Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 6 phát âm đúng âm cuối “s/es”

Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 6 phát âm đúng âm cuối “s/es”

2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:

Phương pháp giao tiếp đòi hỏi người học phát âm đúng và hiểu được ngôn ngữ

giao tiếp thật sự là một nội dung khó thực hiện. Nó luôn làm tôi trăn trở mỗi khi

soạn bài. Nó cần thiết ngay từ lúc ban đầu học ngoại ngữ và là một trong thành

phần cấu tạo nên một nền tảng cần thiết để xây dựng năng lực giao tiếp cùng với

những năng lực khác. Việc đề xuất các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm

để tạo ra môi trường học ngôn ngữ đa dạng sẽ giúp cho người học có nhiều cơ hội

tham gia vào quá trình học, từ đó xây dựng động cơ học tích cực, chủ động, tạo

niềm tin và hứng thú cho bản thân trong việc học giao tiếp. Nói một cách khác,

thông qua thực hành và kinh nghiệm trong những ngữ cảnh và sự kiện xã hội thực

tế, người học dần dần mở rộng năng lực giao tiếp của họ.

Sau một thời gian dài tự học hỏi và áp dụng phương pháp dạy khi dạy

chương trình lớp 6 thì hiện tại đơn và danh từ sồ nhiều có lồng ghép cách phát âm

“s/es” tôi xin được chia sẻ chút ít kinh nghiệm với các anh chị và các bạn đồng

nghiệp. Rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô, các anh chị và các bạn

đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh của

huyện nhà.

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1344Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giúp học sinh lớp 6 phát âm đúng âm cuối “s/es”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phßng gi¸o DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN pHÚ HÒA
trêng THCS TRẦN HÀO
Đề tài sáng kiến: 
GIÚP HỌC SINH LỚP 6 PHÁT ÂM
ĐÚNG ÂM CUỐI “S/ES”
 Tên tác giả: Nguyễn Thị Túy phượng 
 Đơn vị: Trường THCS Trần Hào 
 Hòa Quang Nam tháng 3 năm 2016
 CỘNG HÒA XÃ HỘI NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
CẤP TRƯỜNG
Kính gửi: - Hội Đồng sáng kiến Trường THCS Trần Hào.
1. Tên sáng kiến : GIÚP HỌC SINH LỚP 6 PHÁT ÂM ĐÚNG ÂM CUỐI “S ES”.
2. Tác giả sáng kiến:
 - Nguyễn Thị Túy Phượng
 - Trình độ chuyên môn: ĐH Sư Phạm ngoại ngữ.
 - Cơ quan, đơn vị: Trường THCS Trần Hào.
 - Địa chỉ: xã Hòa Quang Nam , Phú Hòa , Phú Yên.
 - Điện Thoại: 0573868350
 - Email: tuyphuong1975@gmail.com.
3. Đồng tác giả sáng kiến (nếu có):
- Họ tên:
- Cơ quan, đơn vị:
- Địa chỉ: 
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến ( Trường hợp tác giả không đồng thời là chủ đầu tư 
tạo ra sáng kiến):
- Tên chủ đầu tư:.
- Cơ quan , đơn vị:.
- Địa chỉ: 
5. Các tài liệu kèm theo:
5.1 Biên bản họp Hội đồng sáng kiến cấp trường.
5.2 Quyết định về việc công nhận sáng kiến cấp trường.
 Hòa Quang Nam ngày 3 tháng 3 năm 2016
 Tác giả sáng kiến
 Nguyễn Thị Túy Phượng
2
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
THUYẾT MINH MÔ TẢ GIẢI PHÁP VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: “Giúp học sinh lớp 6 phát âm đúng âm cuối “s/es” ”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: 
 Phương pháp giao tiếp đòi hỏi người học phát âm đúng và hiểu được ngôn ngữ
giao tiếp thật sự là một nội dung khó thực hiện. Nó luôn làm tôi trăn trở mỗi khi
soạn bài. Nó cần thiết ngay từ lúc ban đầu học ngoại ngữ và là một trong thành
phần cấu tạo nên một nền tảng cần thiết để xây dựng năng lực giao tiếp cùng với
những năng lực khác. Việc đề xuất các hoạt động cá nhân, theo cặp và theo nhóm
để tạo ra môi trường học ngôn ngữ đa dạng sẽ giúp cho người học có nhiều cơ hội
tham gia vào quá trình học, từ đó xây dựng động cơ học tích cực, chủ động, tạo
niềm tin và hứng thú cho bản thân trong việc học giao tiếp. Nói một cách khác,
thông qua thực hành và kinh nghiệm trong những ngữ cảnh và sự kiện xã hội thực
tế, người học dần dần mở rộng năng lực giao tiếp của họ.
 Sau một thời gian dài tự học hỏi và áp dụng phương pháp dạy khi dạy
chương trình lớp 6 thì hiện tại đơn và danh từ sồ nhiều có lồng ghép cách phát âm
“s/es” tôi xin được chia sẻ chút ít kinh nghiệm với các anh chị và các bạn đồng
nghiệp. Rất mong được sự quan tâm góp ý của các thầy cô, các anh chị và các bạn
đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn tiếng Anh của
huyện nhà.
3. Mô tả giải pháp cũ thường làm: 
- Môn tiếng Anh là một bộ môn mới đối với học sinh đầu cấp. Nó có những
đặc thù riêng, do đó không phải tất cả các em học sinh đều học giỏi bộ môn
này.
- Học sinh thuộc vùng nông thôn không có điều kiện tiếp xúc với những du
khách nước ngoài. Học sinh còn e ngại khi giao tiếp tiêng Anh. 
- Do ảnh hưởng tiếng địa phương khả năng phát âm của học sinh còn hạn chế
đặc biệt là âm “s/es”.
- Trong sách giáo khoa tiếng Anh lớp 6 không có dạy phần phát âm “s/es” ở thì
hiện tại đơn.
- Do những khó khăn trên dẫn đến việc dạy và học ngoại ngữ của chúng tôi
gặp nhiều trở ngại. 
- Qua thời gian giảng dạy tại trường chúng tôi trăn trở làm thế nào để giúp học
sinh phát âm cuối “s/es” đúng.
4. Sự cần thiết phải áp dụng giải pháp sáng kiến:
3
 - Vậy nên tôi đưa ra giải pháp dạy thì hiện tại đơn và danh từ số nhiều lồng
ghép dạy cách đọc “s/es”. Giúp học sinh nhớ cách phát âm phần “s/es” cho từng
trường hợp cụ thể.
 Tôi lựa chọn học sinh của hai lớp 6B và 6D trường THCS Trần Hào vì hai lớp 
này có những điều kiện thuận lợi cho việc NCKHSPƯD:
 Về giáo viên: Tôi là giáo viên trực tiếp dạy phù đạo môn Tiếng Anh của cả
hai lớp nên hiểu được đặc điểm, tình trạng học lực của các em.
Về học sinh: Học sinh của hai lớp được lựa chọn nghiên cứu đều có những
điểm tương đồng nhau: đồng đều về trình độ hầu hết các em học lực trung bình
và yếu và đều có sĩ số là 20 em.(Lớp 38 em nhưng dạy phù đạo là 20 em ).
Về ý thức học tập: tất cả các em đều tích cực, chủ động.
Về thành tích học tập: tương đương nhau về điểm số trong các bài kiểm tra môn
Anh văn.
5. Mục đích của giải pháp sáng kiến: 
Ngày nay phương pháp giao tiếp đang được khuyến khích sử dụng để dạy
tiếng Anh nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh.
 Mục tiêu của môn Tiếng Anh là nhằm hình thành và phát triển ở học sinh
những kiến thức kỹ năng cơ bản bằng tiếng Anh và những phẩm chất trí tuệ cần
thiết để tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống.
Để đạt được mục đích giao tiếp học sinh cần khả năng phát âm chuẩn. Vì
vậy giáo viên cần có phương pháp giúp học sinh cách phát âm đúng đặc biệt là âm
cuối “s” và “es”.
Thực tế đa số học sinh khối 6 ở trường THCS TRẦN HÀO gặp khó khăn
trong việc phát âm tiếng Anh đặc biệt là âm cuối “s” và “es”. Học sinh không
nắm được cách đọc cụ thể khi nào đọc / s/, /iz /, /z / .
6. Thời gian thực hiện: 
 Được phân công dạy phù đạo 1 tuần 1 buổi, 1 buổi 2 tiết bắt đầu từ đầu tháng 9 
năm 2015 đến hết tháng 12 năm 2015
- Chọn học sinh của hai lớp 6B và 6D. Học sinh của lớp 6D là lớp thực
nghiệm, Học sinh của lớp 6B là lớp đối chứng. Học sinh của lớp thực nghiệm học
mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết, nội dung học theo các bài tập tôi đã lựa chọn.
Học sinh của lớp đối chứng học mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết theo nội dung
của phân phối chương trình.
- Thời gian tổ chức thực nghiệm : 4 Tháng.
- Địa điểm nghiên cứu: trường THCS Trần Hào
 - Trang thiết bị được sử dụng: SGK 6, SGV 6, sách tham khảo anh 6,7,8,9.. 
và nghiên cứu đề tài của thạc sĩ Lê Quang Trực , ....
7. Nội dung:
7.1. Thuyết minh giải pháp mới. 
4
Đối tượng nghiên cứu là học sinh lớp 6D trường THCS Trần Hào 
Bảng 
 Đối
tượng
 Số HS các nhóm
Tổng số Nam Nữ
Lớp 6B 20 12 8
Lớp 6D 20 11 9
Chọn hai lớp: lớp 6D là nhóm thực nghiệm và 6B là nhóm đối chứng. Tôi dùng bài
kiểm tra 15’ làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung
bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để
kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động.
*Các bước thực hiện
 * Chuẩn bị bài của giáo viên:
- Tôi dạy lớp đối chứng(6B): Thiết kế kế hoạch bài học có dạy thì hiện đơn 
và danh từ số nhiều không lồng ghép dạy cách đọc “s/es”. Sau đó tôi thiết kế kế 
hoạch bài học có dạy thì hiện tại đơn và danh từ số nhiều lồng ghép dạy cách đọc 
“s/es” lớp 6D(thực nghiệm), tôi sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website 
baigiangdientubachkim.com, baigiang.violet.vn, và các tài liệu liên quan như: 
chuẩn kiến thức kỹ năng , SGK 6, SGV 6, sách tham khảo anh 6,7,8,9.. và nghiên
cứu đề tài của thạc sĩ Lê Quang Trực , ....
* Tiến hành dạy thực nghiệm:
- Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của 
nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Và sau đó cho học 
sinh làm kiểm tra.
Bài kiểm tra nói trước tác động
 TEST 15’ (English 6)
I. Chọn 1 từ có cách phát âm khác các từ còn lại:(10marks)
1. A. gets B. goes C.books D. stops 
2. A. brushes B. opens C. irons D. fills 
3. A. writes B. showers C. starts D. talks
4. A. finshes B.watches C. washes D.walks
5. A. walks B.likes C. plays D. helps
6. A. matches B. finishes C. watches D. visits.
7. A. classes B. lakes C. cages D. houses
5
 8. A. remembers B. returns C. rents D.borrows
 9. A. learns B.stops C.helps D.works
 10.A. plants B.wants C.watches D.fits
 ANSWERS OF TEST 15 (ENGLISH 6)
QUESTIO
NS
ANSWERS MARKS
1 B 1
2 A 1
3 B 1
4 D 1
5 C 1
6 D 1
7 B 1
8 C 1
9 A 1
10 C 1
TOTAL 10
 Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15’ sau khi học xong các bài dạy thì 
hiện tại đơn và danh từ số nhiều lồng ghép dạy cách đọc “s/es” do giáo viên dạy 
lớp 6B, 6D thiết kế thêm cách đọc “ s/es”.
* Tiến hành kiểm tra và chấm bài
 Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra nói 15’
(nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tiến hành chấm bài theo đáp 
án đã xây dựng.
5.28 5.525.43
6.68
0
1
2
3
4
5
6
7
8
7Uѭӟ FWi Fÿ ӝng 6DXWi Fÿ ӝng 
/ ӟ Sÿ ӕLFKӭng
/ ӟ SWKӵFQJKLӋm
6
 Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác động của
nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng .
 Kết quả: 
 Theo kết qủa khảo sát các lớp mà tôi áp dụng giải pháp trên, tôi nhận thấy
kết qủa học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.
 Bài kiểm tra một tiết của các lớp được áp dụng có phần phát âm “s/es” làm
tốt hơn, học sinh có khả năng phát âm cuối “s/es” tốt hơn.
 Qua nhiều lần sử dụng tôi nhận thấy các bài tập trong phần phát âm “s/es”
không khô khan đơn diệu như nhiều đồng nghiệp nghĩ, ngược lại rất thú vị và thật
sự quan trọng không thua kém các phần khác, học sinh tự tin khi đọc bài .
 Nếu học sinh của bạn chưa phát được âm “s/es” tốt, tôi cho rằng bạn nên
dạy thì hiện tại đơn và danh từ số nhiều lồng ghép cách phát âm ‘s/es”.
7.2. Thuyết minh về pham vi áp dụng sáng kiến: 
Theo kết qủa khảo sát các lớp mà tôi áp dụng giải pháp trên, tôi nhận thấy
kết qủa học tập của học sinh được nâng lên rõ rệt.
 Bài kiểm tra một tiết của các lớp được áp dụng có phần phát âm “s/es” làm
tốt hơn, học sinh có khả năng phát âm cuối “s/es” tốt hơn.
 Qua nhiều lần sử dụng tôi nhận thấy các bài tập trong phần phát âm “s/es”
không khô khan đơn diệu như nhiều đồng nghiệp nghĩ, ngược lại rất thú vị và thật
sự quan trọng không thua kém các phần khác, học sinh tự tin khi đọc bài .
 Nếu học sinh của bạn chưa phát được âm “s/es” tốt, tôi cho rằng bạn nên
dạy thì hiện tại đơn và danh từ số nhiều lồng ghép cách phát âm ‘s/es”.
7.3. Thuyết minh về lợi ích kinh tế, xã hội của sáng kiến:
Việc dạy cách phát âm “s/es” có làm cho học sinh lớp 6E trường THCS
Trần Hào áp dụng được kiến thức ngôn ngữ trong giao tiếp không .Tôi lựa chọn
học sinh của hai lớp 6B và 6D, trường trung học cơ sở Trần Hào vì hai lớp này có
những điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu khoa học ứng dụng sư phạm. Học
sinh của hai lớp được lựa chọn nghiên cứu đều có những điểm tương đồng nhau:
Đồng đều về học lực và đều có sĩ số là 20 em.
7
- Chọn học sinh của hai lớp 6B và 6D. Học sinh của lớp 6D là lớp thực
nghiệm, học sinh của lớp 6B là lớp đối chứng. Học sinh của lớp thực nghiệm học
mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết, nội dung làm theo các bài tập tôi đã lựa chọn.
Học sinh của lớp đối chứng học mỗi tuần 1 buổi, mỗi buổi 2 tiết theo nội dung
của phân phối chương trình.
* Cam đoan: Tôi xin cam đoan những lời khai trên đây là đúng sự thât,không 
sao chép hoăc vi pham bản quyền.
 Hòa Quang Nam, ngày 3 tháng 3 năm 2016
 XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Tác giả sáng kiến
Nguyễn Thị Túy Phượng
* . TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Áp dụng phương pháp giao tiếp trong dạy học tiếng Anh ở một số nước Châu Á
và thực tế ở Việt Nam Thạc sĩ : Lê Quang Trực - giáo viên hữu cơ khoa Anh Ngữ
ĐH TPHCM.
2. Chuẩn kiến thức, kỹ năng tiếng Anh: Nhà xuất bản giáo dục. 
3. The practice of English language teaching: Harmer: J.(1983), New York-
Longman.
4. Nâng cao năng lực giao tiếp cho sinh viên tiếng Anh thương mại năm II: nhu
cầu và khuyến nghị Nguyễn Thị Hoàng Báu khoa Tiếng Anh Chuyên Ngành,
Trường Đại học Ngoại Ngữ.
5. New concept: L.G Alexander. 
6. Phương pháp dạy Tiếng Anh trong Trường phổ thông : TS Nguyễn Hạnh Dung.
7. Sách giáo khoa Tiếng Anh 6: Nhà xuất bản giáo dục 
8. Sách giáo viên Tiếng Anh 6: Nhà xuất bản giáo dục.
9. Thuvientailieu.bachkim.com ; giaoan.violet.vn; giaovien.net ..
10. Bài tập trắc nghiệm tiếng Anh 6 :Võ văn Tiếu.
8

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_6_phat_am_dung_am_cu.pdf