được, kể cả người lặn xuống cứu cũng rất nguy 
hiểm đến tính mạng song thầy Nhân đã hành động dũng cảm, cứu người thành 
công. 
Với hành động cao cả đó, trường THPT Phan Thúc Trực kính trình Giám đốc Sở 
GD&ĐT Nghệ An tuyên dương, tặng Giấy khen cho thầy Đồng Văn Nhân và đề 
 16
nghị Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo tặng Bằng khen”. 
Bản tin này được đưa lên và sau đó là báo chí, truyền thông, các trang mạng xã hội 
đưa tin đã tạo nên hiệu ứng tích cực trong học sinh nhà trường, ngay cả học sinh cũ 
ở nước ngoài cũng điện thoại về chia sẻ, chúc mừng thầy. Nhân dân cảm kích, phụ 
huynh tin tưởng khi con em mình được học trong môi trường có những người thầy 
như thế. Hình ảnh nhà trường cũng được lan tỏa. Hình ảnh buổi lễ chào cờ trao 
Giấy khen của Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An và Bằng khen của Bộ trưởng Bộ 
GD&ĐT cho thầy Đồng Văn Nhân đã để lại những dấu ấn tốt đẹp trong học sinh, 
nhiều em đã có những thay đổi trong hành động, trong lối sống hay cách ứng xử 
của mình, thân thiện hơn, có trách nhiệm hơn. 
+ Bản tin về các hoạt động thiện nguyện: 
 Hoạt động này trong những năm gần đây diễn ra rộng rãi, tập hợp được 
nhiều lực lượng, nhiều thành phần xã hội tham gia bởi tính nhân văn của nó. Chia 
sẻ khó khăn, nỗi đau với bạn bè, đồng nghiệp, bạn bè từ chỗ là tình cảm cá nhân thì 
giờ đã trở thành trách nhiệm cộng cộng một cách tự nguyện, tự giác. Họ thấy đó 
không chỉ là tình cảm, là trách nhiệm mà qua đó, con người càng khẳng định giá trị 
bản thân sống có ý nghĩa trong cộng đồng. Với một ngôi trường nông thôn, hơn 
1400 học sinh, có hơn 300 học sinh là con hộ nghèo, cận nghèo, nhiều em có hoàn 
cảnh gia đình rất éo le, đặc biệt. Hơn ai hết, các em cần chia cảm thông, chia sẻ 
giúp đỡ của cộng đồng. Nhà trường đã tập hợp danh sách, kêu gọi sự chung tay 
góp sức của các thế hệ học sinh, các tổ chức thiện nguyện và chính bạn bè trong 
lớp học của các em để giúp đỡ bạn của mình. Những hoạt động trên đã xây dựng 
 17
nên hình ảnh một ngôi trường giàu lòng nhân ái, thân thiện, sống có trách nhiệm 
với cộng đồng. 
 18
2.2.2 Lập nhóm zalo: Tùy tính chất tổ chức, công việc mà lập thành từng nhóm. 
Hiện tại ở trường chúng tôi có các nhóm sau: 
- Nhóm Chi bộ 
- Nhóm Ban Giám hiệu - Tổ trưởng chuyên môn 
- Nhóm Giám hiệu- GVCN- Đoàn trường 
- Nhóm các tổ, nhóm chuyên môn ( 4 tổ) 
- Nhóm các lớp học sinh (36 lớp) 
 19
Với các nhóm trên, người quản trị chỉ cần tạo lập nhóm xong, sau đó đưa 
vào danh sách nhóm những thành viên có liên quan đến nội dung công việc của 
nhóm, ví dụ: nhóm Chi bộ thì đưa vào tất cả danh sách đảng viên. Việc lập nhóm 
để trao đổi thông tin nhằm đảm bảo thông tin đến đúng đối tượng, đúng nội dung 
công việc cho người nhận. Việc sử dụng công cụ zalo trong nhà trường, ngoài 
những ưu điểm mà nhiều người biết như gọi điện, nhắn tin miễn phí, kết bạn dễ 
dàng thì trong thực tế chúng tôi ghi nhận tại đơn vị mình, nhóm zalo có những 
ưu thế sau: 
- Thông tin nhanh chóng, cập nhật. Theo cách thông tin trước đây là in dán ở 
bản tin hoặc là ghi bảng tin hay gọi điện thông báo. Nay chỉ cần một thông báo, 
ngay lập tức, những người có liên quan đều nhận được. Thông tin được truyền tải 
nhanh chóng, không những rút ngắn thời gian, tiết kiệm tiền bạc mà còn làm cho 
công việc được xử lý một cách kịp thời, trôi chảy. Tác phong làm việc của người 
lao động chuyên nghiệp hơn, xử lý công việc khoa học hơn. Zalo đã được đơn vị 
chúng tôi cùng thống nhất là kênh thông tin nội bộ. 
- Chia sẻ thông tin về chuyên môn ở các nhóm chuyên môn: Giáo viên chủ 
động đăng các bài viết, nội dung chuyên môn của mình lên nhóm, cả nhóm cùng 
thảo luận trao đổi. Hoạt động này diễn ra được ở mọi nơi, mọi lúc, không nhất thiết 
phải tập trung một chỗ. Việc tạo lập nhóm chuyên môn thông qua công cụ zalo đã 
tạo nên sự hứng khởi trong sinh hoạt chuyên môn, các thông tin được chia sẻ trong 
nhóm để làm nguồn tài nguyên chung. 
- Chia sẻ những lời nói hay, những hành động đẹp, những tấm gương đáng 
học tập thông qua trang zalo của các lớp. GVCN hay bất kỳ một thành viên nào 
của nhóm đều có thể làm điều này. Thực tế vào zalo của một số lớp ( thông qua 
GVCN), chúng tôi thấy nhiều trang hay, bên cạnh những bài tập thầy cô chuyển 
đến cho học sinh (nhất là dịp học sinh nghỉ học do virus Covid-19 và theo sự chỉ 
đạo của Bộ và Sở GD&ĐT), học sinh còn chia sẻ nhiều thông tin hữu ích cho các 
bạn trong lớp. Sự tương tác giữa thầy cô và học sinh tăng lên rất nhiều mà không 
cần phải đến lớp, giúp thầy cô hiểu học sinh muốn điều gì để giúp đỡ, tư vấn và 
ngược lại, học sinh cũng hiểu thầy cô hơn. Không chỉ là chuyện học tập mà ngay 
cả những câu chuyện cuộc sống cũng được thầy cô, các em cùng chia sẻ, bày tỏ 
quan điểm, cảm xúc đã làm thầy cô, học sinh xích lại gần nhau hơn, một không khí 
cởi mở được xây dựng. Chúng tôi nghĩ đó là sự thành công hơn cả mong đợi, văn 
hóa nhà trường được xây dựng từ những câu chuyện như thế. 
3. Mạng xã hội trong công tác tư vấn hướng nghiệp. 
3.1. Tư vấn hướng nghiệp trong nhà trường: 
Hướng nghiệp là một hoạt động giáo dục ngày càng được coi trọng trong các 
hoạt động giáo dục ở nhà trường bởi suy cho cùng, học tập các môn văn hóa cũng 
là cơ sở để xác định định hướng nghề nghiệp. Có thể khẳng định rằng hướng 
nghiệp chính là sự đồng nghĩa với định hướng cuộc sống tương lai, nó chính là 
khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng có sự ảnh hưởng đến cuộc đời lập nghiệp của 
mỗi con người. Thế nên việc hướng nghiệp có vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì 
tầm quan trọng của hoạt động hướng nghiệp thế nên vấn đề này đòi hỏi cần có sự 
quan tâm hỗ trợ và định hướng đúng mức từ gia đình, nhà trường cũng như nhiều 
 20
tổ chức xã hội để các em nhìn nhận đúng bản thân và lên được kế hoạch cho mình 
trong thời gian sắp tới. Những ngành nghề nào sẽ phù hợp với năng lực, sở thích 
cũng như phẩm chất của các em đồng thời còn phù hợp với định hướng của xã hội. 
Đặc biệt đối với những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa thì việc hướng nghiệp 
cho con không có được sự quan tâm nhiều từ các bậc phụ huynh. Thực trạng lựa 
chọn nghề nghiệp hiện nay đang diễn ra một số hiện tượng sau: 
- Chọn ngành nghề vì gia đình: Là những người đi trước có nhiều kinh nghiệm và 
cái nhìn sâu sắc về cuộc sống, nhiều ba mẹ Việt Nam thường bắt ép con đi theo kế 
hoạch và mong muốn của bản thân. Nếu định hướng chưa phù hợp, không sớm thì 
muộn bạn cũng sẽ chuyển sang ngành nghề khác. Việc không có chính kiến và sự 
lựa chọn riêng khiến học sinh gặp nhiều khó khăn trong quá trình thuyết phục phụ 
huynh để bản thân được thực hiện đúng nguyện vọng. Do đó, bạn cần phải làm chủ 
cuộc sống và biết chịu trách nhiệm cho những điều mình làm. 
- Chọn ngành nghề vì bạn bè: Đây là một thực trạng định hướng nghề điển hình và 
phổ biến của nhiều học sinh THPT. Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hẳn bạn có 
một vài bằng hữu chí cốt khó tách rời và mong muốn làm gì cũng có nhau mag 
chưa thực sự quan tâm đầy dduer đến phảm chất, năng lực hay hoàn cảnh của mình 
có phù hợp không. Điều này sẽ dễ dẫn đến việc học sinh chọn ngành, chọn trường 
nào đó chỉ để được theo cùng bè bạn mà không quan tâm đến những khó khăn vấp 
phải trong quá trình học và tiếp cận cơ hội việc làm tương lai. Theo thống kê của 
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, ngay cả đối với những sinh viên đã tốt 
nghiệp đại học, tỷ lệ sinh viên ra trường làm trái ngành lên đến 60%. Chỉ vì chọn 
sai nghề, mà các bạn sinh viên cũng như phụ huynh đã tốn kém biết bao nhiêu tiền 
bạc, thời gian và công sức. Đối với các bạn du học sinh, cái giá phải trả thậm chí 
còn lớn hơn, khi chi phí học tập và ăn ở tại nước ngoài thậm chí còn tăng lên theo 
cấp số nhân. Du học vốn đã không dễ dàng, nếu nhận ra mình chọn sai ngành, các 
du học sinh không còn cách nào khác ngoài việc “đâm lao thì phải theo lao” hoặc 
bắt đầu lại từ đầu ở một trường khác. 
- Chọn ngành nghề theo số đông: Ở những năm trước đây, ngân hàng, quản trị kinh 
doanh được

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_mang_xa_hoi_trong_xay_dung_van_hoa_nha_truong_v.pdf