SKKN Phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm

SKKN Phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm

1. Về kiến thức: Học sinh hiểu được bạo lực học đường gồm các hình thức

- Bạo lực về thể chất: Đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo trước đám đông, trấn lột, đổ đồ ăn lên người

- Bạo lực bằng lời nói: Xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình.

- Bạo lực xã hội: Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội.

- Bạo lực điện tử: Uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.

2. Về năng lực:

- Năng lực tự chủ: Học sinh làm chủ được các hành vi ứng xử của mình nhằm tránh các tình huống căng thẳng xảy ra, biết cách bảo vệ bản thân cũng như ứng

phó với nạn bạo lực học đường thường xuyên diễn ra trong nhà trường và trên không gian mạng.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả với mọi người nhờ biết cách kiểm soát cảm xúc.

3. Về phẩm chất:

- Học sinh có trách nhiệm hơn với các hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày.

- Học sinh biết cách chia sẻ, yêu thương mọi người và quý trọng bản thân

mình.

 

docx 50 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 771Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh THPT qua công tác chủ nhiệm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Về nhà, mỗi bạn đều lục thật kĩ cặp sách, nhìn kĩ lại máy tính. Nếu phát hiện không phải máy của mình, có thể gửi trực tiếp, gửi qua cô, hoặc bỏ vào ngăn bàn cho bạn nhé!
Kết quả sau 2 ngày, em Như đã thấy máy tính được gửi vào ngăn bàn học của mình.
Nếu hôm đó, tôi quát tháo, cho lục soát có thể tìm ra máy tính ngay trong giờ và trước mặt tất cả các em học sinh, nhưng em học sinh cầm chiếc máy tính đó sẽ không còn tự tin khi đến lớp, các bạn trong lớp cũng sẽ nhìn em ấy với ánh mắt khác, hậu quả về mặt tâm lý là khó tránh khỏi. Cách xử lý của tôi, cũng giúp các em nhận ra bài học ứng xử phù hợp khi có tình huống tế nhị trong lớp.
Suy nghĩ tích cực
Việc giữ cho mình những suy nghĩ tích cực giúp giáo viên luôn có tâm trạng tốt nhất khi lên lớp, đồng thời lan tỏa năng lượng tích cực đến học sinh. Để làm tốt việc này, giáo viên cần:
Không để những vấn đề căng thẳng ở nhà làm ảnh hưởng quá nhiều đến tâm trạng khi lên lớp.
Không để ý quá nhiều đến nhược điểm của học sinh, cần tìm ra ưu điểm dù nhỏ nhất và khích lệ các em phát huy hơn nữa.
Đặt mình vào hoàn cảnh học sinh để thấu hiểu các em hơn.
Tăng cường khả năng hài hước của bản thân.
Nhận diện được cảm xúc của học sinh
Trong công tác giáo dục, việc nhận diện tốt cảm xúc của học sinh giúp giáo viên đưa ra những biện pháp giáo giáo dục phù hợp với từng cá nhân học sinh. Giáo viên cần chú ý đến khuôn mặt, cử chỉ, hành vi để hiểu tâm trạng của các em, từ đó có những hỗ trợ về mặt tâm lý hay điều chỉnh hành vi tiêu cực, khích lệ cảm xúc tích cực một cách kịp thời.
Biện pháp thứ hai: Giáo dục, phát triển kỹ năng ứng phó với căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh qua các tiết sinh hoạt theo chủ đề
Chủ đề: “Giảm căng thẳng trước kì thi”
Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh hiểu được cách ứng phó căng thẳng tâm lý và kiểm soát cảm xúc bản thân trước, trong và sau mỗi kì thi.
Về năng lực:
Năng lực tự chủ: Học sinh làm chủ được các hành vi ứng xử của mình, biết cách ứng phó với những rối loạn tâm lý khi đối diện với các kì thi, giúp đạt kết quả cao hơn trong thi cử.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả với mọi người nhờ biết cách kiểm soát cảm xúc.
Về phẩm chất:
Học sinh có trách nhiệm hơn với các hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Học sinh biết cách chia sẻ, yêu thương mọi người và quý trọng bản thân
mình.
Chuẩn bị:
Máy chiếu, maket cho buổi thảo luận.
Học sinh tìm hiểu trước các cách để ứng phó với căng thẳng trong thi cử.
Điện thoại của học sinh để tham gia trò chơi.
Tiến trình thực hiện
Phần 1: Chia sẻ
Cả lớp cùng nhau chia sẻ những vấn đề tâm lý mình gặp phải trước, trong và sau kì thi qua ba câu hỏi thảo luận được đặt ra
Câu hỏi 1: Trước kì thi bạn gặp phải vấn đề gì về tâm lý?
Câu hỏi 2: Khi bước vào phòng thi, tâm trạng của bạn thường như thế nào?
Câu hỏi 3: Khi kết quả thi không được như mong muốn bạn cảm thấy như thế nào? Mọi người thường nói gì với bạn lúc đó?
Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm được phát 1 quả bóng thổi bằng hơi. Một thành viên trong nhóm chịu trách nhiệm thổi quả bóng to lên, các thành viên khác cùng chia sẻ những vấn đề tâm lý của mình và viết lên bóng. Sau thời gian 3 phút, các nhóm cử đại diện lên giới thiệu về quả bóng tâm lý của nhóm mình.
Phần 2: Đập tan căng thẳng
Sau khi chia sẻ cùng nhau những khó khăn về mặt tâm lý trước khi thi, cả lớp cùng nhau tham gia trò chơi : “Vượt lên chính mình” qua ứng dụng Quizizz, link trò chơi https://quizizz.com/join?gc=428974
Các câu hỏi trong trò chơi đã được giáo viên lồng ghép những kiến thức về giáo dục kỹ năng ứng phó căng thẳng và kiểm soát cảm xúc cho học sinh khi đối mặt với thi cử.
Tất cả các học sinh đều tham gia trò chơi trực tuyến này bằng điện thoại có kết nối Internet và kết quả được cập nhật liên tục trên màn hình trình chiếu tăng sự hấp dẫn và thú vị.
Ảnh: Một số câu hỏi trong trò chơi
Sau khi kết thúc trò chơi, ba người chơi có số điểm cao nhất được nhận phần quà lưu niệm từ ban tổ chức là:
- Nguyễn Thị Như, Nguyễn Võ Tùng Linh, Nguyễn Thục Vy
Ảnh: Kết quả thi của từng học sinh được cập nhật liên tục trên màn hình
Kết quả:
Về phía học sinh: Buổi sinh hoạt đã gặt hái được kết quả thành công ngoài mong đợi, tất cả học sinh đều tham gia hoạt động học mà chơi, chơi mà học. Qua đó, các em cũng được chia sẻ cho nhau những vấn đề mà các em gặp phải khi đối diện với thi cử, đồng thời học hỏi được những giải pháp giải tỏa căng thẳng không đáng có. Quả bóng tâm lý đã được đập tan sau buổi sinh hoạt, đồng thời không khí lớp học vui vẻ, tăng tình đoàn kết và thân thiện giữa các em học sinh.
2. C
Về phía giáo viên: Với biện pháp giáo dục nêu trên, giáo viên đã biến giờ sinh hoạt nhàm chán trở nên hấp dẫn, thu hút tất cả các em học sinh tham gia, nhẹ nhàng lồng ghép các kiến thức giáo dục kỹ năng sống cho các em, để các kiến thức đó không còn khô cứng mà trở nên gần gũi, dễ tiếp thu.
hủ đề: “Bắt nạt học đường, im lặng hay lên tiếng”
Mục tiêu:
Về kiến thức: Học sinh hiểu được bạo lực học đường gồm các hình thức
Bạo lực về thể chất: Đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo trước đám đông, trấn lột, đổ đồ ăn lên người
Bạo lực bằng lời nói: Xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình.
Bạo lực xã hội: Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội.
Bạo lực điện tử: Uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.
Về năng lực:
Năng lực tự chủ: Học sinh làm chủ được các hành vi ứng xử của mình nhằm tránh các tình huống căng thẳng xảy ra, biết cách bảo vệ bản thân cũng như ứng
phó với nạn bạo lực học đường thường xuyên diễn ra trong nhà trường và trên không gian mạng.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh có khả năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm hiệu quả với mọi người nhờ biết cách kiểm soát cảm xúc.
Về phẩm chất:
Học sinh có trách nhiệm hơn với các hành vi của mình trong cuộc sống hàng ngày.
Học sinh biết cách chia sẻ, yêu thương mọi người và quý trọng bản thân
mình.
Chuẩn bị:
Trò chơi trên Quizizz.
Máy chiếu, maket cho buổi thảo luận.
Học sinh tìm hiểu trước các cách để ứng phó với nạn bạo lực học đường diễn ra trong nhà trường và trên không gian mạng.
Điện thoại của học sinh để tham gia trò chơi.
Tiến trình thực hiện
Phần 1: Nhận diện bạo lực học đường
Khi nhắc đến “bạo lực học đường” nhiều người liên tưởng đến những vụ đánh nhau trên đường đi học hay trong khuôn viên nhà trường mà bỏ qua những hành vi khác. Thông qua trò chơi “Nhận diện” trên Quizizz, giáo viên cho học sinh hiểu đúng và sâu hơn về bạo lực học đường.
Một số câu hỏi trong trò chơi:
Thông qua trò chơi, học sinh đã nhận diện được các hình thức bạo lực học đường bao gồm:
Bạo lực về thể chất: Đánh đập, bứt tóc, xô đẩy, xé quần áo trước đám đông, trấn lột, đổ đồ ăn lên người
Bạo lực bằng lời nói: Xúc phạm, bôi nhọ, sỉ nhục, bắt người khác làm theo ý mình.
Bạo lực xã hội: Phân biệt đối xử, cô lập, tẩy chay, nói xấu, bêu rếu xung quanh hay thậm chí là trên mạng xã hội.
Bạo lực điện tử: Uy hiếp bằng các phương tiện điện tử như gọi điện, nhắn tin, đe dọa và bêu rếu người nào đó trên mạng xã hội.
Phần 2: Cùng xem và suy ngẫm
Cả lớp cùng nhau xem một đoạn phim tổng hợp những vụ việc về bạo lực học đường qua các nguồn tin VTV, NTV, ANTV,..
Biên tập: Nguyễn Thị Quỳnh Giang - Đoàn Diễm Quỳnh
MC: Nguyễn Thị Hà Vy-11C1
Phụ trách máy tính: Nguyễn Đình Minh Đức- 11C1
Cố vấn nội dung và kỹ thuật: GVCN Một số hình ảnh cắt ra từ clip:
Sau khi xem xong clip tổng hợp về nạn bạo lực học đường, giáo viên cho học sinh phát biểu suy nghĩ của mình về vấn đề gây nhức nhối đó. Các em đồng tình với quan điểm “nói không với bạo lực học đường”, có em xúc động bày tỏ rằng “lâu nay có đôi khi mình có “bạo lực tinh thần” với bạn mà bản thân không nhận ra khi tẩy chay, nói xấu bạn chỉ vì bạn đó không cho chép bài, hoặc liên tục đem bạn ra làm trò cười cho cả lớp vì thân hình quá khổ của bạn. Các em đã hiểu mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thể chất và tâm lý của bạo lực học đường đến nạn nhân, có khi gây nên cái chết thương tâm, hay cuộc đời sống u uất, đau khổ, những vết thương tinh thần đó theo nạn nhân đến suốt đời.
Phần 3: Ứng phó với bạo lực học đường
Giáo viên chia lớp thành 4 đội tham gia trò chơi “Vượt chướng ngại vật”
Phần chơi gồm 8 câu hỏi về cách ứng phó và kiểm soát cảm xúc của bản thân khi đối diện với bạo lực học đường.
Thể lệ trò chơi:
Ảnh: Một số câu hỏi trong trò chơi
Mỗi câu trả lời đúng sẽ được mở ô số tương ứng, kết thúc trò chơi, bức ảnh sau 8 ô số được hiện ra với chủ đề “Làm bạn nhé” là thông điệp gửi gắm đến các em học sinh để mỗi ngày đến trường là một ngày vui.
Ảnh: Thông điệp của buổi sinh hoạt gửi gắm đến cả lớp
Kết quả:
Về phía học sinh: Nội dung của buổi sinh hoạt theo chủ đề đã cho các em những kiến thức và kỹ năng ứng phó cần thiết khi là nạn nhân của nạn bạo lực học đường. Bằng những góc nhìn đa chiều, các em hiểu được hậu quả để lại sau những vụ xô xát, những lời miệt thị, những bài bóc phốt bạn bèVà hơn hết, nhiều em đã nắm được cách ứng phó với bạo lực học đường cho bản thân, cho những người xung quanh.
Về phía giáo viên: Với biện pháp giáo dục kỹ năng sống bằng hình thức nêu trên, giáo viên đã biến giờ sinh hoạt nhàm chán trở nên hấp dẫn, thu hút tất cả các em học sinh tham gia, cung cấp cho học sinh nhiều kiến thức, kỹ năng cần thiết để xây dựng lớp học hạnh phúc, góp phần tạo nên trường học hạnh phúc.
3. C
3.2. hủ đề : “Trí tuệ cảm xúc, kho báu của mỗi người”
Mục tiêu:
Về kiến thức, kỹ năng:
Học sinh nhận diện được các loại cảm xúc
+) Tích cực: vui sướng, hạnh phúc, phấn khích.
+) Tiêu cực: buồn, giận dữ, ghê tởm, tức giận
Hiểu được cảm xúc của người khác bằng trực giác. Diễn đạt được cảm xúc
Học sinh hiểu được cảm xúc của bản thân và hậu quả khi bị cảm xúc tiêu cực chi phối, từ đó đưa ra quyết định thay đổi cảm xúc theo hướng tích cực.
Biết điều chỉnh suy nghĩ, hành vi để chuyển đổi cảm xúc tiêu cực thành tích cực.
Biết cách lắng nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_phat_trien_ky_nang_ung_pho_voi_cang_thang_va_kiem_soat.docx
  • pdfHoàng Thị Minh Tuấn-Trần Thanh Tâm-THPT Nguyễn Sỹ Sách- Chủ Nhiệm.pdf