SKKN Tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Huyện Yên Thành qua chủ đề "Địa lí nông nghiệp Việt Nam" góp phần phát triển năng lực Địa lí cho học sinh Lớp 12

SKKN Tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Huyện Yên Thành qua chủ đề "Địa lí nông nghiệp Việt Nam" góp phần phát triển năng lực Địa lí cho học sinh Lớp 12

Sau khi chúng tôi đi khảo sát thực tế thì thấy được những thế mạnh vượt trội

của hình thức học tập này. Nó cho thấy sự phù hợp, hiệu quả giữa nội dung dạy học theo chủ đề nông nghiệp với các địa điểm học tập. Từ những yêu cầu cần đạt chủ đề trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Chương trình Địa lí lớp 12 là chương trình có nhiều kiến thức liên quan đến các vấn đề thực tiễn quan trọng đối với học sinh lứa tuổi trung học phổ thông. Vì thế, trong quá trình dạy học Địa lí lớp 12 giáo viên cần tạo điều kiện và môi trường cần thiết để học sinh thực hiện các hoạt động học tập ngoài thực địa, học tập trải nghiệm. Qua việc học tập ngoài lớp sẽ hình thành và phát triển cho học sinh các năng lực chung và năng lực chuyên biệt cần thiết. hình thức học tập trải nghiệm thực tiễn đã góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cốt lõi cũng như năng lực đặc thù thông qua việc trang bị hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, thực tiễn, thiết thực về hệ thốngtự nhiên, dân cư, kinh tế và sựtương tác của chúng trên bình diện thế giới, khu vực, Việt Nam; hình thành và phát triển những kĩ năng địa lý, vận dụng tri thức địa lí trong việc giải thích các hiện tượng tự nhiên, xã hội phù hợp với trình độ học sinh; đồng thời bồi dưỡng tình yêu, niềm tin,ý thức trách nhiệm đối với môi trường, con người và tương lai trong chương đất nước, thế giới. phù hợp với dạy học phát triển năng lực cần tăng cường tối đa các hình thức tổ chức dạy học đề cao hoạt động chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh. Trong nhiều trường hợp, giáo viên cần gợi ý, hướng dẫn học sinh tìmcác ý tưởng tổ chức học tập,yêu cầu các em phát triển thành các hoạt động nhận thức cụ thể và thực hiện, từ đó phát triển các phẩm chất và năng lực.

Bước 3: Lập kế hoạch dạy học.

Nội dung của kế hoạch bao gồm:

* Đối với giáo viên:

- Soạn kế hoạch bài học.

- Chuẩn bị cơ sở vật chất, phương tiện dạy học.

- Liên hệ cơ sở để tổ chức đưa học sinh đi trải nghiệm.

 

docx 72 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 149Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tổ chức dạy học gắn với trải nghiệm thực tiễn tại các mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở Huyện Yên Thành qua chủ đề "Địa lí nông nghiệp Việt Nam" góp phần phát triển năng lực Địa lí cho học sinh Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g trồng cây khác hoặc nuôi trồng thủy sản...
Năng suất tăng đạt hơn 49 tạ/ha (2005);
Sản lượng tăng nhanh đạt 36 triệu tấn (2005); Bình quân lương thực/người đạt khoảng 470 kg/người (năm 2005), xuất khẩu: 3 - 4 triệu tấn/năm.

Phân bố
Vựa lúa số 1: ĐBSCL, số 2 là ĐBSH...
Một số cánh đồng lúa nổi tiếng: Mường Thanh (Điện Biên), Tuy Hòa (Phú Yên)
1.2. Sản xuất cây thực phẩm (HS đọc thêm trong SGK)
Sản xuất cây CN và cây ăn quả
Nội dung
Đặc điểm
Vai trò
Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xuất khẩu

Thuận lợi
Khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại đất thích hợp phân bố tập trung.
Nguồn lao động dồi dào, có mạng lưới cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ rộng. .
Được đầu tư mạnh.
Khó khăn
Thị trường bấp bênh, nhiều biến động, chưa đáp ứng được thị
trường khó tính.

Tình hình sản xuất
Cây công nghiệp tăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng (cụ thể từng loại trong sgk)
Đã hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy
mô lớn.


- Có nhiều loại cây ăn quả

Phân bố
Cây công nghiệp lâu năm: Cà phê (Tây Nguyên); Cao su (ĐNB); hồ tiêu (T Nguyên), chè...
Cây công nghiệp hàng năm: Mía đường (ĐBSCL); lạc ( BT Bộ); đậu tương...
Cây ăn quả: ĐBSCL, Đông Nam Bộ...
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP
Nội dung
Sản xuất cây lương
thực
Sản xuất cây CN và cây ăn
quả
Vai trò


Thuận lợi


Khó khăn


Tình hình sản xuất


Phân bố


+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về sản xuất cây lương thực.
+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả.
+ Các nhóm nhận xét, bổ sung cho nhau.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
II: Tìm hiểu về ngành chăn nuôi
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
Mục đích: HS nhớ lại kiến thức về điều kiện phát triển và phân bố ngành chăn nuôi của nước ta đã học ở bậc THCS.
Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK.
Sản phẩm: HS nhớ lại kiến thức đã được học và vận dụng kiến thức của bản thân trả lời câu hỏi GV đưa ra.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chiếu hình ảnh một số loại vật nuôi của nước ta và yêu cầu HS xác định những loại vật nuôi đó được nuôi phổ biến nhất ở những vùng nào của nước ta?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 03 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
Mục đích:
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về ngành chăn nuôi
Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
Ngành chăn nuôi:
Điều kiện phát triển:
+ Thuận lợi: Cơ sở thức ăn được đảm bảo tốt, dịch vụ giống, thú ý có nhiều tiến bộ.
+ Khó khăn: Giống gia súc, gia cầm năng suất thấp; dịch bệnh
Xu hướng phát triển:
+ Tỉ trọng còn nhỏ nhưng có xu hướng tăng.
+ Đưa ngành chăn nuôi tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa
+ Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp
+ Các sản phẩm không qua giết thịt ngày càng cao.
Chăn nuôi lợn và gia cầm.
Đàn lợn hơn 27 triệu con (năm 2005), cung cấp trên 3/4 sản lượng thịt các loại.
Gia cầm tăng mạnh, với tổng đàn trên 250 triệu con (năm 2003), nhưng do dịch bệnh nên năm 2005 tổng đàn gia cầm còn khoảng 220 triệu con.
-Tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long.
Chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
Đàn trâu 2, 9 triệu con, ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ
Bò năm 2005 đã là 5, 5 triệu con và có xu hướng tăng mạnh, nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Chăn nuôi bò sữa đã phát triển khá mạnh ở ven TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội với tổng đàn khoảng 50 nghìn con.
Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi 1: Điều kiện để phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta?
+ Câu hỏi 2: Xu hướng phát triển ngành chăn nuôi?
+ Câu hỏi 3: Tình hình sản xuất và phân bố ngành chăn nuôi?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 05 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
NỘI DUNG 2: PHÂN TÍCH SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH TRỒNG TRỌT
HOẠT ĐỘNG 1: HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (KHỞI ĐỘNG)
Mục đích: HS xác định được yêu cầu, nhiệm vụ của bài thực hành.
Nội dung: HS sử dụng SGK.
Sản phẩm: HS nêu đúng yêu cầu của bài thực hành.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, xác định rõ yêu cầu của bài thực hành.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 02 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi một số HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV đánh giá kết quả của HS, trên cơ sở đó dẫn dắt HS vào bài học mới.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Bài tập 1
Mục đích: HS biết tính toán số liệu và rút ra những nhận xét cần thiết; Củng cố kiến thức đã học ngành trồng trọt; Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra các nhận xét cần thiết.
Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
Bài tập 1:
Tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%).
Bảng 1: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo nhóm cây trồng, thời kì 1990 - 2005
(Đơn vị: %)
Năm
Tổng
số
Lương
thực
Rau đậu
Cây CN
Cây ăn
quả
Cây
khác
1990
100, 0
100, 0
100, 0
100, 0
100, 0
100, 0
1995
133, 4
126, 5
143, 3
181, 5
110, 9
122, 0
2000
183, 2
165, 7
182, 1
325, 5
121, 4
132, 1
2005
217, 5
191, 8
256, 8
382, 3
158, 0
142, 3
Nhận xét:
- Tốc độ tăng trưởng của các cây trồng:
Từ năm 1990 - 2005, tốc độ tăng trưởng của các cây trồng khá ổn định;
+ Cây công nghiệp có tốc độ tăng nhanh nhất, tăng 282% trong vòng 15 năm, tăng hơn mức chung, giai đoạn tăng nhanh nhất là từ 1995 - 2000.
+ Cây rau đậu có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 trong các cây trồng, sau 15 năm tăng là 156, 8%.
+ Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác có tốc độ tăng trưởng thấp hơn mức chung.
Cơ cấu giá trị trồng trọt:
+ Cây công nghiệp, cây rau đậu tỉ trọng có xu hướng tăng.
+ Cây lương thực, cây ăn quả, các cây khác tỉ trọng có xu hướng giảm.
Mối quan hệ: giữa tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu có mối quan hệ rất chặt chẽ.
Þ Sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành TT chứng tỏ:
+ Trong sx lương thực - thực phẩm có xu hướng đa dạng hóa, các loại rau đậu được đẩy mạnh sản xuất.
+ Các thế mạnh của nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là đất đai, khí hậu được phát huy ngày càng có hiệu quả.
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu HS đọc SGK, kết hợp vốn hiểu biết của bản thân và trao đổi với bạn bên cạnh để trả lời câu hỏi:
+ Câu hỏi: Từ bảng số liệu 23. 1 Þ hãy tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành trồng trọt theo từng nhóm cây trồng (lấy năm 1990 = 100%) ? Từ bảng số liệu và biểu đồ, hãy nhận xét về mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các cặp nghiên cứu nội dung SGK, tài liệu hoàn thành câu hỏi trong 10 phút.
+ GV: quan sát và trợ giúp các cặp.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ Các cặp trao đổi chéo kết quả và bổ sung cho nhau
+ Đại diện một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định: GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.
Hoạt động 2.2. Bài tập 2
Mục đích: Củng cố kiến thức đã học về trồng trọt; Rèn luyện kĩ năng phân tích số liệu để rút ra những nhận xét cần thiết.
Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức:
Bài tập 2.
Phân tích xu hướng biến động diện tích gieo trồng cây công nghiệp hàng năm và lâu năm trong khoảng thời gian (1975 - 2005).
DT cây công nghiệp hàng năm và lâu năm đều tăng.
Nhóm cây công nghiệp hàng năm tăng chậm hơn cây công nghiệp lâu năm (Từ 1975 - 2005 tăng lên 651, 4 nghìn ha; tăng gấp 4, 1 lần); từ năm 1985 - 1990 giảm, sau đó tăng mạnh trong giai đoạn 1990 - 1995, (tăng 174, 7 ha, tăng gấp 1, 32 lần).
Nhóm cây công nghiệp lâu năm tăng mạnh hơn (từ 1975 - 2005 tăng 1460, 8 nghìn ha, tăng gấp 9, 5 lần). Đặc biệt trong giai đoạn 1995 - 2000, tăng gấp 1, 6 lần.
Sự thay đổi trong cơ cấu diện tích cây công nghiệp có liên quan rõ nét đến sự thay đổi trong phân bố cây công nghiệp và sự phát triển hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp, chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm
Bảng 2. Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp, thời kì 1975 - 2005 của nước ta (Đơn vị: %)
Năm
Cây CN hàng năm
Cây CN lâu năm
1975
54, 9
45, 1
1980
59, 2
40, 8
1985
56, 1
43, 9
1990
45, 2
54, 8
1995
44, 3
55, 7
2000
34, 9
65, 1
2005
34, 5
65, 5
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức của bản thân và hoạt động theo nhóm để hoàn thành nhiệm vụ:
+ Nhóm 1, 3: Làm phần 2a.
+ Nhóm 2, 4: Làm phần 2b.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Các nhóm tự phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
+ HS làm việc theo nhóm trong khoảng thời gian: 5 phút.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận:
+ GV 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_to_chuc_day_hoc_gan_voi_trai_nghiem_thuc_tien_tai_cac_m.docx
  • pdfNguyễn Anh Thơ_Phan Đăng Lưu_ Địa Lý.pdf