Giải pháp Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Công dân với đạo đức – Môn Giáo dục công dân cho học viên lớp 10A1 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Si Ma Cai

Giải pháp Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Công dân với đạo đức – Môn Giáo dục công dân cho học viên lớp 10A1 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Si Ma Cai

Trong đời sống xã hội hiện nay đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỉ, thực dụng đang diễn ra hàng ngày, trong khi đó chương trình môn Giáo dục công dân nói chung nặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, lại không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh. Những bài học ý nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú trọng mà thay bằng những bài học quá trừu tượng. Chương trình giáo dục công dân ỏ Trung tâm Giáo dục thường xuyên chỉ có 11 tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên tổng số 32 tiết trong khi nội dung những bài học trong sách Đạo Đức lại rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Mặt khác, học viên học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Si Ma Cai phần lớn là các học sinh có học lực yếu, không được vào học tại các trường Trung học phổ thông, hoặc là những học viên không có điều kiện đi học Trung học phổ thông ngay sau khi hoàn thiện chương trình Trung học cơ sở,.Học viên phần đông là dân tộc thiểu số, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc giáo dục con em, phó mặc cho nhà trường, cho xã hội. Nhiều học viên không xác định đúng mục đích học tập, sống thiếu lý tưởng, thiếu ước mơ, không kiên định, dễ bị kẻ xấu lôi kéo,.Phần đông học viên không có kiến thức về các chuẩn mực đạo đức,. đó là một số khó khăn mà tôi gặp phải trong vấn đề chọn để viết Sáng kiếng kinh nghiệm.

 

doc 10 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 434Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Công dân với đạo đức – Môn Giáo dục công dân cho học viên lớp 10A1 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Si Ma Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LÀO CAI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy phần Công dân với đạo đức – Môn Giáo dục công dân
cho học viên lớp 10A1 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên
huyện Si Ma Cai.
 Họ và tên tác giả: Vũ Thị Thu Hà
 Chức vụ: Phó giám đốc
 Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX huyện Si Ma Cai
Si Ma Cai, tháng 3 năm 2014
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH LÀO CAI
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 
Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả
giảng dạy phần Công dân với đạo đức – Môn Giáo dục công dân
cho học viên lớp 10A1 tại Trung tâm giáo duc thường xuyên
huyện Si Ma Cai.
 Họ và tên tác giả: Vũ Thị Thu Hà
 Chức vụ: Phó giám đốc
 Đơn vị công tác: Trung tâm GDTX huyện Si Ma Cai
Si Ma Cai, tháng 3 năm 2014
MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài.
2. Nội dung của đề tài.
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.2. Thực trạng của vấn đề.
2.3, Các biện pháp đã tiến hành ......
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến
3. Kết luận
4. Tài liệu tham khảo.
.......................................... Trang 3
.......................................... Trang 4
.......................................... Trang 4
.......................................... Trang 4
.......................................... Trang5 
.......................................... Trang 7
.......................................... Trang 8
.......................................... Trang 9
Lý do chọ đề tài.
Đổi mới phương pháp dạy học ở Trường phổ thông là nhiệm vụ giáo dục của toàn ngành trong giai đoạn hiện nay. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, tinh thần hợp tác, kỹ năng vận dụng kiến thức của học sinh. Tạo cho học sinh có niềm tin, niềm vui, hứng thú trong học tập.
Đối với môn Giáo dục công dân, đây là môn học trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông cơ bản, phù hợp với lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức, pháp luật, lối sống. Mặt khác, đây là môn học hình thành và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin, hành vi và thói quen đạo đức, chấp hành pháp luật, giúp các em có được sự thống nhất cao giữa ý thức và hành vi.
	Nội dung kiến thức môn Giáo dục công dân ở trường THPT nói chung và ở phần Công dân với đạo đức nói riêng thường mang tính lí luận cao, khiến người dạy và người học cảm thấy "khó dạy" và "khó học". Tính lí luận này được thể hiện tập trung ở chỗ kiến thức môn học mang tính trừu tượng, khái quát hóa cao, đó là các khái niệm, phạm trù đạo đức như: Nhân nghĩa, danh dự, hạnh phúc,tình yêu, lòng yêu nước,...
	Từ đặc điểm cơ bản trên, nếu người dạy chỉ chú trọng truyền đạt tri thức trong sách giáo khoa mà không có liên hệ thực tế hoặc kể cho học viên nghe những câu chuyện " người thật, việc thật" sẽ làm cho giờ học trở nên khô khan, nặng nề, thậm chí là sáo rỗng. Học viên sẽ tiếp thu bài một cách thụ động, đối phó và chắc chắn những chuẩn mực đạo đức sẽ không được chuyển hóa thành những kĩ năng sống tích cực trong cuộc sống hàng ngày của các em. Phương pháp giáo dục đạo đức theo kiểu giáo điều không còn phù hợp nữa, cần phải đưa học sinh vào các xử lý tình huống thực tế. Giáo dục đạo đức trong nhà trường cần giảm thiểu những vấn đề cao xa, lớn lao, thay vào đó cần kiên trì bồi đắp lòng nhân ái, tính trung thực, lòng tự trọng, nếp nghĩ và lối sống lành mạnh, trọng đạo lý, sống có kỷ luật.
	Vì vậy, để tăng hiệu quả các tiết dạy phần “Công dân với đạo đức” tôi chọn phương pháp “Sử dụng truyện kể nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy phần Công dân với đạo đức” cho học viên lớp 10A1 tại Trung tâm Giáo dục thưởng xuyên huyện Si Ma Cai.
2. Nội dung Sáng kiến:
 2.1 Cơ sở lý luận.
	Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay, mẫu hình con người Việt Nam cần được giáo dục là con người kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc về lòng yêu nước, ý thức tự cường dân tộc, tinh thần nhân văn, nhân đạo, trọng đạo lí... đồng thời cần được hình thành những phẩm chất quý giá của con người thời đại mới như: phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, dồi dào năng lực sáng tạo, năng động...Thông qua kể chuyện, tôi muốn định hướng cho học sinh biết suy nghĩ, hành động theo những tấm gương tốt, đồng thời giúp các em có thái độ đấu tranh quyết liệt, lên án mạnh mẽ những hành vi vi phạm các chuẩn mực đạo đức tiến bộ của xã hội và pháp luật của nhà nước.
2.2 Thực trạng của vấn đề:
* Thuận lợi:
	Lãnh đạo nhà trường luôn xác định Công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên  là công tác quan trọng và có tác động lớn tới chuyên môn cũng như sự phát triển của nhà trường. Vì vậy, việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học viên thực sự đã đạt được những điểm nổi bật trong thời gian vừa qua, cụ thể :
 	Đại bộ phận học viên có ý thức học tập và rèn luyện đạo đức, có tác phong sinh hoạt lành mạnh.
 Học viên thuộc diện xếp loại hạnh kiểm Tốt, Khá chiếm 85,2 %. Không có học viên vi phạm các tệ nạn xã hội.
	Đây là những thuận lợi cơ bản nhất trong vấn đề chọn để viết Sáng kiến kinh nghiệm của tôi.
* Khó khăn:
	Trong đời sống xã hội hiện nay đã có những biểu hiện xem nhẹ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, chạy theo thị hiếu không lành mạnh. Cuộc đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu, giữa lối sống lành mạnh trung thực, có lý tưởng với lối sống ích kỉ, thực dụng đang diễn ra hàng ngày, trong khi đó chương trình môn Giáo dục công dân nói chung nặng tính lý thuyết, thiếu kỹ năng sống, lại không tạo được dấu ấn để tác động hình thành nhân cách học sinh. Những bài học ý nghĩa, gần gũi với đời sống không được chú trọng mà thay bằng những bài học quá trừu tượng. Chương trình giáo dục công dân ỏ Trung tâm Giáo dục thường xuyên chỉ có 11 tiết dạy các vấn đề về đạo đức trên tổng số 32 tiết trong khi nội dung những bài học trong sách Đạo Đức lại rất gần gũi với cuộc sống đời thường. Mặt khác, học viên học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên huyện Si Ma Cai phần lớn là các học sinh có học lực yếu, không được vào học tại các trường Trung học phổ thông, hoặc là những học viên không có điều kiện đi học Trung học phổ thông ngay sau khi hoàn thiện chương trình Trung học cơ sở,...Học viên phần đông là dân tộc thiểu số, nhiều gia đình chưa quan tâm đến việc giáo dục con em, phó mặc cho nhà trường, cho xã hội. Nhiều học viên không xác định đúng mục đích học tập, sống thiếu lý tưởng, thiếu ước mơ, không kiên định, dễ bị kẻ xấu lôi kéo,...Phần đông học viên không có kiến thức về các chuẩn mực đạo đức,... đó là một số khó khăn mà tôi gặp phải trong vấn đề chọn để viết Sáng kiếng kinh nghiệm.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề.
	Ngiên cứu những vấn đề lí thuyết về phương pháp dạy học.
	Nghiên cứu tâm sinh lí, trình độ nhận thức, ý thức của học viên lớp 10. 	Lựa chọn những câu chuyện kể phù hợp với nội dung của từng phạm trù đạo đức để làm rõ kiến thức cần trình bày.
	Phác họa ý tưởng, ý định cho bài giảng đó.
	Chuẩn bị các ví dụ, các chuyện kể gắn với học sinh để bài học sinh động hơn.
	Ngoài ra còn kết hợp sử dụng giáo án điện tử với nhiều tranh ảnh, phim tư liệu để tạo cho các em sự yêu thích môn học.
	Yêu cầu học sinh cùng tham gia chuẩn bị bài học: Sưu tầm các câu chuyện liên quan đến nội dung bài học.
	Thông qua các câu hỏi yêu cầu nhận xét, đánh giá để biết được nhận thức, thái độ, tình cảm của các em. Từ đó rút kinh ngiệm cho các bài giảng sau.
* Triển khai thực hiện.
	- Quy trình: Trong quá trình dạy học tôi đã gắn các nội dung của kiến thức với các bài học sống động về cách nhìn nhận, xem xét, đánh giá về các hiện tượng đang diễn ra trong cuộc sống thông qua những câu chuyện kể.
	- Cách thức: Sử dụng những truyện kể giản dị, gần gũi, thiết thực để các em có khả năng dễ dàng tiếp nhận để tác dụng giáo dục tri thức thực sự có hiệu quả.
	- Thời gian: Thực hiện trong học kì II của năm học đối với học sinh lớp 10 A1, phần Công dân với đạo đức.
	- Phương tiện: Sưu tầm những câu chuyện về những anh hùng, danh nhân của dân tộc. Bên cạnh đó là những tấm gương, những điển hình tiên tiến trong cuộc sống hàng ngày mà thông qua các phương tiện thông tin đại chúng các em có thể biết được.
	- Phối hợp thực hiện: Trong quá trình chuẩn bị nội dung bài giảng, tôi có trao đổi và tham khảo ý kiến đồng nghiệp dạy môn Lịch sử trong tổ trong nhà trường. Ngoài ra, tôi còn tạo điều kiện để học viên được tự kể về những tấm gương đạo đức, những bài học các em rút ra được trong cuộc sống cho các bạn cùng nghe.
Dưới đây là một số minh họa tiêu biểu của tôi:
Khi giảng bài 10 “Quan niệm về đạo đức”, giáo viên có thể mở đầu bài giảng bằng câu chuyện Bác Hồ trong đời thường qua đó rút ra kết luận về sự giản dị, thanh đạm của Bác Hồ, nêu cao tấm gương đạo đức sáng ngời của Bác cho học sinh noi theo. Sau bao nhiêu năm bôn ba khắp năm châu bốn bể, không bao giờ Người quên những bữa cơm đạm bạc nơi quê nhà. Dù làm gì và ở đâu Người cũng chỉ ăn uống thanh đạm, tiết kiệm và nhường nhịn. Bác sống gần gũi, thân mật với những người xung quanh. Một lần tình cờ Cố vấn Vĩnh Thụy- cựu hoàng Bảo Đại tới gặp đúng lúc Bác đang ăn, bữa ăn như thường lệ. Thấy Bác làm nhiều, đôi mắt trũng sâu, má hóp... ngài Cố vấn Vĩnh Thụy xin được mang thức ăn lại để Bác dùng, nhưng Người trả lời tự nhiên: “Cảm ơn Ngài cố vấn! Tôi cùng anh em đã quen lệ rồi”. Không chỉ ăn uống mà tất cả sinh hoạt hàng ngày, ở Bác đều toát lên sự giản dị, thanh tao. Đạo đức của Người là tấm gương sáng cho chúng ta noi theo.
Hoặc khi giảng bài 11: “ Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học”, ở đơn vị kiến thức 1: Nghĩa vụ, giáo viên có thể sử dụng câu chuyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng để minh họa cho học sinh thấy được sự dũng cảm hi sinh quên mình vì việc nghĩa của Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Từ đó giúp học sinh ý thức được nghĩa vụ của mình trong học tập cũng như trong cuộc sống. Nội dung câu chuyện có thể khái quát: Mới 15 tuổi, Trần Quốc Toản đã có trí lớn, muốn được tham dự hội nghị Bình Than để bàn việc nước, nhưng không được chấp nhận, trong tay cầm quả cam, chàng thiếu niên bóp nát lúc nào không biết. Trở về lập nên một đội quân lớn, với lá cờ thêu sáu chữ vàng “Phá cường địch, báo hoàng ân”. Trong các trận đánh, Trần Quốc Toản luôn ở vị trí tiên phong, xung trận cùng các tướng lĩnh tạo nên những chiến thắng lẫy lừng. Trận chiến đấu oanh liệt bên dòng sông Như Nguyệt, Trần Quốc Toản đã anh dũng hy sinh khi vừa tròn 17 tuổi. 
Ở đơn vị kiến thức 2: Lương tâm, giáo viên có thể mở đầu hoăc kết thúc bằng câu chuyện Sự ngỗ nghịch đáng ân hận suốt đời (Trích trong Dế mèn phưu lưu kí của nhà văn Tô Hoài), để giúp học sinh thấy được lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và với xã hội. Chuyện kể về sự ngông cuồng, dại dột của dế mèn đã dẫn đến cái chết của Dế Choắt. Nhưng sau hành động của mình, Dế Mèn rất ân hận: “Nào tôi biết, cơ sự ra nông nỗi này! Tôi hối hận lắm! Tôi hối hận lắm! Anh mà chết là chỉ tại cái tội ngông cuồng dại dột của tôi. Tôi biết làm thế nào bây giờ”. Sau khi Dế Choắt tắt thở, Dế Mèn đã tự kiểm điểm hành vi sai lầm của mình: Tôi đứng lặng hồi lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên. Còn về phần Dế Choắt lại rất rộng lượng tha thứ cho Dế Mèn, và cũng không quên khuyên nhủ dế Mèn: “Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt tôi khuyên anh: Ở đời mà có cái thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.
Với phạm trù Nhân phẩm và danh dự, giáo viên có thể sử dụng chuyện Không nhận lụa để minh họa cho học sinh thấy được đức độ cao thượng, liêm khiết của quan Tả Thị lang bộ hình- Vũ Tụ- Người được Vua Lê Thánh Tông ban cho hai chữ “Liêm tiết” đính vào cổ áo mỗi khi vào triều. Quan Tả Thị lang, khi có người đến nhà kính cẩn xin ông nhận cho tấm lụa quý để tỏ lòng biết ơn khi vừa thắng kiện, mà anh ta nghĩ rằng chắc là nhờ Vũ Tụ có phần chiếu cố. Vũ Tụ trả lời: Ta không biết anh là ai, việc xử án là theo luật lệ. Vị khách nói rằng luật lệ bây giờ yếu thế, tấm lụa có đáng là bao, chỉ gọi là một chút lòng thành. Còn đi vào lúc này là tránh điều dị nghị. Vũ Tụ trừng mắt: Ngươi mà cũng biết nói đến dị nghị à? Tránh dị nghị sao lại còn lén lút? Tập tục thì ta mặc. Ta há phải theo tập tục để làm ô danh như bao kẻ khác hay sao? Dứt lời, ông bảo người đuổi khách ra khỏi cửa.
Khi giảng bài 13 "Công dân với cộng đồng, ở mục Nhân nghĩa, giáo viên có thể sử dụng chuyện Trái tim hoàn hảo để học sinh cảm nhận được rằng cuộc sống sẽ thật đẹp đẽ và ý nghĩa khi chúng ta biết sẻ chia với những người xung quanh, biết yêu thương đồng loại, biết vui cùng niềm vui, biết buồn cùng nỗi buồn của những người xung quanh...
	Như vậy, khi dạy các phạm trù đạo đức, giáo viên không chỉ truyền thụ tri thức, hình thành thái độ mà còn rèn luyện hành vi đạo đức cho học sinh, biến những tri thức đạo đức thành sức mạnh nội tâm của họ, tạo ra những con người Việt Nam có đủ cả đức lẫn tài, đem sức trẻ, tài năng và đức độ của mình để xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, ấm no, hạnh phúc.
2.4 Hiệu quả của áp dụng SKKN.
	Bản thân tôi nhận thấy rằng khi dạy phần Công dân với đạo đức, thông qua những câu chuyện đạo đức như trên sẽ làm tri thức đạo đức dễ khắc sâu hơn vào tâm trí người học, góp phần phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Kết quả cụ thể: 
Học kì I
Học kì II
Giỏi
Khá
TB
Giỏi
Khá
TB
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
0
0
21
61.76
13
38.24
5
14.7
23
67.65
6
17.65
3. Kết luận.
	Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong giai đoạn hiện nay càng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ cao hơn, cần thiết hơn khi toàn Đảng, toàn dân ta đang tích cực tham gia cuộc vận động “Học tập và làm theo tư tuởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nó sẽ là nguồn lực tinh thần to lớn thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước.
	Giáo dục đạo đức học sinh là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó giáo dục ở nhà trường có vai trò định hướng. Vì vậy mỗi cá nhân, mỗi tập thể nhà trường cần nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc giáo dục đạo đức học sinh.
	Thực tế cho thấy, các chuẩn mực đạo đức và các quy phạm pháp luật có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì thế, tôi cho rằng, áp dụng biện pháp sử dụng truyện kể về những con người cụ thể trong việc thực hiện hay vi pham pháp luật ở phần Công dân với pháp luật cũng sẽ thu được hiệu quả cao trong giờ dạy.
Xác nhận của hội đồng khoa học nhà trường
Ngày 20 tháng 3 năm 2014
Người thực hiện
Vũ Thị Thu Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Những câu chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh- Sưu tầm.
2. “Dế mèn phiêu lưu kí” - Tô Hoài.
3. “Không nhận lụa”- theo Vũ Ngọc Khánh- Kho tàng giai thoại Việt Nam.
4. Câu chuyện về “Trái tim hoàn hảo”- Sống đẹp.xitrum.net/nghethuatsong.
5. “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”- Nguyễn Huy Tưởng.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_su_dung_truyen_ke_nham_nang_cao_hieu_qua_giang_day.doc
  • docPhu luc kem theo CV 518.doc