Tập huấn nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kỳ theo TT 22/2016/TT-BGDĐT

Tập huấn nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kỳ theo TT 22/2016/TT-BGDĐT

Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng

Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.

Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.

Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn.

 

pptx 25 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 745Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tập huấn nâng cao năng lực ra đề kiểm tra định kỳ theo TT 22/2016/TT-BGDĐT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHPHÒNG GIÁO DỤC TIỂU HỌC 
TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC 
 RA ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KỲ 
THEO TT 22/2016/TT-BGDĐT 
Một ly sữa 
Trưa hôm đó, một cậu bé nghèo bán hàng rong ở các khu nhà để kiếm tiền đi học. Bụng đói cồn cào mà lục túi chỉ còn mấy nghìn đồng ít ỏi, cậu liều xin một bữa ăn của gia đình gần đó nhưng cậu giật mình xấu hổ khi thấy một cô bé mở cửa. Cậu bé đành xin một ly nước uống thay vì chút gì đó để ăn. Vì cô bé trông cậu có vẻ đang đói nên cô bưng ra một ly sữa lớn. 
 Cậu bé uống xong bèn hỏi: “ Tôi nợ bạn bao nhiêu tiền?” 
 “Bạn không nợ tôi bao nhiêu cả. Mẹ tôi dạy rằng: Ta không bao giờ nhận tiền khi giúp ai đó.” 
Cậu bé cảm ơn và bước đi. Lúc này, cậu bé cảm thấy tự tin và mạnh mẽ hơn nhiều. 
Nhiều năm sau đó, cô bé ngày nào giờ mắc phải một căn bệnh hiểm nghèo cần có chuyên gia chữa trị. Vị bác sĩ trưởng khoa được mời khám cho bệnh nhân này. Khi biết tên và địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng bỗng loé lên trong mắt ông. Ông đứng bật dậy đến bên giường bệnh nhân và nhận ra cô bé ngày nào ngay lập tức. Ông đã cố gắng hết sức mình để cứu chữa cho cô gái này. 
 Sau thời gian chữa trị, cô gái đã khỏi bệnh. Vị bác sĩ yêu cầu bệnh viện chuyển cho ông hoá đơn viện phí rồi viết gì lên đó trước khi đưa nó đến tay cô gái. Cô gái lo sợ không dám mở ra vì biết rằng số tiền phải trả là rất lớn mà cô thì không có đủ. 
Cuối cùng lấy hết can đảm nhìn vào tờ hoá đơn, cô chú ý ngay dòng chữ: 
“ Đã thanh toán bằng một ly sữa. Ký tên.” 
  Theo PHÙ SA ĐỎ 
1. Lúc đầu để đỡ đói cậu bé liều xin: 
	 a . Một ít tiền. 
b . Một bữa ăn. 
	c . Một ly nước. 
	d. Một ly sữa. 
2. Cậu bé bước đi và cảm thấy tự tin, mạnh mẽ hơn vì: 
	a . Không cần đi bán hàng rong nữa . 
b . Có được một số tiền để đi học 
	 c . Được cô bé nhận là bạn thân. 
	 d . Nhận được sự giúp đỡ từ cô bé . 
Mức 1 
Mức 1 
3. Chi tiết cho thấy vị bác sĩ rất bất ngờ khi nhớ lại câu chuyện trước đây: 
	a. Ông đã khóc vì cảm động. 
	b . Ông coi cô gái như những bệnh nhân khác. 
	 c. Khi biết tên và địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng bỗng lóe trong mắt ông. Ông đứng bật dậy đến bên giường bệnh nhân. 
	d . Ông rất vui vì bây giờ cô bé đã là một thiếu nữ xinh đẹp, khỏe mạnh. 
4. Vị bác sĩ đã cố gắng hết sức mình chữa bệnh và trả viện phí giúp cô gái để: 
	a . Cho mọi người biết là ông rất giàu có 
	b . Chứng tỏ mình là một bác sĩ giỏi . 
	c . Tạo sự bất ngờ cho mọi người. 
	 d . Cảm ơn việc làm tốt trước kia của cô gái . 
Mức 1 
Mức 1 
Mức 2 
5. Chủ ngữ trong câu “Khi biết tên và địa chỉ của bệnh nhân, một tia sáng bỗng loé lên trong mắt ông” là: 
	a . Tên và địa chỉ b. Bệnh nhân 
	 c . Một tia sáng 	 d . Ông 
6. Từ “ngọt” trong câu nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển ? 
	 a. Tiếng đàn thật ngọt. 
	b. Mật ngọt chết ruồi. 
	c. Ngọt như mía lùi. 
	d. Mẹ nấu nồi chè rất ngọt. 
7. Từ “xao động” trong câu: Xao động lòng tôi là chiếc thuyền thúng nhỏ nhoi, len lỏi giữa đám lá xanh nhấp nhô vành nón trắng của cô gái quê .” Đồng nghĩa với từ nào dưới đây? 
	a . Xôn xao b. Xanh xao 
	 c . Rung động d. Nồng nàn 
Mức 2 
Mức 2 
Mức 1 
Mức 2 
	8 . Cặp từ in đậm nào dưới đây là những từ đồng âm: 	 a . Cửa phòng – cửa sông 
	 b . Trong phòng – nước trong 
	c . Mũi thâm tím – mũ i thuyền	 
	d . Người thân – thân nhau 
	9. Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ chỉ tương phản. 
	10 . Hai nhân vật trong câu chuyện này là người như thế nào ? 
Mức 3 
Mức 3 
Mức 2 
Mức 2 
Mức 4 
Mức 3 
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ 
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na nhưng 
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học . 
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm. 
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cảnh cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đẩy chiếc xe lăn. 
Hoàn cảnh của Nết có gì đặc biệt? 
	 a . Bị tật bẩm sinh ở chân trái và càng lớn đôi chân càng teo đi. b . Bị tật bẩm sinh ở chân phải. c . Gia đình khó khăn, không được đi học. d . Đôi chân bị tật, không đi được . 
2. Bé Na là một cô bé: 
	 a. Chăm chỉ học hành, thương chị b . Chăm chỉ học hành, yêu mến cô giáo c . Yêu mến cô giáo, yêu mến bạn bè 
	 d . Chăm chỉ học hành, thương chị, yêu mến cô giáo và bạn bè 
Mức 1 
Mức 1 
3. Cô giáo đã làm những gì để giúp Nết? 
	a . Dạy học, tổ chức quyên góp tặng Nết một chiếc xe lăn b . Dạy học và xin ba mẹ Nết cho em tới trường c . Dạy học và dẫn Nết đến trường giới thiệu với các bạn của Na d . Dạy học, kể chuyện về Nết với học trò, xin cho Nết vào học lớp Hai 
4. Bài văn thuộc chủ đề nào mà em đã học? 
	a. Chăm chỉ học hành, thương chị b . Chăm chỉ học hành, yêu mến cô giáo c . Yêu mến cô giáo, yêu mến bạn bè 
	d . Chăm chỉ học hành, thương chị, yêu mến cô giáo và bạn bè 
Mức 1 
Mức 1 
Mức 2 
5. Trong các dòng dưới đây, dòng nào có ba động từ? 
	a . Bàn chân, tự hào, vẽ 
	 b . Đọc, viết, thăm hỏi  c . Bò, di chuyển, đôi chân 
	d . Cô giáo, dạy, nhẹ nhàng 
6. Dòng nào dưới đây có những từ chỉ người gần gũi với em trong trường học? 
	a . cô giáo, thầy giáo, cha mẹ, công nhân 
	b . cô giáo, bạn bè, thầy giáo, nông dân 
	c . cô giáo, ông bà, bạn bè, anh chị 
	 d . cô giáo, thầy giáo, bạn bè, bảo mẫu, 
Mức 2 
Mức 1 
Mức 2 
Mức 1 
7. Em hãy tìm từ trái nghĩa với từ “bất hạnh” trong câu: “Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón” 
Từ trái nghĩa là:. 
8. Em hãy tìm đại từ trong câu sau:  “Thưa cô, em vẽ cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị của em, để chị ấy cũng được đi học .” 
Đại từ xưng hô là :...... 
Mức 3 
Mức 2 
Mức 3 
Mức 1 
9. Em hãy tìm 1 danh từ, 1 quan hệ từ trong câu: “ Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị của mình lắm.”  1 danh từ là :. 
	1 quan hệ từ là :... 
10. Em hãy đặt câu với cặp quan hệ từ: “Vì..nên” nói về học tập.  
Mức 3 
Mức 1 
Mức 4 
Mức 3 
Một số câu hỏi khác 
Qua bài đọc này, tác giả khuyên em điều gì? 
Tìm và ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong câu văn sau: 	 
Rơm như tấm thảm vàng khổng lồ. 
Mức 4 
Mức 2 
Mức 3 
Mức 2 
Mô tả các mức độ nhận thức 
Mức độ 1 
	Mức độ 1 (nhận biết) được định nghĩa là sự nhớ, thuộc lòng, nhận biết được và có thể tái hiện lại các dữ liệu, các sự việc đã biết hoặc đã học trước đây . Điều đó có nghĩa là một học sinh có thể nhắc lại một loạt dữ liệu, từ các sự kiện đơn giản đến các khái niệm lý thuyết, tái hiện trong trí nhớ những thông tin cầ n thiết. Đây là mức độ hành vi thấp nhất đạt được trong lĩnh vực nhận thức 
Mô tả các mức độ nhận thức 
Mức độ 1 
Các động từ thường dùng 
Các câu hỏi gợi ý 
Kể, liệt kê, nêu tên, xác định, viết, tìm, nhận ra  
 Điều gì xảy ra sau khi? 
 Có bao nhiêu ? 
 Ai là người ? 
 Cái gì ? 
 Em có thể nhớ lại, viết những gì đã xảy ra ? 
 Nói với ai ? 
 Tìm nghĩa của ? 
 Câu nào đúng hay sai ? 
 . 
Mô tả các mức độ nhận thức 
Mức độ 2 
	Mức độ 2 (thông hiểu) được định nghĩa là khả năng nắm bắt được ý nghĩa của tài liệu . Học sinh hiểu được các khái niệm cơ bản, có khả năng giải thích, diễn đạt được kiến thức đã học theo ý của mình và có nêu câu hỏi và trả lời được các câu hỏi tương tự hoặc gần với các ví dụ đã được học trên lớp. Điều đó có thể được thể hiện bằng việc chuyể n tài liệu từ dạng này sang dạng khác ( từ các ngôn từ sang số liệu), bằng cách giải thích được tài liệu (giải nghĩa hoặc tóm tắt), mô tả theo ngôn từ của cá nhân. Hành vi ở mức độ này cao hơn so với mức độ nhận biết 
Mô tả các mức độ nhận thức 
Mức độ 2 
Các động từ thường dùng 
Các câu hỏi gợi ý 
Giải thích, diễn giải, phác thảo, phác luận, phân biệt, dự đoán, khẳng định lại, so sánh, mô tả 
 Em có thể viết bằng chính ngôn từ của mình ? 
 Em có thể viết 1 đoạn ? 
 Em nghĩ điều gì có thể xảy ra tiếp theo ? 
 Ý tưởng chính của  là gì ? 
 Em hãy giải thích ? 
 Em có thể phân biệt giữa ? 
 Sự khác biệt giữa  
 Em có thể so sánh ? 
 Thông tin này liệu có ích không nếu ? 
Mô tả các mức độ nhận thức 
Mức độ 3 
	Mức độ 3 (vận dụng) là biết vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề quen thuộc tương tư trong học tập, cuộc sống . Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề tron g các tình huống tương tự hoặc gần giống như tình huống đã gặp trên lớp. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phương pháp, khái niệm đã học vào xử lý các vấn đề trong học tập, trong đời sống thường ngày. Hành vi này ở mức độ cao hơn so với mức độ nhận biết và thông hiểu 
Mô tả các mức độ nhận thức 
Mức độ 3 
Các động từ thường dùng 
Các câu hỏi gợi ý 
Giải quyết, thể hiện, sử dụng, làm rõ, xây dựng, hoàn thiện, xem xét, làm sáng tỏ 
 Em có biết một trường hợp khác mà ở đó ? 
 Em có thể nhóm theo đặc điểm, chẳng hạn ? 
 Em sẽ thay đổi những nhân tố nào, nếu ? 
 Em sẽ hỏi những câu hỏi nào về ? 
 Em có thể rút ra bài học gì ? 
Mô tả các mức độ nhận thức 
Mức độ 4 
	Mức độ 4 (vận dụng nâng cao) là vận dụng các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết những vấn đề mới hoặc sắp xếp cấu trúc lại các bộ phận để hình thành một tổng thể mới . Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây . Điều đó có thể bao gồ m việc tạo ra một chủ đề hoặc bài phát biểu, 1 kế hoạch hành động Hành vi ở mức độ này cao hơn so với các mức độ biết, hiểu, vận dụng thông thường. Nó nhấn mạnh các yếu tố linh hoạt, sáng tạo, đặc biệt tập trung vào việc hình thành các mô hình hoặc cấu trúc mới 
Mô tả các mức độ nhận thức 
Mức độ 4 
Các động từ thường dùng 
Các câu hỏi gợi ý 
Tạo ra, phát hiện ra, soạn thảo, dự báo, lập kế hoạch, xây dựng, thiết kế, tưởng tượng, đề xuất, định hình 
 Em có thể thiết kế một để? 
 Em có thể rút ra bài học về ? 
 Bạn có giải pháp nào cho ? 
 Điều gì xảy ra nếu ? 
 Em nghĩ có bao nhiêu cách để ? 
 Em có thể tưởng tượng một câu chuyệnvà những bài học cho riêng mình ? 
 Em có thể xây dựng một đề xuất để ? 
Câu hỏi ở mức 4 
Nếu em là tác giả em có cảm thấy “ lòng ấm lại phút chốc” và “chợt nao nao buồn” không? Vì sao? 
Qua bài đọc “Ong xây tổ”, em cần làm gì để đạt được kết quả học tập tốt nhất ? 
Em đã từng làm sai điều gì? Em đã làm gì để sửa lỗi sai đó? 
Cơ sở xác định mức độ nhận thức 
Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng 
 Kiến thức nào trong chuẩn ghi là biết được thì xác định ở mức độ nhận biết 
 Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được nhưng chỉ yêu cầu nêu, kể lại, nói ra  ở mức độ nhớ, thuộc các kiến thức trong SGK thì vẫn xác định mức độ nhận biết 
 Kiến thức nào trong chuẩn ghi là hiểu được và có yêu cầu giải thích, phân biệt, so sánh  dựa trên các kiến thức trong SGK thì được xác định ở mức độ thông hiểu 
 Kiến thức nào trong chuẩn ghi ở phần kĩ năng hoặc yêu cầu rút ra kết luận, bài học  thì xác định là mức độ vận dụng 
 Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần biết được và phần kĩ năng làm được thì có thể xác định ở mức độ vận dụng 
 Những kiến thức, kĩ năng kết hợp giữa phần hiểu được và phần kĩ năng thiết kế, xây dựng trong nhửng hoàn cảnh mới thì được xác định ở mức độ vận dụng nâng cao 
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU 
Câu 
Nội dung 
Trắc nghiệm 
Tự luận 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
VDPH 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
VDPH 
1 
Đọc hiểu 
0.5 
2 
Đọc hiểu 
0.5 
3 
Đọc hiểu 
0.5 
4 
Đọc hiểu 
0.5 
5 
Đọc hiểu 
0.5 
6 
Tác dụng của dấu ngoặc kép 
0.5 
7 
Sự liên kết câu 
0.5 
8 
Xác định cặp quan hệ từ thích hợp 
0.5 
9 
Viết câu có sử dụng hình ảnh so sánh 
0,5 
10 
Đặt câu ghép có cặp từ hô ứng nói về đức tính tốt của học sinh 
0,5 
5 
2 
1.5 
0 
0 
1 
0.5 
- Nhận biết: 
2 
Tỉ lệ: 
40.0 
% 
- Thông hiểu: 
1.5 
Tỉ lệ: 
30.0 
% 
- Vận dụng: 
1 
Tỉ lệ: 
20.0 
% 
- Vận dụng phản hồi 
0.5 
Tỉ lệ: 
10.0 
% 
BÀI TẬP THỰC HÀNH NHÓM 
XÂY DỰNG MA TRẬN ĐỀ VÀ ĐỀ KIỂM TRA ĐỌC HIỂU 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxtap_huan_nang_cao_nang_luc_ra_de_kiem_tra_dinh_ky_theo_tt_22.pptx