SKKN Vai trò của ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn

SKKN Vai trò của ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn

Học sinh nữ DTTS là những học sinh thiếu tự tin, ngại xuất hiện chỗ đông người, thiếu tính mạnh dạn, tâm lý không thoải mái. Để hỗ trợ các em, giúp các em tự tin, ý thức tự giác hòa nhập, tham gia cùng các bạn vào các hoạt động giáo dục, tìm hiểu pháp luật, các hoạt động trải nghiệm , tổ chức Đoàn thanh niên phải là tổ chức thật sự xung kích, luôn sẵn sàng giúp đỡ và hỗ trợ. Phối hợp với Công đoàn để xây dựng kế hoạch giáo dục học sinh nữ DTTS sát đối tượng. Chủ động phối hợp với Đoàn thanh niên thị trấn, Đoàn thanh niên cơ quan công an huyện và Đoàn các xã lân cận để tuyên truyền phổ biến pháp luật, xây dựng phóng sự truyền hình ngắn về chính những học sinh của trường nghỉ học do tảo hôn để chiếu trong các buổi tuyên truyền, trong các buổi ngoại khóa, hội thi hội diễn tìm hiểu về chủ đề tảo hôn , Thực tế hiện nay hầu hết giáo viên giảng dạy ở các cấp học chưa được đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn để giáo dục thật hiệu quả đối tượng học sinh nữ dân tộc thiểu số, các thầy cô chỉ dựa vào kinh nghiệm cá nhân, thấu hiểu được những khó khăn thường ngày của học sinh. Chính vì vậy, để đạt được hiệu qủa thật sự trong giáo dục học sinh, tôi xin được chia sẻ một vài bí quyết đó là sự thấu cảm, yêu thương và kiên nhẫn của giáo viên phụ trách.

Trước hết, GV phụ trách phải là người có sự kiên trì, biết biến hóa trong phương pháp giáo dục thì mới mong có hiệu quả tốt. Để tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp, GV phối hợp cùng đồng nghiệp để tìm hiểu kỹ đối tượng: cụ thể tìm hiểu kỹ tâm lý, phong tục tập quán, nhu cầu, sở thích, ước mơ, khả năng, hoàn cảnh gia đình. của từng đối tượng HS. Quan trọng nhất, là trên cơ sở đặc thù của từng em để đưa ra phương hướng, mục tiêu riêng, trên cơ sở mục tiêu chung.

Với cách làm trên, bằng những nỗ lực, lòng kiên trì của giáo viên trong giảng dạy và giáo dục luôn dành cho các em này sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên theo dõi chỉ bảo tận tình, các em có tư tưởng ổn định, coi trường là nhà đã đạt kết quả học tập tương đối khả quan so với khả năng của các em, thậm chí một số em đã được lên lớp, đạt sức học như các học sinh bình thường khác.

 

docx 66 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 172Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vai trò của ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số ở trường Trung học Phổ thông Kỳ Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngoài ra nhà trường tạo điều kiện tối đa để các em được đảm bảo quyền lợi học tập, rèn luyện kỹ năng, hỗ trợ lúc khó khăn (phụ lục 1).
Chính cách làm này đã làm các cô dễ dàng hơn trong công tác động viên, giáo dục các em học sinh tự tin, an tâm tham gia học tập. Số học sinh nữ bỏ học lấy chồng
năm sau giảm hơn năm trước là vậy. Đây là tín hiệu đáng mừng, tuy nhiên chúng tôi cũng gặp phải những khó khăn khi tiến hành tìm hiểu về học sinh và gia đình các em do bất đồng ngôn ngữ hoặc do gia đình các em đi làm ăn xa hoặc ở trên nương rẫy;
Lựa chọn GV nữ làm công tác tư vấn, tuyên truyền, giáo dục
Chúng tôi coi công tác tuyên truyền là khâu quan trọng, hoạt động của người tuyên truyền phải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh, từng hoàn cảnh, phong cách khi trình bày một vấn đề phải có tính khoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục. Muốn học sinh trở thành học sinh ngoan, chăm chỉ và có tinh thần học tập thì trước hết cá nhân mình phải là người gương mẫu, có sức ảnh hưởng không những chỉ với học sinh mà với cả phụ huynh học sinh và đồng nghiệp của mình.
Ưu tiên, lựa chọn GV nữ có năng lực, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm
cao.
Tư vấn cho các em về tình bạn, tình yêu, về các hoạt động học tập, sinh
hoạt tập thể, làm cho các em thấy được ý nghĩa của từng vấn đề, giúp các em từng bước thay đổi cách nghĩ, cách hành động, tiến bộ về thể chất và tinh thần. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh nữ DTTS, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của nhà trường.
Hướng dẫn GV nữ được phân công nhiệm vụ lập kế hoạch giáo dục cá nhân học sinh trên cơ sở xác định mục tiêu trong xây dựng kế hoạch, phương pháp giáo dục, tổ chức giáo dục, nội dung hoạt động NGLL, trải nghiệm sáng tạo...
Nhân điển hình kinh nghiệm giáo dục học sinh nữ DTTS thành công.
Kiểm tra, đánh giá học sinh nữ DTTS
Xét lên lớp và cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh DTTS đối với cấp THPT được tiến hành đánh giá như sau:
Đánh giá kết quả giáo dục theo đúng hướng dẫn của Thông tư 22 của Bộ GD&ĐT. Đánh giá các em thông qua quan sát trực quan trên mỗi tiết học, mỗi hoạt động. Bên cạnh đó, đánh giá học sinh thông qua hỏi - đáp giữa giáo viên - học sinh và giữa học sinh - học sinh. Đồng thời, đánh giá phẩm chất, năng lực các em thông qua các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm và kỹ năng sống. Qua những hoạt động này, nhà trường mong muốn các em tự tin, tự giác hơn trong học tập cũng như cuộc sống.
Đánh giá sự tiến bộ theo phương châm động viên là chính.
Đánh giá theo khả năng tiếp cận với mục tiêu giáo dục cá nhân.
Tạo lập chính sách ưu đãi phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh gia đình
Ngoài những chính sách ưu đãi chung của Chính phủ về hỗ trợ chi phí ăn ở, hỗ trợ chi phí học tập cho các em học sinh dân tộc thiểu số, học sinh ở xã, thôn đặc
biệt khó khăn thì hằng năm, nhằm động viên, khích lệ học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vươn lên trong học tập, đặc biệt là những học sinh nữ DTTS, đồng thời ghi nhận những nỗ lực, cố gắng không ngừng của các em trong từng học kỳ, năm học, Nhà trường, Công đoàn phối hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, trong đó có trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - đơn vị kết nghĩa trong chương trình “ Phòng giúp phòng - trường giúp trường” đã trao tặng các em nhiều suất học bổng giá trị. Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị, chúng tôi linh động đưa vào quy chế chi tiêu nội bộ hằng năm. Cứ cuối kỳ, cuối năm, chúng tôi bình xét, xếp loại các CBGV có thành tích trong công tác giáo dục học sinh, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm (GVCN) duy trì tốt sỹ số học sinh từ đầu đến cuối năm học, cách làm này mang lại hiệu quả thiết thực:
Trích từ quỹ phúc lợi để động viên GVCN vào cuối kỳ, cuối năm;
Đối với học sinh DTTS:
+ Trích quỹ khuyến học khen thưởng cho đối tượng học khá, học giỏi;
+ Trao học bổng cho đối tượng có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và rèn luyên;
Với cách làm này, mặc dù ưu đãi không lớn về vật chất nhưng đã kịp thời động viên GV và HS phấn khởi, tạo động lực cho thầy và trò trong quá trình dạy và học.
Nâng cao vai trò nòng cốt của Ban nữ công trong công tác quan tâm, giáo dục học sinh nữ DTTS
Yêu cầu đối với giáo viên nữ trong công tác giáo dục học sinh DTTS
Để giúp các em học sinh nữ DTTS tham gia học tập chuyên cần, tích cực, hạn chế tình trạng bỏ học, tảo hôn thì Ban nữ công cần: Hiểu được tâm lý, phong tục tập quán, năng lực và những hạn chế của các em; Nắm rõ hoàn cảnh của các em học sinh nữ DTTS; Giáo viên được phân công theo từng khối lớp lập kế hoạch cá nhân cụ thể cho từng đối tượng trong của mình phụ trách; Tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, gia đình, xã hội và kết hợp các tổ chức trong cộng đồng để giúp đỡ các em; Sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức giáo dục phù hợp để tạo điều kiện cho các em được tham gia các hoạt động; Có thể nói giáo dục các em học sinh nữ DTTS cần sự nhiệt huyết, chia sẻ, thấu hiểu hơn rất nhiều của nữ CBGV: gần gũi, sự tận tụy, nhân ái bằng cử chỉ, hành động và cả ánh mắt thương yêu. Hơn thế nữa, nữ CBGV còn phải chịu hy sinh một phần quyền lợi của mình vì các em, nên phải đầu tư công sức, thời gian thực sự thì mới đem lại hiệu quả.
Với những vấn đề trình bày trên, mỗi nữ cán bộ GV khi được phân công quan tâm, giúp đỡ, giáo dục các em phải tìm kiếm cho mình những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh. Các biện pháp này đã được vận dụng từ năm 2020 ở trường chúng tôi và đem lại hiệu quả thiết thực.
Cách thức thực hiện
Có nhiều nội dung mà người làm công tác giáo dục học sinh DTTS cần phải quan tâm. Để biến kế hoạch thành hành động cụ thể, phù hợp đòi hỏi sự linh động xử lý của GV. Ở đây tôi chỉ đề cập đến những giải pháp thiết thực đem lại hiệu quả khả quan trong công tác này của Ban nữ công.
Xác định, tìm hiểu đối tượng học sinh nữ DTTS
Ngay từ đầu năm, Ban nữ công xây dựng kế hoạch, phân công các giáo viên phụ trách, xác định, tìm hiểu tâm lý, phong tục tập quán, hoàn cảnh, chỗ ở của gia đình, chỗ trọ của học sinh trong nhóm mình phụ trách. Họ, tên, dân tộc, học lực, hạnh kiểm Những mặt nào còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn.
Ví dụ 1: Khi nhận phụ trách học sinh nữ dân tộc khối lớp 12- từ lớp 12C5 đến lớp 12C8, cô giáo Viên Thị Nguyệt, trường THPT Kỳ Sơn ghi chú cho mình những thông tin cơ bản về một số học sinh nữ DTTS cần được quan tâm đặc biêt hơn như:
TT

Họ và tên

Lớp

Dân tộc

Chỗ trọ

Mặt mạnh

Mặt yếu
Hoàn cảnh gia đình

1

Pịt Thị Xoi

12C5

Khơ mú

Khối 4- TT
Mường Xén

Ham học hỏi, khám phá

Đọc nói khó, viết chậm
Gia đình bố mẹ đi
làm ăn
xa

2

Già Y Nu

12C5

H’mô ng

Bản Sơn Hà-Tà Cạ

Thích tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè.

Tiếp thu chậm, thỉnh thoảng vắng học
Bố mẹ li hôn, mẹ đi bước nữa, ở với ông bà nội
già yếu

3

Cụt Thị Sâm

12C6

Khơ mú
Bản Lưu Tiến- Chiêu
Lưu
Nhanh nhẹn, thích tham gia các hoạt
động
Sức khỏe yếu(mắc bệnh động
kinh)

Gia đình hộ nghèo

4

Hạ Y Dồng

12C6

Thái
Bản Huồi Cáng 2-
Chăm học, có ý thức
Yêu sớm, tư tưởng nghỉ
Gia đình hộ

TT

Họ và tên

Lớp

Dân tộc

Chỗ trọ

Mặt mạnh

Mặt yếu
Hoàn cảnh gia đình




Bắc Lý
xây dựng bài
học
nghèo, bố mẹ đi Nam
làm ăn

5

Lầu Y Cò

12C7

H’mô ng

Bản Huồi Ức-Huồi Tụ
Có năng khiếu múa hát, có ước mơ học lên
Đại học
Học tập chưa chăm, chưa có động cơ, mục đích học
tập

Mẹ mất sớm, gia đình hộ nghèo

6

Chích Thị Xét

12C7

Khơ mú

Bản Nam Tiến 2- Bảo Nam

Ngoan ngoãn, hiền lành

Tiếp thu bài chậm, ngại tham gia các hoạt động
Hoàn cảnh gia đình rất khó
khăn

7

Vừ Y Vân

12C8

H’mô ng

Bản Nhọt kho-Bắc Lý

Có khả năng tiếp thu bài nhanh

Hay vắng học, nghỉ học
Bố bị bắt do buôn bán hàng
cấm
Lập kế hoạch cụ thể
Khi đã phân loại được các học sinh nữ DTTS, GV cần vạch ra mục tiêu phù hợp để lập kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng học sịnh. Sau mỗi tuần học, mỗi tháng đều nhận xét, đánh giá, tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp nhắc nhở, động viên. Sau mỗi năm học có kế hoạch phù hợp đối tượng học sinh nữ DTTS.
Ví dụ: Bản kế hoạch năm của GV Lương Thị Vân (Phó bí thư Đoàn trường và là GV dạy bộ môn tiếng Anh lớp 12A1) đối với nhóm học sinh nữ DTTS lớp 12A1 (bản trích)
Mục tiêu:
Kiến thức, kĩ năng các môn học: Nắm vững kiến thức cơ bản của các môn học, kĩ năng trong chương trình học.
Kĩ năng xã hội: Nhanh nhẹn, phát huy năng lực tham gia các hoạt động tập thể, trải nghiệm, lễ phép với mọi người.
Kế hoạch: được chia theo từng kỳ, từng tháng cụ thể, có biện pháp kèm
theo để giúp đỡ học sinh nữ DTTS.
Tháng
Nội dung hoạt động
Biện pháp thực hiện
Ngƣời tham gia thực hiện
Kết quả mong muốn
Theo dõi sự tiến bộ

11/2020
Tiếp tục tư tìm hiểu, trao đổi, tư vấn về việc học tập và rèn đạo đức
Động viên HS tham gia tích cực các hoạt động
chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Liên lạc với gia đình;
Sắp xếp chỗ ngồi, phân công kèm cặp;
Sự hỗ trợ của bạn bè trong hoạt động tập
thể
Nữ CBGV
Bạn bè
GV nắm được tâm lý, hoàn cảnh, hiểu rõ hơn năng lực của HS, nắm bắt được nguyện vọng của PH, HS;
học sinh nữ DTTS chăm
chỉ học tập, nỗ lực phấn đấu học tập; tự tin tham gia hoạt động tập thể.


12/2021
- Tập trung hỗ trợ để HS tham gia học đầy đủ, hiệu quả cho kỳ thi học kỳ 1
- Kết hợp với GVCN để giáo dục ý thức học tập, bổ trợ kiến thức
Nữ CBGV
Giáo viên chủ nhiệm
GV bộ môn
BGH
Mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Nhớ được nhiều hơn kiến thức
Tiếp cận kiến thức mới ở mức cơ bản

1/2022
- Tham gia thi cuối kỳ, thi thử tốt nghiệp THPT lần 1
Dành thời gian để hỗ trợ cho HS về kiến thức
- Liên lạc tích cực với PH để động viên HS
Nữ CBGV
GVBM
GVCN
PH
-
BCHCĐ
BGH
- Tự tin đậu tốt nghiệp


Chủ động tham mưu với BGH nhà trường về giáo dục học sinh nữ dân tộc thiểu số
Đây là nội dung mà Ban nữ công luôn nên làm tốt để BGH biết và xử lý kịp thời, đảm bảo nhiệm vụ chính trị của nhà trường đề ra. Bởi vậy, Ban nữ công kịp thời báo cáo nhà trường và BCHCĐ về tình hình của học sinh nữ DTTS lớp mình phụ trách và những vấn đề liên quan đến giáo dục học sinh. Thường xuyên trao đổi thông tin, theo dõi sát sao 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_vai_tro_cua_ban_nu_cong_trong_cong_tac_quan_tam_giao_du.docx
  • pdfTrương Thị Lan - THPT Kỳ Sơn-Công Đoàn.pdf