PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Chƣơng trình giáo dục phổ thông mới – mà trƣớc hết là chƣơng trình tổng
thể đƣợc xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát
triển chƣơng trình của các nƣớc tiên tiến, nhằm thực hiện yêu cầu của Nghị quyết
số 88/2014/QH13 của Quốc hội: "Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất
lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng
nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền
giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể,
mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh". Chiến lƣợc phát triển giáo dục
giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012
của Thủ tƣớng Chính phủ: "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
và năng lực tự học của người học"; "Đổi mới kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông,
kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng theo hướng đảm bảo thiết thực, hiệu quả, khách
quan và công bằng; kết hợp kết quả kiểm tra đánh giá trong quá trình giáo dục với
kết quả thi". Đổi mới phƣơng pháp dạy học là một giải pháp đƣợc xem là then chốt,
có tính đột phá cho việc thực hiện chƣơng trình này.
6 “Dinh dƣỡng nito ở thực vật” Sinh học 11 - Thời điểm khai thác: sử dụng trong khi dạy bài - Mục đích của kịch bản: Biết vai trò của nito đối với cây trồng Biểu hiện của cây khi thiếu một số nguyên tố khoáng Cách sử dụng phân bón hợp lí - Thời gian của kịch bản: 8 phút - Cách tiến hành Giáo viên : Giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản (kịch bản đƣợc xây dựng trƣớc khi vào bài học khoảng 1 tuần). Yêu cầu: Lớp chia thành 3 nhóm Nhóm 1: Đóng vai ngƣời nông dân đi mua phân bón Nhóm 2: Đóng vai ngƣời bán phân bón Nhóm 3 : Đóng vai ngƣời kĩ sƣ nông nghiệp Tình huống của các nhóm Nhóm 1: Trong vai ngƣời nông dân đi mua phân bón, vì ruộng lúa nhà mình bị vàng lá, thân gầy và còi. Nhóm 2: Trong vai ngƣời bán phân bón giới thiệu các loại phân, giải thích cho bác nông dân hiểu nguyên nhân gây bệnh và tác dụng của mỗi loại phân bón Nhóm 3 : Trong vai là kĩ sƣ nông nghiệp hƣớng dẫn bà con nông dân cách sử dụng phân bón hợp lí và hƣớng dẫn phƣơng pháp bón phân có hiệu quả. Nội dung kịch bản Phân cảnh 1 Người nông dân: Sao mà nhiều cửa hàng bán phân thế nhỉ, mình biết chọn cửa hàng nào đây, thôi mình cứ vào thử cửa hàng này xem sao. 19 Người bán : Chào bác, bác mua phân ạ ? Người nông dân: Chào chị. Ruộng lúa nhà tôi, cây lúa thân rất gầy và còi, một số lá chuyển màu xanh tái còn một số lá thì có màu vàng. Tôi cũng không biết tại sao đây. Mặc dù ruộng có rất nhiều nƣớc và trƣớc khi trồng tôi đã bón lót phân chuồng, không biết ruộng lúa nhà tôi mắc bệnh gì? Người bán phân: Thân cây gầy và còi, lá mất màu xanh thì có lẽ cây lúa đang bị thiếu nito. Bác hãy lấy thử phân nito nhà tôi về bón thử xem tình hình thế nào. Người nông dân: Cảm ơn chị. Thế tại sao bón nito lại lại giúp khắc phục đƣợc tình trạng này. Người bán phân: Nito là nguyên tố dinh dƣỡng khoáng thiếu yếu. Nito có vai trò cấu tạo nên các phân tử protein, enzim, coenzim, axit nucleic, diệp lục. Nito tham gia vào điều tiết các hoạt động sống của cây. Dấu hiệu của cây khi thiếu nito cây sinh trƣởng kém, lá mất màu xanh. Người nông dân: bán cho tôi một bì về dùng thử nào. Người bán phân: dạ đây thƣa bác. Hai tuần sau Người nông dân: (hùng hục đến cửa hàng bán phân bón lúc trước). Này chị bán phân kia, chị làm ăn kiểu gì thế này. Tôi sẽ dẫn chị lên đồn cảnh sát, chị đã làm cho ruộng lúa nhà tôi chết hết rồi. Người bán phân: Bác cứ bình tĩnh, chuyện đâu rồi có đó. Bây giờ Bác muốn tôi chịu trách nhiệm cũng đƣợc, nhƣng Bác cho tôi hỏi. Bác sử dụng phân bón ấy nhƣ thế nào? Người nông dân: Thì tôi cứ đƣa về và rải vào ruộng thôi, rải nhƣ rải phân chuồng ấy. Người bán phân: Thế Bác có đọc hƣớng dẫn bón phân trên bao bì không. Người nông dân: Đọc cái “con khỉ” biết đọc đâu mà đọc, tôi mua phân về thì bón tất, để thừa làm gì, bón nhiều tốt nhiều. Người bán phân: Thôi cây chết là phải. Hôm nay có đoàn kĩ sƣ nông nghiệp xuống xã bên về hƣớng dẫn bà con nông dân sử dụng phân bón. Tôi cùng với Bác về lắng nghe xem thử tôi nói có đúng không. Người nông dân: đi thì đi, chị mà nói sai chết với tui. Phân cảnh 2. Loa loaqua loa thông báo với bà con, hôm nay có đoàn kĩ sƣ nông nghiệp về tại địa bàn xã ta để hƣớng dẫn bà con nông dân cách sử dụng phân bón hợp lí giúp đƣa lại hiệu quả năng suất cao. 20 Kĩ sư nông nghiệp: kính chào bà con nông dân, tôi là Nguyễn Văn Sƣ là cán bộ kĩ sƣ nông nghiệp của Huyện đƣợc cử về đây giúp bà con nông dân hiểu biết thêm về vai trò của phân bón và cách sử dụng phân bón có hiệu quả. Anh kĩ sƣ quan sát bà con nông dân đang bón phân cho cây ngô Kĩ sư nông nghiệp: Chào các bác! Bà con nông dân: Chào chị ! Kĩ sư nông nghiệp: Các bác đang làm gì vậy ạ Bà con nông dân: Chúng tôi đang bón phân cho cây. Kĩ sư nông nghiệp: Sao các bác lại bón nhiều phân quá vậy? Bà con nông dân: Mọi ngƣời trong làng này đều bón vậy, chúng tôi cũng bón theo thôi. Bón càng nhiều thì cây càng tốt chứ sao!! Kĩ sư nông nghiệp: Các bác nghĩ nhƣ vậy là sai rồi. Bón phân quá nhiều không những gây làng phí, gây ô nhiễm môi trƣờng, mà còn làm chết cây. Để cây trồng có năng suất cao cần phải bón phân hợp lí: đúng loại, đủ số lƣợng và tỉ lệ thành phần dinh dƣỡng, đúng nhu cầu của từng loại cây và thời kì sinh trƣởng, đất đai, mùa vụ. Bà con nông dân: À! Thì ra là nhƣ vậy, trách chi ruộng ngô nhà tôi cứ chết dần chết mòn. Cảm ơn chị kĩ sƣ nông nghiệp nhé. Kĩ sư nông nghiệp: Dạ, không có gì. Khi chăm sóc cây trồng các bác cần theo dõi các biểu hiện của cây để phát hiện kịp thời các dẫu hiệu khi cây thiếu chất dinh dƣỡng khoáng nào, để cung cấp kịp thời ạ. Ngoài ra các bác cũng nên xới đất vun gốc cho cây để hạn chế sự mất mát nito trong đất và đảm bảo sự thoáng khí để cây hút nƣớc và ion khoáng đƣợc tốt nhất. Thảo luận, đặt câu hỏi Gợi ý cây hỏi Câu 1. (Nhận biết): Dấu hiệu của cây khi thiếu nito? Câu 2. (Nhận biết): Vai trò của nito đối với cây trồng? Câu 3. (Thông hiểu): Bón quá nhiều phân đạm có tốt cho cây trồng hay không? Câu 4. (Thông hiểu): Tại sao phải bón phân hợp lí? Câu 5. (Vận dụng): Tại sao khi trồng các cây họ đậu ngƣời ta không bón hoặc bón rất ít phân đạm? Câu 6. (Vận dụng): Có ý kiến cho rằng: “Khi làm tăng độ thoáng của đất có thể dẫn đến làm giảm lƣợng nitơ trong đất”. Hãy cho biết quan điểm của em? Câu 7. (Vận dụng cao): Mối quan hệ chặt chẽ giữa nhiệt độ và quá trình hấp thụ khoáng? 21 Câu 8. (Vận dụng cao): Khi quan sát các ruộng cây bị thiếu các nguyên tố khoáng ngƣời ta nhận thấy có 2 nguyên tố mà khi cây thiếu 1 trong 2 nguyên tố đều có biểu hiện: lá vàng, vàng lá bắt đầu từ đỉnh lá, sau đó héo và rụng, ra hoa giảm. Đó là 2 nguyên tố nào? Nêu cách kiểm tra sự thiếu hụt nguyên tố đó? Bài 18: “Tuần hoàn máu” – Sinh học 11 - Thời điểm khai thác: sử dụng trong khi trong khi thác bài học - Mục đích của kịch bản: Nắm đƣợc chiều hƣớng tiến hóa của hệ tuần hoàn Mô tả đƣợc cấu tạo, chức năng của hệ tuần hoàn, các dạng hệ tuần hoàn. Phân biệt đƣợc hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín. Phân tích đƣợc ƣu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn kép với hệ tuần hoàn đơn. - Thời gian của kịch bản: 6 phút Tình huống của các nhóm Cá chép và tôm có mâu thuẫn nhỏ nên 2 bạn ấy thường xuyên cãi vã, gây gổ với nhau. Một ngày đẹp trời, hai bạn ấy tình cờ gặp nhau. Cá chép: Hế lô!!! Bạn tôm nhỏ bé, cái hệ tuần hoàn hở rách nát của bạn vẫn hoạt động tốt chứ? Tôm: Bạn có ý gì vậy hả? Hệ tuần hoàn hở thì sao? Nó vẫn giúp tôi sống tốt nhá. Cá chép: Vậy hả? Bạn vẫn sống tốt hả? Ồ, nhƣng mà với bạn có lẽ chƣa bao giờ đƣợc nếm thử mùi vị “máu nguyên chất nhỉ”? Bởi vì máu nuôi cơ thể bạn chỉ toàn là máu pha vì bị trộn lẫn với dịch mô hừm ...tội nghiệp bạn quá. Tôm* rất bực*: hứ tuy là nhƣ vậy nhƣng máu của tôi đƣợc tiếp xúc trực tiếp với cơ thể còn của bạn thì không nhá. Cá chép (cười lớn): hahaha nhƣ thế mà bạn cũng khoe đƣợc. Bạn không có gì để nói nữa đúng không. Dù sao thì tiến hóa cũng không thể bằng ngƣời ta nên chịu thua đi Tôm *chống chế*: Thế bạn có gì mà đòi hơn tôi nào. Cá chép: Tôi á tôi có rất nhiều thứ đấy nha!!! Hệ tuần hoàn của tôi có đầy đủ những thứ mà ai cũng có nhƣ: dịch tuần hoàn ( máu, dịch mô), tim, hệ thống mạch máu, không giống nhƣ bạn không có mao mạch, tôi có đầy đủ động mạch, mao mạch, tĩnh mạch vậy nên máu của tôi không cần phải tiếp xúc trực tiếp với cơ thể mà có thể thông qua mao mạch để trao đổi chất với tế bào tiện lợi biết bao. Tôm *không phục*: Nhƣ vậy thì sao chứ ? 22 Cá chép: Nhƣ vậy máu của tôi sẽ chảy trong động mạch với áp lực trung bình, tốc độ chảy sẽ rất nhanh luôn, máu đi đƣợc xa, đến các cơ quan trong cơ thể kịp thời đáp ứng tốt các nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất của cơ thể. Tôm (buồn bã): hệ tuần hoàn của tôi không đƣợc bằng bạn, máu chảy trong động mạch với áp lực thấp thôi, tốc độ máu chảy cũng chậm nữa, nhƣng mà!!! nhƣng mà... dù sao tôi thấy nó cũng rất tốt, tôi cũng nhỏ hơn bạn nữa Vậy nên máu chảy chậm cũng đƣợc. Hứ bạn cứ chờ đó tôi sẽ tìm đƣợc một ngƣời khác có hệ tuần hoàn tốt hơn bạn. Cá chép (cười nhạt): haha tôi sẽ chờ xem bạn sẽ tìm đƣợc cái gì Kể từ hôm ấy, tôm ôm mối hận trong mình, nó đi tìm hết cả vùng sông nhỏ nhà nó mà vẫn không thể tìm được một người nào có hệ tuần hoàn tốt hơn cá chép, tôm bực lắm , cho đến một ngày khi nó bị người ta bắt đi chuẩn bị cho vào nồi, nó gặp được thằn lằn nhỏ bé. Thằn lằn: Bạn tôm, sao bạn buồn vậy có phải là do bạn sắp bị ăn thịt không ? Tôm:*lắc đầu * : Không mình không có buồn vì chuyện đó, mình chỉ buồn rằng cho đến khi sắp chết rồi mình vẫn không thể thắng đƣợc cá chép. Thằn lằn: Tại sao bạn lại không thắng đƣợc? Tôm: Mình đã từng nói sẽ tìm đƣợc ngƣời có hệ tuần hoàn tốt hơn bạn ấy nhƣng không, mình đã sai rồi Thằn lằn: Đừng khóc bạn cá chép có hệ tuần hoàn kín đúng không ? Tôm: Đúng vậy!!! Thằn lằn: Ồ! Vậy thì đừng buồn nữa, mình đã tìm đƣợc cho bạn một ngƣời rồi. Tôm: Bạn đừng lừa mình chứ, mình không tin đâu. Thằn lằn: Đừng nhƣ vậy, ngƣời đó là mình đây. Tôm: Không phải bạn cũng chỉ có hệ tuần hoàn kín thôi sao? Thằn lằn: Đúng vậy mình có hệ tuần hoàn kín nhƣng hệ tuần hoàn của cá chép là hệ tuần hoàn đơn còn của mình là hệ tuần hoàn kép. Tôm: Vậy hai cái đó khác nhau chỗ nào? Hệ tuần hoàn của bạn có thật là tốt hơn không ? Thằn lằn: Đƣơng nhiên là tốt hơn rồi, để mình nói cho bạn nghe, đầu tiên hệ tuần hoàn đơn của cá chép chỉ có 1 vòng tuần hoàn còn của mình có đến tận 2 vòng là vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ Tôm: Có 2 vòng tuần hoàn thì sao? Thằn lằn: Bạn cá chép máu chảy với áp lực trung bình còn tôi máu chảy với áp lực cao, tốc độ nhanh và đi xa hơn đảm bảo cho các cơ quan hoạt động đƣợc tốt. Tôm: Mình thấy bạn cá chép cũng nói nhƣ bạn. 23 Thằn lằn *cười khẽ*: bạn cá chép nói vậy cũng đúng nhƣng so ra bạn ấy sẽ không đƣợc nhƣ mình đâu máu của bạn ấy chỉ đƣợc qua tim có 1 lần nên có màu đỏ thẫm còn máu của tụi mình sẽ đƣợc oxy-hóa khi trở lại tim lần thứ hai nên nó rất là giàu oxi, rất là tốt luôn. Tôm: Thật á? Thằn lằn: Đúng vậy, nhƣng mà tim của mình chƣa đƣợc hoàn thiện lắm nên vẫn có máu pha nếu mà đƣợc nhƣ mấy chị chim bồ câu thì còn tốt hơn nữa. Tôm: Không đâu bạn nhƣ vậy là tốt lắm rồi, cảm ơn bạn đã nói chuyện với tôi, cho tôi biết rằng cá chép vẫn không phải là tốt nhất, tôi rất vui. Cảm ơn thằn lằn rất nhiều. Hình ảnh minh họa: kịch tuần hoàn máu (Địa chỉ trang web đoạn kịch của học sinh đóng: https://www.youtube.com/watch?v=_cYlxn8aglk). Thảo luận, đặt câu hỏi Gợi ý cây hỏi Câu 1. (Nhận biết). Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào? A. Chỉ có ở cá, lƣỡng cƣ và bò sát. B. Chỉ có ở lƣỡng cƣ, bò sát, chim và thú. C. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu. D. Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá. Câu 2. (Thông hiểu). Nêu chiều hƣớng tiến hóa của hệ tuần hoàn? 24 Câu 3. (Thông hiểu). Nêu ƣu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở? Câu 4. (Vận dụng). Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép? Câu 5. (Vận dụng): Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho ĐV có kích thƣớc cơ thể nhỏ và hoạt động chậm? Câu 6: (Vận dụng cao). Cùng là động vật có xƣơng sống nhƣng vì sao ở cá tồn tại hệ tuần đơn trong khi chim, thú tồn tại hệ tuần hoàn kép? Bài 22: Ôn tập chƣơng I , Sinh học 11 Chủ đề sự hấp thụ nƣớc và ion khoáng ở rễ - Sinh học 11 - Thời điểm khai thác: sử dụng trong khi ôn tập phần chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở thực vật - Mục đích của kịch bản: học sinh tìm ra nguyên nhân vì sao vƣờn quýt của bác nông dân không cho quả, từ đó học sinh rút ra đƣợc: Vai trò của nƣớc và phân bón đối với cây trồng Cơ chế hút nƣớc và ion khoáng Một số biện pháp chăm sóc cây trồng hợp lí. - Thời gian của kịch bản: 5 phút - Cách tiến hành Giáo viên: giao nhiệm vụ xây dựng kịch bản dựa vào mục đích xây dựng kịch bản (nhiệm vụ này đã giao trước 1 tuần). Lớp đƣợc chia thành 3 nhóm Nhóm 1: trong vai đoàn chuyên gia nông nghiệp (CGNN) : gồm 03 ngƣời. Nhóm 2: trong vai phóng viên (PV) đài truyền hình VTV: 02 ngƣời (1 quay phim, 1 phóng viên). Nhóm 3: trong vai ngƣời nông dân (ND): 01 ngƣời. Học sinh: thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, quay lại video và nạp cho giáo viên duyệt trƣớc khi đƣợc sử dụng vào bài học. Kịch bản đã đƣợc học sinh xây dựng nhƣ sau: PV: Tôi là: Nguyễn Văn Quýt phóng viên đài VTV, tôi đang có mặt tại vƣờn quýt nhà anh Toàn Cây Còi, cùng đoàn chuyên gia toàn giáo sƣ đến từ lớp 11A2 để khảo sát nguyên nhân vƣờn quýt năm nay không cho quả của vợ chồng anh Còi. PV: Bản thân tôi và các GS muốn tìm hiểu nguyên nhân tại sao quýt qua cho cổng à quýt không cho quả mặc dù đƣợc vợ chồng anh chăm sóc bằng phƣơng pháp đặc biệt làm cho bộ rễ không đến nỗi khỏe và lá chƣa yếu lắm. PV: Ông cha ta đã nói “nhất nƣớc nhì phân tam cần tứ giống”, cây không chỉ cần nƣớc mà còn cần các loại muối khoáng, trong đó cần nhiều: muối đạm, muối ăn, muối uống xin lỗi muối kali và muối lung tungvv 25 PV: Tôi xin hỏi anh Còi một vài câu hỏi. - Chế độ bón phân và tƣới nƣớc đƣợc anh áp dụng nhƣ thế nào, trƣớc khi vƣờn quýt không cho quả? Còi: Việc bón phân tƣới nƣớc theo tôi đƣợc thực hiện theo chế độ rất khoa học và nghiêm ngặt, tƣới và bón theo cảm hứng, tức là hứng lên thì tôi mới bón và tƣới không thì thôi. PV: Thời gian tƣới nƣớc và bón phân mỗi ngày nhƣ thế nào? Còi: Có ngày mƣa thì tƣới hạn thì thôi. PV: Vâng cảm ơn anh, phƣơng pháp của anh rất đặc chủng sau đây để đánh giá về phƣơng pháp này và để hiểu rõ hơn về nguyên nhân tại sao quýt không cho quả, chúng ta cùng hỏi ý kiến đoàn chuyên gia với 3 Sư tử, xin lỗi 3 giáo sƣ (GS). GS: Cầm một kính lúp và quan sát cây có rễ. PV: Thƣa Giáo sƣ, ngài có đánh giá nhƣ thế nào về phƣơng pháp mà anh Còi áp dụng, vai trò của bộ rễ mà GS đang cầm để Anh còi và ngƣời xem truyền hình đƣợc biết. GS: Về phƣơng pháp bón phân, tƣới nƣớc này cả thế giới chỉ duy nhất anh áp dụng nên làm cho quýt không cho quả nào, đây là một điển hình đáng nghiên cứu và hạn chế. – Phƣơng pháp này đƣợc thời kỳ nguyên thủy sử dụng phổ biến nhằm lấy lá quýt nấu thịt chó, nhƣng thời này chỉ còn anh sử dụng. - (Cầm kính lúp soi vào rễ) Còn về hệ rễ là cơ quan hấp thụ nƣớc và ion khoáng của cây, đối với những thực vật trên cạn miền lông hút đảm nhiệm chức năng chính là hút nƣớc và ion khoáng PV: Cơ chế nào giúp rễ cây hấp thụ nƣớc và ion khoáng? GS: Về vấn đề này GS Đạm chuyên gia về ph.ân phân sẽ nói rõ hơn để mọi ngƣời cùng biết mời GS Đạm. GS Đạm: Về cơ chế hấp thụ nƣớc và ion khoáng thì đơn giản lắm, này nhá! Cơ chế hấp thụ nƣớc: thì theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu), nƣớc đƣợc vận chuyển từ nơi có thế nƣớc cao đến nơi có thế nƣớc. Cơ chế hấp thụ ion khoáng: theo cơ chế thụ động : từ nơi có nồng độ ion khoáng cao đến nơi có nồng độ ion khoáng thấp hoặc cơ chế chủ động, ngƣợc chiều gradien nồng độ từ nơi có nồng độ ion khoáng thấp đến nơi có nồng độ ion khoáng cao và tốn năng lƣợng ATP từ quá trình hô hấp. Còi: Tôi muốn hỏi GS một câu về vấn đề cây hút nƣớc và ion khoáng từ đất vào rễ nhƣ thế nào? Đạm: Vấn đề này chuyên môn thuộc về GS to và cứng sẽ trả lời. GS to và cứng: Dòng nƣớc và Ion khoáng đi từ đất vào rễ 26 PV: Chúng ta cần căn cứ vào những đặc điểm nào để tƣới tiêu hợp lí cho cây trồng? GS to và cứng: Chúng ta cần căn cứ vào thời tiết, đặc điểm của đất, đặc điểm của cây trồng .để tƣới tiêu cho hợp lí. PV: Vậy tôi và quý vị khán giả đã nắm đƣợc nguyên nhân tại sao quýt nhà anh Còi không cho quả nào và các biệp pháp cải tiến phƣơng pháp thời nguyên thủy của vợ chồng anh Còi ..(chốt kiến thức). Kính thƣa các bạn xem truyền hình chúng ta vừa đƣợc tìm hiểu nguyên nhân quýt không cho quả do bón phân, tƣới nƣớc và cơ chế hấp thụ nƣớc từ đất vào rễ để có ứng dụng hiệu quả trong nông nghiệp, hy vọng mùa tới, quýt anh còi sẽ cho vài quả, xin lỗi sẽ cho quả, xin cảm ơn và hẹn gặp lại!!!! Hình ảnh minh họa: kịch sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ Địa chỉ trang web đoạn kịch của học sinh đóng: https://www.youtube.com/watch?v=OBZu6mlDnT4&fbclid=IwAR10K5aIC4wbHS 9pUX-KBa9eEbMVsuwXk31vx7fCfrG13yq9FlZQDxPVWbI Thảo luận, đặt câu hỏi Giáo viên gợi ý học sinh đặt câu hỏi Câu 1. (Thông hiểu): Em có nhận xét gì về cách chăm sóc vƣờn quýt của anh Còi? Câu 2. (Nhận biết): Cơ quan chủ yếu nào của cây thực hiện chức năng hút nƣớc và ion khoáng? Câu 3. (Thông hiểu): Đối với cây trên cạn rễ cây hút nƣớc nhờ bộ phận nào? Câu 4. (Thông hiểu): Phân biệt cơ chế hấp thụ nƣớc và hấp thụ ion khoáng của cây? 27 Câu 5. (Vận dụng): Vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết? Câu 6. (Vận dụng): Tại sao thế nƣớc ở lá lại thấp hơn ở rễ? Câu 7. (Vận dụng cao): Vì sao một số thực vật ở vùng đầm lầy có khả năng sống đƣợc trong môi trƣờng thƣờng xuyên thiếu oxi? Chủ đề tiêu hóa - Thời điểm khai thác: sử dụng trong khi ôn tập phần chuyển hóa vật chất và năng lƣợng ở động vật - Mục đích của kịch bản: Xác định kiến thức trọng tâm trong nội dung ôn tập chƣơng chuyển hóa vật chất và năng lƣợng Nội dung chọn đóng kịch bao hàm kiến thức các bài càng tốt - Thời gian của kịch bản: 6 phút - Cách tiến hành Giáo viên: Trƣớc buổi ôn tập tóm tắt lại nội dung trọng tâm của chƣơng Giao nhiệm vụ cho từng nhóm: viết kịch bản, diễn kịch Duyệt nội dung kịch bản Học sinh: Dựa vào nội dung trọng tâm giáo viên đã giảng dạy để lựa chọn nội dung viết kịch bản Phân công nhiệm các thành viên trong tổ xây dựng kịch bản, tập duyệt kịch Kết quả kịch bản đƣợc xây dựng Vào một buổi tối nọ, khi cả khu dân cư Tiêu hóa đang nghỉ ngơi. Miệng: “Thật không hiểu nổi cậu chủ, suốt ngày chỉ có ăn, ăn và ăn, không thấy mệt à ??? Tôi đây rất là mệt đấy. Suốt ngày phải chuyển động lên xuống, vận động lƣỡi cả ngày. Còn làm khổ các con tôi nữa chứ !!!!”. Răng: “Đúng vậy mẹ, suốt ngày phải làm việc cực nhọc, cắt nhỏ, làm nhuyễn thức ăn. Thức ăn giòn hoặc mềm thì còn đƣợc, chứ thức ăn mà cứng hay dai thì ai mà chịu nổi. Đặc biệt, cậu chủ rất hay ăn kẹo, lại không chịu đánh răng, làm hỏng hết mấy anh em mất rồi. Thật bực mình !!!!!!!”. Miệng: “Tội nghiệp các con tôi !!!!”. Thực quản: “Mấy mẹ con nhà bà bớt ồn ào lại đi nhá, suốt ngày kêu ca, ai mà chẳng làm việc nhƣ nhau, cứ nhƣ bà có thể quản thúc hết cả khu này ấy.”. Miệng: “Ông im đi nha !! Cả ngày chỉ làm chắc một công việc là đƣa thức ăn xuống thôi mà lên mặt cái gì hả ?!!!”. 28 Bác Dạ dày đang nghỉ ngơi bị đánh thức bởi cuộc tranh cãi. Dạ dày: “Hai ông bà cứ cãi nhau làm gì, hai ngƣời là hai công việc tuy khác nhau nhƣng có liên quan mà, có thế thì tôi đây mới có công việc mà làm chứ. Hiện tại ai cũng đƣợc nghỉ ngơi thì tận hƣởng đi. Cứ phải lôi việc ra mà cãi nhau.” Miệng: “Nhƣng mà bác Dạ dày ạ, bác cũng phải hiểu chứ. Đến bản thân bác mỗi ngày cũng phải làm việc vất vả cơ mà. Phải tiết dịch vị rồi co bóp, nhào trộn thức ăn để anh Ruột có thể hấp thụ. Thế mà bác lại bỏ qua dễ dàng cho tên Thực quản này.” Dạ dày: “Thì cô cũng đâu thể đuổi cậu ta đi khỏi khu này, đúng không ?” Miệng: “.” Thở dài Dạ dày: “Vậy thì hà tất gì cứ phải cãi nhau. Thôi thì nghỉ ngơi đi đã. Ai cũng mệt rồi.” Anh em nhà Ruột nghe náo nhiệt cũng có chút tò mò. Ruột non: “Trên đó có vẻ vui vẻ nhỉ, cho tôi tham gia với.” Dạ dày: “Tham gia để cãi nhau à ?? Đến cả buổi nghỉ ngơi cũng không yên.” Thực quản nãy giờ chƣa xõa đƣợc cơn bực mình nói xen vào: “Kệ bác ấy đi, anh Ruột non à, anh phân xử giùm cái, tôi với chị Miệng vốn có liên quan đến nhau mà chị ấy lại luôn bắt bẻ tôi.” Ruột non: “Hahaha, thì ra chuyện này. Nhìn tôi đây, riêng chiều dài đã quá khổ lại còn cả ngày phải hấp thụ các chất dinh dƣỡng, rồi vận chuyển qua máu nữa chứ. Nghe có vẻ đơn giản nhƣng lại là quá trình quan trọng cho c
Tài liệu đính kèm: