Báo cáo biện pháp Phương pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp Lớp 12

Báo cáo biện pháp Phương pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp Lớp 12

 Sử dụng trang Atlat Địa lí Việt Nam theo các bước sau:

- Bước 1: Lập đề cương (dàn bài) kiến thức cần khai thác. Nếu HS lần đầu tiên làm việc với Atlat, giáo viên nên hướng dẫn HS cách làm như sau:

 + Quan sát trang Atlat địa lí: Xác định trang này dùng để dạy những bài nào trong chương trình, SGK? Bài nào là chủ yếu?

 + Làm việc với SGK (với bài cụ thể được sử dụng nhiều trong trang Atlat đã nói ở trên): Xác định những kiến thức được thể hiện trên trang bản đồ của Atlat địa lí

 + Sắp xếp, hình thành một đề cương (dàn ý) ngắn ngọn, lôgic hợp lý, thuận tiện cho việc tìm kiếm kiến thức trên Atlat

- Bước 2: Học sinh nhớ thuộc đề cương (dàn ý), sử dụng trong đọc trang bản đồ đã nói ở trên của bản đồ Atlat Địa lí Việt Nam.

Cách làm: Sử dụng các kĩ thuật làm việc với kí hiệu, lát cắt, tỉ lệ, biểu đồ,. chọn lọc kiến thức theo đề cương (dàn ý) đã có. Chú ý vị trí và các đối tượng địa lí, đặc điểm của đối tượng địa lí, các mối quan hệ tương hỗ, nhân quả, các quy luật địa lí.

 

doc 22 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 174Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo biện pháp Phương pháp khai thác Atlat Địa lí Việt Nam trong dạy học và ôn thi tốt nghiệp Lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Việt Nam.
- Rất rộng về phía đông và đông nam có nhiều đảo và quần đảo
- Một số đối tượng nổi bật:
 + Đảo lớn nhất: Phú Quốc (thuộc tỉnh Kiên Giang)
 + Vịnh đẹp nhất: Hạ Long (thuộc tỉnh Quảng Ninh)
 + Quần đảo xa nhất: Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa
2.3. Xây dựng đề cương các trang Atlat Địa lí Việt Nam 
 Để đọc các trang bản đồ chủ đề	của Atlat Địa lí Việt Nam, cần lập đề cương nội dung cần khai thác trên trang bản đồ Atlat theo các bước đã nêu trên. Trên cơ sở đề cương đó, tìm từ Atlat các nội dung cụ thể cần thiết.
 Sau đây là một số dàn bài kiến thức địa lí cần khai thác qua từng trang Atlat Địa lí Việt Nam
	2.3.1. Trang Hành chính
- Các tỉnh (diện tích tự nhiên, dân số, tỉnh lị; thành phố, thị xã thuộc tỉnh)
- Thủ đô
- Các thành phố trực thuộc trung ương
- Các điểm dân cư khác
- Các huyện đảo
	2.3.2. Trang Hình thể
- Các điểm cực bắc, nam, đông, tây thuộc phần đất liền; phạm vi vùng đất, vùng biển, vùng trời
- Vùng đất:
 + Đường biên giới trên đất liền (với nước nào, chiều dài), đặc điểm.
- Vùng biển:
 + Đường bờ biển (từ đâu đến đâu, đặc điểm)
 + Đảo (khái quát về số lượng và vị trí gần hay xa bờ); Quần đảo (tên, thuộc tỉnh)
- Vùng trời: ranh giới
 	2.3.3. Trang Địa chất khoáng sản
- Các giai đoạn, thời kì, đặc điểm địa chất Việt Nam
 + Tân khiến tạo (vận động kiến tạo, các dạng địa hình lớn, các đứt gãy, các đá chủ yếu)
 + Cổ kiến tạo (vận động kiến tạo, các dạng địa hình lớn, các đứt gãy, các đá chủ yếu)
 + Tiền Cambri (vận động kiến tạo, các dạng địa hình lớn, các đứt gãy, các đá chủ yếu)
- Khoáng sản (tên, phân bố)
- Địa chất biển Đông và các vùng biển kề cận
	2.3.4. Trang Khí hậu
- Nhiệt: 
 + Nhiệt độ trung bình năm
 + Nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7
- Lượng mưa:
 + Lượng mưa trung bình năm. Những địa điểm mưa nhiều, mưa ít
 + Tổng lượng mưa từ tháng 11 đến tháng 4, từ tháng 5 đến tháng 10
- Gió:
 + Gió mùa đông
 + Gió màu hạ
- Bão: (Hướng và tần suất)
- Sự phân hóa khí hậu theo lãnh thổ: (phân tích biểu đồ khí hậu ở các địa điểm để thấy rõ) sự phân hóa tây, đông, bắc, nam; độ cao. 
 + Nhiệt độ trung bình năm, nhiệt độ trung bình tháng 1 và tháng 7, nhiệt độ cực đại, nhiệt độ cực tiểu, biến trình nhiệt, biên độ nhiệt năm. 
 + Lượng mưa trung bình năm, các tháng mùa mưa, các tháng mùa khô, tháng mưa lớn nhất, tháng mưa nhỏ nhất, biến trình mưa
 + Gió: Các loại gió, gió chiếm ưu thế
- Các miền khí hậu (điểm nổi bật về nhiệt, lượng mưa, gió mùa, bão)
- Các vùng khí hậu (điểm nổi bật về nhiệt, lượng mưa, gió mùa, bão)
	2.3.5. Trang Các hệ thống sông
- Mạng lưới sông ngòi dày đặc, đa số sông nhỏ
- Hướng sông
- Các hệ thống sông chính: 
 + Mạng lưới: Dòng chính (nơi bắt nguồn, nơi đổ ra, hình thái dòng chính); các phụ và chi lưu; hình thái mạng lưới.
 + Lưu vực: diện tích
- Lưu lượng nước và thủy chế của sông Hồng, Đà Rằng, Mê Kông
	2.3.6. Trang Các nhóm và loại đất chính
- Tính đa dạng
- Các nhóm đất chính (các loại và tương quan diện tích, vùng phân bố).
- Các loại đất (diện tích, phân bố)
- Đặc điểm (màu sắc, độ dày tầng đất, thành phần cơ giới,...) của các loại đất feralit trên đá phiến sét, đất feralit trên đá ba zan, đất phù sa (đất mặn)
	2.3.7. Trang Thực vật và động vật
- Thực vật:
 + Sự đa dạng (loại, thảm thực vật)
 + Các thảm thực vật chính và sự phân bố
- Động vật: 
 + Sự đa dạng (loài)
 + Một số loài chính và sự phân bố
 + Các phân khu địa lí động vật
	2.3.8. Trang Các miền tự nhiên
=> 3 miền: Bắc và Đông Bắc Bắc bộ, Tây Bắc và Bắc Trung bộ, Nam Trung bộ và Nam Bộ. Trong mỗi miền trình bày: 
- Vị trí địa lí
- Địa hình
- Độ cao, hướng, hướng nghiêng, hình thái (độ dốc, thung lũng, độ chia cắt. Mở rộng hay thu hẹp,...) một số dạng điạ hình nổi bật, sự phân hóa.
- Bờ biển (tính đa dạng, các vịnh, đảo, quần đảo...) và vùng biển (thềm lục địa, độ sâu, rộng, dòng biển)
- Sông ngòi: hướng, các hệ thống sông.
	2.3.9. Trang Dân số
- Số dân và sự gia tăng số dân: 
 + Dân số Việt Nam qua các năm
 + Cơ cấu dân số : Giới, độ tuổi
 + Cơ cấu dân số theo thành thị và nông thôn
 + Sự phân bố dân cư: (giữa đồng bằng, trung du và miền núi; giữa thành thị và nông thôn)
- Lao động:
 + Nguồn lao động ( tỉ lệ so với số dân, số lượng tăng thêm mỗi năm từ 1999 đến 2007)
 + Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế
- Đô thị: 
 + Quy mô đô thị (theo số dân)
 + Phân cấp đô thị 
 + Chức năng đô thị
 + Phân bố mạng lưới đô thị
 + Tình hình gia tăng dân số đô thị qua cấc năm
	2.3.10. Trang Dân tộc
- Tên dân tộc, số người.
- Phân bố các dân tộc.
	2.3.11. Trang Kinh tế chung
- GDP và tốc độ tăng trưởng qua các năm
- Mức thu nhập bình quân đầu người theo các vùng và lãnh thổ (GDP bình quân tính theo đầu người của các tỉnh năm 2007)
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành (cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế)
- Quy mô và cơ cấu GDP phân theo ngành của các trung tâm kinh tế
- Các khu kinh tế ven biển, khu kinh tế cửa khẩu...
- Các vùng kinh tế 
	2.3.12. Trang Nông nghiệp chung
- 7 vùng nông nghiệp: tên, vị trí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, chuyên môn hóa sản xuất.
- Cơ cấu ngành nông nghiệp; giá trị sản xuất và cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành trong nông nghiệp; sự thay đổi về giá trị và cơ cấu nông nghhiệp
- Một số loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và đất phi nông nghiệp (diện tích, sự phân bố)
- Hiện trạng sử dụng đất 
	2.3.13. Trang Nông nghiệp
- Lúa:
 + Giá trị sản xuất cây nông nghiệp trong tổng gá trị ngành trồng trọt
 + Diện tích gieo trồng lúa (so với diện tích gieo trông cây lương thực, diện tích qua các năm)
 + Sản lượng lúa (qua các năm)
 + Các vùng sản xuất lương thực lớn nhất cả nước, các tỉnh trồng lúa (diện tích, sản lượng) lớn nhất cả nước.
- Cây công nghiệp: 
 + Giá trị sản xuất cây công nghiệp trong tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt
 + Diện tích gieo trồng cây công nghiệp (so với diện tích gieo trồng, diện tích gieo trồng của cây hàng năm so với cây lâu năm)
 + Một số cây công nghiệp chủ yếu ( Diện tích, sản lượng, sự phân bố): Cà phê, cao su, điều...
 + Sự phân bố của một số cây công nghiệp hàng năm và lâu năm: Bông, mía, lạc, thuốc lá, đỗ tương, dâu tằm, dừa, hồ tiêu, cao su, cà phê, điều
 + Diện tích trồng cây công nghiệp của các tỉnh
- Chăn nuôi:
 + Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
 + Cơ cấu giá trị sản xuất ngành chăn nuôi qua các năm
 + Số lượng gia súc gia cầm
 + Sản lượng thịt hơi suất chuồng của các tỉnh theo đầu người
 + Sự phân bố của trâu, bò, lợn...
	2.3.14. Trang Lâm nghiệp và thủy sản
- Giá trị sản xuất thủy sản trong tổng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản
 + Các điều kiện tự nhiên để phát triển ngành thủy sản (bờ biển, vùng đặc quyền kinh tế trên biển, các bãi tôm và bãi cá, bãi triều, đầm phá, hải đảo, vũng vịnh, sông suối, kênh rạch, ao hồ...)
 + Sản lượng thủy sản (khai thác, nuôi trồng)
 + Phân bố (các tỉnh có khai thác và nuôi trồng, các tỉnh dẫn đầu về sản lượng đánh bắt và nuôi trồng thủy sản lớn)
- Lâm nghiệp
 + Diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng của cả nước qua các năm, tỉ lệ diện tích rừng so với tỉ lệ diện tích mỗi tỉnh.
 + Thành tựu về trồng rừng
 + Giá trị sản xuất lâm nghệp
	2.3.15. Trang Công nghiệp chung
- Giá trị sản xuất công nghiệp (giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước qua các năm)
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành:
 + Đa dạng: dẫn chứng
 + Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo ngành
- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ:
 + Các khu vực tập trung công nghiệp, các khu vực chậm phát triển công nghiệp
 + Các tung tâm công nghiệp (phân theo giá trị sản xuất công nghiệp)
 + Giá trị sản xuất công nghiệp của các tỉnh so với cả nước
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
 + Các thành phần kinh tế trong công nghiệp
 + Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế
	2.3.16. Trang Công nghiệp trọng điểm
 a. Công nghiệp năng lượng 
- Cơ cấu ngành công nghiệp năng lượng
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp năng lượng trong tổng giá trị sản xuất của toàn ngành công nghệp
 b. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu
- Khai thác than:
 + Các mỏ than khai thác (than đá, than nâu, than bùn)
 + Sản lượng than sạch
- Khái thác dầu khí
 + Các mỏ dầu, khí đốt khai thác
 + Sản lượng dầu thô
- Công nghiệp điện lực: 
 + Sản lượng điện
 + Cơ cấu công nghiệp điện lực
 + Các nhà máy thủy điện xây dựng và đang xây dựng
 + Các nhà máy nhiệt điện: hệ thống trạm và đường dây tải điện
 c. Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
- Tỉ trọng giá trị sản xuất của công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm so với toàn ngành công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp lương thực, thực phẩm qua các năm
- Các ngành chế biến chính (tên, phân bố)
- Các trung tâm công nghiệp chế biến lượng thực, thực phẩm (rất lớn, lớn, vừa, nhỏ)
 d. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
- Ti trọng giá trị sản xuất cảu công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng so với toàn ngành công nghiệp
- Giá trị sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng qua các năm
- Các ngành sản xuất chính (tên, phân bố)
- Các trung tâm công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng (rất lớn, lớn, vừa, nhỏ)
	2.3.17. Trang Giao thông
Các loại hình vận tải
- Đường bộ:
 + Mạng lưới rộng khắp
 + Các tuyến đường chính
 + Các cửa khẩu quốc tế
- Đướng sắt: các tuyến đường sắt
- Đường sông: các cảng sông, các tuyến vận tải đường sông
- Đường biển
 + Các tuyến đường biển ven bờ
 + Các cảng biển và cụm cảng quan trọng
- Đường hàng không
 + Các sân bay: (nội địa, quốc tế
 + Các đường bay: (nội địa, quốc tế)
 + Ba đầu mối chủ yếu
	2.3.18. Trang Thương mại
- Nội thương:
 + Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của nước ta phân theo thành phần kinh tế qua các năm
 + Những nơi có nội thương phát triển (tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của các tỉnh tính theo đầu người)
 + Cơ cấu giá trị hàng xuất nhập khẩu
 + Các mặt hàng xuất nhập khẩu
- Ngoại thương:
 + Giá trị xuất - nhập khẩu hàng hóa qua các năm 
 + Cơ cấu giá trị hàng xuất - nhập khẩu
 + Các mặt hàng xuất - nhập khẩu
 + Thị trường xuất khẩu và thị trường nhập khẩu
	2.3.19. Trang Du lịch
- Tài nguyên du lịch: (tự nhiên, nhân văn)
- Tình hình phát triển du lịch
 + Khách du lịch và doanh thu từ du lịch
 + Cơ cấu khách du lịch quốc tế phân theo quốc gia, khu vực, vùng lãnh thổ
- Các trung tâm du lịch (trung tâm quốc gia, trung tâm vùng)
- Các vùng du lịch
	3. Phương pháp làm việc với nhiều trang Atlat Địa lí Việt Nam
	3.1. Phương pháp
 Phương pháp làm việc với nhiều trang Atlat Địa lí Việt Nam thông thường là chồng xếp bản đồ, so sánh hoặc tổng hợp các đối tượng địa lí với nhau ở cùng một lãnh thổ. Ví dụ yêu cầu phân tích sự phát triển và phân bố ngành công nghệp điện lực Việt Nam, đòi hỏi sử dụng nhiều trang bản đồ khác nhau để phân tích điều kiện tự nhiên (các trang hệ thống sông, trang Khí hậu, trang Địa chất,...) điều kiện kinh tế xã hội (trang Dân cư), tình hình phát triển và phân bố (trang Công nghiêp. Hoặc yêu cầu giải thích tại sao Đông Nam Bộ là vùng phát triển nhất nước ta, đòi hỏi nhiều trang bản đồ để phân tích các điều kiện phát triển, tình hình phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước.
 Phươnng pháp sử dụng nhiều trang bản đồ dựa trên kĩ thuật sử dụng từng trang bản đồ, nghĩa là phải có đề cương (dàn bài) cụ thể cho từng trang ở nội dung liên quan đến yêu cầu. Tuy nhiên ở mỗi trang không phải trình bày tất cả các nội dung, mà chỉ quan tâm đến nội dung cần đi sâu. Chẳng hạn để phân tích về công nghiệp điện lực, ở trang Các hệ thống sông chỉ cần quan tam đến hình thái của các sông, ở trang Công nghiệp chỉ cần quan tâm đến các nhà máy điện, mạng lưới truyền tải điện...
	3.2. Thí dụ minh họa
	a. Thí dụ 1: Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh các điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi phía Bắc với Tây Nguyên
 Để trả lời câu hỏi này cần sử dụng các trang Atlat vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, vùng Tây Nguyên, các miền tự nhiên, các nhóm đất chính, khí hậu, hệ thống sông. Dân cư, dân tộc
Hướng dẫn: So sánh các điều kiện phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Nêu vị trí địa lí của 2 vùng
- Phân tích những điểm giống và khác nhau về:
 + Điều kiện tự nhiên: (địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước)
 + Điều kiện kinh tế xã hội: Dân cư lao động, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật, chính sách của Đảng Nhà nước, thị trường)
	b. Thí dụ 2. Dựa vào át lát địa lí Việt Nam và kiến thức đã học hãy so sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển nông nghiệp ở Trung du và miền núi phía Bắc với Tây Nguyên
 Để trả lời câu hỏi này cần sử dụng các trang Atlat về các miền tự nhiên. Các nhóm đất.
Hướng dẫn:
 a. Giống nhau:
- Có các cao nguyên và đồi thấp, tạo điều kiện cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi,... (Mộc Châu, Sơn La, Playku, Đắc Lắc...)
- Đất đai: Nhóm đất feralit với diện tích rộng, thuận lợi cho trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lương thực, hoa màu...
- Khí hậu: Có cả nhiệt đới và cận nhiệt cho phép trồng nhiều loại cây.
 b. Khác nhau:
- Trung du và miền núi Bắc Bộ:
 + Đất: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác; còn có đất phù sa cổ ở trung du, đất phù sa dọc các thung lũng sông và các cánh đống giữa núi Than Uyên, Nghĩa Lộ ...) tạo điều kiện trồng nhiều loại cây.
 + Khí hậu: Nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của địa hình vùng núi là thế mạnh đặc biệt để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (chè, trẩu, sở, hồi...). Khí hậu núi cao ở vùng núi Hoàng Lên Sơn, vùng núi giáp bên giới Cao Bằng, Lạng Sơn,...) thuận lợi cho trồng cây thuốc quý, cây rau ôn đới...
 + Có nhiều đồng cỏ trên các cao nguyên Mộc Châu,... để phát triển chăn nuôi trâu, bò, ngựa, dê...
- Tây Nguyên: 
 + Đất bazan mà mỡ, tập trung với diện tích rộng, thuận lời cho phát triển cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, hồ tiêu,...) trên quy mô lớn.
 + Khí hậu có tính chất cận xích đạo gió mùa, thuận lợi cho trồng các cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới (cao su, hồ tiêu, cafe,...). Trên các cao nguyên cao trên 1000m (Lâm Viên,... khí hậu khá mát mẻ thuận lợi cho trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt đới,...
 + Một số nơi có đồng cỏ tạo điều kiện phát triển chăn nuôi trâu bò.
IV. ÁP DỤNG THỰC HIỆN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG ATLAT ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VÀ ÔN THI TỐT NGHIỆP LỚP 12 
A. Bài tập
Phần một: Địa lí tự nhiên
Câu 1: 
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa khí hậu Việt Nam và trình bày đặc điểm của sự phân hóa đó.
Câu 2:
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự phân hóa đa dạng của địa hình đồi núi nước ta.
Câu 3:
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự hình thành 2 mùa khí hậu ở miền Bắc và miền Nam (ranh giới dãy Bạch Mã)
Phần hai: Địa lý dân cư
Câu 1: 
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố dân cư ở Trung du và miền núi phía Bắc.
Câu 2:
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy phân tích sự phân bố dân cư theo lãnh thổ nước ta.
Câu 3:
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố đô thị nước ta?
Phần ba: Địa lí các ngành kinh tế
Câu 1:
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích thế mạnh tự nhiên đối với phát triển công nghiệp điện lực nước ta.
Câu 2: 
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp thực phẩm nước ta.
Câu 3:
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố công nghiệp năng lượng nước ta.
Phần bốn: Địa lí các vùng kinh tế.
Câu 1:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất nước ta.
Câu 2: 
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, so sánh việc phát triển tổng hợp kinh tế biển của Đông Nam Bộ với duyên hải Nam Trung Bộ.
Câu 3:
Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh thế mạnh tự nhiên để phát triển du lịch biển đảo ở duyên hải Nam Trung Bộ với Bắc Trung Bộ.
B. Hướng dẫn trả lời
Phần một: Địa lí tự nhiên
Câu 1: 
 Những nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa khí hậu Việt Nam và trình bày đặc điểm của sự phân hóa đó.
Hướng dẫn:
1. Nhân tố gây ra sự phân hóa khí hậu Việt Nam 
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nhưng bị phân hóa đa dạng, phức tạp theo không gian và thời gian do tác động của nhiều nhân tố.
- Vị trí và hình dạng lãnh thổ: Lãnh thổ kéo dài, nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa châu Á
- Sự hoạt động của hoàn lưu gió mùa: chủ yếu gây ra sự phân hóa mùa và sự phân hóa không gian theo chiều Bắc - nam
- Ảnh hưởng của địa hình: gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và sự phân hóa địa phương.
2. Đặc điểm của sự phân hóa khí hậu (sử dụng Trang khí hậu của Atlat Địa lí Vệt Nam)
- Phân hóa theo không gian:
 + Phân hóa Bắc - Nam (sự thay đổi chung của khí hậu hoặc sự thay đổi của các yếu tố khí hậu)
 + Phân hóa theo độ cao địa hình: trình bày sự phân hóa khí hậu theo các đai cao. Độ cao kết hợp với hướng sườn dẫn đến sự hình thành các trung tâm mưa nhiều, mưu ít của nước ta (dẫn chứng)
 + Phân hóa Đông - Tây: (nêu sự phân hóa và dẫn chứng)
- Phân hoá theo thời gian
 + Sự phân mùa trong chế độ gió (dẫn chứng)
 + Sự phân mùa trong chế độ nhiệt (dẫn chứng)
 + Sự phân mùa trong chế độ mưa (dẫn chứng)
Câu 2:
 Phân tích sự phân hóa đa dạng của địa hình đồi núi nước ta.
Hướng dẫn:
a. Nhận xét: Đồi núi nước ta có nhiều kiểu địa hình khác nhau về độ cao, độ dốc và hình dáng
- Núi cao, núi trung bình, núi thấp (dẫn chứng)
- Sơn nguyên, cao nguyên (dẫn chứng)
- Đồi, bán bình nguyên (dẫn chứng)
- Thung lũng và lòng chảo ở miền núi (dẫn chứng)
- Địa hình cacxtơ (dẫn chứng)
b. Giải thích: Địa hình nước ta được hình thành về cơ bản từ giai đoạn Trung sinh, trải qua một thời gian dài với nhiều biến động phức tạp của các tác động nội lực và ngoại lực, nên có nhiều kiểu địa hình khác nhau.
Câu 3:
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, phân tích sự hình thành 2 mùa khí hậu ở miền Bắc và miền Nam (ranh giới dãy Bạch Mã). Sử dụng Trang khí hậu của Atlat Địa lí Vệt Nam
a. Sự phân mùa:
- Miền Bắc: có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều
- Miền Nam có một mùa mưa và một mùa khô
b. Phân tích: 
- Nguyên nhân chủ yếu: hoạt động của gió mùa.
- Gió mùa mùa đông: từ thàng XI đến tháng IV năm sau
 + Ở miền Bắc, gió mùa Đông Bắc từ khối khí lạnh phương Bắc tới tạo nên một mùa đông lạnh, nửa đầu mùa đông thời tiết khô, còn nửa sau mùa đông thời tiết lạnh ẩm, có mưa phùn ở ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Khi di chuyển xuống phía Nam, gió mùa Đông Bắc suy yếu dần, bớt lạnh và hầu như bị chặn lại ở dãy núi Bạch Mã.
 + Từ Đà Nẵng trở vào gió Tín phong Bán cầu Bắc thổi theo hướng đông bắc chiếm ưu thế, tạo nên một mùa khô cho Trung Bộ và Tây Nguyên
- Gió mùa mùa hạ: từ tháng V đến thàng X
 + Vào đầu mùa hạ, gió Tây nam từ vịnh Tây Ben-gan thổi theo hướng tây nam vào nước ta, gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt Lào , Tây Bắc, gây hiệu ứng phơn khô nóng.
 + Vào giữa và cuối mùa hạ, gió Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) hoạt động mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở lên nóng ẩm hơn, thường gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây nguyên. Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ gây mưa ở phía Bắc.
 + Hoạt động của gió mùa Tây nam cùng dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa cho cả hai miền Bắc, Nam
Phần II: Địa lý dân cư
Câu 1: 
 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét sự phân bố dân cư ở Trung du và miền núi phía Bắc.
a. Nhận xét
- Mật độ dân số vào loại thấp nhất so với cả nước
- Mật độ mạng lưới đô thị thấp, quy mô đô thị nhỏ
- Có sự phân hóa rõ rệt trong phạm vi của 

Tài liệu đính kèm:

  • docbao_cao_bien_phap_phuong_phap_khai_thac_atlat_dia_li_viet_na.doc