SKKN Hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lí Lớp 10 trong giai đoạn phõng chống covid 19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

SKKN Hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lí Lớp 10 trong giai đoạn phõng chống covid 19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Cách tạo phòng học trực tuyến trên bằng Facebook Rooms

Facebook đã cho ra tính năng mới là Messenger Rooms, nhưng giờ đây, để phù hợp với tất cả mọi người và qua ứng dụng yêu thích của bạn, bạn có thể tạo phòng họp mặt ngay trên Bảng tin Facebook, giúp bạn tạo và chia sẻ phòng họp đơn giản như gửi liên kết. Tính năng sẽ được gợi ý thử sử dụng khi phần mềm mới cập nhật cho người dùng Việt Nam.

Bước 1: Mở trang chủ Facebook (Facebook.com) và chọn “Tạo phòng họp mặt” đính kèm là 1 camera màu tím để bắt đầu.

Bước 2: Bạn có thể lựa chọn chủ đề, mời bạn bè tham gia, đặt lịch hẹn giờ bắt đầu phòng họp mặt.

Bước 3: Mô tả về buổi họp mặt và nhấn "Đăng”

Bước 4: Sau khi tạo xong Facebook Rooms, "Tham gia Phòng họp mặt" để bắt đầu với vai trò chủ phòng.

Bước 5: Vì không giới hạn thời gian cuộc gọi nên bạn có thể tự kết thúc Phòng họp mặt này bất cứ lúc nào nhé!

 

docx 58 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 65Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh tự học môn Địa lí Lớp 10 trong giai đoạn phõng chống covid 19 trên địa bàn tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dân cƣ; Địa lí các ngành kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Nhƣ vậy, sau khi đã có đƣợc khung của toàn chƣơng trình, học sinh đã có đƣợc một hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.
Giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là ngƣời truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành ngƣời thiết kế, tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chƣơng trình. Trên lớp, học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ "nhàn" hơn nhƣng trƣớc đó, khi soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tƣ công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là ngƣời gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chuyên môn sâu rộng, có trình độ sƣ phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hƣớng dẫn các hoạt động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
Nhƣ vậy, mỗi bài học bao gồm các hoạt động học theo tiến trình sƣ phạm của phƣơng pháp dạy học tích cực đƣợc sử dụng. Mỗi hoạt động học có thể sử dụng một kĩ thuật dạy học tích cực nào đó để tổ chức nhƣng đều đƣợc thực hiện theo các bƣớc nhƣ sau:
Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Nhiệm vụ học tập rõ ràng và phù hợp với khả năng của học sinh, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà học sinh phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ; hình thức giao nhiệm vụ sinh động, hấp dẫn, kích thích đƣợc hứng thú nhận thức của học sinh; đảm bảo cho tất cả học sinh tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ học tập: Khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập; phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả; không có học sinh bị "bỏ quên".
Báo cáo kết quả và thảo luận: Kình thức báo cáo phù hợp với nội dung học tập và kĩ thuật dạy học tích cực đƣợc sử dụng; khuyến khích cho học sinh trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung học tập; xử lí những tình huống sƣ phạm nảy sinh một cách hợp lí.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của học sinh; chính xác hóa các kiến thức mà học sinh đã học đƣợc thông qua hoạt động.
Hình 1: Học sinh tự học môn Địa lí 10 thông qua hoạt động nhóm tại trƣờng THPT Nghi Lộc 3
Hƣớng dẫn các kĩ năng cho học sinh trong quá trình học tập môn Địa Lý lớp 10 THPT tại lớp
Rèn luyện lối tư duy tổng hợp và logic
Để không bị quên kiến thức hãy tập cho mình lối tƣ duy khái quát. Các đơn vị kiến thức Địa lí liên quan với nhau. Cụ thể, khi tìm hiểu các điều kiện phát triển của các ngành kinh tế, ngoài việc chúng ta tìm hiểu thực trạng của ngành thì một yếu tố phải lƣu ý vai trò, đặc điểm ảnh hƣởng đến sự phát triển của ngành và những khó khăn của nó.
Khi học về địa lý các vùng kinh tế, cần xác định đƣợc vị trí địa lý (tiếp giáp vùng nào, nƣớc nào, có giáp biển không) qua đó đánh giá về ý nghĩa của vị trí đó trong phát triển kinh tế vùng. Đồng thời nắm đƣợc việc phát huy các thế mạnh kinh tế từng vùng, những hạn chế cần khắc phục.
Rèn luyện kỹ năng lập biểu đồ, phân tích
Đối với môn Địa lý bậc THPT, kể cả lớp 10, 11 hay 12, bài tập về biểu đồ là không thể thiếu. Do đó bạn cần rèn luyện kỹ năng nhận dạng các loại biểu đồ, loại câu hỏi nào sẽ tƣơng ứng với loại biểu đồ nào cũng nhƣ tập vẽ thật thành thạo các dạng biểu đồ: tròn, cột, đƣờng, miền và kết hợp Cụ thể nhƣ sau:
Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tƣợng (theo tỷ lệ % tƣơng
đối)
Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tƣợng (theo
tỷ lệ % tuyệt đối)
Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tƣợng qua nhiều năm
Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tƣợng khi có cùng đơn vị quan một số năm
Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tƣợng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm
Biểu đồ đường kết hợp với cột: Các đối tƣợng khác nhau về đơn vị nhƣng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tƣợng với cùng một đối tƣợng chung
Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thƣờng dùng biểu đồ này trong trƣờng hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử
Sau khi đã lập xong biểu đồ, bạn cần rèn luyện cả kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trƣớc rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất, thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh. Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tƣơng đối. Bƣớc này tuy rất đơn giản nhƣng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.
Hình 2: Tiết dạy học hƣớng dẫn học sinh các kỹ năng Địa lí 10 của GV trƣờng THPT Nghi Lộc 3
Rèn luyện kỹ năng tính toán
Mặc dù là môn học thuộc ngành xã hội nhƣng đặc thù của môn Địa Lý là bạn phải tính toán khá nhiều. Do đó hãy nắm thật chắc các công thức tính toán cơ bản nhƣ sau:
Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) = Dân số/diện tích
Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh - Tỷ suất tử Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất - Nhiệt độ tháng thấp nhất Cân bằng ẩm = Lƣợng mƣa – Lƣợng nƣớc bốc hơi
Độ che phủ rừng = (Diện tích rừng x 100 )/diện tích tự nhiên Bình quân lƣơng thực/ngƣời (kg/ngƣời ) = Sản lƣợng/dân số Năng suất lúa (tạ, tấn/ha) = Sản lƣợng /diện tích
Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu - Giá trị nhập khẩu
Rèn luyện cách ghi nhớ nhanh các số liệu
Một điều mà học sinh thƣờng “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số nhƣng nhất thiết phải nhớ đƣợc những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: Khi nói về tốc độ gia tăng dân số nƣớc ta thì cần nắm đƣợc những mốc quan trọng, thƣờng là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn nhƣ tăng, giảm đột ngột.
Thêm nữa, bạn cũng có thể tận dụng tính năng của Atlat nhƣ một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ SGK). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch
Rèn luyện kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm
Thi trắc nghiệm hiện nay là hình thức thi phổ biến nhất với tất cả các môn học, không riêng gì môn Địa lý. Do đó bạn cần ôn tập với nhiều đề thi khác nhau, nhằm mục đích làm quen đƣợc với cấu trúc đề thi, tiếp xúc nhiều dạng bài, khảo sát đƣợc mức độ kiến thức của bản thân. Qua quá trình dài làm quen với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến học sinh sẽ rút ra kinh nghiệm làm bài phù hợp với bản thân. Bên cạnh đó, việc thi xong có đáp án ngay để tham khảo sẽ giúp học sinh hệ thống kiến thức sâu và kiểm soát thời gian làm bài tốt hơn.
Một kinh nghiệm hữu ích cho các bạn là câu nào dễ làm trƣớc, khó sau nhằm tận dụng triệt để quỹ thời gian cho phép. Để phân chia thời gian hợp lý, nên dành khoảng 15 phút đầu tiên để đọc tất cả các câu hỏi, vạch ra dàn ý đại cƣơng cho câu hỏi rằng sẽ trả lời những ý gì. Các bạn có thể đọc sách tham khảo, theo dõi tin tức, sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục.
Hƣớng dẫn học sinh tự học ở nhà môn Địa lí lớp 10
Khái quát chung
Trong mùa dịch, năng lực tự học của HS trở nên quan trọng hơn bao giờ hết, hầu hết các trƣờng đều thiết lập nhiều hình thức học tập online để thầy cô hƣớng dẫn HS làm bài tập. Học tập trực tuyến là giải pháp thích hợp để HS tiếp thu kiến thức. Tuy nhiên, hiệu quả của quá trình này bị hạn chế bởi thời gian và không gian tƣơng tác, công nghệ và điều kiện của mỗi gia đình. Điều này đòi hỏi HS phải có ý thức tự học và chủ động.
Với HS: Các em đã quen nghe thầy cô giáo giảng, mong muốn hiểu biết, tìm tòi sáng tạo ở các em là rất hạn chế. Các em chƣa có kĩ năng tự học, kĩ năng lắng nghe, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng trao đổi, giải quyết vấn đề, .... nên HS sẽ gặp khó khăn trong việc tự nghiên cứu, tƣ duy của các em còn theo hƣớng một chiều, chủ yếu các em làm theo mẫu mà chƣa thật sự hiểu bản chất của vấn đề, chƣa biết thắc mắc, chƣa nêu đƣợc những câu hỏi liên quan đến kiến thức của bài học để trao đổi. Có thể nói tự học trực tuyến tại nhà chính là lựa chọn tốt nhất trong thời buổi công nghệ nhƣ hiện này, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát nhƣ hiện nay.
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tự học ở nhà cho HS:
Thứ nhất: Tự sắp xếp thời gian và bài học để hoàn thành tốt nhất quá trình học tập tại nhà. HS tự học cá nhân, đôi bạn tự học ở nhà, tự học theo nhóm, hoặc tự học thông qua các phƣơng tiện hiện đại nhƣ internet, học online, xem các bài giảng, thông qua sách giáo khoa
Thứ hai: Để việc học ở nhà của con đạt hiệu quả thì cần có sự giúp đỡ kèm cặp của gia đình.
Thứ ba: Vai trò của GV trong quá trình này là rất quan trọng. GV hƣớng dẫn HS tự học ở nhà bằng các dạng câu hỏi, dạng bài tập, bài tập nhận thức liên hệ thực tế địa phƣơng để củng cố lại kiến thức đã đƣợc học, hoặc tự tìm tòi kiến thức mới.
Gv cần rèn cho HS cách học cá nhân:
Hƣớng dẫn các em tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu hƣớng dẫn. Yêu cầu các em nghiên cứu các lô gô trong sách. Hƣớng dẫn chi tiết cho học sinh, với mỗi lô gô hƣớng dẫn đó các em cần thực hiện những hoạt động gì, cách bắt đầu và kết thúc của hoạt động đó ra sao.
Tƣơng tác để tìm ra kiến thức mới: Hƣớng dẫn các em cách tƣơng tác với sách hƣớng dẫn qua phần gợi ý của sách hoặc phần hƣớng dẫn của phiếu điều chỉnh. Hƣớng dẫn các em biết cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ các công cụ, đồ dùng học tập .
Tự học ở nhà chính là cách tốt nhất để HS nâng cao tính tự giác trong học tập. Thay vì đến lớp ghi chép lại những gì thầy cô giảng thì việc tự học khiến các em phải “tự thân vận động” giúp các em lĩnh hội tri thức một cách chủ động, chủ động học tập nghiên cứu, chủ động quản lý thời gian cá nhân, đi sâu vào khai thác những môn học mà bản thân học chƣa tốt. Từ đó giúp các em khám phá thêm những kiến thức mới đồng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_tu_hoc_mon_dia_li_lop_10_trong_giai.docx
  • pdfLê Thị Thúy Hồng- THPT Nghi Lộc 3.pdf