Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn Sinh học

Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn Sinh học

I. Lí do chọn đề tài:

1. Cơ sở lí luận:

Sự phát triển kinh tế - xã hội trong bối cảnh toàn cầu hoá đặt ra những yêu

cầu mới đối với người lao động, do đó cũng đặt ra những yêu cầu mới cho sự

nghiệp giáo dục thế hệ trẻ và đào tạo nguồn nhân lực. Giáo dục cần đào tạo đội

ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị

trường lao động, đặc biệt là năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính

tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết

các vấn đề phức hợp.

Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng

của cải cách giáo dục nói chung cũng như cải cách cấp trung học cơ sở. Mục

tiêu, chương trình, nội dung dạy học mới đòi hỏi việc cải tiến phương pháp dạy

học và sử dụng những phương pháp dạy học mới. Trong những năm gần đây,

các trường THCS đã có những cố gắng trong việc đổi mới phương pháp dạy học

và đã đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích cực của học sinh.

Việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay nhằm theo hướng phát huy

tính tích cực và chủ động của học sinh, làm cho học sinh phải suy nghĩ nhiều

hơn, làm việc nhiều hơn, đồng thời phải tác động đến tâm tư, tình cảm, đem lại

niềm vui hứng thú học tập cho học sinh. Muốn vậy người giáo viên phải linh

hoạt trong việc tổ chức các hoạt động dạy học, sử dụng tích hợp các phương

pháp dạy học tích cực đem lại hiệu quả dạy học cao nhất bởi không có một

phương pháp dạy học nào là vạn năng cả.

pdf 25 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 2328Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn Sinh học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đổi mới phương pháp dạy 
học ở THCS có chuyển biến khá tốt. Tuy nhiên, việc đổi mới phương pháp dạy 
học cần gắn nội dung dạy học với thực tiễn của học sinh. Việc tích cực hóa hoạt 
động nhận thức của học sinh đã được cải thiện khi giáo viên biết tổ chức các 
hoạt động trò chơi để tiếp thu kiến thức tốt hơn và giảm căng thẳng hoặc nhàm 
chán trong các tiết học.. 
II. Thực trạng vấn đề 
Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích trước tiên và chủ 
yếu là vui chơi giải trí, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng mệt mỏi. 
Nhưng qua trò chơi người chơi được rèn luyện thể lực, trí lực, rèn luyện các giác 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 5/23
quan tạo cơ hội giao lưu với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè đồng đội trong 
nhóm trong tổ...... 
Trò chơi phải hướng vào học sinh, lấy học sinh làm trung tâm. Giáo viên 
là người tổ chức, hướng dẫn. Giáo viên phải tìm trò chơi có tác dụng phát huy trí 
sáng tạo, tính tích cực của học sinh, nhằm tạo ra những thế hệ biết tìm tòi sáng 
tạo nhanh nhẹn trên mọi lĩnh vực. 
Khắc sâu được kiến thức vừa học. Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy 
nhanh nhạy và khả năng phán đoán của học sinh. Giáo dục được đạo đức thái độ 
của học sinh. 
Phải chú ý đến tính vừa sức đối với học sinh, không dễ quá cũng không 
khó quá. Nội dung trò chơi đưa ra phải phù hợp với tâm lí lứa tuổi thiếu niên thì 
học sinh mới có thể tham gia một cách tích cực và đạt hiệu quả cao được. 
Các trò chơi đưa ra phải được các em nhiệt tình hưởng ứng. Phải thực 
hiện được chức năng dạy học thông qua trò chơi để học tập, rèn luyện. 
 Tùy theo nội dung và mục tiêu của từng phần trong bài mà tổ chức hoạt 
động trò chơi cho phù hợp, có thể giữa tiết học hoặc ở phần củng cố. 
 Không được lạm dụng trò chơi làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, 
lấn át thời gian chính của giờ học. 
Giáo viên không nên chỉ tập trung vào những học sinh khá giỏi mà còn để 
ý, khuyến khích động viên những học sinh yếu, học sinh có tác phong chậm hay 
rụt rè nhút nhát tham gia, tạo điều kiện cho các em rèn luyện tác phong, hoà 
đồng với tập thể. Trò chơi phải được thiết kế phù hợp với đặc điểm nhận thức và 
khả năng của học sinh. Tuỳ theo độ tuổi, theo lớp mà thiết kế tổ chức các trò 
chơi phù hợp. 
- Với mục đích học mà chơi, chơi mà học nên việc tổ chức các trò chơi 
trong dạy học Sinh học chắc chắn sẽ gây được hứng thú học tập của học sinh, 
hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp khái 
quát hoá kiến thức, khả năng suy luận phán đoán, rèn luyện tác phong nhanh 
nhẹn của học sinh. 
- Đối với bản thân tôi, việc nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này đã giúp 
tôi đầu tư nhiều hơn vào chuyên môn, tìm tòi phương pháp giảng dạy hiệu quả 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 6/23
phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, tạo niềm tin và hứng thú học cho 
các em học sinh trong mỗi giờ học môn Sinh học. 
- Tạo điều kiện cho các em học sinh làm quen với các hình thức học tập 
khác nhau, biết cách vận dụng kiến thức để giải quyết các hiện tượng thực tế từ 
đơn giản đến phức tạp. 
- Cùng với phương pháp này giáo viên có thể vận dụng để ôn luyện kiến 
thức tổng hợp cho học sinh. 
III. Các biện pháp đã tiến hành 
 Vận dụng và thực hiện được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện 
nay: giáo viên thực sự là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động của 
học sinh còn học sinh là đối tượng tham gia trực tiếp, chủ động, linh hoạt, sáng 
tạo trong hoạt động học tập của mình tạo ra một không khí phấn khởi, hào hứng 
trong học tập Sinh học. 
 Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học. Thông qua các trò 
chơi giúp học sinh nắm được các kiến thức cơ bản của Sinh học tiềm ẩn trong 
các tình huống trò chơi, giúp học sinh biết vận dụng các kiến thức đã học vào 
thực tiễn sinh động và giáo dục đạo đức học sinh. 
 Kích thích hứng thú, phát huy tính tích cực, tự giác, tư duy sáng tạo và 
khả năng hợp tác cao trong học tập cũng như trong cuộc sống của học sinh. 
Khi giáo viên tổ chức trò chơi cho học sinh trong dạy học sinh học cần 
tiến hành theo các bước như sau: 
Bước 1: Giai đoạn chuẩn bị: 
- Xác định mục tiêu dạy học: Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất có tính 
chất quyết định. Bởi trò chơi được thiết kế phải đạt được các mục tiêu dạy học. 
- Xây dựng, lựa chọn trò chơi: phù hợp đáp ứng các mục tiêu dạy học đó 
đề ra. 
- Giáo viên xác định: số nhóm chơi, số người trong nhóm và các đồ 
dùng, dụng cụ cần thiết như: mô hình, tranh, phấn viết bảng, mảnh bìa, hệ 
thống câu hỏi 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 7/23
Bước 2: Giai đoạn thực hiện: 
 Trình bày trò chơi: 
- Chọn lối giải thích rõ ràng: ngắn gọn, dễ hiểu, dí dỏm. Giải thích sao 
cho người chậm hiểu nhất cũng hiểu được, dẫn dắt người chơi từng bước để tạo 
sự hấp dẫn. 
- Nói và cử động làm mẫu dễ hiểu, nếu cần có thể chơi thử để giảng lại 
luật lệ trò chơi. 
- Giáo viên phải quán triệt về sự nghiêm túc với học sinh khi tham gia trò chơi 
 Điều khiển trò chơi: 
- Đề cao tinh thần tự giác, thẳng thắn trung thực, dành cho người phát huy 
sáng kiến trong phạm vi luật lệ trò chơi. 
- Phải đổi người chơi sao cho ai cũng có dịp thắng cuộc. 
- Khi bắt lỗi phải khách quan, chính xác, dứt khoát, công bằng. 
- Phải biết dừng trò chơi đúng lúc, khi mọi người có dấu hiệu mệt mỏi, 
chán nản hay khi trò chơi đó có kết quả thắng thua rõ ràng và đặc biệt phải đảm 
bảo thời gian như dự kiến. 
Bước 3. Giai đoạn kết thúc: 
 Phạt những người thua bằng những hình phạt nhẹ nhàng, thoải mái. 
 Đánh giá ưu khuyết điểm của trò chơi? Về luật lệ, cách chơi và tính hấp 
dẫn, sự giáo dục của trò chơi đến đâu? 
Các hình thức tổ chức trò chơi đã được áp dụng. 
TRÒ CHƠI GIẢI Ô CHỮ 
Trò chơi này tổ chức vào cuối tiết học, tiết ôn tập để củng cố hoặc tái hiện 
kiến thức. Trong các tiết ngoại khoá có thể dùng trò chơi này vào một phần chơi 
cũng rất thú vị và cho hiệu quả cao. 
- Mục đích : 
+ Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, của chương ... từ đó giáo dục ý 
thức, thái độ của học sinh qua bài dạy Sinh học. 
+ Rèn luyện kỹ năng nhớ, vận dụng kiến thức Sinh học đã học của học sinh. 
+ Phát triển tư duy nhanh nhạy, sáng tạo của học sinh. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 8/23
 - Chuẩn bị: 
+ Bảng ô chữ, câu hỏi, đáp án. 
+ Có thể thiết kế trò chơi trên máy vi tính và chiếu lên màn hình qua máy 
chiếu đa năng thì trò chơi này sẽ rất hấp dẫn và thu hút nhiều học sinh tham gia. 
* Cách xây dựng ô chữ: 
 - Trong mỗi tiết, chương, phần học đều có kiến thức trọng tâm hoặc các 
nội dung cần giáo dục thái độ cho học sinh. Ta lấy kiến thức đó làm chủ đề, từ 
hàng dọc hay từ khoá. 
- Chọn các từ, các thuật ngữ, các nhân tố để lấy làm từ hàng ngang. Các từ 
hàng ngang phải cô đọng, xúc tích, phải thể hiện được nội dung của bài trong 
vòng từ 5- 7 phút, thường số hàng ngang bằng số nhóm để mỗi nhóm có thể 
được trả lời ít nhất một lần hoặc có thể không chia nhóm và cho cả lớp cùng 
tham gia. 
- Các ô chữ phải rõ ràng, chính xác, gợi ý phải đúng nội dung. 
- Các chữ cái trong các hàng ngang được sắp xếp theo một trật tự nhất 
định để làm xuất hiện từ hàng dọc hoặc lựa chọn các chữ cái trong từ hàng 
ngang, để tìm ra từ chủ đề (hay từ khoá). 
- Tiến hành: 
+ Giáo viên là người nêu các gợi ý và tổ chức trò chơi. 
+ Mỗi nhóm được trả lời một lần và lựa chọn từ hàng ngang, sau đó thảo 
luận 30 giây, nếu không có câu trả lời thì quyền trả lời dành cho nhóm khác, nếu 
trả lời đúng thì giáo viên bóc ô chữ đó ra (hoặc cho xuất hiện trên màn hình). 
+ Mỗi từ hàng ngang giải đúng được tính 10 điểm, giải được từ hàng dọc 
hoặc từ chủ đề ( hay từ khoá) thì được 20 điểm. Nếu giải từ khoá khi chưa mở 
hết các ô chữ thì nhóm đó được cộng 40 điểm (nhóm nào đưa ra tín hiệu trả lời 
trước thì nhóm đó giành được quyền trả lời). Sau đó các nhóm lại tiếp tục chơi 
để mở các ô chữ còn lại nhưng lúc này mỗi từ hàng ngang đúng chỉ được 5 điểm 
(vì đã lộ chữ cái của từ khoá). Còn nếu nhóm trả lời từ khoá bị sai thì nhóm đó 
mất quyền chơi, các nhóm khác vẫn tiếp tục chơi. 
+ Cuối giờ các nhóm tự đánh giá và cộng điểm và báo cáo lại giáo viên từ 
đó giáo viên sẽ tổng hợp điểm cho các nhóm. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 9/23
- Thảo luận chủ đề: 
 + Đây chính là nội dung quan trọng để giáo dục ý thức thái độ của học 
sinh sau bài học hoặc giúp học sinh khắc sâu kiến thức trọng tâm nhất của bài, 
chương. 
+ Nhóm chiến thắng tức là nhóm có điểm cao nhất. 
Ví dụ minh hoạ: 
Ví dụ: Bài 7 - “Cấu tạo tế bào thực vật” 
*Mục đích của trò chơi: 
- Dùng trò chơi giải ô chữ để củng cố kiến thức, giúp học sinh khắc sâu 
được các kiến thức trong bài về cấu tạo của tế bào thực vật, vai trò của các thành 
phần trong cấu tạo đó. 
* Nội dung: 
- Ô chữ bao gồm 5 hàng ngang, trong mỗi từ hàng ngang học sinh có thể 
tìm thấy một chữ cái trong từ chủ đề (theo hàng dọc) 
- Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm, các nhóm tự bầu nhóm trưởng và thư ký. 
- Các nhóm từ 1- 5, lần lượt tuỳ chọn hàng ngang từ 1- 5. 
- Lưu ý: các nhóm có quyền đưa đáp án về từ chủ đề hoặc từ khoá khi 
chưa giải hết các ô chữ theo hàng ngang. Nếu nhóm đưa ra từ khoá là đúng thì 
được cộng 40 điểm, các nhóm còn lại tiếp tục chơi để mở các ô chữ còn lại. Còn 
nếu nhóm trả lời từ khoá bị sai thì nhóm đó mất quyền chơi, các nhóm khác vẫn 
tiếp tục chơi. 
Các hàng ngang cụ thể như sau: 
- Hàng ngang số 1: Gồm 7 chữ cái. 
Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tự tạo ra chất hữu cơ ngoài ánh sáng. 
Đáp án là: THỰC VẬT. 
Học sinh tìm thấy chữ T trong từ chủ đề 
- Hàng ngang số 2: có 9 chữ cái. 
Một thành phần của tế bào, có chức năng điều khiển mọi hoạt động sống 
của tế bào. 
Đáp án là: CHẤT TẾ BÀO. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 10/23
 Học sinh tìm thấy chữ Ê trong từ chủ đề. 
- Hàng ngang số 3: Có 8 chữ cái. 
Một thành phần của tế bào, chứa dịch tế bào. 
Đáp án: KHÔNG BÀO. 
Học sinh tìm thấy chữ cái B trong từ chủ đề. 
- Hàng ngang số 4: Gồm 12 chữ cái. 
Bao bọc chất tế bào. 
Đáp án: MÀNG SINH CHẤT 
Học sinh tìm thấy chữ cái A trong từ chủ đề. 
- Hàng ngang số 5: Gồm 9 chữ cái. 
Chất keo lỏng có chứa nhân, không bào và các thành phần khác. 
Đáp án: CHẤT TẾ BÀO. 
Học sinh tìm thấy chữ O trong từ chủ đề. 
* Các chữ cái trong từ chủ đề đã xuất hiện học sinh đã có thể thấy ngay 
cụm từ chủ đề là: TUẦN HOÀN. Giáo viên có thể cho học sinh tìm từ chủ đề từ 
khi chưa mở hết các hàng ngang. 
* Nội dung ô chữ: 
* Thảo luận chung: 
Sau khi các nhóm đoán được ô chữ trong cụm từ chủ đề “ tế bào” là một 
đơn vị cấu tạo nên cơ thể thực vật... Giáo viên gọi đại diện của nhóm thắng cuộc 
nói về ý nghĩa của ô chữ có từ chủ đề đó và mối liên quan với các ô chữ còn lại, 
nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung và đưa ra lời bình. 
- Yêu cầu: học sinh thấy được vai trò hết sức quan trọng của tế bào, đồng 
thời ghi nhớ được những đặc điểm cấu tạo và chức năng của tế bào. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 11/23
TRÒ CHƠI: GẮN CHÚ THÍCH CHO TRANH, MÔ HÌNH 
Sử dụng khi dạy một nội dung mới hoặc củng cố bài học. 
- Mục đích của trò chơi: 
+ Học sinh xác định được vị trí và gọi tên được các cơ quan, hệ cơ quan 
trên tranh và mẫu vật thật về thực vật. 
+ Rèn luyện kỹ năng quan sát tranh, mô hình, tác phong nhanh nhẹn của 
học sinh. 
- Chuẩn bị: 
+ Tranh, mô hình, mẫu vật về các cơ quan của thực vật. 
+ Các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích tên các cơ quan của thực vật có dán 
băng dính 2 mặt ở đằng sau. 
 + Hai đội chơi mỗi đội có 3-5 học sinh (tuỳ vào nội dung của tranh hoặc 
mô hình nhiều hay ít). Mỗi đội xếp thành 1 hàng đứng lên phía trước lớp. Một 
đội gắn chú thích trên mô hình, một đội gắn chú thích trên tranh hoặc cùng gắn 
vào hai bên của tranh nếu không có mô hình. 
+ Thời gian chơi: 2 - 3 phút. 
- Tiến hành: 
- Khi giáo viên hô “ bắt đầu”, lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội lên gắn 
chú thích cho một cơ quan, sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để học sinh số 2 
lên gắn tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. Nhóm nào hoàn thành 
nhanh, chính xác thì nhóm đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay... 
- Vận dụng: 
Ví dụ: Bài 9 “Các loại rễ, các miền của rễ”. 
+ GV chuẩn bị tranh H9.3 (tranh câm) và các mảnh bìa nhỏ ghi chú thích 
tên các miền của rễ cùng chức năng có dán băng dính 2 mặt ở đằng sau (dành 
cho 2 đội). Các miền đó là: Miền trưởng thành, miền hút có các lông hút, miền 
sinh trưởng, miền chóp rễ. 
+ Yêu cầu học sinh tự nghiên cứu thông tin trong H9.3 (trang 30 SGK) 
trong 1 phút để xác định tên và vị trí các miền của rễ. 
+ Giáo viên chia lớp thành 2 đội chơi theo 2 dãy bàn của lớp học 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 12/23
+ Hai đội chơi mỗi đội cử 3 học sinh đại diện cho đội mình xếp thành 2 
hàng đứng lên phía trước lớp. Giáo viên đặt 2 bộ chữ (có đính băng dính 2 mặt) 
trên bàn cho mỗi đội một bộ để sử dụng khi chơi. 
+ Giáo viên yêu cầu mỗi đội gắn chú thích trên một bên của tranh, (đã có 
tên trên các mảnh giấy nhỏ có gắn băng dính 2 mặt ở đằng sau) trong khoảng 
thời gian 3 phút. 
+ Khi giáo viên hô “ bắt đầu”, lần lượt học sinh số 1 của mỗi đội lên gắn 
chú thích cho một miền, sau đó về chỗ đưa lại các mảnh bìa để học sinh số 2 lên 
gắn tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. Nhóm nào hoàn thành 
nhanh, chính xác thì nhóm đó thắng và được thưởng bằng một tràng pháo tay... 
TRÒ CHƠI: CHỨC NĂNG 
Có thể dùng để dạy một phần kiến thức trong bài hoặc để củng cố cuối bài. 
- Mục đích của trò chơi: Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động 
và ôn lại chức năng của các cơ quan trên cơ thể thực vật. 
- Chuẩn bị: Giáo viên dự kiến các cơ quan của thực vật: Cơ quan sinh 
dưỡng, cơ quan sinh sản, rễ, thân, lá... 
- Tiến hành: 
+ Nói và nêu đúng chức năng của các cơ quan. 
+ Giáo viên cho tập thể lớp chơi và nêu đúng các cơ quan: 
- Cách chơi: 
Giáo viên hoặc học sinh được cử hô chức năng của cơ quan, người chơi nêu 
đúng tên cơ quan. 
 Phạm luật: 
+ Nêu tên cơ quan sai với chức năng. 
+ Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát. 
* Lưu ý: 
 Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi. 
Ví dụ: Áp dụng củng cố bài 4 “Có phải tất cả thực vật đều có hoa” để 
khắc sâu kiến thức về thực vật có hoa và thực vật không có hoa. 
- Giáo viên cho học sinh nghiên cứu kỹ H4.1 và bảng thông tin trang 13 
SGK để xác định tên các cơ quan và chức năng của các cơ quan đó ở thực vật. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 13/23
- Giáo viên gọi một học sinh bất kì lên bục giảng sát với vị trí treo tranh. 
Giáo viên hô “nuôi dưỡng” Học sinh phải nêu được tên rễ, thân, lá và chỉ được 
vị trí các cơ quan đó trên tranh vẽ. 
- Tương tự: Giáo viên hô “sinh sản duy trì và phát triển nòi giống”. Học sinh 
phải nêu được tên hoa, quả, hạtPhần thưởng cho học sinh chỉ đúng và xác định 
đúng chức năng là một tràng pháo tay hoặc cũng có thể là điểm thưởng nếu hoặc 
sinh đó hoàn thành tốt nhiều câu hỏi trong một lần tham gia hoặc một tiết học . 
TRÒ CHƠI: TIẾP SỨC 
Dùng để dạy một phần kiến thức mới hoặc củng cố cuối bài 
- Mục đích trò chơi: 
+ Củng cố khắc sâu kiến thức của bài học, biết vận dụng linh hoạt, sáng 
tạo kiến thức đã học vào trong trò chơi. 
+ Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, phối hợp nhịp nhàng giữa các thành 
viên trong nhóm. 
+ Giáo dục ý thức tích cực và tinh thần hợp tác trong các hoạt động tập thể. 
- Chuẩn bị: 
+ Chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm, cũng có thể tổ chức cho 2 hoặc 3 cá nhân. 
+ Chia phần bảng và phấn viết cho mỗi nhóm. 
+ Quy định thời gian chơi: 2 hoặc 3 phút. 
- Tiến hành: 
+ Khi trọng tài hô bắt đầu thì 2 nhóm hoặc 2 cá nhân làm bài: lần lượt học 
sinh số 1 của mỗi nhóm lên làm, sau đó về chỗ giao phấn cho bạn thứ hai lên 
làm tiếp... cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định. 
+ Cá nhân hoặc nhóm nào hoàn thành với số lượng nhiều hơn trong 
khoảng thời gian đã cho, và đúng yêu cầu thì sẽ là đội thắng và được thưởng 
(bằng điểm hoặc bằng tràng pháo tay). 
+ Giáo viên nhận xét, xác định đội thắng, đội thua để cho điểm hoặc 
thưởng bằng các hình thức khác. 
+ Với các bài về cấu tạo của các cơ quan. Giáo viên hoàn toàn có thể áp 
dụng trò chơi này. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 14/23
Ví dụ - Bài 13: “Cấu tạo ngoài của thân” 
- Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm là 5 dãy bàn, dãy bàn bên 
trái là nhóm 1, dãy bàn bên phải là nhóm 2 và chia bảng thành 2 phần. 
- Vận dụng trò chơi vào việc xác định các bộ phận của thân (SGK Trang 
43). GV yêu cầu học sinh cả lớp tự quan sát và tìm hiểu thông tin H13- 1 và 
H13- 2 (trang 43) 
- Giáo viên gọi đại diện của 2 nhóm đứng lên phía trước lớp. Khi giáo viên 
hô “ Bắt đầu” thì học sinh số 1 của mỗi nhóm lên ghi tên một bộ phận trong cấu 
tạo ngoài của thân. Cứ như vậy cho đến hết thời gian quy định (2 phút) 
- Giáo viên cùng cả lớp nhận xét đánh giá xác định đội thắng cho điểm 
thưởng hoặc bằng tràng pháo tay... 
Chú ý: Với những bài tập trắc nghiệm điền khuyết. Sau khi thảo luận 
nhóm giáo viên có thể tổ chức cho các nhóm báo cáo bằng cách cho học sinh 
chơi trò chơi tiếp sức, cũng đem lại hiệu quả cao. 
TRÒ CHƠI: HÁI HOA DÂN CHỦ 
Trò chơi này được sử dụng vào tiết ôn tập hoặc tiết bài tập của sinh học. 
- Mục đích của trò chơi: 
+ Giúp học sinh khắc sâu kiến thức và tái hiện tốt hoặc vận dụng các kiến 
thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế trong đời sống. 
+ Kiểm tra được kiến thức của nhiều học sinh trong một tiết học mà vẫn 
đảm bảo sự nhẹ nhàng và hiệu quả. 
+ Rèn luyện cho học sinh sự tự tin, bạo dạn trước tập thể lớp, bên cạnh đó 
cũng giúp học sinh có được khả năng diễn đạt, trình bày vấn đề . 
- Chuẩn bị: 
+ GV cần chuẩn bị chu đáo hệ thống câu hỏi hoặc bài tập có liên quan đến 
nội dung của phần ôn tập hoặc bài tập ghi vào các mảnh giấy nhỏ cắt hình bông 
hoa có kích thước như nhau và được gấp lại. 
+ Với tiết ôn tập giáo viên cho học sinh trước hệ thống câu hỏi để về nhà 
các em chuẩn bị. Còn với tiết bài tập yêu cầu học sinh xem lại toàn bộ các câu 
hỏi và bài tập trong SGK, sách bài tập đến hết phần nội dung đã học. 
Tổ chức các trò chơi trong giảng dạy môn sinh học 
 15/23
+ 1 chậu cây cảnh nhỏ trên có cài các câu hỏi hoặc bài tập để trên bục giảng 
+ Kê riêng 2 bàn dành cho học sinh ngồi chuẩn bị câu trả lời sau khi đã 
bốc câu hỏi. 
- Tiến hành: 
+ Giaó viên phổ biến cách học thông qua trò chơi này: học sinh lựa chọn 
câu hỏi của mình đã được gài trên các cành cây, học sinh có thể trả lời ngay 
hoặc về chỗ chuẩn bị trong 2 phút (không được sử dụng tài liệu). Học sinh cũng 
có thể đổi câu hỏi nếu câu đó không trả lời được (chỉ 1 lần). Nhưng đổi câu hỏi 
phải bị trừ đi 1 điểm trong kết quả cuối cùng. 
+ Sau khi chọn song câu hỏi học sinh đọc to câu hỏi cho các bạn phía 
dưới lớp biết và có thời gian 2 phút để chuẩn bị (có thể trả lời ngay). 
+ Sau 2 phút giáo viên gọi học sinh đã bốc câu hỏi trả lời và cho 1 học 
sinh chuẩn bị bằng việc bốc một câu hỏi khác. 
+ Học sinh trả lời song giáo viên gọi học sinh phía dưới nhận xét, giáo 
viên tổng hợp và cho điểm. 
+ Với học sinh trả lời tốt cho điểm tương ứng với mức độ đó đồng thời 
tán thưởng bằng một tràng pháo tay. Đối với các học sinh trả lời chưa tốt hoặc 
chưa trả lời được cần phê bình nhưng mang tính chất động viên để các em tiếp 
tục phấn đấu, không bị chán nản. 
- Vận dụng: có thể áp dụng trò chơi này vào các tiết bài tập hoặc phần 
cuối của tiết ôn tập học kì môn sinh học 6. 
Ví dụ: Tiết 29 - Bài tập 
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại và ôn tập tất cả các câu hỏi, bài tập cuối 
bài trong sách giáo khoa và các câu hỏi, bài tập trong sách bài tập Sinh học 6 từ 
bài mở đầu cho tới tiết 28. 
- GV chuẩn bị hệ thống câu hỏi gồm: 
Câu 1: Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau? 
Câu 2: Các đặc điểm chung của cơ thể sống là gì? 
Câu 3: Nhiệm vụ của thực vật học là gì? 
Câu 4: Đặc điểm chung của thực vật l

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_to_chuc_cac_tro_choi_trong_giang_day_m.pdf