Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7

Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7

NGÀNH THÂN MỀM

Câu 1: a. Trai tự vệ bẳng cách nào? Cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả?

* Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ

* Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả : Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.

 b. Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của vỏ trai, cơ thể trai?

* Cấu tạo vỏ trai

- Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng

- Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi giúp điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ

- Vỏ trai gồm 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ

* Cấu tạo cơ thể trai :

+ Phần ngoài: có áo trai tạo thành khoang áo, ống hút nước và ống thoát nước.

+ Tiếp đến là hai tấm mang ở mỗi bên.

+ Ở trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai

+ Đầu tiêu giảm

Câu 2 : Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm?

 * Đặc điểm chung:

 + Thân mềm, không phân đốt

 + Có vỏ đá vôi

 + Khoang áo phát triển

 + Hệ tiêu hóa phân hóa

 * Vai trò của thân mềm :

- Lợi ích:+ Làm thực phẩm ( tươi, đông lạnh)

 + Nguyên liệu xuất khẩu.

 + Làm thức ăn cho động vật.

 + Làm sạch môi trường nước.

 + Làm đồ trang trí, trang sức

 + Có giá trị về mặt địa chất

- Tác hại:

 + Là vật trung gian truyền bệnh.

 + Ăn hại cây trồng.

Câu 3: a. Tại sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên lại có?

 b. Ngọc trai được hình thành như thế nào?

 c. Khi mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?

 d. Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào? Vì sao trai chết thì mở vỏ?

a. - Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao

b. Sự hình thành ngọc trai: Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tạo thành. Nếu đúng chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành, sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai

c. Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy mùi khét vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng cháy, chúng có mùi khét.

d.- Để mở vỏ trai quan sát bên trong, phải luồn lưỡi dao vào qua khe vỏ cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau của trai. Cơ khép vỏ bị cắt, lập tức vỏ trai sẽ mở ra

 - Khi trai chết dây chằng ở bản lề mất đi tính đàn hồi nên vỏ thường mở ra

 V. NGÀNH CHÂN KHỚP

Câu 1:

 a) Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?

 b) Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào ?

a) Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu hoặc sâu bọ là:

- Cơ thể có ba phần riêng biệt: đầu, ngực, bụng

- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

- Hô hấp bằng hệ thống ống khí

b) - Tôm hô hấp qua mang nằm ở phần đầu ngực khí oxi và khí cacbonic được trao đổi khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn.

- Châu chấu hô hấp được thực hiện qua hệ thống ống khí phân bố chằng chịt khắp cơ thể và là nơi thực hiện trao đổi khí ở các tế bào.

 

doc 12 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 506Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Sinh học Lớp 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
để lan ra khắp thành ruột, làm người bệnh đi ngoài liên tiếp, suy kiệt sức lực rất nhanh và có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa chạy kịp thời.
- Trùng sốt rét gây bệnh sốt rét cho người:
- Gây thiếu máu: Do ký sinh trùng vào trong máu nên chúng phá vỡ hàng loạt hồng cầu, dẫn đến thiếu máu, da xanh, môi thâm, mệt mỏi, gầy yếu.
- Gan to, lách to .
- Trẻ em bị mắc bệnh sốt rét cơ thể còi cọc chậm lớn, kém thông minh.
Phụ nữ có thai mắc sốt rét dễ gây sảy thai, đẻ non hoặc khi sinh nở dễ mắc phải những tai biến
c. Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh?
- Cơ thể có kích thước hiển vi, chỉ là 1 tế bào nhưng đảm nhận mọi chức năng
- Dinh dưỡng: phần lớn dị dưỡng
- Di chuyển bằng chân giả, roi bơi, lông bơi hay tiêu giảm.
- Sinh sản vô tính kiểu phân đôi.
II. NGÀNH RUỘT KHOANG
Câu 1: 
	a) Phân biệt thành tế bào ở lớp ngoài và lớp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng từng loại tế bào này ? 
	b) Bộ xương của hải quỳ và san hô khác nhau như thế nào ? 
a) Cơ thể thủy tức có 2 lớp tế bào là lớp trong và lớp ngoài ngăn cách bởi một tầng keo mỏng ở giữa.
+ Lớp ngoài gồm: 
- Các tế bào gai rải rác khắp cơ thể, tập trung nhiều ở tua miệng dùng để bắt mồi.
- Tế bào mô bì-cơ: chiếm phần lớn làm nhiệm vụ bảo vệ và vận chuyển.
- Tế bào thần kinh: làm nhiệm vụ thu nhận kích thích.
+ Lớp trong: gồm các tế bào mô cơ - tiêu hóa có 2 roi làm nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn.
b) Bộ xương của hải quỳ và san hô khác nhau: 
- Ở hải quỳ chỉ có các gai xương nằm rải rác trong tầng keo, còn bộ xương của san hô kết thành khối đá vôi chung cho cả tập đoàn.
- Hải quỳ có thể thay đổi chỗ bám, san hô có bộ xương bất động.
Câu 2:
Đặc điểm chung của ngành ruột khoang ? 
Cành san hô thường dùng trang trí là bộ phận nào của cơ thể chúng? 
a. Đặc điểm chung của ngành ruột khoang:
 + Cơ thể có đối xứng toả tròn.
 + Ruột dạng túi .
 + Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.
 + Tự vệ và tấn công bằng TB gai.
b. Cành san hô thường dùng để trang trí là bộ khung xương của cơ thể san hô
Câu 3: So sánh sự giống và khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi
- Giống nhau: đều sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi.
- Khác nhau:
+ Ở thuỷ tức: Chồi con khi kiếm được thức ăn, chồi tách khỏi cơ thể mẹ để sống độc lập.
+ Ở san hô: cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ, tạo thành tập đoàn san hô có khoang ruột thông với nhau 
Câu 4: So sánh cấu tạo và di chuyển của sứa với thủy tức? 
- Giống nhau:
+ Cơ thể đối xứng tỏa tròn, thành cơ thể có 2 lớp tế bào
+ Có các tua miệng, trên đó có tế bào gai là túi chất độc giúp bắt mồi và tự vệ
+ Có khoang tiêu hóa, hệ thần kinh dạng lưới
- Khác nhau:
Sứa
Thủy tức
- Cơ thể hình dù, miệng ở dưới
- Tua miệng dài, có tua dù
- Di chuyển cách co bóp dù theo kiểu phản lực
- Cơ thể hình trụ, miệng ở trên
- Không có dù
- Di chuyển về phía ánh sang theo kiểu sâu đo hay lộn đầu
Câu 5: Đặc điểm chung, vai trò ruột khoang ?
a/ Đặc điểm chung:
+ Cơ thể có đối xứng toả tròn
+ Ruột dạng túi
+ Dinh dưỡng là dị dưỡng
+ Thành cơ thể có 2 lớp tế bào
+ Tự vệ tấn công bằng tế bào gai.
b/ Vai trò:
*Trong tự nhiên: -Tạo vẻ đẹp thiên nhiên, có ý nghĩa sinh thái biển
*Đối với con người:- Làm đồ trang trí, trang sức:san hô đỏ , san hô đen
 - Nguồn cung cấp nguyên liệu vôi: san hô
 - Làm thực phẩm có giá trị: sứa rô , sứa sen
 - Vật chỉ thị các địa tầng nghiên cứu địa chất: hoá thạch san hô
*Tác hại: - Một số gây độc, gây ngứa: sứa lửa
 - Tạo đá ngầm gây cản trở giao thông đường thuỷ: san hô
III. CÁC NGÀNH GIUN
Câu 1 .Cấu tạo của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
Đặc điểm của sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh:
- Mắt và lông bơi tiêu giảm
- Các giác bám ,cơ quan tiêu hóa và sinh sản phát triển.
- Di chuyển bằng cách luồn lách trong môi trường kí sinh nhờ cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển.
Câu 2: Trình bày vòng đời của sán lá gan bằng sơ đồ? Vì sao trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều? 
- Vòng đời của sán lá gan
Sán trưởng thành (ở gan, mật trâu bò)" trứng " ấu trùng lông " ấu trùng trong ốc " ấu trùng có đuôi " kết kén " bám vào cây thủy sinh (rau, bèo) " trâu bò ăn phải " cơ quan tiêu hoá của trâu bò.
- Trâu bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
+ Chúng thường xuyên làm việc trong môi trường đất ngập nước. trong môi trường đó có rất nhiều ốc nhỏ và vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
+ Mặt khác, trâu bò thường uống nước và ăn cây cỏ từ thiên nhiên có các kén sán bám ở đó rất nhiều
Câu 3: Trình bày vòng đời của giun đũa bằng sơ đồ? Nếu giun đũa thiếu lớp vỏ cuticun thì số phận chúng sẽ như thế nào?
- Sơ đồ vòng đời của giun đũa:
 Giun đũa (trong ruột người) " đẻ trứng " ấu trùng trong trứng " thức ăn sống " ruột non (ấu trùng) " máu, tim, gan, phổi " ruột non (kí sinh chính thức).
- Tác dụng của lớp vỏ cuticun ở giun đũa:
+ Lớp vỏ cuticun như chiếc “áo giáp hoá học” giúp chúng thoát được tác động của dịch tiêu hoá rất mạnh trong ruột người. 
+Khi lớp vỏ này mất hiệu lực thì giun đũa cũng bị tiêu hoá như các thức ăn khác
Câu 4: Tại sao con người có thể bị nhiễm sán lá gan? Các phương pháp nào giúp hạn chế nguy cơ nhiễm sán lá gan? 
- Sán lá gan là những giun dẹp ký sinh ở gan và mật trâu, bò và con người. Chúng xâm nhập vào cơ thể con người qua vật chủ trung gian là ốc
- Chu trình xâm nhiễm của sán lá gan:
+ Trứng sán lá gan theo phân trâu bò ra ngoài môi trường. Khi gặp môi trường nước, trứng nở thành ấu trùng, xâm nhập vào vật chủ trung gian là ốc nước ngọt
+ Ấu trùng thoát khỏi ốc ra ngoài môi trường bám vào các cây rau: ngổ, cải xoong, rau muống. Những loại rau này nếu người ăn không rửa sạch, nấu chín sẽ có nguy cơ nhiễm ấu trùng sán lá gan
+ Một số trường hợp bị nhiễm khi ăn ốc vừa chín tới có chứa ấu trùng sán lá gan
- Để hạn chế nhiễm ấu trùng sán lá gan lớn cần:
+ Rửa sạch rau trước khi ăn bằng nước muối hoặc xả mạnh dưới vòi nước
+ Ăn chín, hạn chế ăn các loại thịt sống, các loại gỏi
- Y học khuyên mỗi người nên tẩy giun từ 1-2 lần/ năm vì:
+ Tại Việt Nam tỉ lệ nhiễm giun là 20 – 40% (ở miền Nam), từ 60 – 80% (ở đồng bằng sông Hồng)
+ Do vệ sinh xã hội nước ta còn thấp
+ Do các thói quen: không rửa tay trước khi ăn, trẻ em mút tay, ăn các thức ăn tái, gỏi sống, các loại rau sống
+ Trong nông nghiệp: bón phân chưa ủ cho rau, đi tiêu bừa bãi (ở miền núi) nên khó tránh khỏi mắc bệnh giun
- Đặc điểm của giun đũa để nó có thể chui vào ống mật là:
+ Cơ thể thuôn dài, 2 đầu thon lại chỉ bằng đầu kim
Câu 5: Tại sao y học khuyên mỗi người nên tẩy giun 1-2 lần trong năm? Nhờ đặc điểm nào mà giun đũa chui được vào ống mật? 
+ Giun có thể chui vào ống mật, gây tắc ống mật, viêm túi mật, vàng da do ứ mật, người bệnh bị đa bụng dữ dội
Câu 6:  Vì sao nói giun đất là bạn của nhà nông? Chúng ta cần làm gì để bảo vệ giun đất?
* Nói giun đất là bạn của nhà nông vì giun đất trong quá trình đào hang làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu cho đất, tiết chất nhầy làm mềm đất, phân giun đất có cấu trúc hạt tròn làm đất tăng độ tơi xốp và thoáng khí.
*Để bảo vệ giun đất cần: 
- Bảo vệ môi trường đất
- Hạn chế thuốc trừ sâu....... 
Câu 7: a) Nêu tác hại của giun đũa đối với sức khỏe con người ? Qua đó trình bày các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người ? 
	b) Giun đất phân biệt được sáng tối, nhận biết được các kích thích cơ học và tìm được nguồn thức ăn nhờ bộ phận nào của cơ thể ? 
a)- Ấu trùng của giun đũa có thể có mặt ở nhiều cơ quan trong cơ thể người (tim, gan, phổi,) gây đau bụng, ho.
- Giun trưởng thành tiết chất độc gây buồn nôn, đau bụng vặt, ăn không tiêu, hoặc sự có mặt của giun đũa với số lượng cao sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với người, làm tắc ruột, tắc ống mật,gây ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng làm suy kiệt cơ thể.
Các biện pháp phòng chống giun đũa kí sinh ở người
- Vệ sinh cá nhân : 
 + Ăn chín uống sôi.
+ Rửa tay bằng xà phòng đúng cách trước khi ăn.
+ Không ăn rau sống, gỏi cá, tiết canh...
 + Tẩy giun định kì 6 tháng 1 lần.
- Tuyên truyền vận động trồng rau sạch, không phun tưới phân động vật và người , nên ủ các phân khi chưa qua xử lí. 
- Nhà vệ sinh, khu chăn nuôi vật nuôi gia cầm phải xa nơi sinh hoạt của con người.
b) Giun đất không có giác quan riêng nhưng nhờ có các tế bào cảm giác giúp chúng thực hiện được chức năng phân biệt sáng tối, nhận biết kích thích cơ học và tìm được nguồn thức ăn.
IV. NGÀNH THÂN MỀM
Câu 1: a. Trai tự vệ bẳng cách nào? Cấu tạo của trai đảm bảo cách tự vệ đó có hiệu quả? 
* Trai tự vệ bằng cách co chân, khép vỏ
* Cấu tạo của trai thích ứng với lối tự vệ có hiệu quả : Nhờ vỏ cứng rắn và hai cơ khép vỏ vững chắc nên kẻ thù không bửa vỏ ra để ăn được phần mềm của cơ thể chúng.
	b. Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của vỏ trai, cơ thể trai?
* Cấu tạo vỏ trai
- Gồm 2 mảnh gắn với nhau nhờ bản lề ở phía lưng
- Dây chằng ở bản lề có tính đàn hồi giúp điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ
- Vỏ trai gồm 3 lớp: Lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ
* Cấu tạo cơ thể trai :
+ Phần ngoài: có áo trai tạo thành khoang áo, ống hút nước và ống thoát nước. 
+ Tiếp đến là hai tấm mang ở mỗi bên.
+ Ở trung tâm cơ thể: phía trong là thân trai, phía ngoài là chân trai
+ Đầu tiêu giảm
Câu 2 : Đặc điểm chung và vai trò của thân mềm?
 * Đặc điểm chung: 
	+ Thân mềm, không phân đốt
	+ Có vỏ đá vôi
	+ Khoang áo phát triển
	+ Hệ tiêu hóa phân hóa
 * Vai trò của thân mềm :
- Lợi ích:+ Làm thực phẩm ( tươi, đông lạnh)
	 + Nguyên liệu xuất khẩu.
	+ Làm thức ăn cho động vật.
	+ Làm sạch môi trường nước.
	+ Làm đồ trang trí, trang sức
 + Có giá trị về mặt địa chất 
- Tác hại:
	+ Là vật trung gian truyền bệnh.
	+ Ăn hại cây trồng.
Câu 3: a. Tại sao nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên lại có?
	 b. Ngọc trai được hình thành như thế nào?
 c. Khi mài mặt ngoài của vỏ trai ngửi thấy có mùi khét, vì sao?
 d. Để mở vỏ trai quan sát bên trong cơ thể, phải làm thế nào? Vì sao trai chết thì mở vỏ? 
a. - Nhiều ao thả cá không thả trai mà tự nhiên có, vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Khi mưa, cá vượt bờ mang theo ấu trùng trai vào ao
b. Sự hình thành ngọc trai: Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tạo thành. Nếu đúng chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành, sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai
c. Mài mặt ngoài vỏ trai ngửi thấy mùi khét vì phía ngoài là lớp sừng có thành phần giống tổ chức sừng ở các động vật khác nên khi mài nóng cháy, chúng có mùi khét.
d.- Để mở vỏ trai quan sát bên trong, phải luồn lưỡi dao vào qua khe vỏ cắt cơ khép vỏ trước và cơ khép vỏ sau của trai. Cơ khép vỏ bị cắt, lập tức vỏ trai sẽ mở ra
 - Khi trai chết dây chằng ở bản lề mất đi tính đàn hồi nên vỏ thường mở ra
 V. NGÀNH CHÂN KHỚP
Câu 1: 
	a) Nêu ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung ?
	b) Hô hấp ở châu chấu khác ở tôm như thế nào ? 
a) Ba đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu hoặc sâu bọ là: 
- Cơ thể có ba phần riêng biệt: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí
b) - Tôm hô hấp qua mang nằm ở phần đầu ngực khí oxi và khí cacbonic được trao đổi khắp cơ thể nhờ hệ tuần hoàn.
- Châu chấu hô hấp được thực hiện qua hệ thống ống khí phân bố chằng chịt khắp cơ thể và là nơi thực hiện trao đổi khí ở các tế bào.
Câu 2 :a) Cơ thể hình nhện có mấy phần ? So sánh các phần với cơ thể giáp xác. Vai trò của mỗi phần cơ thể ? 
b) Trong số các đặc điểm của ngành chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng ? 
a) Cơ thể hình nhện có 2 phần: đầu - ngực và bụng.
* So sánh: các phần với cơ thể giáp xác 
- Giống: 
+ Cơ thể đều có 2 phần: đầu - ngực và bụng.
+ Đều có các đôi phần phụ.
- Khác: 
Hình nhện
Giáp xác
- Có 6 đôi phần phụ
- Phần bụng không có phần phụ
- Không có chân bơi 
- Có tuyến độc
- Có nhiều đôi phần phụ
- Phần bụng phân đốt, có phần phụ
- Có chân bơi
- Không có tuyến độc
b) Ngành chân khớp được phân bố rộng rãi trong tự nhiên nhờ ở chúng có các đặc điểm sau: 
- Cơ quan hô hấp đa dạng (thở bằng mang; sống dưới nước, thở bằng các ống khí và phổi; thích nghi ở cạn,...)
- Cơ quan di chuyển của chúng phát triển mạnh và rất linh hoạt giúp chúng di chuyển nhanh, xa một cách dễ dàng (bơi, bò, bay nhảy,...)
Câu 3: .Nêu đặc điểm chung của ngành chân khớp?
- Có vỏ kitin che chở bên ngoài và làm chỗ bám cho cơ.
- Phần phụ phân đốt, các đốt khớp động với nhau. 
- Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với sự lột xác.
Câu 4: Nêu vai trò của lớp giáp xác?
Lợi ích:
+ Cung cấp thực phẩm tươi sống: Tôm sú, tôm càng, cua, ghẹ
+ Là nguồn thực phẩm đông lạnh: Tôm sú, tôm càng
+ Cung cấp thực phẩm khô: Tôm, tép, khuyếc
+ Là nguồn lợi xuất khẩu: Tôm hùm, tôm he
+ Nguyên liệu để làm mắm: Tôm, ba khía 
Tác hại:
+ Làm giảm tốc độ di chuyển của tàu thuyền: Con sun
+ Kí sinh gây hại cá: Chân kiếm
+ Truyền bệnh giun sán: Cua đồng
Câu 5: Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp Sâu bọ: 
a, Đặc điểm chung:
- Cơ thể có ba phần riêng biệt: đầu, ngực, bụng
- Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh
- Hô hấp bằng hệ thống ống khí
b, Vai trò:
- Lợi ích:
+ Làm thuốc chữa bệnh: mật ong 
+ Thụ phấn cho cây trồng: ong, bướm
+ Làm thực phẩm: châu chấu, ấu trùng ve sầu 
+ Làm thức ăn cho động vật khác: Châu chấu, cào cào, sâu bướm
+ Diệt các sâu bọ có hại: Bọ ngựa
- Tác hại:
+ Là động vật trung gian truyền bệnh: Muỗi, ruồi
+ Kí sinh ở động vật: Chấy, rận
+ Kí sinh ở cây trồng: Bọ rầy
Câu 6: Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm sông, hình nhện, châu chấu?
* Cấu tạo ngoài của tôm sông: 
- Vỏ:	+ Kitin ngấm canxi rất cứng có tác dụng che chở và là chỗ bám cho cơ thể.
+ Có sắc tố giúp màu sắc giống của môi trường.
Cơ thể tôm sông gồm2 phần: đầu – ngực và bụng.
- Đầu ngực: 	+ Mắt, râu: định hướng phát hiện mồi.
+ Chân hàm: giữ và xử lí mồi.
+ Chân ngực: bò và bắt mồi.
- Bụng:	+ Chân bụng: bơi, giữ thăng bằng, ôm trứng (con cái).
+ Tấm lái: lái, giúp tôm nhảy.
* Cấu tạo ngoài của châu chấu:
- Cơ thể chia làm 3 phần:
+ Đầu: Râu, mắt kép, cơ quan miệng kiểu nghiền.
+ Ngực: Gồm 3 đôi chân và 2 đôi cánh.
+ Bụng: Nhiều đốt, mỗi đốt có 1 đôi lỗ thở.
* Cấu tạo ngoài của nhện:
Các phần cơ thể
Tên bộ phận quan sát
Chức năng
Đầu-ngực
- Đôi kìm có tuyến độc
- Đôi chân xúc giác phủ đầy lông
- 4 đôi chân bò.
- Bắt mồi và tự vệ
- Cảm giác về khứu giác, xúc giác.
- Di chuyển, chăng lưới.
Bụng
- Đôi khe thở
- 1 lỗ sinh dục
- Núm tuyến tơ.
- Hô hấp
- Sinh sản
- Sinh ra tơ nhện.
 Câu 7: 
a. Vì sao muỗi đực thường không có khả năng hút máu? 
- Do mũi kim của hàm dưới bị thoái hóa, hàm dưới ngắn, bé, yếu không thể châm vào da. 
- Mọi chất dinh dưỡng của muỗi đực đều dựa vào mật hoa, các chất nhựa cây. Chúng chỉ có thể sống khoảng 6 – 7 ngày.
b. Vì sao châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới lớn lên thành con trưởng thành?
- Châu chấu non phải nhiều lần lột xác mới thành con trưởng thành vì lớp vỏ kitin của cơ thể chúng kém đàn hồi nên khi lớn lên vỏ củ phải bong ra để vỏ mới hình thành
- Trong khoảng thời gian trước khi vỏ mới cứng lại thì châu chấu non lớn lên một cách nhanh chóng
c. Vì sao dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao (phơi hoặc nấu chín) vỏ tôm lại chuyển sang màu đỏ gạch?
- Dưới lớp vỏ kitin của tôm có lớp sắc tố khiến cho cơ thể của tôm có màu sắc của môi trường
- Khi tôm sống, sắc tố đó là cyanocristalin, nhưng khi tôm chết dưới ảnh hưởng của nhiệt độ cao (phơi hoặc nấu chín) sắc tố này được biến đổi thành zooerythrin có màu đỏ gạch
d. Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?
Ở sâu bọ việc cung cấp oxi cho các tế bào do hệ thống ống khí đảm nhiệm. Vì thế hệ tuần hoàn trở nên đơn giản, chỉ đẩy máu đem chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể
VI. CÁC LỚP CÁ
Câu 1: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lần đẻ của cá chép lên đến hàng vạn? Ý nghĩa?
* Trong sự thụ tinh, số lượng trứng do cá chép đẻ ra lớn vì :
- Cá chép thụ tinh ngoài, tỉ lệ tinh trùng gặp trứng để thụ tinh ít
- Sự thụ tinh xảy ra trong môi trường nước không được an toàn do làm mồi cho kẻ thù và điều kiện môi trường nước có thể không phù hợp với sự phát triển của trứng như: nhiệt độ, nồng độ ô xi thấp
* Ý nghĩa: Việc đẻ nhiều trứng giúp tăng tỉ lệ trứng được thụ tinh, tăng tỉ lệ sống sót của trứng đã thụ tinh và con non đảm bảo cho việc duy trì nòi giống của cá chép
Câu 2: Nêu chức năng của từng loại vây cá?
- Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ phải, rẽ trái, lên xuống.
- Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng 
theo chiều dọc	
- Khúc đuôi mang vây đuôi. Giữ chức năng chính trong sự di chuyển của cá.
Câu 3: Đặc điểm chung và vai trò của các lớp cá
* Đặc điểm chung của cá
+ Là ĐVCXS thích nghi với đời sống hoàn toàn ở nước.
+ Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang.
+ Có 1 vòng tuần hoàn, tim hai ngăn chứa máu đỏ thẩm, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
+ Thụ tinh ngoài.
+ Là động vật biến nhiệt.
* Vai trò của cá
- Lợi ích: 	+ Làm thực phẩm giàu vitamin, dễ tiêu hóa: Cá nhám, cá thu
+ Dùng làm thuốc chữa bệnh: Chất tiết từ buồng trứng và nội quan cá nóc..
+ Tiêu diệt các ĐV trung gian truyền bệnh: Cá cờ
- 	+ Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp: Cá nhám
-Tác hại : Gây độc cho người : cá nóc
Câu 4: Đặc điểm quan trọng để phân biệt Cá sụn và cá xương:
- Cá sụn: Bộ xương bằng chất sụn, khe mang trần, da nhám, miệng nằm ở mặt bụng
- Cá xương: Bộ xương bằng chất xương, xương nắp mang che các khe mang, da phủ vảy xương có chất nhầy, miệng nằm ở đầu mõm
Câu 5: Tại sao những loài cá thụ tinh ngoài lại đẻ nhiều trứng?
- Những loài cá thụ tinh ngoài lại đẻ nhiều trứng vì sự thụ tinh ngoài của cá xảy ra trong môi trường nước nên: 
+ Xác suất tinh trùng gặp trứng để thụ tinh thấp. 
+ Trứng thụ tinh phát triển trong môi trường nước thiếu nơi bảo vệ nên dễ bị động vật khác ăn thịt.
 + Trứng dễ bị nước cuốn trôi
Câu 6: a, Cho những ví dụ nêu ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá ? 
 Ví dụ ảnh hưởng của điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá: 
- Điều kiện sống ở tầng mặt, thiếu nơi ẩn náu, cá lìm kìm có thân thon, dài, nhỏ, đầu, miệng dài nhọn, bơi rất nhanh, ăn vụn thức ăn nổi trên mặt nước.
- Điều kiện sống ở tầng giữa, có nhiều nơi ẩn náu, cá trê có thân tương đối ngắn, nhỏ, bơi chậm, ăn thức ăn ở tầng giữa.
- Điều kiện sống ở tầng đáy, lịch,(lươn),... có thân rất dài, đuôi nhỏ, vây chẵn tiêu biến, bơi kém.
b) Tại sao nhiều loài cá thường có màu sẫm phía lưng và màu nhạt phía bụng ? 
Nếu kẻ thù của cá ở phía trên cá nhìn xuống sẽ thấy khối nước có màu sẫm, lưng cá màu sẫm phù hợp màu môi trường, kẻ thù khó phát hiện nó.
- Ngược lại khi kẻ thù ở phía bên dưới cá nhìn lên, do phía trên có ánh sáng nên khối nước có màu sáng hơn, phía bụng cá cũng màu nhạt dễ hòa lẫn với môi trường, kẻ thù cũng khó phát hiện. vậy màu sắc đậm phía lưng nhạt phía bụng là đặc điểm thích nghi của cá giúp cá dễ tồn tại.
VII. LỚP LƯỠNG CƯ
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước vừa ở cạn?
1. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở nước:
- Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành 1 khối thuôn nhọn về phía trước → giảm sức cản của nước khi bơi.
- Da trần phủ chất nhầy và ẩm dễ thấm khí → giúp hô hấp trong nước.
- Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón → tạo thành chân bơi để đẩy nước.
2. Đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
- Mắt và lỗ mũi ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)→ dễ quan sát.
- Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ → bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh trên cạn.
- Chi 5 phần có ngón chia đốt linh hoạt → thuận lợi cho việc di chuyển.
Câu 2: Vì sao ếch thường sống ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước và bắt mồi về đêm?
	Vì: - Ếch hô hấp bằng da là chủ yếu nên nếu da khô ếch sẽ chết
Sự phát triển của trứng ếch diễn ra trong môi trường nước.
Câu 3: Trình bày sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch?
	Sự sinh sản và phát triển có biến thái ở ếch:
Trứng tập tr

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong_on_tap_mon_sinh_hoc_lop_7.doc