SKKN Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tách-Gộp trong dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh Lớp 1

SKKN Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tách-Gộp trong dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh Lớp 1

5. Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

- Theo Chương trình GDPT 2018, môn Toán lớp 1 học sinh sẽ biết sử dụng các

bảng tách -gộp số để hình thành phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 đồng thời

cũng tự biết được cách tính (kĩ thuật tính), tìm ra kết quả phép cộng (gộp, qua

đếm số lượng, thêm, đếm tiếp ), trừ ( tách, bớt đi, còn lại). Từ đó (không phải

qua từng bảng cộng, trừ trong mỗi số như trước), học sinh có thể xây dựng hoàn2

thiện bảng cộng, bảng trừ (không yêu cầu các em phải bắt buộc học thuộc bảng

cộng, bảng trừ).

- Học sinh hoạt động với đồ vật thật (khối vuông), mô hình, kí hiệu toán học, sơ

đồ.

- Học sinh được giao tiếp, hợp tác, lập luận, tranh luận. Ngoài ra, trong quá trình

hoạt động, học sinh lựa chọn các cách biểu diễn toán học; chuyển đổi việc biểu

diễn toán học từ hình thức này sang hình thức khác. Quá trình dạy học theo

hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh

dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy

luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh

có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền

tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 7053Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tách-Gộp trong dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các em phải bắt buộc học thuộc bảng 
cộng, bảng trừ). 
- Học sinh hoạt động với đồ vật thật (khối vuông), mô hình, kí hiệu toán học, sơ 
đồ. 
- Học sinh được giao tiếp, hợp tác, lập luận, tranh luận. Ngoài ra, trong quá trình 
hoạt động, học sinh lựa chọn các cách biểu diễn toán học; chuyển đổi việc biểu 
diễn toán học từ hình thức này sang hình thức khác. Quá trình dạy học theo 
hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các tình huống có vấn đề, trong đó học sinh 
dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy 
luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh 
có sự hiểu biết vững chắc, phát triển được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền 
tảng, từ đó hình thành và phát triển các năng lực chung và năng lực toán học. 
 5.2. Nội dung sáng kiến: 
 5.2.1. Cơ sở lý luận 
Nói đến Toán học là nói đến một môn học trọng điểm trong chương 
trình giáo dục ở tiểu học nói riêng và ở tất cả các bậc học nói chung. 
Chương trình GDPT tổng thể Ban hành theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT 
ngày 26/12/2018 nêu rõ “Giáo dục toán học hình thành và phát triển cho học 
sinh những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và năng lực toán học với các 
thành tố cốt lõi: năng lực tư duy và lập luận toán học, năng lực mô hình học 
toán học, năng lực giải quyết vấn đề toán học, năng lực giao tiếp toán học, năng 
lực sử dụng các công cụ và phương tiện học toán; phát triển kiến thức, kĩ năng 
then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời 
sống thực tiễn, giáo dục toán học tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, 
giữa toán học với các môn học khác và giữa toán học với đời sống thực tiễn’’. 
Với môn Toán lớp 1 trong chương trình GDPT 2018, nội dung về Số và phép 
tính có mối liên hệ mật thiết với nhau. Học sinh nhận biết các số trong phạm vi 
10 từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng để học sinh nắm rõ về bản chất 
của các số trong phạm vi 10. Học sinh thực hiện đếm số bằng tay, sử dụng mô 
3 
hình tách - gộp đảm bảo kiến thức - kĩ năng: kết hợp phân tích, tổng hợp số từ 
hình ảnh khối hộp, nhận ra tình huống tách số, tình huống gộp số. Học sinh nói 
được cách tách, gộp số trên cùng một sơ đồ thông qua bài các số trong phạm vi 
10 và từ đó giúp học sinh nhận biết được ý nghĩa của phép cộng (gộp) và phép 
trừ (tách). Nhận biết và sử dụng được hai thuật ngữ chính thể hiện ý nghĩa phép 
cộng (và, thêm ); phép trừ (bớt đi, còn lại). Đây cũng là cơ sở để học sinh học tốt 
ở chương 3 ( Phép cộng , phép trừ trong phạm vi 10) trong việc hình thành và 
phát triển phẩm chất- năng lực toán học. 
5.2.2. Thực trạng 
Qua thực tế giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy các em còn gặp khá nhiều hạn chế 
trong quá trình học toán cộng, trừ trong phạm vi 10 như sau: 
+ Chưa biết viết phép cộng ứng với tình huống thực tế có vấn đề giải quyết 
bằng phép cộng hoặc phép trừ. 
+ Chưa thuộc bảng cộng , bảng trừ trong phạm vi 10. 
+ Cộng, trừ nhẩm rất chậm, vẫn còn hiện tượng xòe tay đếm từng số. 
+ Chưa biết cách ghi nhớ bảng cộng và trừ trong phạm vi 10 thông qua tính 
chất giáo hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ qua các ví 
dụ bằng số. 
Tìm hiểu nguyên nhân tôi nhận thấy chủ yếu là do các em chưa thực hiện 
được thao tác : 
+ Cộng có nghĩa là: „‟gộp‟‟ hai nhóm đồ vật lại rồi đếm toàn bộ số đồ vật có 
trong 2 nhóm. 
+ Trừ có nghĩa là „‟tách „‟ một nhóm đồ vật từ một tập hợp đồ vật đã cho, rồi 
đếm số đồ vật còn lại. 
Từ những lí do trên, cũng là năm học đầu tiên thực hiện chương trình GDPT 
2018 dạy học theo hướng phát triển phẩm chất - năng lực cho học sinh. Là năm 
học tạo nền móng cho sự hình thành và phát triển học sinh về phẩm chất - năng 
lực toán học, đặt mục tiêu đề ra cho lớp học, cấp học và làm cơ sở vững chắc 
cho các cấp học tiếp theo. Chính vì thế, muốn làm cho các em học tốt môn toán 
trước hết phải tạo cho các em những say mê và hứng thú với môn học. Trên 
4 
quan điểm đó người giáo viên cần lựa chọn những biện pháp, những hình thức tổ 
chức và các phương tiện dạy học cho phù hợp để phát huy tính hiệu quả cao nhất 
trong từng bài học đảm bảo theo yêu cầu kiến thức và kỹ năng toán học nhằm 
đáp ứng những yêu cầu đổi mới của chương trình sách giáo khoa mới hiện nay. 
Vì thế, tôi chọn nội dung sáng kiến : „„Nâng cao hiệu quả sử dụng sơ đồ tách -
gộp trong dạy phép cộng, trừ trong phạm vi 10 cho học sinh lớp 1.‟‟ để nghiên 
cứu, thực nghiệm, nhằm giúp học sinh lớp 1 thực hiện tốt các phép cộng, trừ 
trong phạm vi 10 bằng cách sử dụng sơ -đồ tách -gộp. Nhằm giúp HS phát triển 
đầy đủ 5 năng lực đặc thù cũng như các kiến thức , kĩ năng cốt lõi cần chuyển 
tải. 
5.2.3. Giải pháp thực hiện 
 5.2.3.1. Giúp học sinh nắm vững khái niệm ban đầu về sơ đồ tách- gộp qua 
việc hình thành bảng tach-gộp số đếm trong phạm vi 10. 
- Trong quá trình hình thành các số trong phạm vi 10, học sinh thường 
xuyên giao tiếp bằng ngôn ngữ toán học chính xác như: gồm, gộp, và, được, tách 
– gộp,  và viết , trình bày cấu tạo số vào sơ đồ tách-gộp. 
Ví dụ: Bài Số 6 
– GV yêu cầu HS nói các cách tách -gộp 6 bằng cách sử dụng khối lập phương 
(không dùng SGK) tách thành hai phần bất kì. 
5 
Khi học số 6, học sinh hiểu và nói được: 6 gồm 5 và 1 (hoặc 1 và 5), 6 gồm 
2 và 4 (hoặc 4 và 2) , 6 gồm 3 và 3 ; gộp 5 và 1 (hoặc 1 và 5) được 6 , gộp 2 và 
4 (hoặc 4 và 2) được 6 , gộp 3 và 3 được 6 . Từ đó học sinh viết được sơ đồ tách 
– gộp 6. 
- Khi sử dụng khối vuông để hướng dẫn HS thao tác tách -gộp, GV chú ý hình 
ảnh bàn tay thường xuất hiện gợi ý hoạt động thực hành của HS ( hình ảnh bàn 
tay theo mũi tên thể hiện gộp (cộng) hoặc tách(trừ) ). 
 Gộp Tách 
6 
5 4 3 
6 6 
1 2
6 
3 
6 
- Các thao tác tách -gộp của HS được thực hiện một cách thường xuyên trên bộ 
đồ dùng học tập các khối vuông và sơ đồ tách -gộp (hoặc bảng con Chân trời 
sáng tạo) nhằm tạo dựng cơ sở vững vàng để HS bước đầu hiểu bản chất của 
phép cộng, phép trừ. 
-GV có thể mở rộng cho các em 1 số mô hình sơ đồ tách - gộp khác nhau : 
 Lƣu ý: Sử dụng sơ đồ tách -gộp GV chú trọng hướng dẫn HS để giúp các 
em hiểu từ 1 nhóm có số lượng ban đầu, HS có thể tách ra thành hai 
nhóm hoặc thành nhiều nhóm nhỏ hơn bằng nhiều cách khác nhau, khi 
gộp (cộng) lại thì trở về số lượng ban đầu . 
* Kết luận : Qua mỗi bài hình thành cấu tạo số đếm trong phạm vi 10 , các em 
sẽ thực hiện được các thao tác tách- viết -trình bày. Các thao tác này được lặp đi 
lặp lại qua các bài học về cấu tạo số và mỗi sơ đồ tách -gộp các em sẽ đọc thành 
thạo theo các cách tách -gộp sẽ giúp các em ghi nhớ cấu tạo số tốt hơn. Các kết 
quả tách-gộp số (chủ yếu là tách số vì dễ nhớ) với sự trợ giúp của mô hình (sơ 
2 
1 
3 
2 
1 
3 
7 
đồ tách- gộp) , tạo điều kiện cho HS thực hiện phép cộng, phép trừ trong phạm 
vi 10, dần dần các em thuộc các bảng cộng , bảng trừ trong phạm vi 10 một cách 
tự nhiên. Sang chương 3, từ mô hình tách - gộp số các em sẽ thực hiện nhanh và 
chính xác các phép tính cộng ,trừ trong phạm vi 10 (sẽ không phải đếm tay), 
nắm rõ mối quan hệ các số trong phép cộng và mối liên quan giữa phép cộng và 
phép trừ trong phạm vi 10. 
 5.2.3.2. Hƣớng dẫn học sinh học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 
10 bằng sơ đồ tách -gộp: 
 Làm thế nào để tất cả học sinh có thể học thuộc bảng cộng, bảng trừ trong 
phạm vi 10. Trước hết giáo viên cần cho học sinh thực hiện thao tác “gộp” và 
“tách” để tìm ra kết quả của phép tính. Để các em hiểu phép tính, tốt nhất là cho 
các em tự làm việc với khối lập phương . 
 Ví dụ 1: Đây là phép tính 3 + 5 = 8 phải cho học sinh thực hiện 2 công việc 
sau: 
+ Đếm lấy 3 khối vuông ( vừa lấy 3 khối vuông vừa đếm theo thứ tự 1, 2, 3). 
Đếm lấy 5 khối vuông ( vừa lấy 5 khối vuông vừa đếm theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5). 
Gộp 2 nhóm khối vuông này thành một nhóm. Đếm số khối vuông của nhóm 
này, ta đếm theo thứ tự 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8. Viết 8 (công việc này được gọi là 
thao tác gộp, giúp học sinh hiểu được phép cộng một cách khái quát nhất). 
 1 2 3 gộp 1 2 3 4 5 
 3 + 5 = 8 
+ Mặt khác, dựa trên cơ sở các em đã được học về sơ đồ tách - gộp của 8 thì GV 
có thể hỏi học sinh gộp 5 và 3 (hoặc 3 và 5) được mấy ? Các em có thể trả lời 
ngay được kết quả gộp 3 và 5 đƣợc 8 (hoặc gộp 5 và 3 đƣợc 8). GV có thể cho 
HS viết sơ đồ tách-gộp - từ sơ đồ tách - gộp hình thành phép tính – kết quả. 
8 
 3 + 5 = 8 (hoặc 5 + 3 = 8) 
Ví dụ 2: Tương tự đối với phép trừ 8 - 5 = 3. 
 + Phải cho học sinh thực hiện thao tác tách (bớt ) khối vuông . Từ 8 khối 
vuông, ta tách đi 5 khối vuông còn lại 1, 2, 3. Viết 3 (công việc này được gọi là 
thao tác tách, giúp học sinh hiểu được phép trừ một cách khái quát nhất). 
 ? tách 5 
 8 
 8 - 5 = 3 
+ Mặt khác, dựa trên cơ sở các em đã được học về sơ đồ tách-gộp của 8 thì GV 
có thể hỏi học sinh 8 gồm 5 và mấy ? Các em có thể trả lời ngay được kết quả 8 
gồm 5 và 3 . GV có thể cho HS viết sơ đồ tách-gộp của 8 - từ sơ đồ tách -gộp 
hình thành phép tính – kết quả. 
 ? tách 5 
 8 
 8 – 5 = 3 
3 5 
8 
8 
5 3 
9 
 Lƣu ý: Song song với việc chuẩn bị các mô hình khối vuông còn sử dụng 
sơ đồ tách-gộp để củng cố mối quan hệ giữa các phép tính cộng, trừ trong 
phạm vi 10. Nhận xét 2 phép tính đều có kết quả bằng 8. Vậy 3 + 5 = 5 
+ 3 ở đây các số 3 và số 5 đã đổi chỗ cho nhau vì thế đều có kết quả bằng 
8. 
– Giáo viên đưa ra kết luận: “Trong phép cộng khi ta đổi chổ các số thì kết quả 
không thay đổi”. 
– Củng cố mối quan hệ trong phép cộng và phép trừ: 3 + 5 = 8 thì 8 – 5 = 3; 8 – 
3 = 5. Vậy từ 1 sơ đồ tách - gộp số học sinh có thể hình thành viết các phép tính 
cộng, trừ thích hợp . 
Ví dụ 3: Bài 3b SGK/ 69 (GV tổ chức cho học sinh cách biểu diễn toán học từ 
hình thức này sang hình thức khác ( từ diễn đạt bằng lời tình huống xảy ra trong 
tranh : Có 5 quả chuối , ăn 1 quả , còn 4 quả HS hình thành sơ đồ tách-gộp 
viết các phép tính cộng, trừ tương ứng) 
- Ngoài ra giáo viên cho học sinh thực hiện thêm các thao tác nghe, nhìn, đọc, 
viết để thuộc từng kết quả phép tính. 
+ Thuộc lòng qua nghe: Thông qua nghe GV nêu tình huống xảy ra trong 
tranh HS nêu sơ đồ tách-gộp và phép tính phù hợp. 
 + Thuộc lòng qua nhìn: Quan sát tranh , hình vẽ tách - gộp trên đồ 
dùng học tập (khối vuông) viết sơ đồ tách - gộp viết phép tính. 
5 
1 4 5 
5 
4 1 
5 1 4 
10 
 + Thuộc qua cách đọc: Đọc nhiều lần với phép tính mà giáo viên viết trên 
bảng. 
 + Thuộc bằng cách viết: Viết lại phép tính tương ứng với sơ đồ tách -gộp vào 
bảng con. 
 Giáo viên cho học sinh luyện thêm kết quả phép tính dựa vào sơ đồ tách- gộp 
số khi số được mở dần. Chương trình GDPT 2018, phép cộng, trừ trong phạm vi 
10 được thực hiện bằng cách sử dụng sơ đồ tách -gộp, sử dụng bảng cộng, trừ 
trong phạm vi 10, đếm thêm, đếm bớt (không giới thiệu từng phần theo nguyên 
tắc mở rộng vòng số như chương trình cũ). Như vậy, đầu tiên người giáo viên 
cần khắc sâu cho học sinh nhớ sơ đồ tách -gộp số và từ sơ đồ tách -gộp số học 
sinh hình thành các phép tính cộng, trừ phù hợp với sơ đồ . 
 3 + 1 = 4 
 1 + 1 = 2 1 + 3 = 4 
 2 – 1 = 1 4 – 1 = 3 
 4 – 3 = 1 
 1 + 2 = 3 
 2 + 1 = 3 2 + 2 = 4 
 3 – 1 = 2 4 – 2 = 2 
 3 – 2 = 1 
 Thành lập các bảng cộng, trừ 5, 6, 7, 8, 9, 10 tương tự như vậy. 
 - Sự lặp lại mở rộng các sơ đồ cũng góp phần nâng cao tư duy của học sinh, 
rèn luyện thói quen tìm hiểu vấn đề một cách thống nhất. 
 - Cho học sinh luyện tập để thuộc kết quả của phép tính xuất hiện bất kì. Qua 
sơ đồ tách -gộp học sinh hình thành phép tính cộng, trừ tương ứng theo một trật 
tự logic nhưng phải vận dụng thiết thực vào cuộc sống hàng ngày. 
 - Cách đơn giản và hiệu quả nhất là mỗi buổi học giáo viên dành 5-10 phút 
để học sinh luyện tập tính nhẩm đồng nghĩa với việc học sinh phải học thuộc 
lòng. Ngoài ra giáo viên có thể tổ chức thành trò chơi với sơ đồ tách -gộp và 
bảng cộng, trừ xóa dần sơ đồ theo từng cấp độ. 
1 
1 
2 
1 
2 
3 
3 
1 
4 
2 
2 
4 
11 
 - Với cách tổ chức như vậy, ngoài ra còn nhiều hình thức khác nhau. Giáo 
viên đọc phép tính bất kì, học sinh có nhiệm vụ đọc nhanh kết quả. Bên cạnh đó 
giáo viên cũng có thể cho học sinh chủ động trong hoạt động này bằng cách một 
học sinh nêu sơ đồ tách-gộp và một học sinh khác nêu phép tính và kết quả 
tương ứng. 
5.2.3.3. Áp dụng bảng tách- gộp số vào bài tập điền số 
 Nhằm giúp học sinh nhớ sâu hơn về bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 từ sơ đồ 
tách- gộp. GV có thể áp dụng bài tập điền số này để HS có thể nhớ kiến thức lâu 
hơn. Đây cũng là dạng bài tập học sinh hay bị sai kết quả. Để làm được các bài 
tập điền số này thì bắt buộc các em phải thuộc bảng cộng, trừ thì các em mới có 
thể làm thành thạo một cách đơn giản. 
Ví dụ 1: Chẳng hạn muốn điền đúng số vào chỗ trống trong phép tính sau: 
 8 + . = 10 
 - GV sẽ giúp học sinh nhận biết đây là tình huống gộp số (phép cộng) : gộp 8 
và mấy đƣợc 10 ? Học sinh nhớ lại sơ đồ tách -gộp 10, từ đó học sinh biết xác 
định được số cần điền vào ô trống là số 2. 
 8 + 2 = 10 
Ví dụ 2: Chẳng hạn muốn điền đúng số vào chỗ trống trong phép tính sau: 
 5 - . = 3 
 - GV sẽ giúp học sinh nhận biết đây là tình huống tách số (phép trừ) : 5 tách 
mấy còn 3 ? Học sinh nhớ lại sơ đồ tách -gộp 5, từ đó học sinh biết xác định 
được số cần điền vào ô trống là số 2. 
 5 - 2 = 3 
8 
10 
10 
8 
2 
3 
5 
5 
2
3 
12 
 Ví dụ 3: Chẳng hạn muốn điền đúng số vào chỗ trống trong phép tính sau: 
 .. - 4 = 4 
- Đây là phép trừ nhưng để tìm được nhóm số lượng ban đầu bị tách ra thì học 
sinh phải sử dụng cách gộp (phép cộng) : gộp 4 và 4 đƣợc mấy ? để tìm nhóm 
số lượng ban đầu . 
 8 - 4 = 4 
* Kết luận: Nếu học sinh nào đó khi làm bài tập dạng này thường hay sai tức là 
em đó chưa nắm được cấu tạo các số đã học. Như vậy giáo viên có thể bố trí thời 
gian thuận lợi (có thể ngay trong giờ học hoặc dành thời gian ngoài giờ học) để 
hướng dẫn các em cách làm. Điều quan trọng là giúp các em hiểu được mức tối 
thiểu ở dạng bài tập này là phải “nắm vững được cấu tạo số” và „„sơ đồ tách -
gộp số‟‟ để nắm chắc bảng cộng, bảng trừ trong phạm vi 10, từ đó các em vượt 
qua dạng bài tập này một cách dễ dàng. 
 5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
+ Qua sơ đồ tách-gộp, học sinh nắm chắc cách làm và dễ dàng vận dụng viết 
phép tính kết quả chính xác. 
+ Mọi đối tượng học sinh thực hiện phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản, sau đó vận 
dụng theo từng bài và đối tượng cụ thể. 
+ Huy động kiến thức bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành sơ đồ tách-
gộp và vận dụng vào phép cộng và phép trừ trong phạm vi 10. 
+ Các bước áp dụng sáng kiến: 
- Bước 1: Nắm vững khái niệm ban đầu về sơ đồ tách- gộp qua việc hình thành 
bảng tách-gộp số đếm trong phạm vi 10. 
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh học thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 10 bằng 
sơ đồ tách -gộp. 
4 
4 
 8 
4 
4 
13 
- Bước 3: Áp dụng bảng tách- gộp số vào bài tập điền số. 
6. Những thông tin cần đƣợc bảo mật: (ghi rõ cần bảo mật nội dung gì, 
phần nào) Không có 
 7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: (ghi rõ các điều kiện về 
vật chất, tinh thần, hiện vật .) 
 - Học sinh khối lớp 1. 
 - GV phải nắm rõ mục tiêu chương trình môn Toán lớp 1 theo chương trình 
GDPT 2018 và các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực đặc thù môn Toán. 
- Phải biết lựa chọn các cách biểu diễn toán học; chuyển đổi việc biểu diễn toán 
học từ hình thức này sang hình thức khác ( từ diễn đạt bằng lời sơ đồ 
 phép tính ) 
 - Cở sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy đáp ứng được yêu cầu hiện nay. 
 - Giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, tận tâm với nghề. 
8. Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tác giả: 
8.1. Kết quả 
 - Qua giải pháp này, vận dụng vào đối tượng học sinh lớp 1 tôi dạy đã 
mang lại kết quả thiết thực. Tạo cho các hứng thú và sự tự tin trong học tập. 
 - Tỉ lệ học sinh vận dụng đạt kết quả tốt. Đại đa số những bài tập có thực 
hiện các phép tính cộng, trừ trong phạm vi 10 trong các đề kiểm tra định kì học 
sinh làm đạt kết quả cao. 
Cụ thể kết quả môn Toán lớp tôi giảng dạy sau khi áp dụng : 
Điểm 
Kết quả học kì I năm học 2020 -2021 
( Áp dụng thử ) 
(Tổng số: 37 học sinh) 
Tổng số % 
9-10 35 94,6 % 
14 
7-8 2 5,4 % 
5-6 0 0 
Dưới 5 0 0 
Đó chính là động lực để tôi tiếp tục thực hiện và hoàn thiện sáng kiến này. 
Tuy nhiên, những giải pháp này tôi chỉ mới áp dụng và thử nghiệm lần 
đầu ở lớp tôi giảng dạy và đã đạt kết quả khá tốt. Dự kiến trong thời gian tới tôi 
sẽ đưa ra trong lần họp khối, tổ để cả khối cùng áp dụng trong khi dạy về kiến 
thức này. 
8.2. Bài học kinh nghiệm 
Sau khi thực hiện biện pháp sử dụng sơ đồ tách -gộp để giúp học sinh lớp 
1 học tốt phép cộng trong phạm vi 10 tôi đã rút ra những kinh nghiệm sau: 
- Phải tổ chức cho học sinh hoạt động (với đồ vật thật, tranh ảnh, mô hình, sơ 
đồ,). 
- Cần chú trọng đến việc khuyến khích học sinh giao tiếp, hợp tác, lập luận, 
tranh luận , nêu lên tình huống có vấn đề qua tranh. 
-Ngoài ra, trong quá trình hoạt động, cần tổ chức cho học sinh lựa chọn các cách 
biểu diễn toán học; chuyển đổi việc biểu diễn toán học từ hình thức này sang 
hình thức khác ( từ diễn đạt bằng lời sơ đồ phép tính ) 
- Cần tổ chức quá trình dạy học theo hướng kiến tạo, trên cơ sở tạo dựng các 
tình huống có vấn đề, trong đó học sinh dựa trên vốn hiểu biết, kinh nghiệm sẵn 
có, được tham gia tìm tòi, phát hiện, suy luận giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh 
kiến thức. Đó là cách tốt nhất giúp học sinh có sự hiểu biết vững chắc, phát triển 
được vốn kiến thức, kĩ năng toán học nền tảng, từ đó hình thành và phát triển 
các năng lực chung và năng lực toán học. 
- Việc dạy học phải gắn với các tình huống thực mà học sinh được trải nghiệm. 
- Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực. 
-Kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải 
nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. 
15 
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định đối với 
môn Toán. Ngoài ra, giáo viên có thể sáng tạo ra các đồ dùng dạy học khác, phù 
hợp với nội dung học và đối tượng học sinh của lớp mình. 
-Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện thiết bị dạy học 
hiện đại một cách phù hợp và hiệu quả. 
- Cần tạo hứng thú học toán cho học sinh bằng việc tổ chức các trò chơi học tập, 
xây dựng các tình huống kích thích, cuốn hút học sinh vào các hoạt động học 
tập. 
 Động viên khen thưởng các em kịp thời để các em có thêm hứng thú tích cực 
học tập, giúp các em tự tin, mạnh dạn phát biểu xây dựng bài. 
 Tôi luôn tạo môi trường học tập gần gũi thân thiện với các em hơn. Phối hợp 
chặt chẽ với phụ huynh trong việc quản lý và giám sát việc học của các em. 
 Bản thân tôi không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn của mình, 
luôn cải tiến phương pháp dạy học cho phù hợp tình hình thực tế lớp. 
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................ 
................................................................................................................................ 
 9. Đánh giá lợi ích thu đƣợc hoặc dự kiến có thể thu đƣợc do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần 
đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có): 
................................................................................................................................ 
.................................................................................................................................
................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_nang_cao_hieu_qua_su_dung_so_do_tach_gop_trong_day_phep.pdf