SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng Sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh

SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng Sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh

2.4. Phân tích định hướng 10 phương pháp dạy học tích cực có hoạt động

nhóm phù hợp với sinh học 7 – (Nội dung chi tiết phần phụ lục).

- PP dạy học tích cực số 1: Kỹ thuật “Các mảnh ghép” (Jigsaw)

- Phương pháp dạy học số 2: Kỹ thuật khăn phủ bàn (Khăn trải bàn)

- PP dạy học số 3: Kỹ thuật “Động não” hay “Công não” (Brainstorming)

- Phương pháp dạy học tích cực số 4: Kĩ thuật “Bể cá”

- Hình thức dạy học tích cực số 5: Kĩ thuật “Tia chớp”

- Phương pháp dạy học số 6: Kỹ thuật “XYZ” ( Kỹ thuật 365)

- Phương pháp giảng dạy tích cực số 7: Kỹ thuật “Lược đồ tư duy” hay “

Sơ đồ tư duy”

- PP dạy học tích cực số 8: Kỹ thuật “Chia sẻ nhóm đôi” (Think, Pair, Share)

- Phương pháp dạy học số 9: Kỹ thuật Kipling ( 5W1H)

- Phương pháp dạy học tích cực số 10: Kỹ thuật KWL (KWLH)

Xuất phát từ sự định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy sinh học 7, vị

trí, mục tiêu, sự hình thành kiến thức, phẩm chất, năng lực cho học sinh trong

chương trình sinh học 7. Qua thời gian giảng dạy mười lăm năm, Tôi nhận thấy

“Dạy học theo phương pháp hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học

tập bộ môn sinh học 7 theo hướng phát huy năng lực học sinh” là hết sức phù

hợp và cần thiết với đối tượng học sinh lớp 7 và đem lại hiệu quả cao.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 2766Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức hoạt động nhóm nhằm nâng cao chất lượng Sinh học 7 theo định hướng phát huy năng lực học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 minh bạch, chặt chẽ, khách 
quan tránh gây mất đoàn kết, không phục giữa các nhóm. 
4. Lựa chọn phương pháp dạy học tích cực nào: 
 Với 10 phương pháp dạy học tích cực nêu trên cùng với ưu nhược điểm 
riêng của từng phương pháp, căn cứu theo mức độ yêu cầu về kiến thức, thái độ, 
kỹ năng cần đạt để lựa chọn một hoặc một nhóm phương pháp nhất định để tổ 
chức dạy học phù hợp nhất. 
Lưu ý: Các phương pháp giảng dạy luôn uyển chuyển linh hoạt và phù 
hợp với nội dung kiến thức và năng lực lĩnh hội của từng đối tượng học sinh, 
không cực đoan hóa bất kỳ phương pháp giảng dạy nào. Luôn xác định rõ 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -9/15-
phương pháp nào đi chăng nữa thì yếu tố phù hợp với đối tượng học sinh vẫn là 
tiêu trí số một. 
5. Chia làm mấy nhóm, mỗi nhóm gồm những thành viên nào? 
Nhóm học tập rất cần thiết trong dạy học theo định hướng phát triển năng 
lực người học. Khi học theo nhóm các em được chia sẻ ý kiến cho nhau, được 
hỗ trợ giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ nhằm phát triển năng lực và phẩm chất, 
hoàn thiện bản thân trong quá trình học tập. 
Tuỳ theo mục tiêu kiến thức, tư liệu giảng dạy của từng bài, từng nội dung có 
thể lựa chọn cách thức tổ chức hoạt động từng loại nhóm cho phù hợp. 
a, Nhóm nhỏ: từ 2-3 học sinh/nhóm thường 2 học sinh cùng bàn 
- Nhóm này phù hợp với nội dung kiến thức: 
+ Kiến thức về đời sống, tập tính của các loài động vật (học sinh đọc 
thông tin SGK tìm đặc điểm về môi trường sống, thức ăn, thời gian kiếm ăn, những 
tập tính điển hình, đặc điểm sinh sản,..) 
 + Kiến thức về đa dạng sinh học, vai trò của động vật đối với đời sống 
b, Nhóm trung bình: từ 3-4 học sinh/nhóm thường là 2 bàn liền kề 
 - Nhóm này phù hợp với nội dung kiến thức: 
 + Đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống 
 + Sự tiến hoá về tổ chức cơ thể, sinh sản, sự phát triển của giới động vật 
c, Nhóm lớn: từ 5-8 học sinh/nhóm thường mỗi nhóm là một tổ 
- Phù hợp với nội dung kiến thức: Kĩ năng thực hành giải phẫu, quan 
sát,... (dạng bài thực hành, bài tập lớn khó cần nhiều người giải quyết). 
Chú ý: Đối với nhóm trung bình và nhóm lớn cần phải có định hướng 
phân chia nhân lực cho đồng đều để đảo bảo tính tương xứng và cạnh tranh cao 
giữa các nhóm. Mỗi nhóm nhất thiết phải bầu ra được bạn trưởng nhóm(HS học 
khỏ-giỏi, có uy tín), bạn thư ký (HS viết chữ rõ ràng nhanh nhẹn) biết khoản 
xuyến công việc và có năng lực điều hành hoạt động nhóm. Trong thời gian đầu, 
GV hướng dẫn cụ thể cho các nhóm hoạt động (tập huấn cho nhóm trưởng và 
thư ký). Có nhận xét, điều chỉnh bổ sung cách làm của từng nhóm và rút kinh 
nghiệm chung. Chú ý động viên khích lệ kịp thời. 
* Khi chia nhóm, giáo viên cần tránh: 
 - Số lượng nhóm quá lớn làm cản trở sự trao đổi và điều khiển của nhóm 
trưởng cũng như các thành viên trong nhóm, dẫn đến một số em bị bỏ rơi khi 
thảo luận hoặc không có cơ hội trình bày ý kiến của mình khi thảo luận. 
 - Hình thức hóa nhóm tức là lựa chọn học nhóm không phù hợp với 
phương pháp, kỹ thuật mà giáo viên đưa ra, chẳng hạn như thuyết trình, trình 
chiếu, vấn đáp, không có thảo luận trong nhóm học sinh. 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -10/15-
*Giáo viên nên: 
 - Chia nhóm một cách tố ưu (nếu được 4 em một nhóm là tốt nhất) sao 
cho các em có thể trao đổi thảo luận và quán xuyến công việc của nhau trong 
quá trình học tập. Như vậy việc kê bàn ghế theo nhóm phải linh hoạt tránh 
gượng ép. Có thể mỗi bàn học 4 em là 1 nhóm, hoặc trên một bộ bàn ngồi 8 em 
sẽ được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 4 em 
 - Vị trí đặt bàn ghế các nhóm phải thuận lợi cho việc đi lại của giáo viên 
và học sinh, nên để không gian trong lớp mà giáo viên có thể đi lại được xung 
quanh lớp học. 
 - Điều chỉnh những đồ đạc không cần thiết được cất đi khi tổ chức hoạt 
động, không nên bầy nhiều thứ làm giảm không gian của nhóm gây khó khăn 
khi học tập 
- Luân phiên chỉ định nhóm trưởng và chỉ định thành viên báo cáo kết quả 
hoạt động nhóm một cách linh hoạt phù hợp với hoạt động học nhóm trong từng 
bài học. 
6. Giao nhiệm vụ cho nhóm, gợi ý, hỗ trợ các nhóm hoàn thành phiếu học tập: 
Hoạt động khởi động rất cần thiết trong dạy học nhằm phát triển năng lực 
cho học sinh, phát triển năng lực tư duy nêu để giải quyết vấn đề. 
Hoạt động này cần tạo ra những tình huống, những vấn đề ở đó người học 
cần được huy động tất cả các kiến thức hiện có, những kinh nghiệm, vốn sống 
của mình để cố gắng nhìn nhận và giải quyết theo cách riêng của mình và cảm 
thấy thiếu hụt kiến thức, thông tin để giải quyết. 
Như vậy, hoạt động “khởi động” nêu vấn đề là một hoạt động học tập, 
giao nhiệm vụ của giáo viên phải rõ ràng, học sinh phải được bày tỏ ý kiến 
riêng của mình cũng như ý kiến của nhóm về vấn đề đó cũng như việc trình bày 
báo cáo kết quả. 
Vậy để đạt được hiệu quả cao, giáo viên cần nghiên cứu tìm hiểu kỹ bài 
học, các câu lệnh chuyển giao đến học sinh phải rõ ràng, có mục đích, hợp lý 
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tránh việc giao nhiệm vụ không rõ 
ràng, mập mờ gây ra nhiều ý hiểu khác nhau hoặc những nhiệm vụ mà học sinh 
không thể làm được (không khả thi). Thường cấu trúc giao việc cho một hoạt 
động nhóm theo quy trình như sau: 
Bước 1: Làm việc chung cả lớp (bằng kịch bản có vấn đề - Càng thu hút 
càng tốt): 
- Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ cho các nhóm. 
- Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -11/15-
Bước 2: Làm việc theo nhóm 
- Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập (chú ý: yêu cầu 
các em suy nghĩ độc lập, ghi vở: ghi nhiệm vụ thảo luận, ghi ý kiến cá nhân) 
- Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm (Chú ý ghi vở: Ghi ý kiến đã 
thống nhất, ý kiến còn tranh luận, quan điểm cá nhân) 
- Cử đại diện (hoặc phân công trước) chịu trách nhiệm trình bày kết quả 
làm việc của nhóm. 
Bước 3: Thảo luận tổng kết trước toàn lớp và hệ thống hóa kiến thức 
- Lựa chọn các nhóm điển hình để chấm chữa (GV bao quát cho các nhóm 
trình bày theo thứ tự từ sai đến đúng) báo cáo kết quả. 
- Thảo luận chung, GV chốt ý kiến các nhóm. 
- Giáo viên phân tích đánh giá kết quả tranh luận các nhóm và tổng kết và 
hệ thống hóa kiến thức (có thể làm phiếu học tập, sơ đồ tư duy). 
Theo quan điểm hiện nay, trong bài học người giáo viên bắt buộc phải hệ 
thống hóa kiến thức. Bài học bây giờ có thể một chủ đề dạy học gồm các tiết 
học với các nội dung đòi hỏi người giáo viên phải chọn thời điểm thích hợp để 
hệ thống hóa kiến thức đảm bảo sao cho đạt được mục tiêu của bài học, đó là bài 
học phải đạt được mục tiêu của chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình 
giáo dục phổ thông theo quy định. 
* Những vấn đề GV cần lưu ý: 
+ Khi tiến hành hoạt động nhóm, GV phải điều chỉnh tư thế ngồi cho các 
em để đảm bảo sự phát triển về thể chất khắc phục cách ngồi quay quẹo người 
về sau mà chân vẫn giữ như cũ. 
+ Phải thường xuyên chú ý HS yếu kém và biện pháp giúp đỡ để các em 
cùng tham gia giải quyết nhiệm vụ của nhóm. 
+ Chọn những vấn đề, bài tập thích hợp (không quá khó, cũng không quá dễ). 
7. Các phương pháp chấm chữa phiếu học tập, đánh giá, tổng hợp kết quả 
hoạt động nhóm: 
Phương pháp chấm chữa, đánh giá, cho điểm linh hoạt, động viên và 
tuyên dương kịp thời cá nhân, tập thể. Giáo viên luôn luôn là trọng tài phân xử 
và chốt kiến thức đúng cho học sinh. 
Chú ý: HS yếu, sử dụng bút hoặc phấn màu đỏ để chấm chữa, thang điểm 
chấm chữa rõ ràng, minh bạch, dễ chấm, dễ hiểu, dễ đánh giá. 
8. Rút kinh nghiệm 
Với chương trình giáo dục đào tạo theo định hướng phát triển năng lực 
của học sinh thì hoạt động nhóm là liên tục và thường xuyên trong mỗi giờ lên 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -12/15-
lớp nên việc rút kinh nghiệm là rất cần thiết để tạo nếp học chủ động tích cực, 
tăng tính hiệu quả của mỗi tiết học. Nội dung góp ý rút kinh nghiệm nên tập 
trung ở một số “kỹ năng làm việc nhóm” là một trong những kỹ năng quan 
trọng trong quá trình học tập và rèn luyện, cách làm này sẽ giúp các cá nhân bổ 
sung cho nhau và hoàn thiện mình. Tuy nhiên, làm việc nhóm sẽ không tránh 
khỏi nhiều ý kiến và mẫu thuẫn. Vậy làm sao để làm việc nhóm một cách tốt 
nhất? Dưới đây là 4 điểm bạn cần lưu ý khi làm việc nhóm và cần rút kinh 
nghiệm sau mỗi lần hoạt động nhóm. 
a) Biết lắng nghe người khác 
Lắng nghe người khác là cách tốt nhất nếu bạn làm việc trong 1 tập thể. 
Chắc chắn trong lúc làm việc nhóm, sẽ có nhiều người với nhiều ý kiến khác 
nhau. Vậy thì lúc này phải làm thế nào? Chắc chắn, lắng nghe sẽ vô cùng có ích. 
Bạn không thể bắt người khác làm theo ý kiến của mình. Không thể áp đặt người 
khác phải làm thế này, thế kia. 
Ngoài ra, lắng nghe cũng giúp bạn giải quyết được những xung đột khi 
xảy ra trong quá trình làm việc. Không ai hoàn hảo cả, vì thế hãy biết lắng nghe 
để hoàn thiện bản thân mình nhé. Những lời góp ý sẽ có ích cho bạn đó! 
b) Biết tổ chức, sắp xếp công việc 
Nếu bạn nghĩ kỹ năng tổ chức sắp xếp chỉ dành cho trưởng nhóm thì 
nhầm to nhé. Bất kì một ai cũng cần có kỹ năng này đó. Nếu chỉ cần 1 thành 
viên không biết cách sắp xếp, hoàn thành công việc sẽ làm cho mọi việc rối tung 
lên. Khi được giao cho bất kì 1 việc gì thì mỗi thành viên phải tự động lên kế 
hoạch, sắp xếp sao cho khoa học nhất. 
Đối với trưởng nhóm, thì đây là kỹ năng bắt buộc. Người trưởng nhóm 
phải có khả năng bao quát, sắp xếp và giao việc cho mỗi người. Ngoài ra, trưởng 
nhóm cũng cần phải cân nhắc sao cho đảm bảo sự đồng đều về khối lượng công 
việc giữa các thành viên. Có thể nói rằng, một nhóm muốn hoạt động tốt thì cần 
kỹ năng này từ trưởng nhóm đến các thành viên. 
c) Tôn trọng và trợ giúp lẫn nhau 
Tôn trọng và trợ giúp lẫn nhau trong công việc là điều vô cùng cần thiết. 
Nếu đồng đội của mình đang gặp khó khăn thì hãy sẵn sàng chia sẻ với họ. 
Chính điều này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm với nhau. 
Không chỉ vậy, sự giúp đỡ còn là động lực giúp mọi người cùng làm việc để 
hướng tới mục tiêu chung. 
Bên cạnh đó, tôn trọng cũng sẽ giúp bạn được người khác đánh giá cao. 
Một người giỏi giang nhưng luôn biết tôn trọng và giúp đỡ người khác cùng tiến 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -13/15-
bộ. Bạn nghĩ thế nào? Tuyệt vời đúng không nào. Nếu giỏi mà không biết giúp 
đỡ, tôn trọng những người khác thì sẽ chẳng được mọi người phục đâu! 
d) Hoàn thành trách nhiệm được giao 
Làm việc nhóm chính là thử thách để bạn rèn luyện cho mình tính trách 
nhiệm, kỷ luật với bản thân. Khi làm 1 mình thì nếu bạn làm tệ, 1 mình bạn sẽ 
chịu. Thế nhưng khi làm việc nhóm lại khác. Nếu bạn làm tệ thì sẽ ảnh hưởng 
đến kết quả của cả nhóm. 
Nhiều người khi làm việc nhóm hay có tính ý lại. Nếu mình không làm thì 
chắc chắn sẽ có người làm thay. Hay, kệ đi, việc nhóm nhiều người mà, người 
khác không làm mình cũng không làm. Đó là suy nghĩ của nhiều người khi làm 
việc nhóm. Tuy nhiên, hãy bỏ ngay những suy nghĩ đó đi nhé. Một team muốn 
làm việc hiệu quả thì cần có sự kết hợp của nhiều cá nhân. Nếu từng cá nhân 
làm việc càng tốt thì kết quả đạt được càng cao. 
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN 
Sau 15 năm dạy Sinh học lớp 7, tôi đã chú ý tăng cường sử dụng phương 
pháp hoạt động nhóm và áp dụng cho các lớp 7 Trường THCS Lệ Chi và đạt 
được kết quả như sau: 
- Huy động được hầu hết học sinh tham gia vào hoạt động nhóm. 
- Học sinh phát huy được năng lực của mình, bộc lộ khả năng suy luận, 
phán đoán, tư duy logic, trình bày, giải thích, lập luận một vấn đề. 
- Kỹ năng sử dụng đồ dùng dạy học ngày càng được củng cố. 
- Không khí của tiết học trở nên sôi nổi hơn nhưng không quá gây mất trật 
tự mà học sinh vẫn nắm được bài. 
- Thông qua hoạt động nhóm mà các em thân thiết, hiểu, đoàn kết và giúp 
đỡ nhau nhiều hơn. 
- Đặc biệt khi tổ chức hoạt động nhóm sử dụng thí nghiệm, thực hành để giải 
quyết bài tập thực nghiệm các em thấy giảm bớt khó khăn khi lĩnh hội kiến thức. 
- Thông qua hoạt động nhóm các em thấy nhớ kiến thức nhiều và hiểu sâu hơn. 
- Học sinh có ý thức học tập cũng như chuẩn bị bài ở nhà chu đáo hơn, 
nhiệt tình giúp giáo viên chuẩn bị đồ dùng trước khi lên lớp. Đó cũng là động 
lực giúp giáo viên hăng say hơn với công việc của mình. 
- Khi khảo sát về nguyện vọng của các em thì hầu hết các em đều thích 
được nghiên cứu và hoạt động nhóm vì như vậy chúng em dễ nhớ hiện tượng và 
từ đó ghi nhớ kiến thức nhanh, nhiều hơn. 
Kết quả khảo sát 2 năm dạy môn Sinh học 7 ở trường THCS Lệ Chi -
Huyện Gia Lâm - Hà Nội. 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -14/15-
Năm 
học 
Lớp SL 
Điểm 
0-1,9 
Điểm 
2-3,4 
Điểm 
3.5-4.9 
Điểm 
5-6.4 
Điểm 
6.5-7.9 
Điểm 
8-10 
Điểm 
0-4,9 
Điểm 
5-10 
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % 
2017-
2018 
7A 40 1 2,5 1 2,5 12 30 7 17,5 11 27,5 8 20 14 35 26 65 
2018-
2019 
7A 41 0 0 0 0 8 19,5 3 7,3 17 41,5 13 31,7 8 19,5 33 80,5 
2017-
2018 
7B 43 1 2,3 5 11,6 3 7 15 34,9 8 18,6 11 25,6 9 20,9 24 79,1 
2018-
2019 
7B 41 0 0 1 2,4 5 12,2 8 19,5 12 29,2 17 41,5 6 14,6 35 85,4 
2017-
2018 
7C 40 0 0 0 0 7 17,5 8 20 13 32,5 12 30 7 17,5 33 82,5 
2018-
2019 
7C 41 0 0 0 0 4 9,8 7 17,1 10 24,4 20 48,8 4 9,8 37 90,2 
2017-
2018 
7D 36 4 11,1 7 19,4 4 11,1 17 47,2 0 0 4 11,1 15 41,7 21 58,3 
2018-
2019 
7D 38 0 0 1 2,6 2 5,3 7 18,4 17 44,7 11 29 3 7,9 35 92,1 
Bảng tổng hợp kết quả đạt được 
STT Nội dung 
Năm học 
2017-
2018 
Năm học 
2018-2019 
Kết quả đạt được 
1 Điểm 0-1,9 6 0 Giảm: 100% 
2 Điểm 2-3,4 13 2 Giảm: 84,6% 
3 Điểm 3,5-4,9 26 19 Giảm: 26,9% 
4 Điểm 5-6,4 47 25 Giảm: 46,8% 
5 Điểm 6,5-7,9 32 56 Tăng: 42,9% 
6 Điểm 8-10 35 61 Tăng: 42,6% 
7 Điểm dưới trung bình 45 21 Giảm:53,3% 
8 Điểm trên trung bình 114 142 Tăng: 19,7% 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -15/15-
PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận : 
 - Học nhóm giúp học sinh phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, 
tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Với phương pháp dạy học mới, giúp 
các em phát huy tốt các kĩ năng: Kĩ năng giao tiếp, Kĩ năng hợp tác, Kĩ năng 
tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học. 
 - Tạo điều kiện đẩy mạnh đổi mới Phương pháp dạy học và các hình thức 
dạy học trên cơ sở tổ chức các hoạt động phát huy tính tích cực, chủ động, khả 
năng tự học của học sinh. Tăng khả năng thực hành, vận dụng, tích hợp được hoạt 
động phát triển ngôn ngữ của học sinh thông qua các hoạt động học tập 
 - Chú trọng khai thác và sử dụng những kinh nghiệm của học sinh trong 
đời sống hàng ngày. Gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn của 
học sinh, của cộng đồng thông qua hoạt động ứng dụng của mỗi bài., rèn cho 
các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn của nhóm và chính bản thân 
các em trong mỗi tiết học. 
 - Để có được kĩ năng tổ chức hoạt động nhóm, đòi hỏi người giáo viên 
phải không ngừng nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi và rèn luyện 
 - Phải nắm vững yêu cầu về quan điểm dạy học, chương trình, nội dung dạy học. 
 - Thấy được tầm quan trọng và ích lợi của hoạt động nhóm trong quá trình 
dạy học. 
 - Nắm vững các cách chia nhóm và tổ chức nhóm. 
 - Rèn luyện cách chia nhóm thông qua các tiết học một cách thường xuyên. 
 - Chuẩn bị tốt cho mình bộ đồ dùng phục vụ cho việc học nhóm của HS. 
 - Hoạt động nhóm có thể áp dụng được cho tất cả các tiết học ở tất cả các 
khối lớp ở cấp trung học cơ sở. 
2. Kiến nghị: 
 Để hoạt động hướng dẫn và dạy học theo nhóm trở thành hoạt động dạy 
học thường xuyên, có chất lượng, mang lại hiệu quả cao cho công tác dạy học và 
nâng cao chất lượng giáo dục. Cụm chuyên môn và các trường thường xuyên tổ 
chức các chuyên đề theo từng môn và các hoạt động giáo dục cho giáo viên học 
hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. 
Trên đây là một số kinh nghiệm tôi đã triển khai trong trong quá trong 
dạy học, quá trình triển khai không tránh khỏi thiếu sót mong được sự góp ý 
trao đổi của các bạn đồng nghiệp. 
 Xin chân thành cảm ơn! 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -16/15-
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Lý luận dạy học sinh học. NXB GD. 
2. Lý luận cơ bản về dạy và học tích cực. 
3. Phát triển các phương pháp học tập tích cực trong bộ môn sinh học.NXB GD. 
4. Một số vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS. NXB GD. 
5. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho Giáo Viên THCS chu kỳ III. NXB GD. 
6. Sách giáo viên sinh học 7. NXB GD. 
8. Sách thiết kế bài giảng Sinh học 7. NXB Hà Nội. 
9. Hướng dẫn sử dụng bộ thí nghiệm thực hành Sinh học 7 ở trường THCS. 
 10. Tài liệu BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VỀ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN THCS 
Mã chuyên đề: 2.26 
Thời lượng: 10 tiết (05 tiết lý thuyết, 04 tiết thực hành, 01 tiết kiểm tra) 
Đối tượng bồi dưỡng: Giáo viên dạy các môn Khoa học tự nhiên cấp THCS 
trên địa bàn thành phố Hà Nội. 
11. Tài liệu Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Ngày 4/11, 
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban 
chấp hành Trung ương khóa XI (nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn 
diện giáo dục và đào tạo. 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -17/15-
PHỤ LỤC 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -18/15-
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -19/15-
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -20/15-
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -21/15-
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -22/15-
1.2 Đợt 2: Bồi dưỡng giáo viên về thực hiện chương trình giáo dục phổ 
thông mới môn khoa học tự nhiên (KHTN) cấp THCS 
12. Tài liệu “Dạy học phát triển năng lực - Theo báo giáo dục và thời đại” 
13. Tài liệu tập huấn “10 phương pháp dạy học tích cực phát huy năng lực học 
sinh” 
“Tổ chức hoạt động nhóm, nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn sinh học 7 
theo định hướng phát huy năng lực học sinh” 
 -23/15-
2.4.1. PP dạy học tích cực số 1: Kỹ thuật “Các mảnh ghép” (Jigsaw) 
Kỹ thuật “Các mảnh ghép” là hình thức học tập kết hợp giữa cá nhân với 
nhóm và các nhóm với nhau nhằm: 
- Cùng nhau giải quyết một nhiệm vụ có nhiều chủ đề 
– Khuyến khích sự tham gia tích cực của học sinh 
– Nâng cao vai trò cá nhân trong quá trình hợp tác (Mỗi cá nhân không chỉ 
hoàn thành nhiệm vụ ở vòng 1 mà còn phải truyền đạt lại kết quả và hoàn 
thành nhiệm vụ ở vòng 2) 
. Dụng cụ: Chuẩn bị giấy bút cho các thành viên. 
* Thực hiện: 
- Phân học sinh thành từng nhóm có nhóm trưởng 
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho từng nhóm. 
- Các nhóm cùng thảo luận và rút ra kết quả, yêu cầu từng thành viên trong 
nhóm đều có khả năng trình bày kết quả. 
- Mỗi nhóm sẽ tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ. 
- Lần lượt từng thành viên trình bày kết quả thảo luận. 
* Lưu ý: 
- Các chủ đề đưa ra thảo luận cần chọn lọc đảm bảo có tính độc lập với 
nhau. 
- Trước khi tách nhóm phải đảm bảo các thành viên đều có khả năng trình 
bày kết quả thảo luận 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_to_chuc_hoat_dong_nhom_nham_nang_cao_chat_luong_sinh_ho.pdf