Sáng kiến kinh nghiệm Liên hệ thực tế trong dạy học Địa lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học

Sáng kiến kinh nghiệm Liên hệ thực tế trong dạy học Địa lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học

Bài kiểm tra tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có thực hiện giải pháp tác động.

Mục tiêu của hai bài kiểm tra là đánh giá chất lượng và sự tiến bộ của học sinh sau khi có tác động, qua đó đánh giá được khả năng vận dụng liên hệ thực tế để học Địa lí 12. Từ đó kết luận được hiệu quả của sau tác động.

Nội dung bài kiểm tra:

- Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc

- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo quần đảo

- Đề kiểm tra ( phần phụ lục)

Sau đó tính giá trị trung bình và sự chênh lệch điểm của hai nhóm qua 2 lần kiểm tra và sử dụng công thức tính toán trên phần mền Excel để qua đó phân tích và bàn luận kết quả.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 174Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Liên hệ thực tế trong dạy học Địa lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểm trung bình của hai nhóm sau tác động, tôi đã kiểm chứng khi cho học sinh làm bài kiểm tra có liên hệ thực tế hiện nay. Tôi kiểm tra qua 2 bài:
Bài kiểm tra lần 1: Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc
Bài kiểm tra lần 2: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo quần đảo
Kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên công thức tính chênh lệch giá trị trung bình: │03-04│>0 Tác động có kết quả
Trong giải pháp tác động nếu so sánh chênh lệch giá trị trung bình bài kiểm tra của hai nhóm sau tác động có kết quả│03-04│> 0 chúng ta khẳng định tác động mang lại hiệu quả tích cực.
3.3. Quy trình nghiên cứu
Đối với lớp đối chứng: Tôi thiết kế bài dạy cũng sử dụng phương pháp dạy học tích cực nhưng ít liên hệ thực tế hiện nay hơn. Chỉ vận dụng vào nội dung bài học và củng cố.
Đối với lớp thực nghiệm: Kế hoạch bài dạy tôi vận dụng hầu hết các bước lên lớp nếu nhận thấy có nội dung liên quan đến liên hệ thực tế hiện nay.
` Sau đó tôi tiến hành kiểm tra sau khi có điều kiện thuận lợi.
Tiến hành thực nghiệm.
Thời gian tiến hành dạy thực nghiệm vẫn theo phân phối chương trình và kế hoạch chung của trường và thời khóa biểu để bảo đảm tính khách quan.
3.4. Đo lường và thu thập dữ liệu
Bài kiểm tra tác động là bài kiểm tra sau khi học xong các bài có thực hiện giải pháp tác động.
Mục tiêu của hai bài kiểm tra là đánh giá chất lượng và sự tiến bộ của học sinh sau khi có tác động, qua đó đánh giá được khả năng vận dụng liên hệ thực tế để học Địa lí 12. Từ đó kết luận được hiệu quả của sau tác động.
Nội dung bài kiểm tra:
- Vấn đề phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc
- Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở Biển Đông và các đảo quần đảo
- Đề kiểm tra ( phần phụ lục)
Sau đó tính giá trị trung bình và sự chênh lệch điểm của hai nhóm qua 2 lần kiểm tra và sử dụng công thức tính toán trên phần mền Excel để qua đó phân tích và bàn luận kết quả.
IV. PHÂN TÍCH VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ
4.1 Trình bày kết quả.
Nhóm
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
(SD)
Chênh lệch giá trị trung bình
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
Lần 1
Lần 2
Lần 1
Lần 2
Lần 1
Lần 2
Lần 1
Lần 2
Thực nghiệm 12A1
6,67
7,2
1,03
0,84
0,79
1,2
1,23
1,2
Đối chứng
12A2
5,88
6,0
0,64
1
	Theo công thức tính của thiết kế chênh lệch giá trị trung bình: │03-04│> 0 tác động có kết quả.
Lần 1: │6,67 – 5,88│= 0,79 > 0 tác động có kết quả tích cực
Lần 2: │7,2 – 6,0│= 1,2 > 0 tác động có kết quả tích cực
	Như vậy theo bảng tiêu chí Cohen:
Giá trị mức độ ảnh hưởng ( SMD)
Ảnh hưởng
 > 1,00
 Rất lớn
0,80-100
 Lớn
0,50- 0,79
 Trung bình
0,20-0,49
 Nhỏ
 < 0,20
 Không đáng kể
 Kiểm tra lần 1: Giá trị trung bình chuẩn SMD1= 0,23 cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có liên hệ thực tế hiện nay đối với lớp thực nghiệm là rất lớn.
 Kiểm tra lần 2: Giá trị trung bình chuẩn SMD2 = 0,2 cho thấy mức độ ảnh hưởng khi dạy học có liên hệ thực tế hiện nay đối với lớp thực nghiệm là rất lớn.
4.2 Phân tích dữ liệu.
	 Vậy giả thiết: Liên hệ thực tiễn trong dạy học Địa Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học đã được kiểm chứng với kết quả tích cực khi dạy học có liên hệ thực tế hiện nay đối với học sinh lớp 12.
	 Từ kết quả trên có thể khẳng định liên hệ thực tế hiện nay trong dạy học Địa lí 12 là có hiệu quả.
 Qua thời gian nghiên cứu và sử dụng giải pháp tác động tôi nhận thấy sự tiến bộ của học sinh và khả năng tham gia xây dựng bài ngày càng tích cực hơn . Học sinh lớp thực nghiệm 12A1 tham gia phát biểu, liên hệ thực tế và tìm kiếm các thông tin có liên quan đến bài học nhiều hơn. 
	 Đồng thời trong thời gian tác động tôi quan sát, kiểm tra so sánh tỉ lệ hợp tác giữa nhóm tác động 12A1 và nhóm đối chứng 12A2, kết quả so sánh được kết quả như bảng 4.
	 Bảng 4: Tỉ lệ học sinh hợp tác với giáo viên sau khi tác động được thể hiện của một số tiết
Nhóm
TSHS
Thường xuyên tham gia xây dựng bài. Tỉ lệ %
Ít tham gia xây dựng bài. Tỉ lệ %
Tiết
Tiết
41
42
43
41
42
43
Thực nghiệm 12A1
10
3
30%
6
60%
8
80%
7
70%
4
40%
2
20%
Đối chứng 12A2
10
2
20%
5
50%
6
60%
8
80%
5
50%
4
40%
	Qua bảng so sánh tôi thấy được nhóm tác động có kết luôn cao hơn, mức tăng lên rõ rệt và nhiều hơn so với nhóm ít tác động.
	Ngoài ra khi so sánh kết quả bài kiểm tra lần 2 sau tác động tôi thấy có được kết quả như sau
	Bảng 6: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động lần 2.
Đối chứng
Thực nghiệm
Điểm trung bình
6
7,2
Độ lệch chuẩn
1
0,84
Giá trị P của TTEST
0,1617
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD)
1,2
	 4.3 Bàn luận kết quả	
	 Qua bảng trên, kết quả của bài kiểm tra sau tác động lần 2 của nhóm thực nghiệm lớp 12A1 điểm trung bình là 8,56 ( SD= 0,76) và nhóm đối chứng lớp 12A2 điểm trung bình là 7,52 (SD= 1,09). Điều này cho thấy điểm trung bình của 2 nhóm có sự khác biệt rõ rệt, nhóm tác động có điểm trung bình cao hơn nhóm đối chứng.
	 So sánh giá trị của mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của bài kiểm tra lần 2 sau tác động SMD2=0,95. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng lớn ( tích cực).
	 Thực tế phép kiểm chứng T-test độc lập với kết quả trên tính được giá trị P =0,000017< 0,05 là có ý nghĩa ( chêch lệch không xảy ra khả năng ngẫu nhiên). Với kết quả này khẳng định rằng sự chênh lệch điểm trung bình của 2 nhóm không phải do ngẫu nhiên mà do tác động nghiên về nhóm thực nghiệm.
	 Vậy khi dạy học có liên hệ thực tế hiện nay vào nội dung bài học sẽ làm cho lớp học sinh động hơn, các em tiếp thu nguồn liệu mới, nhận biết và kiểm chứng được những việc mà giáo viên cung cấp nguồn kiến thức cho các em, các em tích cực tham gia xây dựng bài, tìm tòi, quan sát, tìm nhiều nguồn tư liệu mới để bổ sung kiến thức cho bài học.
Hạn chế
	 Nghiên cứu này mới lần đầu thực hiện nên có nhiều khó khăn, giáo viên phải thường xuyên cập nhật các thông tin trên nhiều nguồn tư liệu khác nhau. Khi cung cấp kiến thức cho học sinh giáo viên phải dẫn chứng, trích dẫn các nguồn thông tin. Bên cạnh đó học sinh cũng lần đầu thực hiện theo yêu cầu của giáo viên nên cũng có nhiều khó khăn, các em chưa quen ghi chép sổ tay cá nhân nên cũng có hạn chế, một bộ phận học sinh xem nhẹ bộ môn nên cũng thực hiện qua loa, đối phó.
 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
	 Việc Liên hệ thực tiễn trong dạy học Địa Lí 12 nhằm nâng cao hiệu quả bài học sẽ dễ dàng hơn khi các em sống tại địa phương đang có nhiều chuyển biến tích cực như ở địa phương. Học sinh dể dàng kiểm chứng những thông tin của giáo viên cung cấp cho các em. Chương trình Địa lí 12 giúp các em hiểu rõ hơn sự chuyển biến về đời sống và các hoạt động kinh tế xã hội của đất nước đang từng ngày thay đổi, qua nội dung bài học cùng với sự liên hệ thực tế hiện nay sẽ giúp các em có mục tiêu học tập tốt hơn để sau này hòa nhập vào cuộc sống và lựa chọn những ngành nghề phù hợp với nhu cầu xã hội hay sự yêu thích của bản thân.
	 Bên cạnh đó với kết quả nghiên cứu vừa nêu còn khẳng định việc liên hệ thực tế hiện nay trong dạy học đối với các môn khoa học xã hội nhất là môn Địa lí sẽ giúp các em có nhận thức tốt hơn về thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước ta trong thời kì đổi mới. 
	TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Sách giáo khoa Địa lí 12
Sách giáo viên Địa Lý 12
Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng
Phụ lục
KẾ HOẠCH BÀI HỌC SỐ 1.
BÀI 30. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI 
VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :
Sau bài học, Hs cần :
1. Kiến thức :
Trình bày được đặc điểm GTVT, thông tin liên lạc của nước ta: phát triern khá toàn diện cả về lượng và chất với nhiều loại hình.
* Giao thông vận tải:
+ Đường bô ( đường ô tô): sự phát triển về mạng lưới đường, một số tuyến đường chính
+ Đường sắt: tổng chiều dài, các tuyến đường chính
+ Đường sông: phân bố chủ yếu ở một số hệ thống sông chính
+ Đường biển: các tuyến đường ven bờ chủ yếu
2. Kỹ năng :
- Vẽ, phân tích biểu đồ, bảng số liệu về tình hình phát triển, cơ cấu vận tải của GTVT
- Sử dụng bản đồ giao thông hoặc át lát địa lí Việt nam để trình bày sự phân bố một số tuyến giao thông vận tải, đầu mối giao thông và trung tâm thông tin liên lạc quan trọng.
3. Tích hợp:
- Sử dụng nhiều năng lượng cần bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên, liên hệ thực tế
II. PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
PT:-Bản đồ Giao thông Việt Nam.
 -Atlat Địa lý Việt Nam.
PP: Nhóm, đàn thoại gợi mở, vấn đáp
III-TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định tổ chực lớp: kiểm tra sĩ số, trang phục, vệ sinh
2. Kiểm tra bài cũ: không
3. Bài mới	
Khởi động : Giao thông vận tải và thông tin liên lạc là các ngành dịch vụ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Về vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc, có thể tham khảo ở các bài 40 và 41 –sách Địa lý 12 Nâng cao.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt Động1: (Nhóm)
Bước 1: GV đặt câu hỏi: nước ta có những loại hình GTVT nào. Sau khi HS trả lời, GV chia nhóm và giao việc.
+ Dựa vào SGK, bản đồ GTVT VN, atlat Địa lý VN và sự hiểu biết , mỗi nhóm tìm hiểu hai loại hình GTVT theo phiếu học tập.
+Nhóm 1, 2: Đường bộ và đường sắt, hoàn thành phiếu học tập số 1.
Ngành 
Tình hình phát triển
Phân bố
Đường bộ
Đường sắt
Kể tên các tuyến đường bộ theo hướng Đông – tây dựa vào Át lát, chỉ trên bản đồ GTVT tuyến đường sắt ở nước ta?
+Nhóm 3,4: Đường sông, đường biển, hoàn thành phiếu học tập số 2.
Ngành
Tình hình
Phân bố
Đường sông
Đường biển
Dựa vào át lát kể tên các tuyến đường biển quan trọng và các cụm cảng biển ở nước ta?
+Nhóm 5,6: Đường hàng không, đường ống, hoàn hành phiếu học tập số 3.
Ngành 
Tình hình
Phân bố
Đường hàng không
Đường ống
Bước 2: Đại diện các nhóm lên trình bày (chỉ lên bản đồ các tuyến đường chính) các nhóm còn lại góp ý, bổ sung, sau đó GV đưa ra thông tin phản hồi để các nhóm đối chiếu.
- Giáo viên yêu cầu liên hệ thực tế tại địa phương hiện nay có mặt những loại hình giao thông vận tải nào? Tại sao?
Hoạt Động 2: Tìm hiểu ngành bưu chính.
- Bước 1: HS đọc SGK, cho biết hiện trạng phát triển ngành Bưu chính ở nước ta và những giải pháp trong giai đoạn tới.
- Bước 2: HS trả lời.
- GV giúp HS chuẩn kiến thức.
Kể tên một số loại hình bưu chính mà em biết?
- Hiện nay em và gia đình có sử dụng dịch vụ nào của ngành Bưu chính không?
Hoạt Động 3: tìm hiểu ngành viễn thông.
Bước 1: HS đọc SGK cho biết tình hình phát triển ngành Bưu chính viễn thông nước ta.
Bước 2: GV chuẩn kiến thức.
- Liên hệ bản thân và bạn bè trong lớp về việc sử dụng các dịch vụ của viễn thông
1-Giao thông vận tải :
a. Đường bộ:
- Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hoàn thiện, về cơ bản đã phủ kín các vùng
- Các tuyến đường quan trọng: QL 1A, đường HỒ Chí Minh, các tuyến theo chiều Đông – Tây: quốc lộ số 6,7,8,9,24,25,
b. Đường sắt:
Tổng chiều dài là 3143 km. Các tuyến đường chính: Thống Nhất dài 1726 km, tuyến Hà nội – Hải phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Đồng Đăng.
c. Đường sông:
Sử dụng 11000 km, chủ yếu ở một số sông chính: Sông Hồng – Thái Bình, Mê Công – Đồng Nai, Sông ở miền Trung.
d. Vận tải Biển
- Các tuyến chủ yếu theo hướng Bắc – Nam: Hải Phòng – TPHCM dài 1500 km
Các cụm cảng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng – Liên Chiểu – Chân Mây,
e. Đường hàng không:
- Là ngành rất non trẻ nhưng phát triển nhanh,
- Đén năm 2007 cả nước có 19 sân bay, trong đó có 5 sân bay quốc tế
- Đầu mối chủ yếu là ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng.
g. Đường ống
là ngành non trẻ gắn liền với sự phát triển của ngành dầu khí; tuyến B12 (Bãi Cháy – Hạ Long), đường ống dẫn khí từ ngoài khơi vào lục địa
2. Thông tin liên lạc :
a. Bưu chính.
*Hiện nay:
-Ở nước ta, Bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.
-Kỹ thuật của ngành bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.
*Trong giai đoạn tới:
-Ngành Bưu chính sẽ triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường.
- Áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
b-Viễn thông.
-Ngành Viễn thông của nước ta có xuất phát điểm rất thấp nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc, đón đàu được thành tựu kĩ thuật
-Mạng lưới Viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:
+Mạng điện thoại.
+Mạng phi thoại.
+Mạng truyền dẫn.
4. Củng cố - Đánh giá
Câu 1. Hãy sắp xếp các ý ở cột A và B sao cho hợp lí:
Ngành
Vai trò
I. Giao thông vận tải
Giúp cho các quá ttrinh sản xuất và việc đi lại của nhân dân được diền ra liên tục, thuận tiện.
Củng cố tính thống nhất về nền kinh tế – xã hội.
Giúp cho việc giao lưu kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế được thực hiện nhanh chóng.
Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước và tạo mối giao lưu kinh tế – xã hội với các nước khác trên thế giới.
II. Thông tin liên lạc
Có vai trò rất quan trọng với nền kinh tế thị trường; giúp cho những người quản lý Nhà nước, quản lí kinh doanh có những quyết định nhanh, chính xác, hiệu quả.
Khắc phục những hạn chế về thời gian và khoang cách, làm cho con người gần nhau hơn, đồng thời cũng giúp con người nâng cao nhận thức về nhiều mặt.
Câu 2: Cho bảng số liệu sau đây:Khối lương hàng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải
(Đơn vị: nghìn tấn)
Năm
Đương sắt
Đường ô tô
Đường sông
Đường biển
Đương hàng không
2000
6258
141139
43015
15553
45
2005
8838
212263
62984
33118
105
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp biểu hiện quy mô và cơ cấu khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta phân theo ngành vận tải năm 2000 và 2005.
Nhận xét và giải thích về cơ cấu vận chuyển hàng hoá theo các ngành vận tải trên.
Câu 3:
Liên hệ với thực tiễn ở địa phương em về tình hình phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
- Chuẩn bị bài mới
KẾ HOẠCH BÀI HỌC SỐ 2.
BÀI 42 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, AN NINH QUỐC PHÒNG Ở BIỂN ĐÔNG VÀ CÁC ĐẢO, QUẦN ĐẢO
	I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Sau bài học , HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nước ta. Đây là nơi giàu tài nguyên có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng cần phải bảo vệ
- Trình bày được các vấn đề chủ yếu và biện pháp trong khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và hải đảo.
2. Kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ sự phân bố các nguồn lợi biển chủ yếu
- Xác định được trên bản đồ các đảo quan trọng, các huyện đảo của nước ta.
3. Tích hợp 
- Ý thức được sự cần thiết phải bảo vệ chủ quyền, môi trường biển và đảo.
- Khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên
- Kĩ năng sống: Tự nhận thức tầm quan trọng của bảo vệ chủ quyền, suy nghĩ sáng tạo về khai thác tổng hợp biển đảo
	II.THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TB: -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam
Lược đồ các vùng kinh tế giáp biển
Bản đồ kinh tế Việt Nam
Tranh ảnh, phim, tư liệu về biển và đảo VN
	PP: - Nhóm, vấn đáp
	III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
	1. Tại sao nói thế kỉ 21 là thế kỉ của đại dương?
(Diện tích đất liền ngày càng thu hẹp, các nguồn năng lượng khan hiếm, các hệ sinh thái bị suy thoái, môi trường TĐ trở nên quá tải nên con người đã đưa những định hướng sinh hoạt và sản xuất liên quan đến biển và đại dương)
	2. Con người xử lí sự cố tràn dầu trên biển bằng cách nào: (GV: Bài học hôm nay đề cập đến vai trò của biển Đông và vấn đề phát triển tổng hợp kinh tế biển. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH và bảo vệ an ninh quốc gia.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
Hoạt động 1: Xác định trên bản đồ vùng biển nước ta
Hình thức: cả lớp
GV đặt câu hỏi: quan sát bản đồ địa lí tự nhiên VN, em hãy:
Kể tên các nước láng giềng trên biển của nước ta
Xác định trên bản đồ vùng nội thủy của nước ta. Tại sao kinh tế biển có vai trò ngày càng cao trong nền kinh tế của nước ta?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các đảo và ý nghĩa của đảo và quần đảo nước ta
Hình thức: Cặp
GV đặt câu hỏi: Đọc mục 2 SGK, quan sát bản đồ lâm nghiệp và ngư nghiệp trang 15 atlat địa lí VN, em hãy:
Xác định các đảo và quần đảo sau đây: đảo Cái Bầu, quần đảo Cô Tô, đảo Cát BÀ, đảo Bạch Long VĨ, đảo Hòn Mê, Hòn Mắt, Cồn Cỏ, Lí Sơn, Phú Quí, Côn Đảo, Phú Quốc, Hòn Khoai, quần đảo Nam Du, Trường Sa, Hoàng Sa.
Nêu ý nghĩa của các đảo và quần đảo nước ta trong chiến lược phát triển KT_XH và an ninh quốc phòng.
GV gọi một HS lên bảng chỉ trên bản đồ trả lời, sau đó Gv khẳng định lại cho HS các đảo, quần đảo đó thuộc huyện đảo nào của nước ta.
Hoạt động 3: tìm hiểu những thuận lợi và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển
Hình thức: nhóm
Bước 1: Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho từng nhóm (Phụ lục-Phiếu học tập)
Bước 2: HS các nhóm thảo luận, cử đại diện trình bày, bổ sung ý kiến.
Bước 3: GV nhận xét phần trình bày của HS và kết luận các ý đúng.
- GV: Khai thác dầu khí, sức gió, thủy triều, hợp lý. Bảo vệ tài nguyên biển đảo Việt Nam
Hoạt động 4: Giải thích tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển.
Hình thức: cả lớp
GV đặt câu hỏi: Hãy nêu mối quan hệ giữa ngành du lịch và ngành khai thác thủy sản, ngành vận tải biển.
GV gọi 2 HS trả lời để các HS còn lại rút ra nhận xét, sau đó GV chuẩn kiến thức.
Hoạt động 5: tìm hiểu mối quan hệ hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa
Hình thức: cả lớp
GV đặt câu hỏi cho HS trả lời:
- Tại sao phải tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong việc giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa?
- Các biện pháp nước ta đã thực hiện để hợp tác
HS trả lời, GV nhận xét và chuẩn kiến thức
(Biển Đông không phải của riêng nước ta mà còn chung với nhiều nước khác. Biển Đông năm trên con đường hàng hải quốc tế từ ẤN ĐỘ DƯƠNG sang THÁI BÌNH DƯƠNG, rất giàu về tài nguyên và nó còn có ý nghĩa đặc biệt về quốc phòng. Chính vì vậy thường xảy ra tranh chấp về chủ quyền vùng biển giữa các nước. Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển và thềm lục địa có ý nghĩa rất quan trọng)
- Liên hệ tình hình thực tế hiện nay về sự tranh chấp Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc
1.Nước ta có vùng biển rộng lớn:
Diện tích trên 1 triệu km2
Bao gồm nội thủy, lãnh hải, vung tiếp giáp lãnh hải, vùng chủ quyền kinh tế biển, vùng thềm lục địa.
2.Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển:
Thuộc vùng biển nước ta có khoảng 3000 hòn đảo lớn nhỏ
Nước ta có 12 huyện đảo
Y nghĩa của các đảo, quần đảo trong chiến lược phát triển KT-XH và an ninh quốc phòng
+ Phát triển ngành đánh bắt và nuôi trồng hải sản; ngành công nghiệp chế biến hải sản, GTVT biển, du lịch
+ Giải quyết việc làm, nần cao đời sống cho nhân dân các huyện đảo
+ Khẳng định chủ quyền các đảo đó thuộc chủ quyền huyện đảo nào của nước ta
3. Phát triển tổng hợp kinh tế biển:
a.Điều kiện thuận lợi và giải pháp để phát triển tổng hợp kinh tế biển
(thông tin phản hồi phiếu học tập)
b.Tại sao phải khai thác tổng hợp kinh tế biển:
- Hoạt động KT biển rất đa dạng và phong phú, giữa các ngành KT biển có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ trong khai thác tổng hợp thì mới mang lại hiệu quả KT cao
- Môi trường biển không thể chia cắt được, vì vậy khi một vùn biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt hại rất lớn
- Môi trường đảo rất nhạy cảm trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý bảo vệ môi trường có thể biến thành hoang đảo.
4.Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề về biển và thềm lục địa: 
-Tăng cường đối thoại với các nươc láng giềng sẽ là nhân tố phát triển ổn định trong khu vực, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân ta, giữ vững chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nước ta
-Mỗi công dân VN đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của VN.
4. Củng cố - đánh giá
Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau:
1. Vùng kinh tế có nhiều tỉnh giáp Biển Đông nhất là:
a. Đồng bằng sông Hồng
b. Đồng bằng sông Cửu Long
c. Duyên Hải Nam Trung Bộ
d. BẮc t

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_lien_he_thuc_te_trong_day_hoc_dia_li_1.doc
  • docBÌa NCKH-Mai.doc
  • docPhiếu đăng kí và đơn đề nghị NCKH-Mai.doc