SKKN Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD Lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão

SKKN Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD Lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão

Trong năm học 2020 - 2021, chúng tôi đã thực hiện dạy học tích hợp liên môn cho học sinh tại các lớp khối 10 mà cụ thể là vận dụng kiến thức Văn học trong một số nội dung trong phần “Công dân với đạo đức” cùng với việc sử dụng kết hợp nhiều phương pháp dạy học tích cực như sử dụng phương pháp trò chơi, úng dụng công nghệ số tại các lớp 10A3, 10A4. Những kiến thức văn học đó đã phát huy được tính tích cực, sáng tạo học tập của học sinh, các em chủ động sưu tập, tìm kiếm các kiến thức văn học như các câu ca dao tục ngữ, các bài thơ, văn bản tác phẩm văn học, từ đó tiếp thu bài tốt hơn, hiểu được các giá trị đạo đức được lồng ghép trong môn văn học, cũng như thông qua các bài phạm trù đạo đức của môn GDCD có sử dụng Văn học các em thấy rõ đc mối liên hệ chặt chẽ giữa hai bộ môn, bài giảng Giáo dục công dân có Văn học, tác phẩm Văn học có giá trị giáo dục công dân. Đây là mục tiêu giáo dục mà Bộ giáo dục đang hướng tới. Khắc phục được những hạn chế của những năm học trước khi áp dụng phương pháp dạy truyền thống, chủ yếu giáo viên cung cấp kiến thức về GDCD hay Văn học cho học sinh. Qua học tập, các em đón nhận các giờ học đạo đức một cách hào hứng, phấn khởi.

Để khẳng định điều đó chúng tôi tiến hành dạy đối chứng tại lớp 10A6, 10A7 nhưng chỉ sử dụng các nguồn tư liệu có trong sách giáo khoa, không liên hệ với môn Văn học hay vận dụng CNTT kỹ thuật số nên các tiết học đạo đức thuộc phần GDCD lớp 10 đạt hiệu quả chưa cao.

 

doc 39 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 319Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức văn học trong dạy học một số nội dung phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD Lớp 10 nhằm tạo hứng thú trong học tập cho học sinh tại trường THPT Thái Lão", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy đi. Chứ không đánh người chạy lại”. Ngày nay, nền kinh tế thị trường đang nuôi dưỡng chủ nghĩa cá nhân và lối sống thực dụng, lấy đồng tiền làm giá trị cao nhất; quan hệ giữa người với người theo lối "trả tiền ngay không cần tình nghĩa" đang gặm nhấm dần những giá trị tốt đẹp của dân tộc, làm khô héo lòng nhân ái trong con người. Trong tình hình ấy thì việc khơi dậy tình người, lòng yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau rõ ràng là có ý nghĩa nhất định góp phần đẩy lùi những ô nhiễm của xã hội, làm cân bằng trạng thái tinh thần của môi trường sống. 
Trong đường lối đối nội, Đảng ta đã khơi dậy các phong trào "uống nước nhớ nguồn", "đền ơn đáp nghĩa", chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, các gia đình thương binh liệt sĩ, giúp đỡ những người già cả neo đơn không nơi nương tựa. Phát động phong trào xóa đói giảm nghèo, trợ giúp các dân tộc vùng sâu vùng xa, rút ngắn khoảng cách thành thị - nông thôn miền xuôi - miền ngược...là những hoạt động tiếp nối truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của nhân dân ta như nhà thơ Tố Hữu đã từng viết: 
“Còn gì đẹp trên đời hơn thế
Người với người sống để yêu nhau”
Ngày nay, truyền thống đó được thể hiện trong đường lối đối ngoại của Đảng: "Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hòa bình, độc lập và phát triển". Lòng nhân ái của người Việt Nam cũng là lòng yêu chuộng hòa bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Trong quan hệ với các nước láng giềng, nhân dân ta bao giờ cũng trọng tình hòa hiếu, cố gắng tránh xảy ra những xung đột. 
Ví dụ 2: Trong bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD 10.
Lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ngay từ đầu đã gắn bó con người với thiên nhiên, với quê hương xứ sở của mình. Chính vì vậy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam bắt nguồn từ tình yêu đối với quê hương làng xóm, yêu cây đa, bến nước, sân đình, nơi có ông bà, cha mẹ, vợ chồng, anh chị em, con cái, bạn bè, bà con hàng xóm, nơi có mồ mả tổ tiên, nơi con người hàng ngày vất vả chiến đấu với thiên nhiên để duy trì và xây dựng cuộc sống.
Trong bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” môn GDCD lớp 10, đề cập đến nội dung cơ bản là khái niệm lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam. 
Lòng yêu nước và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam được lưu truyền từ Thời kỳ Văn Lang – Âu Lạc, thời kỳ đó không để lại một nền văn học chữ viết, nhưng bằng những trang truyền thuyết gửi gắm lại đời sau, biết bao những tấm gương anh hùng trẻ tuổi thắm đượm tinh thần yêu nước. Điều đó được thể hiện trong kho tàng truyện thần thoại Việt Nam về lòng yêu nước như: truyện Hồng Bàng, truyện Sơn Tinh, truyện Thánh Gióng. 
Trong chương trình Văn học 10, tình yêu quê hương đất nước được thể hiện rõ trong tác phẩm văn bản “Tỏ lòng” của Phạm Ngũ Lão , “Bình ngô đại cáo” của Nguyễn Trãi, một số bài thơ như bài “Sao chiến thắng” của Chế Lan Viên, bài thơ “Quê Hương” của Giang Nam...Trong quá trình giảng dạy bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” tôi đã sử dụng một số kiến thức văn học như sau: 
* Khi giảng dạy phần : Lòng yêu nước
Để hiểu được khái niệm: Lòng yêu nước, chúng tôi đã liên hệ kiến thức Văn học, trích dẫn đoạn thơ của Chế Lan Viên mà sách giáo khoa đã đưa ra: 
Ôi! Tổ quốc, ta yêu như máu thịt,
Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng!
Ôi Tổ quốc! Nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
 (Trích bài thơ “ Sao chiến thắng ” )
Cách thực hiện 
- Giáo viên sử dụng CNTT phần mềm Powerpoint trình chiếu đoạn thơ trên màn chiếu hoặc qua màn hình tivi.
- Cho học sinh quan sát đoạn thơ và trả lời câu hỏi : Đoạn trích trong bài thơ trên đề cập đến nội dung gì ? Từ ngữ nào trong đoạn trích thể hiện điều đó?
- HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét, kết luận. Từ đoạn thơ trên giáo viên dẫn dắt học sinh phân tích những từ ngữ trong đoạn thơ để thấy được tình yêu thiêng liêng đối với Tổ quốc của nhà thơ. 
* Khi giảng dạy nguồn gốc của lòng yêu nước, Gv sử dụng bài thơ “Quê hương” 
của nhà thơ Giang Nam 
QUÊ HƯƠNG
Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
"Ai bảo chăn trâu là khổ? "
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao
Những ngày trốn học
Đuổi bướm cầu ao
Mẹ bắt được...
Chưa đánh roi nào đã khóc!
Có cô bé nhà bên
Nhìn tôi cười khúc khích
Mắt đen tròn thương thương quá đi thôi...
Cách mạng bùng lên
Rồi kháng chiến trường kỳ
Quê tôi đầy bóng giặc
Từ biệt mẹ tôi đi
Cô bé nhà bên - (có ai ngờ!)
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi!)
 ..
Hôm nay nhận được tin em
Không tin được dù đó là sự thật
Giặc bắn em rồi quăng mất xác
Chỉ vì em là du kích, em ơi!
Đau xé lòng anh, chết nửa con người!
Xưa yêu quê hương vì có chim có bướm
Có những ngày trốn học bị đòn roi...
Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
Có một phần xương thịt của em tôi!
( Giang Nam)
Hoặc sử dụng bài thơ “Tỏ lòng” (Phạm Ngũ Lão)
Yêu nước là phẩm chất đạo đức quan trọng nhất của người công dân với Tổ quốc.
Đó là một truyền thống thiêng liêng của dân tộc Việt Nam được biểu hiện đầy đủ màu sắc trong sự đa dạng phong phú của những cung bậc cảm xúc của con người như biểu hiện rõ nhất trong bài thơ sau:
Múa giáo non sông trải mấy thu,
Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
Công danh nam tử còn vương nợ,
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.
 (”Tỏ lòng” - Phạm Ngũ Lão)
Toàn bộ bài thơ thể hiện được quan niệm về chí làm trai của đấng nam nhi trong xã hội phong kiến: phải lập công danh, tên tuổi ghi vào bảng vàng. Bài thơ thể hiện một hình ảnh đẹp, một sức mạnh của chiến sĩ đời Trần trong một tư thế đẹp để trả nợ công danh cho đời. Đó chính là lí tưởng đẹp, khí phách anh hùng của tác giả Phạm Ngũ Lão: gắn trách nhiệm của cá nhân đối với quê hương đất nước. Đó chính là biểu hiện tuyệt vời của tình cảm đối với quê hương, của sự đoàn kết, kiên cường, bất khuất chống ngoại xâm, bào về chủ quyền của dân tộc, không bao giờ chịu làm nô lệ.Chính vì vậy mà đất nước ta đã sản sinh ra rất nhiều anh hùng hào kiệt, những danh nhân văn hóa làm rạng rỡ cho dân tộc Việt Nam.
Ngày nay, truyền thống yêu nước của nhân dân Việt Nam thể hiện trong xây dựng đất nước, trước hết là chăm lo xây dựng đất nước về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hóa... Thể hiện ở sự nhất trí, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, vào khả năng, sức mạnh tự lực tự cường của mình trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Có thể nói rằng, dưới thời đại Hồ Chí Minh, truyền thống yêu nước được phát huy lên tầm cao mới thành lý tưởng: sống, chiến đấu, lao động, học tập vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân... Yêu nước không phải là một khái niệm chung chung mà đó là tình yêu quê hương, đất nước, đoàn kết, là Trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. 
Truyền thống yêu nước ngày nay còn được thể hiện ở tinh thần đấu tranh chống lại những tệ nạn xã hội, tích cực tham gia thực hiện bảo vệ pháp luật, đức hy sinh, chịu đựng mọi gian khổ, kiên trì khắc phục khó khăn, ra sức học tập, lao động chống lại đói nghèo, lạc hậu, khắc phục thiên tai, dịch bệnh đó là  những nội dung mới của truyền thống yêu nước của dân tộc ta. Mỗi một chúng ta thấm sâu chủ nghĩa yêu nước chân chính không rơi vào chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, ích kỷ phải coi giúp bạn là giúp mình, góp phần giữ gìn độc lập dân tộc.
2.3. Vận dụng kiến thức Văn học để thực hiện hoạt động luyện tập, củng cố kiến thức trong phần “Công dân với đạo đức” môn GDCD 10 thông qua sử dụng phần mềm công nghệ số.
 	Hoạt động luyện tập, củng cố là hoạt động mà HS vận dụng những kiến thức vừa tiếp thu được ở hoạt động hình thành kiến thức để giải quyết những nhiệm vụ cụ thể giáo viên giao, qua đó GV xem HS đã nắm được kiến thức hay chưa và nắm được ở mức độ nào.
Nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động này là như trình bày, luyện tập, bài thực hành, giúp cho các em thực hiện tất cả những hiểu biết ở trên lớp và biến những kiến thức thành kĩ năng. Hoạt động luyện tập có thể thực hiện qua hoạt động cá nhân rồi đến hoạt động nhóm để các em học tập lẫn nhau, tự sửa lỗi cho nhau, giúp cho quá trình học tập hiệu quả hơn.
Hoạt động luyện tập củng cố để đánh giá quá trình dạy - học của thầy và trò, khẳng định kết quả dạy - học. Có nhiều cách để thiết kế hoạt động luyện tập để củng cố kiến thức. Giáo viên có thể cho học sinh luyện tập bằng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, cũng có thể bằng trò chơi hoặc các câu hỏi tình huống..... Các cách luyện tập đó chủ yếu kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức, kỹ năng của học sinh bằng các câu hỏi kiến thức, là cách mà nhiều giáo viên sử dụng thường xuyên. Trong quá trình dạy học, tôi thấy nếu thường xuyên củng cố kiến thức cho học sinh bằng cách này sẽ gây sự nhàm chán. Vì vậy tôi đã lựa chọn nhiều cách để củng cố kiến thức cho HS trong đó có sử dụng vận dụng kiến thức văn học kết hợp CNTT để luyện tập củng cố kiến thức cho học sinh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra ưu tiên cấp bách hiện nay là phải đổi mới giáo dục thông qua chuyển đổi kỹ thuật số nhằm giảm thiểu tình trạng bị gián đoạn giáo dục trong tương lai (như trong mùa đại dịch Covid-19 phải đóng cửa trường học, dạy học từ xa) góp phần triển khai ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
 Để luyện tập củng cố kiến thức cho học sinh bằng vận dụng kiến thức văn học trong giảng dạy phần công dân với đạo đức lớp 10, môn GDCD, tôi đã sử dụng các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài văn để luyện tập, củng cố kiến thức cho học sinh cùng với việc sử dụng các phần mềm CNTT như Azota, Quizizz, Katoot... Kết quả cho thấy tiết học được kết thúc nhẹ nhàng vui vẻ. HS phấn khởi, nhận nhiệm vụ mới trong hoạt động vận dụng, tìm tòi mở rộng bài học. 
Ví dụ 1:
Trong bài “Công dân với công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Sau khi học xong nội dung bài học ở bước hình thành kiến thức, GV tổ chức cho HS luyện tập, củng cố k

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_van_hoc_trong_day_hoc_mot_so_noi_dun.doc
  • docBÌA SKKN MÔN GDCD NĂM 2022.doc