Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống công thức và phương pháp giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh khi không có đột biến

Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống công thức và phương pháp giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh khi không có đột biến

IV. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN

1. Thực trạng ban đầu của vấn đề:

Thi chọn học sinh giỏi nhằm động viên, khích lệ những học sinh giỏi và các giáo viên dạy

giỏi, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng Dạy và Học, hiệu quả của công tác quản lý giáo

dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu về môn học để tiếp tục đào tạo nhằm thực hiện

mục tiêu bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.

Hàng năm Bộ, Sở GD&ĐT đều tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi văn hóa do đó các trường

THPT cũng phải thực hiện nhiệm vụ phát hiện bồi dưỡng thành lập đội tuyển của trường mình

tham gia kỳ thi này. Đây là một việc làm thường xuyên nhưng gặp không ít khó khăn đối với các

giáo viên tham gia bồi dưỡng đội tuyển dự thi học sinh giỏi.

Bộ môn Sinh học cũng là một trong các môn có học sinh tham gia kỳ thi chọn học sinh

giỏi văn hóa. Tuy nhiên, kiến thức cần thiết để học sinh đạt được kết quả cao trong kỳ thi này rất

rộng, vượt qua nội dung kiến thức mà sách giáo khoa cung cấp rất nhiều. Nhiều chuyên đề mà nội

dung của nó các em phải tự tìm hiểu thêm ở các sách tham khảo khác nhau, đặc biệt là các công

thức để các em vận dụng giải bài tập. Thực tế trong chương trình Sinh học phổ thông, học sinh có

rất ít thời gian trên lớp dành cho các giờ bài tập mà trong các đề thi học sinh giỏi, đề thi THPT

Quốc gia phần bài tập chiếm một tỉ lệ khá cao, trong đó có bài tập liên quan đến giảm phân và thụ

tinh. Kiến thức về chu kỳ tế bào, nguyên phân và giảm phân là kiến thức nền quan trọng để các

em dễ dàng tiến cận kiến thức các quy luật di truyền,các dạng đột biến rất hay và khó sẽ học ở lớp

12. Vì vậy đưa ra hệ thống công thức và phương pháp giải bài tập là nhiệm vụ của giáo viên bồi

dưỡng.

Với nhiều năm trực tiếp bồi dưỡng học sinh giỏi đạt hiệu quả, và qua nghiên cứu các đề thi

học sinh giỏi các năm trước tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Hệ thống công thức và phương pháp

giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh khi không có đột biến” nhằm làm tài liệu

dạy cho học sinh ôn thi học sinh giỏi và cung cấp kiến thức nền cho các quy luật di truyền mà các

em sẽ học ở lớp 12

pdf 26 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 574Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống công thức và phương pháp giải bài tập nguyên phân, giảm phân và thụ tinh khi không có đột biến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tên loài 
+ Tính số lần nguyên phân của mỗi hợp tử nói trên 
 Bài giải 
Gọi x là số lần nguyên phân của 10 hợp tử ( x nguyên dương) 
Số NST môi trường cung cấp là : 10 . 2n. ( 2x – 1) = 2480 (1) 
Số NST mới hoàn toàn do môi trường nội bào cung cấp là: 
 10. 2n. (2
x
 – 2) = 2400 (2) 
Từ (1) và (2) ta được 2n = 8 nên đây là ruồi giấm 
Thay vào ta được 10 . 8. (2x -1) = 2480 
 → 2x = 32 
 → x = 5 
Bài 2: Quá trình nguyên phân liên tiếp từ một tế bào lưỡng lội của loài A tạo được 4 tế bào 
mới với 64 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định số lượng NST trong bộ lưỡng bội của loài 
 ĐA: 2n = 16 
 Hướng dẫn: 4. 2n = 64 → 2n = 16 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo viên: Huỳnh Thanh Trúc - 9 - 
Bài 3. Một loài có bộ NST 2n = 10. Ba hợp tử của một loại nguyên phân một số đợt liên tiếp 
tạo ra các tế bào con có số NST đơn là 280. Biết hợp tử 1 tạo ra số tế bào con = ¼ số tế bào con 
của hợp tử 2. Hợp tử 2 có số tế bào con gấp đôi tế bào con của hợp tử 3. Xác định số lần nguyên 
phân của mỗi hợp tử? 
ĐA: k1 = 2, k2 = 4, k3 = 3 
Hướng dẫn Gọi số TB con của hợp tử 1 là x với số lần nguyên phân là k1 
 số TB con của hợp tử 2 là y với số lần nguyên phân là k2 
 số TB con của hợp tử 3 là z với số lần nguyên phân là k3 
 Theo đề bài, ta có: x = ¼ y → y = 4x mà y = 2z → 4x = 2z → z = 2x Mặc khác: Tổng số 
NST đơn của các TB con tạo thành từ 3 hợp tử là 280 Hay: 2n (x + y + z) = 280. Do đó 10 (x + 
4x + 2x) = 280 → x = 4 → k1 = 2; y = 16 → k2 = 4 ; z = 8 → k3 = 3. 
 Tính số thoi vô sắc được hình thành và bị phá hủy trong quá trình nguyên phân 
* Kiến thức bổ sung 
- Mỗi tế bào nguyên phân cho ra 2 tế bào con thì có một thoi phân bào được hình thành và 
cũng bị phá hủy sau đó. Số thoi phân bào được hình thành và phá hủy trong quá trình nguyên 
phân k lần từ một tế bào là: 1+ 2+ 4+8+16+ 32+ 
= 2
0 
+ 2
1
 + 2
2
 + 2
3
 + 2
4
 +.2k = 2k - 1 
- Nếu có a tế bào nguyên phân x lần bằng nhau tạo ra a.2x tế bào con thì số thoi vô sắc được 
hình thành trong quá trình đó là: a.(2x – 1) 
- Nếu có một nhóm tế bào nguyên phân số lần không bằng nhau trong đó x tế bào nguyên 
phân k1 lần; y tế bào nguyên phân k2 lần. thì số NST mới hoàn toàn do môi trường cung cấp là 
x. (2
k1
 – 1) + y. (2k2 – 1) + 
* Phương pháp giải 
- Bước 1. Xác định số tế bào nguyên phân, số lần nguyên phân 
- Bước 2. Áp dụng công thức tính 
* Các ví dụ minh họa 
Bài 1. Tế bào của cà chua tiến hành nguyên liên tiếp 5 lần. Hãy xác định số thoi vô sắc được 
hình thành và phá hủy trong quá trình đó? 
 A. 30 B. 31 C. 32 D. 33 
Bài giải 
Số tế bào con được tạo ra là: 25 = 32 
Số thoi vô sắc được hình thành bằng số thoi bị phá hủy = 25 – 1 = 31 thoi. 
Bài 2. Có 4 tế bào của một loài nguyên phân liên tiếp 3 lần. Xác định số thoi vô sắc được 
hình thành và phá hủy trong cả quá trình? 
A. 28 B. 29 C. 30 D. 31 
Bài giải 
Số tế bào con được tạo ra là: 4. 23 = 32 tế bào 
Số thoi vô sắc được hình thành bằng số thoi bị phá hủy = 4. (23 – 1) = 28 thoi 
a.3. Dạng 3: Tính thời gian nguyên phân 
* Kiến thức bổ sung 
- Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không đổi: 
Một tế bào tiến hành nguyên phân x lần liên tiếp với tốc độ không đổi, thì: 
Thời gian nguyên phân = thời gian 1 lần nguyên phân. 
- Nếu tốc độ của các lần nguyên phân liên tiếp không bằng nhau: 
+ Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần giảm dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân tăng 
dần đều. 
+ Nếu tốc độ nguyên phân ở các lần tăng dần đều thì thời gian của các lần nguyên phân giảm 
dần đều. 
Trong 2 trường hợp trên, thời gian của các lần nguyên phân liên tiếp sẽ hình thành một dãy cấp số 
cộng và thời gian của cả quá trình nguyên phân là tổng các số hạng trong dãy cấp số cộng đó 
Gọi: - x là số lần nguyên phân 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo viên: Huỳnh Thanh Trúc - 10 - 
- u1, u2, u3,....ux lần lượt là thời gian của mỗi lần nguyên phân thứ nhất, thứ 2, thứ 3..., thứ x. 
Thì thời gian của quá trình nguyên phân là: 
Thời gian N.P= x/2 (u1 + ux ) 
Gọi d là hiệu số thời gian giữa lần nguyên phân sau với lần nguyên phân liền trước nó 
 Nếu tốc độ nguyên phân giảm dần đều thì d > 0 
 Nếu tốc độ nguyên phân tăng dần đều thì d < 0 
Ta có thời gian N.P = x/2 [2u1 + (x - 1) d] 
* Phương pháp giải 
- Bước 1. Xác định số tế bào tham gia nguyên phân; xác định số lần nguyên phân 
- Bước 2. Xác định thời gian nguyên phân 
* Ví dụ minh họa 
Bài 1. Theo dõi quá trình nguyên phân liên tiếp của một hợp tử có tốc độ giảm dần đều, nhận 
thấy thời gian nguyên phân của lần nguyên phân đầu tiên là 4 phút, thời gian của lần nguyên phân 
cuối cùng là 6,8 phút. Toàn bộ thời gian của quá trình nguyên phân là 43,2 phút. Xác định số lần 
nguyên phân và số tế bào con được tạo ra. 
 A. 7; 128 B. 8; 256 C. 9; 512 10; 1024 
 Bài giải 
Gọi x là số lần nguyên phân của hợp tử 
ADCT tính thời gian nguyên phân ta được 43.2 = x/2 (4 + 6.8 ) → x = 8 
Số tế bào con được tạo ra là 28 = 256 tế bào 
a.4 Dạng 4: Mô tả biến đổi hình thái NST và số NST đơn, số NST kép, số sợi comatit, 
số tâm động ở mỗi giai doạn khác nhau của quá trình nguyên phân. 
* Kiến thức bổ sung 
Quá trình nguyên phân của tế bào xảy ra được phân làm 4 kỳ: kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ 
cuối, nhưng trước khi bước vào nguyên phân tế bào trải qua kì trung gian. Sự biến đổi của NST 
qua các kì được tóm tắt theo bảng sau: 
 Kì trung gian gồm 3 pha: 
Các pha Số NST đơn Số NST k p Số sợi cromatit Số tâm động 
Pha G1 2n 0 0 2n 
Pha S 0 2n 4n 2n 
Pha G2 0 2n 4n 2n 
 Nguyên phân 
Các kì Số NST đơn Số NST k p Số sợi cromatit Số tâm động 
Kì đầu 0 2n 4n 2n 
Kì giữa 0 2n 4n 2n 
Kì sau 4n 0 0 4n 
Kì cuối 2n 0 0 2n 
* Phương pháp giải 
- Bước 1. Xác định số TB nguyên phân, số lần nguyên phân 
- Bước 2. Xác định TB đang ở kì nào của lần nguyên phân thứ mấy 
- Bước 3: Áp dụng công thức tính 
* Các ví dụ minh họa 
Bài 1. Một tế bào sinh dưỡng ở người có bộ NST lưỡng bội 2n = 46 tiến hành nguyên phân. 
Xác định số NST đơn, số NST k p, số sợi cromatit và số tâm động qua các kì nguyên phân của tế 
bào này? 
 Bài làm 
Các kì Số NST đơn Số NST k p Số sợi cromatit Số tâm động 
Kì đầu 0 46 92 46 
Kì giữa 0 46 92 46 
Kì sau 92 0 0 92 
Kì cuối 46 0 0 46 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo viên: Huỳnh Thanh Trúc - 11 - 
2n = 46. TB tiến hành nguyên phân ta lập được bảng sau: 
Bài 2. Qúa trình nguyên phân từ một hợp tử ruồi giấm tạo ra được 8 tế bào mới. 
a. Xác định số đợt nguyên phân của hợp tử 
b. Ở kì trung gian, 8 tế bào trên có bao nhiêu sợi nhiễm sắc, bao nhiêu tâm động và 
bao nhiêu sợi comatit? 
c. Khi chuyến sang kì đầu, 8 tế bào trên có bao nhiêu NST k p, bao nhiêu cromatit và 
tâm động? 
d. Khi chuyến sang kì giữa, 8 tế bào trên có bao nhiêu NST k p, bao nhiêu cromatit và 
tâm động? 
e. Khi chuyến sang kì sau, 8 tế bào trên có bao nhiêu NST đơn, bao nhiêu tâm động? 
f. Khi chuyến sang kì cuối, trước khi phân chia tế bào chất, 8 tế bào trên có bao nhiêu 
sợi nhiễm sắc và tâm động? 
Bài giải 
a. Số lần nguyên phân: 2k = 8 → k = 3 
b. 2n = 8. Khi ở kì trung gian 
Các pha 
Số NST đơn 
(sợi nhiễm sắc) 
Số sợi cromatit Số tâm động 
Pha G1(Khi 
chưa nhân 
đôi) 
8. 2n = 8.8=64 0 8.2n = 8.8= 64 
Pha S (sau khi 
nhân đôi) 
0 2.2n.8= 2.8.8=128 64 
Pha G2 0 128 64 
C,d,e,f. 
Các kì Số NST đơn Số NST k p Số sợi cromatit Số tâm động 
Kì đầu 0 8.2n= 8.8= 64 2.2n.8 = 2.8.8= 128 8.2n= 8.8=64 
Kì giữa 0 64 128 64 
Kì sau 2.2n.8 =128 0 0 128 
Kì cuối 8.2n = 8.8 = 64 0 0 64 
Bài 3. 3 tế bào sinh dưỡng của gà (2n = 78) đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân. Số NST 
k p trong 3 tế bào này là 
A. 232 B. 233 C. 234 D. 235 
HD: Kì đầu NST đã nhân đôi thành NST k p vì 3 tế bào của gà có 3. 78 = 234 NST k p. 
Bài 4: Ở ruồi giấm 2n = 8. 1 tế bào ruồi giấm đang ở kì sau của nguyên phân. Số NST trong 
tế bào đó bằng bao nhiêu trong các trường hợp sau? 
A. 4; B. 8 C. 16 D. 32. 
Bài 5: Nếu trong kì đầu của quá trình nguyên phân, một tế bào có 60 crômatit thì bộ NST của loài 
là: A. 15 B. 30 C.45 D.6 
Bài 6 : Ở một loài thực vật, cho lai hai cây lưỡng bội với nhau được các hợp tử F1. Một trong 
các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 4 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ tư, người ta đếm 
được trong tất cả các tế bào con có 336 crômatit. Số nhiễm sắc thể có trong hợp tử này là 
A.14 B.21 C.15 D. 2 
 3.3.3.b . Bài tập về giảm phân và thụ tinh 
b.1 Dạng 1: Xác định hình thái và số NST đơn, số NST kép, số sợi comatit, số tâm 
động qua các kì giảm phân 
*Kiến thức bổ sung 
Một tế bào sinh dục chín (2n) tiến hành giảm phân, dựa vào sự biến đổi hình thái của NST 
qua các kì ta lập được bảng sau: 
 Kì Số NST đơn Số NST kép Số sợi cromatit Số tâm động 
Kì trung gian (sau khi 
NST đã nhân đôi) 
0 2n 4n 2n 
 Đầu I 0 2n 4n 2n 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo viên: Huỳnh Thanh Trúc - 12 - 
Giữa I 0 2n 4n 2n 
Sau I 0 2n 4n 2n 
Cuôi I 0 n 2n n 
Kì trung gian 0 n 2n n 
 Đầu II 0 n 2n n 
Giữa II 0 n 2n n 
Sau II 2n 0 0 2n 
Cuối II n 0 0 n 
* Phương pháp giải 
- Bước 1.Xác định được các tế bào sinh dục đang ở kì nào của quá trình giảm phân 
- Bước 2. Áp dụng kiến thức trong bảng trên để xác định đúng số lượng thành phần có trong 
tế bào. 
* Các ví dụ minh họa 
Bài 1.( Đề THPT QG 2015 – câu 37 mã đề 159) 
Hình vẽ sau đây mô tả hai tế bào ở hai cơ thể lưỡng bội đang phân bào 
Biết rằng không xảy ra đột biến; các hữ cái A, a, B, b, c, D, M, n kí hiệu cho các nhiễm sắc 
thể. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng? 
 A. Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân II, tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân 
 B. Khi kết thúc quá trình phân bào ở hai tế bào trên thì từ tế bào 1 tạo ra hai tế bào lưỡng 
bội, từ tế bào 2 tạo ra hai tế bào đơn bội 
 C. Hai tế bào đều đang ở kì sau của nguyên phân 
 D. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào 1 là 2n = 4, bộ nhiễm sắc thể của tế bào 2 là 2n = 8 
Hướng dẫn: 
- Ở TB 1, các NST k p vừa tách thành các NST đơn nhưng ta thấy không tồn tại các cặp 
tương đồng nên đây là kì sau của lần giảm phân II. 
- Ở TB 2, các NST k p vừa tách thành các NST đơn (như TB 1) nhưng ta thấy tồn tại các cặp 
tương đồng ( A và a hay B và b) nên đây là kì sau nguyên phân. 
Bài 2 : Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số NST 
và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau I là : 
A.24 và 24 B.24 và 12. C.12 và 24. D. 12 và 12. 
Bài 3: Một tế bào lúa nước có 2n = 24 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số 
nhiễm sắc thể và số tâm động trong mỗi tế bào ở kì sau II là : 
 A. 24 và 24. B. 24 và 12. C.12 và 24. D. 12 và 12. 
Bài 4: Một tế bào của lợn có 2n = 38 trải qua quá trình giảm phân hình thành giao tử. Số 
nhiễm sắc thể và số cromatit ở kì giữa I lần lượt là : 
A. 38 và 76. B. 38 và 0. C.38 và 38. D.76 và 76. 
Bài 5: Năm tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang ở kì giữa giảm phân I, người ta đếm được tổng số 
cromatit là: 
 A. 40 B. 80 C.120 D.160 
ĐA : 2 A – 3 A – 4 A – 5B 
b.2. Dạng 2: Xác định số giao tử được sinh ra trong giảm phân 
* Kiến thức bổ sung 
Qua giảm phân: 
 Một tế bào sinh tinh tạo ra 4 tinh trùng 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo viên: Huỳnh Thanh Trúc - 13 - 
 Một tế bào sinh trứng tạo ra 1 trứng và 3 thể định hướng 
Do đó: 
 Số tinh trùng tạo ra = số tế bào sinh tinh x 4 
 Số tế bào trứng tạo ra = số tế bào sinh trứng 
 Số thể định hướng (thể cực) = số tế bào sinh trứng x 3 
Do đó đối với a tế bào giảm phân 
 a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng 
 a tế bào sinh trứng qua giảm phân thì tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng 
Chú ý 
Nếu tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân k lần thì tế bào mẹ ban đầu tạo ra 2k số tế bào 
sinh tinh/ sinh trứng được sinh ra, sau đó mới áp dụng công thức trên 
Cần phân biệt tế bào sinh dục sơ khai và tế bào sinh dục chín ( sinh tinh/sinh trứng ) 
Tế bào sinh dục sơ khai là tế bào có khả năng nguyên phân để tạo ra tế bào sinh tinh / sinh 
trứng; tế bào này không trực tiếp tạo ra giao tử 
Tế bào sinh tinh/ sinh trứng là tế bào duy nhất có khả năng giảm phân tạo giao tử ( tinh trùng / 
trứng ) 
Mối quan hệ của chúng được biểu diễn bằng sơ đồ sau 
* Phương pháp giải 
- Bước 1: Xác định số tế bào sinh dục đó là tế bào sinh tinh hay tế bào sinh trứng 
- Bước 2: Tính số tế bào sinh dục chín tham gia vào quá trình giảm phân 
+ Nếu là a tế bào sinh dục cái thì tạo ra tạo ra a tế bào trứng và 3a thể định hướng 
+ Nếu là a tế bào sinh tinh trải qua giảm phân thì tạo ra 4a tinh trùng 
- Bước 3: Tính số giao tử được tạo ra trong quá trình giảm phân 
* Các ví dụ minh họa 
Bài 1: 1TB sinh dục sơ khai đực và 1 TB sinh dục sơ khai cái đều nguyên phân liên tiếp 5 
lần. Các TB con đều chuyển sang vùng sinh trưởng và qua vùng chín giảm phân bình thường. 
Xác định số lượng giao tử đực và cái được tạo thành? 
Hướng dẫn giải 
Số tế bào sinh tinh/ sinh trứng được tạo ra từ 1 tế bào sơ khai ban đầu là : 25 = 32 
Các tế bào đều giảm phân bình thường nên ta có : 
Số TB trứng là 32 
Số tinh trùng là : 32 x 4 = 128 
Đáp án : 32 – 128 . 
Bài 2: Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. X t ba tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh 
sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Tính số giao tử sinh 
ra ? 
Hướng dẫn giải : 
3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt tạo ra 3x 29 = 1536 tế bào con 
Số tế bào tham gia giảm phân là 1536 x 0,015625 = 24 tế bào 
Trường hợp 1: tế bào là tế bào sinh tinh. Số giao tử tạo ra là 24 x 4= 96 tinh trùng 
Trường hợp 2: tế bào là tế bào sinh trứng. Số giao tử tạo ra là 24 trứng. 
Đáp án 24 trứng / 96 tinh trùng. 
b.3. Dạng 3: Hiệu suất thụ tinh và số hợp tử được tạo thành 
* Kiến thức bổ sung 
- Tính số hợp tử: Trong quá trình thụ tinh, một trứng (n) kết hợp với 1 tinh trùng (n) tạo ra 
hợp tử (2n) 
 Số hợp tử = số tinh trùng thụ tinh = số trứng thụ tinh 
- Hiệu suất thụ tinh: là tỉ số phần trăm giữa giao tử được thụ tinh trên tổng số giao tử được tạo 
ra 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo viên: Huỳnh Thanh Trúc - 14 - 
+ Tỉ lệ thụ tinh của tinh trùng = số tinh trùng thụ tinh / tổng số tinh trùng hình thành 
+ Tỉ lệ thụ tinh của trứng = số trứng thụ tinh / tổng số trứng hình thành 
* Phương pháp giải 
- Bước 1: Xác định tổng số tê bào tham gia vào quá trình thụ tinh 
- Bước 2: Xác định tổng số giao tử được sinh ra trong giảm phân 
- Bước 3: Xác định tỉ lệ 
* Các ví dụ minh họa 
Bài 1 : Tính số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng cần thiết để tạo ra 1000 hợp tử. Biết 
hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50%, của trứng là 80%. 
Hướng dẫn: 
- Để tạo ra 1000 hợp tử cần: 
+ 1000 tinh trùng được thụ tinh 
 + 1000 trứng được thụ tinh 
- Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 50% nên số tinh trùng được sinh ra là 2000; số tế bào 
sinh tinh tham gia giảm phân là 2000/4 = 500 (tế bào) 
- Hiệu suất thụ tinh của trứng là 80% nên số trứng tham gia thụ tinh là 1250 (tế bào); số tế 
bào sinh trứng tham gia giảm phân là 1250 (tế bào) 
b.4. Dạng 4: Xác định số thoi phân bào xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm 
phân 
* Kiến thức bổ sung 
- Mỗi tế bào sinh tinh và sinh trứng qua hai lần phân bào của giảm phân xuất hiện ( phá hủy ) 
3 thoi vô sắc 
 ( 1 thoi vô sắc lần phân bào 1 và 2 thoi vô sắc lần phân bào 2) 
- a tế bào giảm phân thì sẽ xuất hiện hoặc bị phá hủy 3a thoi vô sắc. 
* Phương pháp giải 
- Bước 1. Xác định số tế bào sinh tinh, số tế bào sinh trứng 
- Bước 2. Áp dụng công thức tính 
* Các ví dụ cụ thể 
Bài 1 : Một loài có bộ NST lưỡng bội 2n = 12 . X t 5 tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh sản 
đều nguyên phân liên tiếp 4 đợt . Tất cả các tế bào con đều tham gia giám phân tạo giao tử . Tính 
số thoi vô sắc xuất hiện và bị phá hủy trong quá trình giảm phân các tế bào nói trên? 
A. 2450 B. 2460 C. 2430 D. 2400 
Bài giải 
Số tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng được tạo ra là : 5 x 24 = 80 tế bào 
Số thoi vô sắc được hình thành và phá hủy là : 3 x 80 = 2400 thoi 
Đáp án 2400 thoi 
b.5 Dạng 5: Xác định số NST đơn môi trường cần cung cấp cho quá trình giảm phân 
* Kiến thức bổ sung 
- 1 tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung 
cấp số NST đơn là : 
4n – 2n = 2n NST 
- a tế bào sinh dục chín ( tế bào sinh tinh / tế bào sinh trứng ) giảm phân cần môi trường cung 
cấp số NST đơn là : 
a× (4n – 2n) = a × 2n NST 
* Phương pháp giải 
- Bước 1 : Xác định bộ NST lưỡng bội của loài 
- Bước 2 : Xác định số lượng tế bào sinh dục chín tham gia vào quá trình giảm phân 
- Bước 3 : Áp dụng công thức tính số lượng NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân 
* Các ví dụ minh họa 
Bài 1 : Ở ruồi giấm có bộ NST lưỡng bội 2n = 8. X t ba tế bào sinh dục sơ khai ở vùng sinh 
sản đều nguyên phân liên tiếp 9 đợt. 1,5625% tế bào con trải qua giảm phân. Xác định số NST 
đơn môi trường cần phải cung cấp cho quá trình giảm phân?: 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo viên: Huỳnh Thanh Trúc - 15 - 
A. 192 B. 236 C. 234 D. 238 
Hướng dẫn giải : 
Bộ NST của loài có 2n = 8 
3 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân 9 đợt tạo ra 3x 29 = 1536 tế bào con 
Số tế bào tham gia giảm phân là 1536 x 0,015625 = 24 tế bào 
Số NST đơn môi trường cung cấp cho giảm phân là : 24 x 8 = 192 NST ( đơn ) 
Bài 2 : Tại vùng sinh sản của một ống dẫn sinh dục cái có 5 tế bào sinh dục sơ khai đều 
nguyên phân 4 đợt. Các tế bào con tạo ra đều trở thành các tế bào sinh trứng. Các tế bào này 
chuyển sang vùng chín tiếp tục nhận của môi trường 6240 NST đơn. Tính bộ NST lưỡng bội của 
loài nói trên là : 
A. 24 B. 46 C. 78 D. 8 
Giải : Đặt 2n = x. 
5 tế bào nguyên phân 4 đợt tạo ra 5 x 24 = 80 tế bào sinh trứng 
80 tế bào chuyển qua vùng chín tức là xảy ra quá trình nhân đôi nhiễm sắc thể trong tế bào. 
Số NST mà tế bào nhận từ môi trường là 80x.(2-1)=80x 
Theo bài ra, có 80x = 6240. Vậy x = 78. 
b. 6 Dạng : Xác định số loại giao tử và tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành. Xác định 
số tổ hợp giao tử và số kiểu tổ hợp giao tử khác nhau 
Khi không có trao đổi chéo 
* Kiến thức bổ sung 
- X t 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau , không có trao đổi đoạn và không có đột 
biến thì sẽ tạo ra 2 loại giao tử 
- X t trên n cặp NST như trên thì sẽ tạo ra 
+ tối đa 2n kiểu giao tử 
+ Tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành là 1/2n 
+ Số tổ hợp giao tử là 2n. 2n = 4n 
Số kiểu tổ hợp NST khác nhau: 3n 
- X t 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau (đồng dạng), không có trao đổi ch o và 
không có đột biến chỉ cho ra 1 loại giao tử 
Do đó nếu không có trao đổi ch o, có y cặp NST đồng dạng trong tổng số n cặp NST thì số 
loại giao tử là: 2n – y . 1y (n : số cặp NST; y: số cặp NST đồng dạng; n-y: số cặp NST có cấu trúc 
khác nhau). 
* Phương pháp giải 
- Bước 1: Xác định số NST trong tế bào 
- Bước 2: Xác định số cặp NST có cấu trúc đồng dạng hay khác nhau 
- Bước 3: Áp dụng công thức 
* Các ví dụ minh họa 
Ở đậu Hà lan ( 2n = 14). Mỗi cặp NST tương đồng đều gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau, 
quá trình giảm phân không xảy ra trao đổi đoạn và không đột biến. Tính số loại giao tử tối đa của 
loài ? 
A. 234 B. 128 C. 256 D. 464 
Hướng dẫn: 
2n = 14 hay n = 7 
Mỗi cặp NST tương đồng có cấu trúc khác nhau giảm phân cho hai loại giao tử. 
Số giao tử tối đa có thể có là: 2.2.2.2.2.2.2 = 27 = 128 
 Khi không có trao đổi chéo 
- Trường hợp 1: trao đổi đoạn tại 1 điểm 
* Kiến thức bổ sung 
+ X t 1 cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau giảm phân và trao đổi đoạn 1 điểm sẽ tạo 
ra :4 kiểu giao tử( 2 giao tử bình thường , 2 giao tử trao đổi ch o ) 
+ X t k cặp NST gồm 2 NST có cấu trúc khác nhau giảm phân và trao đổi đoạn 1 điểm sẽ tạo 
ra: 4
k
 kiểu giao tử 
Sáng kiến kinh nghiệm 
Giáo viên: Huỳnh Thanh Trúc - 16 - 
+ n – k cặp còn lại không trao đổi ch o thì sẽ tạo ra 2n-k 
+ Tổng số loại giao tử được tạo ra là : 2n-k ×4k = 2n+k 
+ Tỉ lệ mỗi loại giao tử được tạo thành là: 1/ 2n+k 
Sơ đồ 1: Diến biến hiện tượng trao đổi chéo tại một điểm trên cặp NST 
* Phương pháp giải 
- Bước 1. Xác định số cặp NST giảm phân không có trao đổi ch o, và có trao đổi ch o 
- Bước 2. Áp d

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_he_thong_cong_thuc_va_phuong_phap_giai.pdf