SKKN Xây dựng bài tập định hướng năng lực của học sinh trong bài học "Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống. Một số sông lớn trên Trái Đất" Địa lí Lớp 10

SKKN Xây dựng bài tập định hướng năng lực của học sinh trong bài học "Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống. Một số sông lớn trên Trái Đất" Địa lí Lớp 10

-Các bài tập định hướng năng lực có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bài tập miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn, bài tập cá nhân hay nhóm, bài tập đóng hay bài tập mở.Bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay một câu hỏi.

- Khi trả lời câu hỏi học sinh phải phân tích xác định mối quan hệ, so sánh, đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm đòi hỏi phải suy nghĩ logic. Người học phải luôn luôn suy nghĩ do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc tìm câu trả lời mà lôi cuốn thu hút người học vào nhiệm vụ nhận thức do đó người học luôn cố gắng. Câu hỏi phát huy năng lực tự lực nếu được giáo viên sử dụng thành công còn có tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng lực tự lực cho học sinh. Cho phép giáo viên thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. (không chỉ là chất lượng kiến thức mà cả về chất lượng tư duy). Những thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh hoạt. Câu hỏi phát huy năng lực tự lực được sử dụng phổ biến thích hợp cho hầu hết các bài và thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

- Tuy nhiên, để giờ học sôi nổi, học sinh hứng thú tránh nhám chán và phát huy được năng lực học sinh, giáo viên nên sử dụng đa dạng các hình thức câu hỏi, bài tập và kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học.

 

docx 14 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 277Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng bài tập định hướng năng lực của học sinh trong bài học "Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sống. Một số sông lớn trên Trái Đất" Địa lí Lớp 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phát từ những lí do trên và thực tiễn dạy học tôi chọn đề tài “Xây dựng bài tập định hướng năng lực của học sinh trong bài học: Thủy quyển.Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên trái đất – Địa lí lớp 10” để trình bày.
1.2. Điểm mới của đề tài
Trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo xác định: “... tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục và đào tạotheo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học...” 	
Thời gian qua Sở GD-ĐT Quảng Bình cũng như trường THPT đã tổ chức tập huấn cho cán bộ giáo viên về dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát huy năng lực học tập của học sinh. Nhưng vẫn đề này còn mới và đối tượng học sinh trong lớp học còn có sự phân hóa nên việc áp dụng vấn đề này vào dạy học còn lúng túng rất khó khăn cho giáo viên và chưa có mẫu giáo án cụ thể .Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được giới thiệu đến các đồng chí quy trình xây dựng bài tập định hướng năng lực cho học sinh trong một tiết học cụ thể sau đó chúng ta có thể áp dụng cho các tiết học khác dễ dàng hơn.Và trong đè tài này tôi xin gửi đến quý thầy cô giáo hình thức bài tập đóng, bài tập mở nhằm phát huy năng lực người học. Từ đó góp phần nâng cao hiểu quả dạy học và thực hiện thành công chương trình đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, nhằm giúp các em nhanh chóng hội nhập .
2. PHẦN NỘI DUNG
2.1. Thực trạng của vấn đề mà đề tài, sáng kiến, giải pháp cần giải quyết
	Ngày nay, tri thức luôn thay đổi theo thời gian, việc qui định cứng nhắc những nội dung chi tiết trong chương trình dạy học dẫn đến tình trạng nội dung chương trình nhanh bị lạc hậu so với tri thức hiện đại. Do đó việc rèn luyện phương pháp học tập ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong việc chuẩn bị cho con người có khả năng học tập suốt đời.
	Đối với bộ môn khoa học xã hội nói chung và môn Địa Lí nói riêng với học sinh hiện nay là những môn học mà các em cho là nhàm chán bởi sự ghi nhớ nội dung học quá lớn nên một số bộ phận hơn sinh lơ là môn học. Nhưng môn Địa lí là môn học gằn liền với thực tế rất nhiều, và vận dụng kiến thức giải thích được nhiều hiện tượng tự nhiên, kinh tế-xã hội.Hơn nữa, trong lớp học có sự phân hóa các đội tượng học sinh từ giỏi, khá, trung bình, yếu... nếu không phân chia theo năng lực học tập sẽ gây nhàm chán cho một số bộ phận học sinh
 Để khắc phục tình trạng trên tôi đã triển khai đề tài này trong chương trình giảng dạy năm học vừa qua và nhận thấy giờ học trở nên sinh động thu hút học sinh các em hứng thú rất nhiều trong việc sử dụng kiến thức của lí thuyết để giải quyết vấn đề trong thực tiễn, bài học trở nên nhẹ nhàng hơn. 
2.2. Nội dung đề tài
2.2.1. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
	Khi trình bày đề tài này tôi mong muốn trao đổi với đồng nghiệp những nội dung, phương pháp, hệ thống bài tập định hướng năng lực nhằm giúp học sinh đạt kết quả cao và có sự hứng thú trong việc học tập bộ môn. Trong quá trình dạy học, người giáo viên cần biết xây dựng các bài tập định hướng năng lực. Bài tập là một thành phần quan trọng trong môi trường học tập mà người giáo viên cần tổ chức và xây dựng.
2.2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 	-Học sinh lớp 10 và nhóm giáo viên dạy môn địa lí ở trường 
-Đề tài này tôi nghiên cứu ở bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tốảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất- phần địa lí tự nhiên - Địa lí 10, chương trình sgk cơ bản
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp điều tra, phương pháp thực nghiệm, phương pháp đánh giá
2.2.4. Quan niệm về bài tậpđịnh hướng năng lực 
- Định hướng năng lực là văn hóa bài tập mới đòi hỏi thay đổi mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá, trong đó việc thay đổi quan niệm và cách thức xây dựng nhiệm vụ, bài tập có vai trò quan trọng.
- Năng lực không thể hình thành chỉ qua việc dạy mà hình thành qua việc học . Hệ thống bài tập định hướng năng lực chính là công cụ để học sinh luyện tập nhằm định hướng năng và là công cụ để giáo viên đánh giá được năng lực của học sinh và biết được mức độ đạt chuẩn của quá trình dạy học.
-Các bài tập định hướng năng lực có nhiều hình thức khác nhau, có thể là bài tập miệng, bài tập viết, bài tập ngắn hạn hay dài hạn, bài tập cá nhân hay nhóm, bài tập đóng hay bài tập mở.Bài tập có thể đưa ra dưới hình thức một nhiệm vụ, một đề nghị, một yêu cầu hay một câu hỏi.
- Khi trả lời câu hỏi học sinh phải phân tích xác định mối quan hệ, so sánh, đối chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm đòi hỏi phải suy nghĩ logic. Người học phải luôn luôn suy nghĩ do đó tư duy được phát triển. Cũng qua việc tìm câu trả lời mà lôi cuốn thu hút người học vào nhiệm vụ nhận thức do đó người học luôn cố gắng. Câu hỏi phát huy năng lực tự lực nếu được giáo viên sử dụng thành công còn có tác dụng gây được hứng thú nhận thức khát vọng tìm tòi dựa trên năng lực tự lực cho học sinh. Cho phép giáo viên thu được thông tin ngược về chất lượng lĩnh hội kiến thức của học sinh. (không chỉ là chất lượng kiến thức mà cả về chất lượng tư duy). Những thông tin này giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học một cách linh hoạt. Câu hỏi phát huy năng lực tự lực được sử dụng phổ biến thích hợp cho hầu hết các bài và thường được sử dụng phối hợp với các phương pháp dạy học khác góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
- Tuy nhiên, để giờ học sôi nổi, học sinh hứng thú tránh nhám chán và phát huy được năng lực học sinh, giáo viên nên sử dụng đa dạng các hình thức câu hỏi, bài tập và kết hợp nhiều phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học.
Từ những cơ sở lí luận trên và thực tiễn dạy học tôi xin trình bày qui trình xây dựng hệ thống câu hỏi theo hướng phát huy năng lục học sinh như sau:
2.3. Quy trình xây dựng bài tập định hướng năng lực học sinh qua bài học 15: “Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên thế giới”
2.3.1.BẢNG MÔ TẢ CẤP ĐỘ NHẬN THỨC VÀ ĐỊNH HƯỜNG NĂNG LỰC
HÌNH THÀNH
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Bài 15
Thủy quyển.Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất.
- Biết khái niệm thuỷ quyển.
- Biết được đặc điểm của một số sông lớn trên thế giới.
- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất.
- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông
-Xác định sự phân bố của một số sông lớn trên thế giới
- Thiết lập được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến chế độ nước sông
-Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng
- Giải thích được sự khác nhau về thủy chế nước sông ở một số sông nước ta
Định hướng năng lực được hình thành:
Nhóm năng lực chung:Năng lực tự học,Năng lực giải quyết vấn đề,Năng lực sáng tạo,Năng lực sử dụng ngôn ngữ,Năng lực hợp tác ,Năng lực quản lí.....
Nhóm năng lực chuyên biệt:
Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ
2.3.2. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
2.3.2.1Câu hỏi nhận biết
Câu hỏi 1: Thủy quyển là gì? Thủy quyển phân bố ở đâu trên Trái Đất?
Gơi ý trả lời: 
Thủy quyển là lớp nước tên Trái Đất
Gồm: nước ở biển, đai dương, nước trên luc địa ( sông suối, ao, hồ, nước ngẩm) và hơi nước trong khí quyển. Giáo viên cho học sinh quan sát sơ đố phân bố nước:
Câu hỏi 2: Dựa vào SGK “ mục III: Một số sông lớn trên Trái Đất” ,hãy hoàn thành nội dung phiếu học tập. 
Sông
Nơi bắt nguồn
Diện tích lưu vực (km2)
Chiều dài (km)
Vị trí
Nguồn cung cấp nước chính
 Sông Nin
S.A-ma-zôn
S.I-ê-nit-xây
Gợi ý trả lời:
Sông
Nơi bắt nguồn
Diện tích lưu vực (km2)
Chiều dài (km)
Vị trí
Nguồn cung cấp nước chính
 Sông Nin
Hồ Vichtoria
2881000
6685
Châu Phi
Mưa và nước ngầm
S.A-ma-zôn
Dãy Andét
7170000
6437
Châu Mĩ
Mưa và nước ngầm
S.I-ê-nit-xây
Dãy Xai-can
2580
4102
Liên Bang ga
Băng và tuyết tan
2.3.2.2Câu hỏi thông hiểu
Câu hỏi 1: Giáo viên đưa ra nhận định 
Có người nói rằng: “ Nước rơi xuống các lục địa , phần lớn do nước từ các đại dương bóc hơi,rồi cuối cùng sẽ lại chảy về đại dương”. Câu nói đó đúng hay sai?
gợi ý 1:
Dựa vào sơ đồ sau hãy trình bày vòng tuần hoàn nhỏ và vòng tuần hoàn lớn của nước trên Trái Đất? .
Gợi ý trả lời:
-Vòng tuần hoàn nhỏ:
+ Phạm vi: Biển và đại dương
+ Nước tham gia 2 quá trình: bóc hơi, nước rơi
-Vòng tuần hoàn lớn:
+ Phạm vi: toàn cầu
+ Nước tham gia vào 3-4 quá trình: bóc hơi- rơi- dòng chảy- ngấm
Gợi ý 2:
 Tìm ra mối quan hệ giữa 2 vòng tuần hoàn nhỏ và lớn?
	Mặc dù 2 vòng tuần hoàn này khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau và tào thành một vòng tuần hoàn khép kín:
Nước biển, đại dương bóc hơi=> Mây( gió đưa mây vào đất liền) => Mưa=> chảy sông, suối,nước ngầm=> chảy ra biển, đại dương = > tiếp tục bóc hơi.... 
Như vậy, câu nói trên hoàn toàn đúng 
Câu hỏi 2: Đọc “mục 1, phần II. Nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông”, em hãy nối cột A và cột B cho đúng.
Cột A: Vị trí của sông
Cột B: nguồn cung cấp nước
a.Các con sông bắt nguồn từ vùng núi cao
1.Nước ngầm là nguồn cung cấp chính
b.Sông ở vùng khí hậu nóng và vùng thấp của ôn đới
2.Nước mưa là nguồn cung cấp chính
c.Sông ở những vùng đất đá thấm nước
3.Chủ yếu là băng tuyết tan
Gợi ý trả lời: 1-c; 2-b; 3-a
Câu hỏi 3: Địa thế, thực vật và hồ đầm ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước và tốc độ dòng chảy của sông?
Gợi ý trả lời:
- Địa thế:Ảnh hưởng đến tốc độ dòng chảy của sông (sông vùng miến núi nước chảy nhanh, sông vùng đồng bằng chảy chậm)
- Thực vật:Điều hòa dòng chảy của sông, giảm lũ lụt
- Hồ đầm: điều hòa chế độ nước sông( vào mùa mưa hồ đầm chứa nước cho sông, mùa khô nước hồ đầm cung cấp nước cho sông)
2.3.2.3Câu hỏi vận dụng thấp.
Câu hỏi 1: Dựa vào lược đồ sau hãy xác định sông Nin, sông Amazôn, sông Iênitxây 
Câu hỏi 2: Theo em , 3 con sông: sông Nin,sông Amazôn, sông Iênitxây chế độ nước sông nào điều hòa nhất? Vì sao
Gợi ý trả lời:
Sông Amazôn: chế độ nước sông điều hòa nhất vì sông có diện tích lưu vực rộng, bắt nguồn 2 bên xích đạo mưa quanh năm nên chế độ nước sông điều hòa
 -Sông Iênitxây: lũ lớn về mùa xuân do băng tan ở thượng nguồn của sông trong khi đó hạ lưu của sông đang còn bị đóng băng nên gây hiện tượng lũ
2.3.2.4.Câu hỏi vận dụng cao 
Câu hỏi 1: Vì sao phải bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước? Nêu một vài nguyên nhân ảnh hưởng đến sự trong sạch của nguồn nước.
NgàyNước Thế giới hay Ngày Nước sạch Thế giới được Liên Hiệp Quốc chọn vào ngày 22 tháng 3 từ năm 1993 với Nghị quyết của Đại Hội đồng lấy ngày 22 tháng 3 là Ngày Nước sạch Thế giới.
Gợi ý trả lời:
Nước có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của con người và mọi loại sinh vật trên Trái Đất. Tham gia váo các hoạt động sản xuất kinh tế
Nhưng hiện nay nguồn nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng do ý thức của con người và do sự phát triển của kinh tế
Câu hỏi 2: Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ được trồng ở đâu? Vì sao?
Gợi ý trả lời: 
Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ được trồng ở đầu nguồn và hai bên lưu vực sông
Nhằm điều hòa chế độ nước sông đồng thời giảm lũ lụt
Câu hỏi 3: (giáo viên yêu cầu học sinh thử làm nhà thông thái): tại thời điểm bây giờ mực nước của các con sông sau như thế nào?
 Sông Nin ( Châu Phi) sông Amazôn( Châu Mĩ)
 Sông Iênitxây ( LBN) Sông Hồng( VIệt Nam)
Câu hỏi 4: Bằng hiểu biết của bản thân hãy kể tên một số sông lớn của nước ta. Sông Hồng và sông Amazôn đều thuộc vùng khí hậu nóng, theo em thủy chế sông nào điều hòa hơn? Vì sao?
Gợi ý trả lời: 
Một số sông lớn nước ta: sông Hồng, sông Cửu Long, sông Đà Rằng, Sông Thu Bồn.....
Sông Amazôn nước sông điều hòa hơn vì ở vùng xích đạomua quanh năm, còn sông Hồng của nước ta ở vùng nhiệt đới mưa theo mùa nên nước sông theo mùa(mùa lũ sông trùng với mùa mưa, mùa cạn trùng với 
mùa khô)
Câu hỏi 4: Giáo viên đưa ra bản tin: 
“Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương chiều 30.9, lũ sông La và sông Gianh đang lên; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy và sông Bồ tại Phú Ốc đang dao động ở mức đỉnh; ....Cần tiếp tục đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu diện rộng ở đồng bằng, vùng trũng ven sông các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi” Lũ ở các sông miền Trung nước ta lên rất nhanh, tốc độ dòng chảy của nước lớn. ”( Bản tin lũ sông của Miền Trung)
“ Lũ sông ở đồng bằng Sông Cửu Long nước đang lên, mực nước đo đước ngày hôm nay là 1,2m so với cách đây 5 ngày mực nước cao hơn 0.20cm. Mực nước lúc của các con sông này đang lên, tuy nhiên lên chậm, bà con nông dân có nbiện pháp để bảo vệ các vuốn cây ẳn quả của mình”( Bản tin lũ ở sông đồng bằng Sông Cửu Long)
Qua 2 bản tin trên em có nhận xét gì về tốc độ dòng chảy của sông? rút ra nguyên nhân?
Gợi ý trả lời:
Lãnh thổ miền Trung nước ta hẹp ngang, địa hình dốc phía TâySông ngòi ngắn, dốc, hẹp, có dạng hợp lũ
Mưa lớn, tập trung nên nước dâng lên nhanh, nhưng khi hết mưa nước rút nhanh ra biển.
2.4 Giáo án minh họa
Căn cứ vào hệ thống câu hỏi được thể hiện ở phần 2.3.2 tôi đã bóc tách nó và thể hiện trong giáo án
Tiết 18
Bài 15: 
THUỶ QUYỂN. MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
- Biết được khái niệm thuỷ quyển
 	- Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất 
 	- Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước của sông
 	- Biết được đặc điểm và xác địnhsự phân bố của 1 số sông lớn trên Trái Đất
- Thiết lập được mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến chế độ nước sông
- Giải thích được sự khác nhau về thủy chế nước sông ở một số sông nước ta
 2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ
 3. Thái độ:
-Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng
4. Định hướng năng lực hình thành
-Nhóm năng lực chung:Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề,Năng lực sáng tạo,Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực hợp tác...
- Nhóm năng lực chuyên biệt:
	+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ
	+ Năng lực sử dụng bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ
II. Chuẩn bị:
 GV: - Bản đồ tự nhiên Việt Nam
- Sơ đồ tuần hoàn nước; Bản đồ tự nhiên thế giới
- Máy chiếu
 HS: - Nghiên cứu trước bài mới
III. Kiểm tra bài cũ: 
IV. Bài mới: (45phút)
Giáo viên giới thiệu bài học( 3 phút)
Giáo viên cho học sinh nghe một đoạn trong bài hát “ Đưa em về Kiến Giang”-tác giả Xuân Đồng.Giáo viên giới thiệu thêm: con sông Kiến Giang hiền hòa nuôi lớn bao thế hệ người dân xứ Lệ, nhưng cũng con sông này đã mang đến nhiều vất vã cho người dân nơi đây trong mùa mưa lũ.Cũng giống như bao con sông khác trên thế giới, nhân tố nào ảnh hưởng đến chế độ nước sông Kiến Giang chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động1: (8 phút) Cá nhân
Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS xem SGK, sơ đồ vòng tuần hòa nước và hiểu bản thân lần lượt trả lời các câu hỏi( GV chiếu sơ đồ tuần hoàn nước, sơ đồ phân bố nước trên Trái Đất) :
- Thuỷ quyển là gì? phân bố ở đâu
- Dựa vào sơ đồ hãy trình bày vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất? 
- Ngày nước sạch thế giới là ngày nào?( GV chiếu ảnh ngày nước sạch thế giới như trên bảng hệ thống câu hỏi)
- Vì sao phải bảo vệ sự trong sạch của nguồn nước? Nêu một vài nguyên nhân ảnh hưởng đến sự trong sạch của nguồn nước
- Có người nói rằng: “ Nước rơi xuống các lục địa , phần lớn do nước các đại dương bóc hơi,rồi cuối cùng sẽ lại chảy về đại dương”. Câu nói đó đúng hay sai?
Bước 2: HS làm việc cá nhân trả lời.
Bước 3:Gv hướng dẫn hs chuẩn kiến thức
GV chuyển ý: Sông có vai trò lớn trong vòng tuần hoàn của nước. Vậy những nhân tố nào ảnh hưởng đến chế độ nước sông?
Hoạt động 2: (15 phút) Cá nhân 
Cột A: Vị trí của sông
Cột B: nguồn cung cấp nước
a.Các con sông bắt nguồn từ vùng núi cao
1.Nước ngầm là nguồn cung cấp chính
b.Sông ở vùng khí hậu nóng và vùng thấp của ôn đới
2.Nước mưa là nguồn cung cấp chính
c.Sông ở những vùng đất đá thấm nước
3.Chủ yếu là băng tuyết tan
Bước 1: Giáo viên yêu cầu HS xem SGK,tranh ảnh, biểu đồ và hiểu bản thân lần lượt trả lời các câu hỏi:Nối cột A với cột B
-Địa thế, thực vật và hồ đầm ảnh hưởng như thế nào đến chế độ nước và tốc độ dòng chảy của sông?( liên hệ vai trò đập An Mã đối với sông Kiến Giang- Lệ Thủy)
- Ở lưu vực sông, rừng phòng hộ được trồng ở đâu? Vì sao?
-Giáo viên yêu cầu học sinh đọc bản tin: 
“Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương chiều 30.9, lũ sông La và sông Gianh đang lên; sông Kiến Giang tại Lệ Thủy và sông Bồ tại Phú Ốc đang dao động ở mức đỉnh; ....Cần tiếp tục đề phòng lũ quét và sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt sâu diện rộng ở đồng bằng, vùng trũng ven sông các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi” Lũ ở các sông miền Trung nước ta lên rất nhanh, tốc độ dòng chảy của nước lớn. ”( Bản tin lũ sông của Miền Trung)
“ Lũ sông ở đồng bằng Sông Cửu Long nước đang lên, mực nước đo đước ngày hôm nay là 1,2m so với cách đây 5 ngày mực nước cao hơn 0.20cm. Mực nước lúc của các con sông này đang lên, tuy nhiên lên chậm, bà con nông dân có nbiện pháp để bảo vệ các vuốn cây ẳn quả của mình”( Bản tin lũ ở sông đồng bằng Sông Cửu Long)
Qua 2 bản tin trên em có nhận xét gì về tốc độ dòng chảy của sông? rút ra nguyên nhân?( HS phải xâu chuổi lại kiến thức phần II để trả lời)
Bước 2: HS nghiên cứu trả lời
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
Hoạt động 3: (10 phút) Nhóm
Bước 1:Gv chia nhóm 
hướng dẫn hs làm việc theo nội dung phiếu học tập; sau thời gan làm việc yêu cầu học sinh lên trình bày và xác định trên bản đồ tự nhiên về 3 con sông. Thời gian làm việc nhóm 3 phút
Nhóm 1: Sông Nin
Nhóm 2: Sông Amazôn
Nhóm 3: sông I-ê-nitxây
Sông
Nơi bắt nguồn
S lưu vực
(Km2)
Chiều dài (km)
Vị trí
Nguồn cung cấp nước chính
Nin
Amazôn
I-ê-nitxây
Bước 2: Hs làm việc nhóm sau đó đại diện trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét
Bước 3:Gv chuẩn kiến thức 
-Theo em , 3 con sông: sông Nin,sông Amazôn, sông Iênitxây chế độ nước sông nào điều hòa nhất? Vì sao?
Hoạt động 4: (7 phút) Củng cố
 Câu 1:Bằng hiểu biết của bản thân hãy kể tên một số sông lớn của nước ta. Sông Hồng và sông Amazôn đều thuộc vùng khí hậu nóng, theo em thủy chế sông nào điều hòa hơn? Vì sao?
Câu 2: Trình bày vài nét về sông Kiến Giang quê em.( Nơi bắt nguồn, nguồn cung cấp nước, thủy chế nước sông....)
I. Thuỷ quyển
1. Khái niệm:
2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất
 a, Vòng tuần hoàn nhỏ:
-Phạm vi: Biển- đại dương
b, Vòng tuần hoàn lớn
-Phạm vi: toàn cầu
=>Mặc dù 2 vòng tuần hoàn này khác nhau nhưng có mối quan hệ với nhau và tào thành một vòng tuần hoàn khép kín:
Nước biển, đại dương bóc hơi=> Mây( gió đưa mây vào đất liền) => Mưa=> chảy sông, suối,nước ngầm=> chảy ra biển, đại dương
II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông
1. Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm
- Sông khí hậu nóng, nơi địa hình thấp ở vùng ôn đới :nước sông chủ yếu là nước mưa 
+Mùa mưa: nước sông dâng cao
 +mùa khô: nước sông cạn kiệt
- ở miền khí hậu lạnh và những miền núi cao ôn đới: băng tuyết tan 
 - ở vùng đất, đá dễ thấm nước nước ngầm 
2. Địa thế , thực vật và hồ đầm
- Độ dốc của địa hình :ở miền núi tốc độ nước sông chảy nhanh hơn ở khu vực đồng bằng
- Thực vât điều hoà dòng chảy cho sông ngòi giảm lũ lụt 
-Hồ, đầm: điều hoà chế độ nước sông
III. Một số sông lớn trên Trái Đất
 (Phiếu học tập)
V. Hướng dẫn về nhà: (2 phút)
Học bài, nghiên cứu trước bài : Sóng, thuỷ triều, dòng biển
PHỤ LỤC
Phiếu học tập:
Sông
Nơi bắt nguồn
Diện tích lưu vực (km2)
Chiều dài (km)
Vị trí
Nguồn cung cấp nước chính
 Sông Nin
Hồ Vichtoria
2881000
6685
Châu Phi
Mưa và nước ngầm
Sông 
A-ma-zôn
Dãy Andét
7170000
6437
châu Mĩ
Mưa và nước ngầm
S.I-ê-nit-xây
Dãy Xai-can
2580
4102
Liên Bang Nga
Băngvàtuyết tan
3. PHẦN KẾT LUẬN
3.1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp:
Một năng lực là một tổ hợp đo lường các đơn vị kiến thức, kĩ năng và thái độ mà một học sinh cần vận dụng để giải quyết một vấn đề trong bối cảnh thực. Để thự hiện một nhiệm vụ , một công việc đòi hỏi nhiều năng lực khác nhau. Kiến thức, kĩ năng là cơ sở cần thiết để hình thành năng lực, sử dụng hiệu quả các nguồn kiến thức kĩ năng cùng với thái độ, giá trị , trách nhiệm bản thân t

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_xay_dung_bai_tap_dinh_huong_nang_luc_cua_hoc_sinh_trong.docx