Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp cho học sinh Lớp Một

Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp cho học sinh Lớp Một

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến: Bước đầu hình thành và phát triển

phẩm chất cũng như năng lực cơ bản cho học sinh lớp một.

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và việc rèn luyện các

năng lực cần thiết ban đầu ở lớp một sẽ giúp học sinh bước đầu được hình

thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực

đặc thù của các môn học cũng như các hoạt động giáo dục. Việc ổn định nề

nếp, uốn nắn học sinh từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non vào hoạt động

có tổ chức chặt chẽ hơn trong quá trình học tập được áp dụng ở lớp một trong2

chương trình mới phải được chú trọng. Muốn đạt được những năng lực và

phẩm chất như yêu cầu trên, thì học sinh phải tập trung chú ý, các thói quen

vui chơi cần được uốn nắn dần vào nề nếp học tập. Đó cũng là những năng

lực được hình thành để các em thích nghi dần với môi trường học tập mới.

Làm thế nào để các em có thể đạt được yêu cầu cao nhất trong việc

hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất ban đầu? Bằng những hoạt động

nào để giúp các em tự tin, hòa nhập và hào hứng cũng như sẵn sàng đón nhận

những thách thức đầu tiên ở ngôi trường tiểu học.

Đó là những băn khoăn của nhiều đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên

lớp 1 trong năm học 2020 – 2021, chính vì vậy tôi mạnh dạn xây dựng sáng

kiến “Rèn nề nề nếp cho học sinh lớp 1” để bước đầu hình thành các năng

lực cần thiết nhất cho các em.

pdf 9 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1711Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Rèn nề nếp cho học sinh Lớp Một", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng 
năm sinh 
Nơi công tác 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
PHẠM THỊ 
HẠNH 
24/08/1979 
Trường Tiểu học 
An Lộc A, thị xã 
Bình Long, tỉnh 
Bình Phước 
Giáo 
viên 
Đại học 
sư 
phạm 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Rèn nề nếp cho học sinh 
lớp một”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (chủ nhiệm) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/9/2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: Bước đầu hình thành và phát triển 
phẩm chất cũng như năng lực cơ bản cho học sinh lớp một. 
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và việc rèn luyện các 
năng lực cần thiết ban đầu ở lớp một sẽ giúp học sinh bước đầu được hình 
thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và những năng lực 
đặc thù của các môn học cũng như các hoạt động giáo dục. Việc ổn định nề 
nếp, uốn nắn học sinh từ hoạt động vui chơi ở trường mầm non vào hoạt động 
có tổ chức chặt chẽ hơn trong quá trình học tập được áp dụng ở lớp một trong 
2
chương trình mới phải được chú trọng. Muốn đạt được những năng lực và 
phẩm chất như yêu cầu trên, thì học sinh phải tập trung chú ý, các thói quen 
vui chơi cần được uốn nắn dần vào nề nếp học tập. Đó cũng là những năng 
lực được hình thành để các em thích nghi dần với môi trường học tập mới. 
Làm thế nào để các em có thể đạt được yêu cầu cao nhất trong việc 
hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất ban đầu? Bằng những hoạt động 
nào để giúp các em tự tin, hòa nhập và hào hứng cũng như sẵn sàng đón nhận 
những thách thức đầu tiên ở ngôi trường tiểu học. 
Đó là những băn khoăn của nhiều đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên 
lớp 1 trong năm học 2020 – 2021, chính vì vậy tôi mạnh dạn xây dựng sáng 
kiến “Rèn nề nề nếp cho học sinh lớp 1” để bước đầu hình thành các năng 
lực cần thiết nhất cho các em. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
5.2.1. Đối với giáo viên 
Những phẩm chất và năng lực chung cũng như năng lực đặc thù của 
các môn học theo quy định của chương trình GDPT 2018 hơn ai hết, người 
giáo viên cần rèn luyện cho các em trở thành một học sinh năng động, nhanh 
nhẹn, hoạt bát, biết cộng tác với bạn bè trong nhóm và trong lớp nhưng phải 
đạt được yêu cầu kỷ luật theo yêu cầu của giáo viên và theo định hướng của 
chương trình. Tôi nhận thấy việc xây dựng rèn nề nếp học tập cho học sinh là 
một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc hình thành thói quen đối với học 
sinh bắt đầu vào lớp Một. Có nề nếp học tập các em sẽ có ý thức hơn trong 
việc điều chỉnh những hành vi “ham chơi” ở những năm học ở trường mầm 
non trước đó. 
Vậy làm thế nào để xây dựng nề nếp cho học sinh lớp một? Ngay từ 
thời gian tiếp cận sách giáo khoa và chương trình GDPT 2018 dành cho giáo 
viên lớp một, tôi đã tìm hiểu chương trình mầm non mà các em vừa học mà 
chơi trong năm trước, những nề nếp gì mà các em đã được hình thành. Tôi 
tìm hiểu hoàn cảnh gia đình cá em lúc nhận được danh sách lớp mà tôi được 
phân công chủ nhiệ. Từ đầu năm học tôi đã rèn các em dần dần thông qua các 
buổi sinh hoạt chào cờ đầu tuần, các buổi sinh hoạt lớp cuối tuần. Nhưng 
quan trọng và thường xuyên nhất đó chính là đánh giá và nhận xét, uốn nắn 
trong suốt quá trình học tập của các em. Tôi đã mạnh dạn áp dụng vào thực 
tiễn lớp mình bằng biện pháp sau: 
 Hình thành nề nếp học tập: 
 Tìm hiểu các em trong năm học trước đó, công việc mà tất cả giáo viên 
chủ nhiệm đều phải làm trong đầu năm học. 
Với tôi, tôi chú trọng hơn về: Hoàn cảnh của từng em, đánh giá và ghi 
chép vào sổ tay những em có dấu hiệu tăng động nhẹ, bởi học sinh hiện nay 
3
phần lớn các em có những hoạt động thái quá. Các em lớp một cũng không 
ngoại lệ và hơn nữa trong thời gian đầu năm công việc nhớ tên, hoàn cảnh gia 
đình, những biểu hiện duy nhất của từng cá thể thực sự không có ấn tượng 
nhiều đối với phần lớn giáo viên lớp một trong đó có tôi. 
Đa phần các em chưa có nề nếp học tập, giáo viên cần động viên, khuyến 
khích các em học tập lẫn nhau trong việc thực hiện yêu cầu của giáo viên. Tôi 
lưu ý đến các em hay quên, chưa tập trung và dùng những bông hoa màu 
bằng giấy được dán trên vở hàng ngày để khuyến khích và khen ngợi các em 
khi có biểu hiện tiến bộ trong học tập cũng như trong việc thực hiện nề nếp 
mà giáo viên yêu cầu. 
 Đối với các em có biểu hiện tăng động, thường hay vui chơi như 
những năm học ở trường mầm non, trong các tiết học các em hay phát biểu 
không trật tự, thích thì nói, thậm chí có cả la hét. Trong tiết sinh hoạt lớp cuối 
tuần thường hay nghịch phá: Nam Hào, Hưng, Hoàng Thịnh, Thái Bình, 
Thiện Nhân, là những em chưa kịp thời thực hiện các yêu cầu của giáo viên. 
Tôi đã sắp xếp cho các em ngồi gần những em ngoan và có ý thức tốt hơn 
nhằm từng bước để các em học tập lẫn nhau cùng thực hiện theo những định 
hướng của giáo viên. 
Tôi luôn nhẹ nhàng và gần gủi với các em, chỉ bảo từng hoạt động ví 
dụ như: các em cần tập trung tham gia các hoạt động, chú ý nghe lời cô 
hướng dẫn, khi thấy điều mình đã hiểu rõ thì giơ tay để được cô gọi. Tôi dạy 
các em luôn luôn ngoan ngoãn và biết thường xuyên sử dụng các từ: vâng, dạ, 
đối với người lớn tuổi, thầy, cô trong trường. Tôi sử dụng biện pháp nêu 
gương tốt để học sinh noi theo như: biết vâng lời thầy cô, vâng lời cha mẹ 
thường xuyên được tuyên dương và tặng hoa Hồng bằng giấy dán, như em: 
Phương Anh,, Minh Vy, Phương Ánh, Thảo An , Thanh Trúc, Phúc Hưng  
Bên cạnh đó, tôi luôn nghĩ học sinh lớp một vốn rất yêu quý và nghe 
lời cô của mình.Vì vậy, tôi luôn đối xử với học sinh một cách thương yêu, thể 
hiện tình cảm, luôn tạo cho các em sự tự tin và mạnh dạn khi giao tiếp với 
mình. Trong mỗi giờ học tôi luôn theo dõi từng em một cách kịp thời để các 
em thấy được những khuyết điểm của mình mà khắc phục đồng thời cũng biết 
được những việc làm của mình được cô khen để phát huy. 
Trong các giờ ra chơi, lúc rảnh rỗi trước buổi học, tôi thường trò 
chuyện với các em về gia đình, vừa để tìm hiểu đồng thời cũng vừa để rút 
ngắn khoảng cách giữa tôi và các em, để các em hiểu tôi như là người mẹ thứ 
hai của các em lúc ở trường. Như vậy mới giúp các em vượt qua những rụt rè, 
nhút nhát ban đầu, xóa đi khoảng cách lạ lẫm trong thời gian đầu năm học. 
Điều đó cũng đã giúp cho tôi biết được nhiều hơn về điều kiện hay những khó 
khăn trong học tập cũng như việc bước đầu hình thành những năng lực cần 
thiết trong thời gian đầu ở ngôi trường tiểu học. từ đó các em biết khi nghỉ 
học phải xin phép cô, về nhà biết nghe lời cha mẹ, biết tự phục vụ những việc 
4
trong khả năng như vệ sinh cá nhân, chuẩn bị sách vở và những điều cô căn 
dặn ở trường. Biết giữ vệ sinh chung khi ở nhà, ở lớp hay ở trường trong giờ 
ra chơi. 
Sáng thứ hai, ngày đầu mỗi tuần, giống như bài hát lúc còn học ở 
trường mầm non “Thứ hai là ngày đầu tuần” tuy nhiên ở lớp một các em 
được thầy cô tổng phụ trách hướng dẫn sinh hoạt dưới cờ, hoạt động này thật 
mới mẻ đối với các em. Tôi đã hướng dẫn các em phải đứng nghiêm khi chào 
cờ, không được nói chuyện hay đùa nghịch khi các anh chị hát Quốc ca. 
đồng thời tôi phải làm gương cho các em đồng thời sau thời gian sinh hoạt 
dưới cờ, các em còn được tham gia hoạt động ngắn trước khi vào giờ học đầu 
tiên của tuần mới. Thông qua các hoạt động dưới cờ, các em biết lắng nghe ý 
kiến của thầy cô tổng phụ trách cũng như những lời dặn dò của thầy hiệu 
trưởng. Từ đó các em sẽ từng bước có ý thức về việc thực hiện những quy 
định của nhà trường hơn. Song song với việc hình thành nề nếp trong nhà 
trường cho các em, tôi cũng đã hướng dẫn các em làm như sau: 
Đối với học sinh lớp một, việc hình thành nề nếp học tập ở lớp đòi hỏi 
giáo viên phải hướng dẫn để học sinh hiểu và thực hiện theo. Như cách ngồi 
học, ngồi viết, cách giơ bảng lên, bỏ bảng xuống, cách giơ tay phát biểu ý 
kiến. 
Còn đối với các em thụ động thì sao? Ngay từ đầu năm tôi đặc biệt 
quan tâm tới các em bằng cách liên hệ với phụ huynh khuyến khích các em 
xem tiết mục kể chuyện thiếu nhi qua ti vi, nghe đài phát thanh và truyền 
hình. Sau đó động viên các em kể lại câu chuyện vừa được xem hoặc nghe 
bằng ngôn ngữ và động tác riêng mà mỗi em có thể diễn đạt. Dần dà, các em 
sẽ quên dần sự thụ động của mình và cảm thấy hào hứng khi được thể hiện 
khả năng của mình trước đám đông. 
Yếu tố xây dựng bài cũng rất cần thiết, đầu năm các em còn bỡ ngỡ, rụt 
rè, có khi biết mà không dám nói hoặc nói rất nhỏ. Tôi thường xuyên động 
viên, gợi ý để các em trả lời đúng và rõ ràng, đồng thời kết hợp với khen ngợi 
và kèm theo một phần thưởng nho nhỏ để động viên các em. 
Ví dụ: Trong một tuần học mà các em chú ý, không bị thầy cô nhắc 
nhở, hăng hái phát biểu ý kiến. Đến cuối tuần các em sẽ được mời lên trước 
lớp để tuyên dương và mỗi em sẽ được nhận một phần quà nhỏ. 
Thực hiện việc ghi chép vào sổ tay từng học sinh nên sau khi vào học 
một thời gian ngắn tôi đã nắm được cơ bản về đặc điểm, tính tình từng em. 
Từ đó tôi sắp xếp chỗ ngồi cho các em một cách hợp lý, đan xen hỗ trợ lẫn 
nhau trong học tập và tham gia các hoạt động. 
Đặc biệt tư thế ngồi viết của học sinh cũng rất quan trọng. Từ những 
nét bút đầu tiên tôi đã giải thích và luôn uốn nắn cho học sinh về tư thế ngồi, 
cách đặt vở, cầm bút và cho các em biết các tật mắt và cột sống nếu không 
ngồi đúng tư thế, để vở quá gần mắt, 
5
Tôi luôn chú ý và sử dụng yếu tố hài hước trong giảng dạy hay tổ chức 
các hoạt động giáo dục, những câu hỏi mang tính gợi ý để phát triển tư duy 
cho các em, khơi gợi sự tìm tòi, khám phá, đặc biệt tôi luôn trách sử dụng các 
câu hỏi mang tính áp đặt để các em ham thích học tập. 
Tôi luôn dành sự khích lệ cho các em còn nhút nhát và thụ động trả lời 
những câu hỏi phù hợp với năng lực và các em có thể trả lời được. Chưa đến 
giữa kỳ I các em đã mạnh dạn, xung phong để tham gia các hoạt động học 
tập. Các em tự tin và năng động hơn. Với sự tiến bộ, chăm ngoan thực hiện 
theo nề nếp mà tôi đã cùng các em thống nhất như cam kết đầu năm giữa cô 
và trò lớp một của tôi. 
Thường gặp khó khăn hơn cả là những học sinh có phần tăng động, các 
em thường không thích học, nghịch phá và các lời nói và hành vi rất nhanh: 
không tập trung chú ý, hay làm mất trật tự trong lớp học hay các hoạt động 
ngoài trời,dẫn tới không hiểu bài và không cùng tham gia hoạt động với 
các bạn. Tôi luôn theo sát, bao quát các hành động và động viên và khen ngợi 
kịp thời, sửa sai đúng lúc theo từng hoạt động. Dần dần các em quên đi sự 
nghịch phá và luôn tập trung chú ý nghe theo yêu cầu của cô và thực hiện tốt 
để cuối giờ các em được khen thưởng. 
 5.2.2. Kết hợp với giáo viên bộ môn: 
 Từ giã trường mầm non Họa Mi thân thuộc, các em được hòa nhập vào 
môi trường mới: Trường Tiểu học An Lộc A. Ngoài tôi, các em còn được học 
những giờ Thể dục, Âm nhạc hay Mĩ thuật,.... Thời gian đầu, tôi luôn có mặt 
trong những giờ dạy này, bởi các em chưa quen với nề nếp học tập, chưa 
nhanh nhẹn thực hiện theo yêu cầu của thầy cô các môn chuyên. 
` Ví dụ như việc xếp hàng, vị trí đứng trong hàng ngũ, các hoạt động 
trong môn Âm nhạc, hay sử dụng bút màu sáp, xem tranh, ..... những hoạt 
động này cần phải được rèn luyện thường xuyên để tạo thói quen cho những 
tiết học sau. 
 Các thầy cô môn chuyên rất khó khăn và mất nhiều thời gian khi giảng 
dạy ở lớp một, đặc biệt trong thời gian đầu năm học. Việc ổn định nề nếp, các 
khẩu lệnh, yêu cầu các em thực hiện là vô cùng khó khăn. Các em chưa tập 
trung, chưa quen với việc tham gia các hoạt động học tập mới lạ, tôi thường 
đồng hành, luôn tham gia hỗ trợ với các thầy cô môn chuyên để hướng dẫn 
các em. Mỗi thao tác lệnh của từng giáo viên có khác nhau, yêu cầu môn học 
cũng khác nhau, chính vì vậy, khó khăn sẽ nhiều hơn cho các em. 
 Sau một thời gian đồng hành cùng các giáo viên môn chuyên, các em 
đã quen dần với các hoạt động học tập. Các em hiểu ý nhanh hơn các yêu cầu 
của giáo viên. Tuy vậy, đến thời điểm này tôi vẫn tham gia cùng học với các 
em các môn chuyên, qua đó giúp ích cho tôi rất nhiều trong công tác chủ 
nhiệm, việc đánh giá hay nhận xét các em chính xác hơn trong mọi hoạt động 
học tập. 
6
5.2.3. Kết hợp với phụ huynh học sinh: 
Cha mẹ học sinh và xã hội nói chung chưa nhận thức đầy đủ và đúng 
đắn về chủ trương, mục tiêu của Chương trình GDPT 2018. Phần lớn không 
biết cách hướng dẫn con học; căng thẳng trong quá trình cùng học với con; 
một số cha mẹ còn quá nhiều kỳ vọng nên càng cố gắng trang bị cho trẻ thật 
nhiều kiến thức: Cho trẻ biết đọc, biết viết trước khi vào lớp 1, khiến các em 
chủ quan và nhàm chán trong học tập. Tuy vây, việc thực hiện các nề nếp học 
tập chỉ được thể hiện ở môi trường học tập mà cụ thể là ở lớp một nơi các em 
đang theo học. 
Tôi lên kế hoạch cụ thể để trao đổi phụ huynh nhằm phối hợp trong 
việc giáo dục các em như: Dành thời gian mỗi ngày để cùng học, cùng chơi 
với con lúc ở nhà thông qua một số hình thức đọc, kể chuyện, viết âm, vần, 
tạo được niềm vui và ham thích học tập cho con. Hàng ngày, phụ huynh cần 
kiểm tra sách vở của, nhắc nhở con tự học và làm bài, cùng con chuẩn bị 
sách, vở và đồ dùng học tập theo thời khoá biểu hàng ngày. Nhắc nhở con 
luôn có ý thức gọn gàng, ngăn nắp trong góc học tập ở nhà. Vui chơi có thời 
điểm, và phụ huynh luôn giám sát mọi hoạt động của các em. 
Tôi đã thành lập nhóm Zalo để trao đổi thông tin với phụ huynh, giữa 
phụ huynh với phụ huynh. Phụ huynh có thể gửi những đoạn quay video về 
hoạt động học, đọc viết cùng con để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. 
Tôi đã thiết kế mẫu phiếu để cha mẹ học sinh ghi chép theo dõi việc học tại 
nhà của trẻ và phát theo định kỳ: Ở nhà ai đã đọc sách, truyện cùng con (cha, 
mẹ, anh chị)? Mỗi ngày cùng trẻ đọc, viết bao nhiêu thời gian? có thường hỏi 
con về những gì đã làm/ đã học ở trường? có lắng nghe và khuyến khích con 
chia sẻ không? 
Tuy nhiên, tôi luôn yêu cầu thông qua các lần họp phụ huynh, đặc biệt 
là lần họp đầu năm về cách dạy, cách giúp trẻ đọc, viết khi ở nhà. Rèn nề nếp 
cho các em, lưu ý về phẩm chất cụ thể trong năm đầu thực hiện chương trình 
GDPT 2018 như các mục tiêu học tập từng môn học hay các hoạt động khác. 
Cụ thể, về chăm, ngoan, siêng năng, vâng lời và lễ phép với cha mẹ, ông 
bà, trong một số trường hợp tôi cần tranh thủ trao đổi với cha mẹ học sinh 
sau giờ ra về của mỗi buổi học. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Việc rèn nề nếp cho học sinh có thể áp dụng cho các môn học ở lớp 
mình hoặc ở các lớp một của Trường Tiểu học An Lộc A. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
- Để học tốt các môn học, các em phải có nế nếp tốt. Từ những năng lực đó 
sẽ giúp các em có ý thức hơn trong học tập, trong các hoạt động giáo dục 
7
khác mà cụ thể là trong giao tiếp với bạn bè, có ý thức kỉ luật, giữ gìn vệ sinh, 
biết đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập. Các em có nề nếp tốt các em mới ý 
thức được những việc làm tốt từ đó các em mới yêu thích học tập, luôn có ý 
thức tuân thủ và chấp hành những quy định của lớp học và của nhà trường. 
Các em ý thức được những việc làm tốt, tránh những việc xấu không nên làm. 
- Phải xây dựng kế hoạch cụ thể và thực hiện ngay từ đầu năm để hướng 
dẫn các em rèn nề nếp học tập. 
- Cần chủ động lập kế hoạch dạy học theo đối tượng và linh hoạt các hình 
thức dạy học để tạo sự thích thú, hăng say học tập của các em. 
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đánh giá nề nếp của các em hàng 
ngày trong tuần. 
- Tuyên dương, khích lệ kịp thời những tổ, những học sinh thực hiện tốt 
yêu cầu hay thành tích vượt trội. 
- Hình thành nề nếp học tập tạo cho trẻ một thói quen có tinh thần tự giác, 
ý thức tích cực trong học tập. Nâng cao hứng thú học tập. Từ đó việc học tập 
của các em sẽ tốt hơn. 
8. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 
a/ Kết quả 
+ Hạn chế được những em học sinh có yếu tố tăng động. 
Qua quá trình thực hiện việc rèn nề nếp học tập cho học sinh lớp một tại 
lớp mình tôi đã đạt được một số kết quả như sau: 
Tháng thứ nhất: Có khoảng 30% các em tự tin và nắm bắt và thực hiện 
được nề nếp học tập. Nhưng vẫn còn 70% các em chưa quen với thói quen và 
nề nếp học tập, còn rụt rè, nghịch phá trong giờ học. 
Tháng thứ hai: nề nếp lớp đã ổn định, đa số các em đã thực hiện được 
các yêu cầu của giáo viên và các yêu cầu trong hoạt động nhóm. 
 Có khoảng hơn 60% các em đã quen với nề nếp học tập và trở nên tự 
tin hơn, ngoan hơn. Tôi tiếp tục thực hiện các biện pháp trên đến hết học kì 1 
và kết quả đã thật sự ngày càng tăng lên về nề nếp học tập: 
Phẩm chất Tốt ( T) Đạt ( Đ) Cần cố gắng ( C) 
Yêu nước 33 4 
Nhân ái 34 3 
Chăm chỉ 32 4 1 
Trung thực 37 0 
Trách nhiệm 27 9 1 
8
Hiện nay, những học sinh của lớp tôi chủ nhiệm luôn tập trung, có ý 
thức thường xuyên khi trao đổi, thảo luận trong nhóm, lớp. Phẩm chất chăm 
chỉ đạt 88.88 %, có trách nhiệm với lời nói và việc làm của bản thân các em 
đặc biệt là đức tính trung thực trong học tập và các hoạt động mà lớp hay 
trường tổ chức giáo viên chủ nhiệm đều cảm thấy yên tâm với kết quả: 100% 
các em đạt ở mức tốt. Với những thành tựu đáng được trân trọng trong suốt 
quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ của cô và trò lớp một của tôi. Thời gian 
còn lại trong năm học, tôi thường xuyên áp dụng các biện pháp này, tiếp tục 
theo dõi các em qua sổ tay, ghi chép và theo dõi các em tiến bộ từng ngày; 
việc liên hệ với phụ huynh thường xuyên hơn, cho dù không còn học sinh 
chưa đạt về nề nếp chung của tổ, của lớp. 
 b/ Bài học 
 Thông qua các biện pháp cụ thể mà tôi đã thực hiện, tôi cảm nhận được 
rằng muốn cho các em cùng tham gia các hoạt động nhịp nhàng từ nhóm học 
tập cho đến tổ chức học theo lớp hay các hoạt động giáo dục khác, giáo viên 
phải hướng dẫn học sinh một cách chi tiết, tận tâm, từ việc rất nhỏ như: Chú ý 
nghe giảng, giơ tay phát biểu, sắp xếp tập vở, chuẩn bị sách vở đồ dùng học 
tập ở nhà, bảo quản và giữ gìn sách vở đồ dùng học tập, sắp xếp góc học tập 
ở nhà ngăn nắp, sạch sẽ. Giáo viên cần uốn nắn các em từ những hành vi, 
tưởng chừng rất nhỏ nhưng nếu không được uốn nắn thì sẽ gây tác hại lâu dài 
cho các em: nằm bò ra bàn để viết để đọc, lễ phép với thầy cô, hòa nhã với 
bạn bè,.... 
 Việc rèn nề nếp học tập phải được rèn dũa, uốn nắn trong từng tiết học, 
từng hành vi cụ thể để các em từng bước hình thành những phẩm chất tốt đẹp 
theo yêu cầu của chương trình của từng lớp học trong nhà trường tiểu học. 
Thông qua việc thực hiện những biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy nó 
rất phù hợp với từng đối tượng và các nhóm đối tượng trong lớp một của tôi. 
Giáo viên cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, tăng cường sử dụng phương 
pháp nêu gương nhằm giúp các em hình thành những thói quen hành vi để đạt 
được yêu cầu về phẩm chất và năng lực của chương trình mới. Việc theo dõi, 
liên hệ với phụ huynh hay đổi mới phương cách dạy học, đa dạng hơn về hình 
thức tổ chức các hoạt động sẽ giúp các em nhanh nhẹn, tháo vác và chủ động 
hơn trong học tập và khi tham gia các hoạt động. 
 Xuất phát từ thực tiễn của lớp, tôi đã rèn nề nếp tốt cho các em, qua 
một thời gian ngắn đầu năm học, lớp tôi có chuyển biến rõ rệt về nề nếp cũng 
như chất lượng học tập. Trong giờ học sự kết hợp của cô giáo và học sinh rất 
nhịp nhàng, các em tiếp thu bài tốt, không khí học tập sôi nổi, thực sự tiết học 
trở thành “học mà chơi, chơi mà học”. Các em rất hứng thú say mê trong học 
tập. Như vậy rõ ràng việc rèn nếp học tập cho học sinh lớp một không những 
làm cho các em luôn có thói quen chuẩn bị tốt, đầy đủ đồ dùng học tập, có 
9
ý thức nề nếp trong từng môn học mà còn giúp các em chủ động sáng tạo hơn 
khi học tập. 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 An Lộc, ngày 16 tháng 02 năm 2021 
 Ngườ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_ren_ne_nep_cho_hoc_sinh_lop_mot.pdf