SKKN Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

SKKN Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

Cấu tạo số: hàng chục hàng đơn vị nhiều em vẫn chưa xác định, tôi xác định cho các em hàng chục bao giờ cũng đứng trước hàng đơn vị đứng sau đối với số có hai chữ số

Hoặc dạng bài sắp xếp thứ tự các chữ số thường gây lúng túng cho các em.

Ví dụ: Cho các số 24;10;42;5;78;92

Viết theo thứ tự từ bé đến lớn: .

Viết theo thứ tự từ lớn đến bé : .

Tôi thường nhận kết quả bài làm của học sinh như sau:

Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 24;10;42;5;78;92( các em ghi nguyên đề bài vào) nhưng giáo viên hỏi trong dãy số trên số nào nhỏ nhất ? thì học sinh trả lời đúng là số 5 vì vậy tôi hướng dẫn các em dùng phương pháp loại trừ, sau khi tìm được số 5 nhỏ nhất rồi đến các số còn lại 24;10;42;;78;92 ; tương tự tìm được số bé tiếp theo là số 10, tiếp nối như vậy ta sẽ tìm được kết quả đúng như sau

Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn :5;10;24;42;78;92

Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:92;78;42;24;10;5 (Và đối với câu hỏi này thì chỉ cần viết thứ tự ngược lại khi đã tìm ra kết quả trên)

*Dạng toán đơn: cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100

Trong chương trình lớp 1“ Phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phép cộng, trừ phạm vi 10” các em chỉ biết, không áp dụng vận dụng được, thậm chí nhiều em học qua phạm vi 10 đưa cả hai bàn tay và 2 bàn chân để tính. Vì vậy tôi luôn chú ý đến những trường hợp này không nóng vội mà hướng dẫn nhẹ nhàng trong giờ học, tôi đưa ra những trò chơi gây hứng thú nhớ lâu cho các em.

 

doc 14 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2528Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, làm quen- học tiếng Việt là hàng rào khó khăn, trong đó toán học là môn học phải hiểu Tiếng Việt rồi mới tư duy làm bài được, nên học toán với các em học sinh dân tộc là một chặng đường khó khăn, một nỗi trăn trở với những ai yêu nghề , mến trẻ.
 	Qua 5 năm liên tục dạy lớp 1 với 2/3 là học sinh dân tộc thiểu số,100% phụ huynh làm nông với hộ nghèo chiếm 20%, do trình độ dân trí thấp và con đông, thêm phần cuộc sống khó khăn nên việc quan tâm đến học tập của con em còn hạn chế, dẫn đến học sinh bỏ học, lưu ban nhiều; ban đầu chất lượng môn toán của các em học sinh dân tộc còn rất thấp, với nhiều em chỉ làm toán theo cảm tính mà chưa hiểu bản chất vấn đề. Nhằm giúp học sinh nắm bắt toán học lớp 1 và nâng cao chất lượng môn toán nên tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 1”
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
Đề tài chỉ ra những biện pháp hướng dẫn học sinh làm quen, thực hành, củng cố khắc sâu và phát huy những kiến thức về toán học đã học trong chương trình lớp 1. Giúp học sinh tiếp cận với những bài tập toán học cơ bản đạt chuẩn kiến thức kỹ năng và rèn luyện tư duy nhanh nhạy trong toán học và kiểm tra lại kiến thức môn toán và bổ sung thêm nhiều kỹ năng mới. 
Đề tài giúp giáo viên lớp 1 có thêm những kinh nghiệm dạy học sinh dân tộc thiểu số học toán. Vì rèn kỹ năng môn Toán cho học sinh nhằm giúp các em yêu thích và có hứng thú hơn trong học tập. 
I.3. Đối tượng nghiên cứu 
Nghiên cứu học sinh lớp 1 do tôi chủ nhiệm:
 Học sinh lớp 1B, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2011 – 2012).
 Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2012 – 2013).
Học sinh lớp 1A, Trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (Năm học 2013 – 2014). 
I.4. Phạm vi nghiên cứu
	Hoàn cảnh điều kiện sống của các em học sinh dân tộc thiểu số lớp 1 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng.
	Các dạng toán cơ bản của chương trình toán lớp 1.
I.5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp trực tiếp, song ngữ
 	Phương pháp phân tích.
 	Phương pháp quan sát.
Phương pháp trải nghiệm thực tế .
Phương pháp thống kê.
II. Phần nội dung
II.1. Cơ sở lí luận
Trong cuộc sống hàng ngày toán học gắn liền với những sinh hoạt đơn giản nhất của mỗi con người, đặc biệt khi xã hội phát triển như hiện nay và để các em tiếp thu tốt tất cả các môn học khác với tư duy lôgic gắn liền với các kĩ năng sống thì hướng dẫn, trao đổi, kiểm tra, nhận xét học sinh để học sinh có phương pháp học tập phù hợp là mối quan tâm không nhỏ của mọi người. 
Để đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt” trong nhà trường nhằm động viên khích lệ học sinh và giáo viên dạy tốt, góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời tạo ra niềm vui hứng thú học tập “mỗi ngày đến trường là một niềm vui ” .
II.2. Thực trạng
a. Thuận lợi - khó khăn
- Thuận lợi: 
Lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Krông Ana cũng như Ban giám hiệu trường Tiểu học Đinh tiên Hoàng luôn quan tâm sâu sát đến việc học tập của học sinh nói chung và phát sách vở, đồ dùng học tập đầy đủ kịp thời đến tận từng em dân tộc thiểu số ngay từ ngày tựu trường.
Giáo viên có năng lực, nhiệt tình, có trách nhiệm cao. Trường có thư viện trang bị sách, tài liệu khá phong phú và phòng tin học có máy chiếu, nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên trong việc khai thác hình ảnh tài liệu trên mạng, soạn giáo án điện tử, thiết kế trò chơi hình ảnh minh hoạ sinh động lôi cuốn học sinh. 
- Khó khăn
 Một số em đầu năm sau khi được phát sách vở thường xuyên cho chúng “nằm im” trong tủ nhà mình, đồ dùng học tập thường xuyên bị thất lạc và thiếu. 
b Thành công- hạn chế
Thành công:
Vận dụng đề tài này giúp tôi khắc phục những khó khăn khi dạy giải toán, từ đó chất lượng học toán ngày càng được nâng lên, từ đơn giản đến cao dần, giúp các em học sinh bắt kịp, tới kiến thức chuẩn có thể đạt và đạt được.
Hạn chế:
Phần lớn kĩ năng sử dụng que tính và diễn đạt ngôn ngữ, viết của các em chưa thành thạo, nên còn lúng túng, thiếu tự tin khi thực hành giải toán .
 c. Mặt mạnh - mặt yếu
 -Mặt mạnh: 
Đội ngũ giáo viên nhiệt tình tâm huyết, có sự phối hợp giữa nhà trường- giáo viên- Hội cha mẹ học sinh- gia đình nên lớp luôn duy trì sĩ số 100%.
Giáo viên bám sát đối tượng học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh tâm lý của trẻ. Phân loại đối tượng học sinh để dạy. 
Lớp học xen lẫn giữa học sinh dân tộc Kinh và dân tộc thiểu số, có thể học hỏi, trao đổi, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
 Đồ dùng dạy học phong phú và sinh động lôi cuốn học trò, giờ học diễn ra nhẹ nhàng, không bị gò ép, sự tiến bộ học trò thể hiện qua mỗi tiết dạy, từng bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra miệng
-Mặt yếu: Phương pháp dạy học mới đôi khi còn gặp nhiều khó khăn bởi,học trò học toán nhưng chưa hiểu được bản chất vấn đề, vẫn còn rập khuôn máy móc, theo mẫu, tiếp thu bài theo kiểu “ mưa dầm thấm lâu”.
 d. Nguyên nhân
Học sinh dân tộc thiểu số học toán thông qua sự tiếp cận áp đặt bởi các em vừa học tiếng Việt một ngôn ngữ mới vừa học toán.
 Trước khi vào lớp1 môi trường giao tiếp tiếng Việt, cũng như sự giao lưu với bên ngoài của các em còn hạn chế.
Sự tiếp cận với những đồ dùng học tập, những con số, que tính còn bỡ ngỡ, thiếu sự quan tâm của gia đình.
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
*Sự chênh lệch trong quá trình tiếp thu bài giữa học sinh dân tộc Kinh và học sinh dân tộc thiểu số. 
Đa số các bạn người Kinh đã thông thạo bảng chữ cái cũng như các số từ 1 đến số 10 khi bước vào lớp 1 và thao tác của các em rất nhanh, mạnh dạn.
Nhiều em học sinh dân tộc thiểu số ở lớp tôi còn bỡ ngỡ với que tính, thậm chí đưa các ngón tay ra đếm còn nhầm lẫn, kĩ năng tính toán chưa thông thạo và chính xác, khả năng diễn đạt chậm, chưa trôi chảy do “Rào cản ngôn ngữ”, trình bày bài giải chưa gọn gàng sạch sẽ viết chữ số còn viết ngược, thái độ học tập chưa chuyên cần, cận thận, tự tin.
Ví dụ: khi dạy các bài số 1, 2, 3, 4, 5
+ Giáo viên yêu cầu học sinh viết số 2 (nhiều em chỉ ngơ ngác)
Nhưng khi giáo viên giơ hai que tính hoặc hai ngón tay hỏi có số lượng là bao nhiêu thì trả lời được, nhưng ngược lại thì không thể tự mình tính ra kết quả bài toán 
 Ví dụ: Đặt tính rồi tính
13+2 12+ 4
Thường nhầm lẫn yêu cầu của đề bài và có các trường hợp sau:
Thứ nhất: Các em sẽ điền trực tiếp: 13+2=15
Thứ hai: khi đã đặt tính đúng thì tính hàng chục trước hàng sau
II.3.Giải pháp, biện pháp
a. Mục tiêu của giải pháp,biện pháp
 Đề tài này nhằm rèn kỹ năng học toán, nâng cao chất lượng môn toán của học sinh dân tộc thiểu số đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số lớp 1
Nâng cao chất lượng dạy: dạy thật-học thật
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
* Chuẩn bị
 Bước 1: Sắp xếp chỗ ngồi
Vào đầu năm học, có 2 tiết ổn định tổ chức, tôi tranh thủ làm quen nắm bắt tâm lý của các em và sắp xếp chỗ ngồi xen kẽ các em học sinh dân tộc thiểu số, học sinh dân tộc Kinh với phương châm “ Học thầy không tày học bạn” tạo không khí thân thiện gần gũi đoàn kết.
Bước 2: Dùng phương pháp trực tiếp kết hợp với song ngữ
Đối với giáo viên dạy lớp 1, đặc biệt là dạy lớp có học sinh dân tộc thiểu số, bản thân mỗi người cần phải trau dồi một số vốn từ cơ bản tiếng mẹ đẻ của các em để giao tiếp lúc ban đầu bởi vì nhiều em bấy giờ mới tiếp xúc với tiếng Việt nên rất lúng túng, trong tiếp thu và giao tiếp.
Ví dụ:
Qua tiết kiểm tra đồ dùng học tập tôi sẽ giơ lên lần lượt “ Sách giáo khoa, vở thước, bảng” và hỏi ở nhà các con gọi cái này bằng tiếng mẹ đẻ là thế nào? Sau đó ghi nhớ đề hỏi vì qua nhiều năm tôi thấy 1 số học sinh dân tộc mới đầu năm cô hỏi trò cứ ngồi yên không phản ứng gì cả.
Bước 3: Tạo mối quan hệ nhà trường –giáo viên và phụ huynh học sinh
Trong cuộc họp phụ huynh học sinh đầu năm, vận động các phụ huynh có mặt đầy đủ thông báo tình hình của lớp, những thuận lợi, khó khăn để phụ huynh lưu tâm đến việc học của con em mình tạo mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình, không nên “khoán trắng” con em cho giáo viên.
 	Hằng ngày kiểm tra sách vở của con.
Kiểm tra lại bài học của các con, luyện đọc, viết số thêm cho con.
Hướng dẫn con chuẩn bị sách, vở và đồ dùng học tập cho con theo thời khóa biểu.
Động viên các em đi học chuyên cần
Thường xuyên trao đổi với giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nhắc nhở, giúp đỡ các em.
Bước 4: Phân loại đối tượng học sinh
Khảo sát để biết em nào đọc thông viết thạo có thể hiểu yêu cầu của đề và làm toán nhanh, với môn toán tôi tiến hành kiểm tra miệng và viết bảng con, cho học sinh dân tộc thiểu số nhận biết chữ số từ 0 đến 10, rồi viết vào bảng con vì đầu năm rất nhiều em đọc theo cảm tính, viết ngược, để tìm một số bất kì trong dãy số thì các em rất túng túng, ngoài ra giáo viên thử một vài phép tính đơn giản, cách sử dụng que tính. Sau đó phân loại học sinh để kèm cặp.
Bước 5: Chuẩn bị tài liệu và kế hoạch dạy học
Dựa vào chương trình chuẩn kiến thức kĩ năng, sách giáo khoa, công văn 896(những năm trước), công văn 5842,công văn dạy học theo về vùng miền, giáo viên lên kế hoạch giảng dạy, không yêu cầu cao quá đối với đối tượng học sinh này, về sau các em học sinh dân tộc ngày càng tiến bộ ta nâng kiến thức lên để các em đạt chuẩn và trên chuẩn. 
*Phương pháp Dạy- Học
Bước 1: Làm công tác tư tưởng
Tôi tạo không khí gần gũi thân thiện nhẹ nhàng vui tươi nói chuyện từng em đặc biệt các em rụt rè để các em hiều rằng : Mỗi ngày đến trường là một ngày vui, được học những cái mới từ nhà trường, thầy cô, bạn bè, cho các các em hiểu biết những điều mới lạ, làm bố mẹ vui lòng.
Những em giỏi sẽ ngồi gần kèm cặp các bạn học yếu hơn, ngoài ra tôi tách những em học còn yếu riêng để phụ đạo vào một số buổi trong tuần.
Bước 2: Rèn các kĩ năng cơ bản khi học toán.
Trong tất cả các môn học, đặc biệt môn toán tôi thường xuyên tăng cường Tiếng Việt, phân loại được đối tượng học sinh để dạy và thể hiện rõ trong giáo án.
Rèn kĩ năng nghe nhìn, nhận biết
Đối với lĩnh vực này tôi dùng phương pháp trực tiếp kết hợp song ngữ
Ví dụ : Dạy cho học trò tạo thói quen khi trả lời “ Thưa cô..ạ ” Tăng cường Tiếng Việt.
Nếu một số em chưa hiểu ngôn ngữ Tiếng Việt thì nên kết hợp song ngữ hỏi các em các vật dụng quen thuộc bằng tiếng mẹ đẻ.
Cùng một đơn vị nội dung, nhưng đối với học sinh dân tộc thiểu số tôi chia nhỏ ra từng phần dẫn dắt các em một cách nhẹ nhàng.
Để giúp học sinh nghe, hiểu tôi thường sử dụng câu đơn giản, để học sinh quan sát có kết quả, giáo viên cần hướng dẫn học sinh cách quan sát. Những hình ảnh và cảnh nào học sinh chưa rõ tôi có thể giải thích kết hợp với mô tả. 
Ví dụ: Khi học phần hình học “ hình tròn , hình vuông, hình tam giác” hay “nhiều hơn, ít hơn ” Tôi thường nhấn mạnh từ “nhiều hơn”, “ít hơn” đưa hình ảnh, vật thật để học sinh có sự so sánh nhận biết.
Rèn kĩ kăng nghe nói, đọc viết ngôn ngữ toán bằng tiếng Việt
*Nói: Cho HS nói thành tiếng những điều HS nghe thấy, nhìn thấy( có phát âm chưa chuẩn giai đoạn đầu)
Ví dụ: Trong giờ toán, thường xuyên gợi ý cho các em hỏi, trả lời những vấn đề cô và các bạn đặt ra, nhận xét bài làm của bạn hoặc nêu ý kiến của em
Giúp học sinh nói được tên các bài học, dùng tiếng Việt trao đổi với bạn và giáo viên
 Kĩ năng đọc: 
Đọc thành tiếng : các số, quan hệ số, thao tác đếm, phép tính, bài toán có lời văn.
Đọc thầm: lệnh, câu hỏi, bài toán đếm, tính nhẩm, thao tác, bảng cộng trừ
Khi HS đọc làm theo hướng dẫn rồi vận dụng bài toán thao tác này rất quan trọng nhưng nhiều em chưa hiểu sâu sắc dẫn đến lúng túng sai lệch 
Dạng toán yêu cầu tính nhẩm giáo viên giúp học sinh hiểu tính nhẩm là tính bằng miệng, các em không đặt tính bằng bút hay bằng que tính, tính bằng tay.
 Ví dụ: bài tập 2 Tính nhẩm (trang 109) Đối với bài tập dưới tôi hướng dẫn các em nhẩm bằng cách đếm thêm
15 + 1 = 16 ( đếm thêm một) 
10 + 2 =12 ( đếm thêm hai)
Bước 3: Phương pháp giảng các dạng toán, kiến thức cơ bản nhất
Đối với lớp đa số là học sinh dân tộc thiểu số tôi xác định kiến thức trọng tâm để các em dễ nắm bắt. Sau đây là một số dạng cơ bản
*Dạng toán số học: Đọc, viết, sắp xếp thứ tự các số tự nhiên trong phạm vi 100.
Bước đầu cung cấp cho học sinh một số kiến thức cơ bản thiết thực về phép đếm, về các số trong phạm vi 100 đối với phần này tôi thường lưu ý vào cách viết, đọc các số, nhiều em vẫn viết ngược chữ số, tôi đọc số bất kì 0-> 10 cho các em viết vào bảng con nhiều lần và tăng dần 
Cấu tạo số: hàng chục hàng đơn vị nhiều em vẫn chưa xác định, tôi xác định cho các em hàng chục bao giờ cũng đứng trước hàng đơn vị đứng sau đối với số có hai chữ số
Hoặc dạng bài sắp xếp thứ tự các chữ số thường gây lúng túng cho các em.
Ví dụ: Cho các số 24;10;42;5;78;92 
Viết theo thứ tự từ bé đến lớn:.
Viết theo thứ tự từ lớn đến bé :..
Tôi thường nhận kết quả bài làm của học sinh như sau:
Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn: 24;10;42;5;78;92( các em ghi nguyên đề bài vào) nhưng giáo viên hỏi trong dãy số trên số nào nhỏ nhất ? thì học sinh trả lời đúng là số 5 vì vậy tôi hướng dẫn các em dùng phương pháp loại trừ, sau khi tìm được số 5 nhỏ nhất rồi đến các số còn lại 24;10;42;;78;92 ; tương tự tìm được số bé tiếp theo là số 10, tiếp nối như vậy ta sẽ tìm được kết quả đúng như sau
Xếp theo thứ tự từ bé đến lớn :5;10;24;42;78;92
Xếp theo thứ tự từ lớn đến bé:92;78;42;24;10;5 (Và đối với câu hỏi này thì chỉ cần viết thứ tự ngược lại khi đã tìm ra kết quả trên)
*Dạng toán đơn: cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 
Trong chương trình lớp 1“ Phép cộng, trừ trong phạm vi 3 đến phép cộng, trừ phạm vi 10” các em chỉ biết, không áp dụng vận dụng được, thậm chí nhiều em học qua phạm vi 10 đưa cả hai bàn tay và 2 bàn chân để tính. Vì vậy tôi luôn chú ý đến những trường hợp này không nóng vội mà hướng dẫn nhẹ nhàng trong giờ học, tôi đưa ra những trò chơi gây hứng thú nhớ lâu cho các em.
5
2
7
Ví dụ : Bài phép cộng trong phạm vi 7
Tôi vẽ mô hình như trên đưa ra các đội chơi 
Các em lần lượt lên gắn những số thích hợp 
nếu đội nào sai có thể gắn lại lần hai, tôi trang
trí các con số bằng hình bông hoa, con vật ngộ nghĩnh
để tăng thêm phần hứng thú cho học sinh
Nếu các em ghi nhớ, thành thạo cộng trừ trong 
phạm vi 20, việc tiếp thu nắm bắt thực hành cộng trừ trong 
phạm vi 100 không còn gây túng túng cho các em. 
Muốn học sinh khắc sâu và thuộc các bảng cộng trừ, tôi phải kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau.
*Ví dụ : Đặt tính rồi tính
 57 
 23
 34	 
 	Đối với phép tính này giáo viên hướng dẫn học sinh đặt tính thẳng cột thực hiện phép tính từ phải sang trái, nhưng một số học sinh dân tộc lại lúng túng trong cách làm này lại thực hiện viết từ trái sang phải thực hiện hàng chục trước hàng đơn vị sau; nên tôi lưu ý những trường hợp này gọi các em đứng lên đọc kết quả và nêu cách tính, chú ý cách các em đặt phấn viết vào bảng cũng như vào vở dùng biện pháp “hổng đâu bồi đó”.
Ví dụ: Giáo viên hỏi 7 trừ 3 bằng mấy? HS không được dùng tay đếm nữa mà bắt buộc đã thuộc trong bài phép trừ trong phạm vi 7.
Đối với bài toán dưới đây yêu cầu ta thực hiện theo 2 cách giáo viên có thể gợi ý hướng dẫn các em làm theo 2 cách viết theo chiều thuận và chiều ngược lại (thứ tự ô vuông và không theo thứ tự)
1
2
3
4
5
10
9
8
7
6
11
12
13
14
15
20
19
18
17
16
Cách 2
cách 1
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
 *Dạng câu trong toán có lời văn 
Đối với bài toán có lời văn phải thường xuyên tăng cường Tiếng Việt cho các em, khó khăn nhất với các em học sinh dân tộc thiểu số là phần giải toán có lời văn là đọc đề và hiểu đề. Chính vì vậy việc dạy kết hợp hỗ trợ bằng tranh minh họa là rất quan trọng vì tranh giúp các em dễ hiểu hơn, ngoài nhấn mạnh một số từ như “thêm”, “cho”, “bớt”, “mất”, “bán” Để đơn giản hóa tôi giúp học sinh tóm tắt đề toán qua các câu hỏi tìm hiểu đề “ bài toán cho biết gì? ”, “ Bài toán hỏi gì? ”.
Ví dụ: Trên cành cây có 9 con chim, 4 con chim bay đi. Hỏi trên cành cây còn lại mấy con chim?
Tôi dùng tranh minh họa cho HS quan sát, hướng dẫn học sinh tóm tắt
Trên cành cây có mấy con chim?( có 9 con chim)- Viết bảng: Có: 9 con chim
 	Mấy con chim bay đi? ( Bay 4 con chim)-Viết bảng: Bay di: 4 con chim
 	Bài toán hỏi gì? ( Hỏi trên cành còn lại mấy con chim) – Viết bảng: Còn lại:con chim?Như vậy, tôi vừa đặt câu vừa yêu cầu học sinh trả lời, vừa hoàn thành tóm tắt như sau: 
 Tóm tắt
Có : 9 con chim
Bay đi: 4 con chim
Còn lại:con chim?
Cho học sinh đọc lại phần tóm tắt ,đối với những em khá tôi yêu cầu nhìn vào tóm tắt nêu lại đề bài còn các em yếu hơn hỗ trợ tranh nêu lại đề. Sau đó hướng dẫn học sinh giải toán, việc đặt lời giải đối với các em là một vấn đề rất khó và lời giải tôi thường nhận được từ các em là: “ Trên cành cây còn lại mấy con chim là?”; “ Còn lại mấy con chim là?”; “Hỏi còn lại mấy con chim là?”,Để khắc phục lỗi trên tôi có cách hướng dẫn học đặt lời giải như sau: 
Bỏ từ “ mấy”, “ bao nhiêu”, thêm bằng chữ “số ”, bỏ dấu chấm hỏi thêm chữ “ là”( Học sinh khá ,giỏi)
Dựa vào dòng cuối phần tóm tắt, bỏ dấu chấm hỏi thêm chữ là( đây là lời giải đối với phần đông học sinh dân tộc thiểu số)
Với cách hướng dẫn trên, có lời giải để giải bài toán như sau: 
Trên cành cây còn lại số con chim là
Còn lại con chim là 
Tiếp sau hướng dẫn học sinh lựa chọn phép tính, phép tính căn cứ các từ khóa “thêm”, “cho”, “bớt”, “mất”, “bán” Phép tính đã rất quen thuộc với các em nên việc thực hiện dễ dàng hơn.Viết phép tính bắt buộc bằng chữ số, có đơn vị trong dấu ngoặc đơn
Tìm đơn vị các em vẫn còn lúng túng tôi hướng dẫn các em, đơn vị bài toán chính là từ cuối cùng của tóm tắt gần dấu( ?) cũng giống như trên đề bài 
Tôi hướng dẫn các em trình bày bài toán theo mẫu của giáo viên
* Kiểm tra thường xuyên: 
Phần này là việc làm thường xuyên và quan trọng đối với việc phân hóa đối tượng học sinh, kiểm tra qua một chương, một chủ đề đối với học sinh dân tộc thiểu số ngoài hình thức kiểm tra miệng, bảng con, kiểm tra giấy làm sẵn tạo thói quen cho học trò không còn lung túng mất thời gian đến lúc kiểm tra định kỳ. Qua kiểm tra bằng giấy rèn cho học sinh thói quen cách viết, trình bày một bài kiểm tra vào giấy như thế nào cho đúng cho đẹp.
Ví dụ : bài 1: đặt tính rồi tính 
12+3 17-7 * Nhiều em có kết quả và cách viết như dưới, nên cách trình 
bày và viết vào giấy rất cần thiết, sau một bài kiểm tra giáo viên phát hiện em nào hổng kiến thức chỗ nào, thì bồi đó.
12 17 
+ -
 3 7 
15 10 ( Học sinh viết chưa thẳng hàng)
c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
 Muốn nâng cao chất lượng học toán cho học sinh dân tộc thiểu số trước hết người giáo viên phải nhiệt tình, vận dụng linh hoạt các hình thức hổng đâu bồi đó, tự học-tự rèn trao dồi chuyên môn.
Bám sát đối tượng học sinh, hiểu rõ hoàn cảnh tâm lý của trẻ. Phân loại đối tượng học sinh để dạy và phải thể hiện rõ trong giáo án trước khi thực hiện.
Đồ dùng dạy học phải phong phú và sinh động.
Tổ chức tiết học sao cho mọi học sinh đều được hoạt động một cách chủ động, tích cực. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học để thu hút sự chú ý của học sinh vào giải các bài tập đã khai thác.
Phối hợp với cha mẹ học sinh để động viên, khuyến khích các em kịp thời trong học tập và giáo dục.
Giáo viên dạy lớp 1 cố gắng làm quen và học tiếng Ê đê bằng nhiều hình thức khác nhau: có thể học theo trường lớp, tự học, học ở giáo viên, học sinh dân tộc Ê Đê
 	d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 
	 Từ thực tế dạy học, tôi luôn sử dụng hài hòa các phương pháp giảng dạy, dường như sự tỉ mỉ, từng mảng kiến thức một được chia nhỏ theo kiểu mưa dầm thấm lâu, sự kiên nhẫn của mỗi người giáo viên cùng song song với sự tiếp thu kiến thức của mỗi học trò.
	e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứ

Tài liệu đính kèm:

  • docNGUYEN THI THANH LINH.doc