SKKN Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh Trung học Cơ sở

SKKN Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh Trung học Cơ sở

PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài.

Trong bất cứ thời đại nào, xã hội nào sức khỏe cũng là vốn quý nhất của mỗi

con người. Sức khỏe là chìa khóa để đi tới mọi sự thành công. Mà sức khỏe chỉ có

thể có được thông qua luyện tập thể dục thể thao. Thể dục thể thao mang lại cho

con người sức mạnh về thể chất và tinh thần giúp con người phát triển toàn diện về

đức - trí - thể - mĩ.

Năm 1946 trong tình hình đất nước vô cùng khó khăn, giặc đói, giặc dốt, giặc

ngoại xâm đang hoành hành, nhưng với tầm nhìn xa trông rộng và nhận thức được

tầm quan trọng của việc luyện tập TDTT đối với sức khỏe nên Bác Hồ đã nêu lên

một vấn đề có tính quốc sách: phải nâng cao sức khỏe cho toàn dân. Một trong

những biện pháp tích cực là tập luyện thể dục thể thao _ một công việc tiến hành

“không tốn kém, khó khăn gì”.

pdf 18 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 1104Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh Trung học Cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khác. 
Song thực tế cho thấy rằng môn chạy cự ly 60 - 100m ở trường THCS nói 
chung hiện nay vẫn chưa mang lại hiệu quả tối ưu, nhiều học sinh vẫn chưa nhận 
thấy tác dụng của môn học này, các em vẫn cho rằng môn học chạy 60 - 100m 
không học thì cũng biết. Từ đó các em cảm thấy chán nản, thiếu cố gắng chưa tích 
cực trong tập luyện, vì thế mà ảnh hưởng đến kết quả học tập. Vậy nguyên nhân 
nào gây nên hiện tượng này? Làm sao để cho các em đạt được thành tích tốt nhất 
trong môn học này? Do vậy, người giáo viên hay huấn luyện viên cũng phải lựa 
chọn những phương pháp, động tác bổ trợ sao cho phù hợp để phát huy được hết 
khả năng của học sinh. 
Hơn nữa, việc nghiên cứu đưa ra một số bài tập phát triển sức nhanh nhằm 
nâng cao thành tích chạy 60 - 100m ở trường THCS còn chưa được quan tâm 
nhiều. Chính vì những lý do trên mà tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu, 
áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh trung học cơ 
sở” với mong muốn sẽ góp phần nâng cao thành tích chạy 60 - 100m cho các em 
học sinh ở trường THCS nói chung và học sinh đội tuyển tham gia thi đấu Hội khỏe 
Phù Đổng nói riêng. 
2. Mục đích nghiên cứu. 
Do điều kiện hạn chế về thời gian nên sáng kiến kinh nghiệm chỉ đề cập đến 
một số bài tập bổ trợ để phát triển sức nhanh nhằm nâng cao thành tích cho học 
sinh THCS. Giúp học sinh thực hiện thành thạo các bài tập bổ trợ để rèn luyện và 
phát triển sức nhanh. Biết vận dụng để tập luyện hàng ngày, giữ gìn sức khoẻ và 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
5 
nâng cao thể lực. Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi mạnh dạn trình bày: 
“Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh 
trung học cơ sở”. 
3. Đối tượng và thời gian nghiên cứu. 
- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh trường THCS. 
- Thời gian nghiên cứu: Từ 22 tháng 10 năm 2018 đến 3 tháng 12 năm 2018 
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
- Nêu ra một số động tác, bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh cho học sinh. 
- Vận dụng lý luận trên vào thực tiễn giáo dục ở nhà trường, xem xét kết quả 
thực tiễn hoạt động đáp ứng mục tiêu trong giai đoạn hiện tại và đúc rút kinh 
nghiệm để ngày càng làm tốt hơn việc phát triển sức nhanh cho học sinh ở trường 
THCS trong đó có học sinh đội tuyển điền kinh của nhà trường tham gia HKPĐ 
năm học 2018 - 2019. 
5. Địa điểm nghiên cứu: 
- Sân tập trường THCS. 
6. Phương pháp nghiên cứu. 
- Phương pháp phỏng vấn tọa đàm. 
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 
- Phương pháp kéo dài. 
- Phương pháp giãn cách. 
 - Phương pháp lặp lại. 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
6 
PHẦN II: NỘI DUNG 
1. Cơ sở lý luận. 
Chạy là năng lực hoạt động cơ bản nhất của con người nhằm thích ứng với 
hoạt động hằng ngày, lao động sản xuất và thể dục vui chơi, là biện pháp quan 
trọng để phát triển các tố chất thể lực. Học tập môn chạy 60 - 100m còn là để nâng 
cao sức khỏe, góp phần rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, ý thức tổ chức kỷ luật, 
tinh thần đoàn kết hợp tác, tạo nên sức mạnh tập thể. 
Điền kinh nói chung và chạy 60 - 100m nói riêng sẽ xây dựng cho học sinh 
sự cố gắng, sự thật thà, trung thực góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân 
cách cho học sinh. Làm cho học sinh có nếp sống lành mạnh, vui tươi học tập và 
làm việc có khoa học, phòng chống và hạn chế một số bệnh về tim mạch, làm cho 
xương tiếp thu máu một cách đầy đủ hơn. Các tế bào xương phát triển nhanh và trẻ 
lâu, xương phát triển tạo ra vẻ đẹp và dáng đi khỏe mạnh. 
Ngoài ra, học tập nội dung này còn giúp làm cho tim khỏe, dẫn đến sự vận 
chuyển máu trong hệ tim mạch đi nuôi cơ thể và thải các chất cặn bã ra ngoài được 
thực hiện nhanh hơn. Nhờ vậy khí huyết được lưu thông, giúp cho người tập ăn 
ngon ngủ tốt, sức khỏe tăng lên. Đồng thời hạn chế thời gian rảnh tránh được một 
số tệ nạn như nghiện cờ bạc, rượu chè, ma túy và một số tệ nạn khác. 
2. Cơ sở thực tiễn. 
 Chạy là phương pháp di chuyển tự nhiên của con người bằng các bước chân, 
là dạng phổ biến nhất trong các bài tập thể lực và được sử dụng rộng rãi trong hầu 
hết các môn thể thao. 
 Chạy là một hoạt động có chu kỳ bởi vì hoạt động đó là sự lặp đi lặp lại cùng 
một chuyển động của các bộ phận khác nhau của cơ thể theo một trình tự nhất định. 
Một chu kỳ đi bộ có 2 bước, một bước từ chân trái và một bước từ chân phải, có sự 
luân phiên giữa thời kỳ chống tựa và bay trên không. 
 - Ở thời kỳ chống tựa, trọng tâm cơ thể di chuyển về trước, lúc chống trước 
tốc độ hơi giảm và lúc đạp sau tốc độ lại tăng lên. Tốc độ chạy càng lớn thì phản 
lực chống trước càng mạnh, sự kìm hãm tốc độ nằm ngang càng nhiều. 
 - Khi đặt chân chống trước người chạy đặt gần với điểm dọi của trọng tâm cơ 
thể và thực hiện động tác miết bàn chân từ trước ra sau. 
 - Thực hiện động tác đạp sau bắt đầu từ khi trọng tâm của cơ thể đi qua điểm 
chống và kết thúc lúc chân rời đất. 
 - Đạp sau phải nhanh, mạnh, đúng hướng, duỗi hết các khớp và đạp với góc 
độ thích hợp (cự ly trung bình là góc đạp sau 50 - 55o). 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
7 
 - Trong chạy, rút ngắn thời gian bay càng nhiều thì tốc độ chạy càng tăng bởi 
vì trong lúc bay, người chạy không tăng được tốc độ vì hoạt động của cơ thể lúc 
này không tạo nên được phản lực chống. 
 - Biên độ đánh tay phụ thuộc vào tốc độ chạy, tốc độ càng cao thì biên độ 
đánh tay càng lớn. 
 - Hoạt động chéo giữa tay và chân chạy làm cho trọng tâm cơ thể đỡ bị dao 
động sang hai bên, cơ thể giữ được thăng bằng và kéo dài bước chạy. 
 - Trong chạy, sự dao động lên xuống của trọng tâm cơ thể lên tới 40cm. Vị 
trí cao nhất của trọng tâm cơ thể là trong giai đoạn bay, thấp nhất là trong giai đoạn 
chống tựa, chuyển động theo hình sin xoắn và qua phải, trái. Việc dao động của 
trọng tâm cơ thể trong khi chạy có ảnh hưởng xấu đến tốc độ chạy, vì vậy người tập 
cần cố gắng hạn chế sự dao động trọng tâm cơ thể tới mức thích hợp. 
Chạy cự ly ngắn là một nội dung đơn giản, cần ít phương tiện và dụng cụ để 
tiến hành. Chạy 60 - 100m đòi hỏi phải chạy với tốc độ cực đại và cố gắng duy trì 
tới đích, là quá trình phối hợp nhuần nhuyễn của bốn giai đoạn kỹ thuật: xuất phát, 
chạy lao sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích. Đây là nội dung thể hiện đầy 
đủ các yếu tố nhanh nhẹn, khỏe mạnh, khéo léo. Đặc biệt là ở lứa tuổi này, các em 
muốn khẳng định mình trước tập thể. Tuy nhiên, đa số các em còn coi nhẹ, ngại tập 
luyện. Ngoài ra, ở lứa tuổi này, các em cần có một lượng vận động hợp lý hơn. Đặc 
biệt tình trạng học sinh không đáp ứng được yêu cầu về thể lực ngày càng tăng, do 
ý thức yếu kém của các em trong tập luyện ở trường cũng như ở nhà. Hơn nữa, 
trình độ thể lực và ngoại hình giữa các học sinh là không đồng đều, một số em có 
trình độ thể lực rất tốt bên cạnh đó có một số em có thể lực yếu hơn. Vì vậy, việc 
đưa vào những bài tập, động tác bổ trợ phù hợp với đối tượng học sinh là vấn đề 
cần quan tâm với lượng vận động phù hợp với hai đối tượng học sinh này là vấn đề 
cần quan tâm. 
3. Giải pháp thực hiện. 
3.1. Một số bài tập bổ trợ: 
 Để đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn được các 
bài tập phù hợp với đối tượng nghiên cứu, qua tham khảo các tài liệu chuyên môn 
khác nhau, tôi đã tiến hành lựa chọn các nguyên tắc sau cần áp dụng trong việc lựa 
chọn hệ thống các bài tập nhằm phát triển sức nhanh cho đối tượng nghiên cứu. 
 + Nguyên tắc 1: Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo thời gian thực nghiệm 
từ 5 - 10 phút. 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
8 
 + Nguyên tắc 2: Các bài tập phải huy động ít nhất là 1/2 khối lượng cơ bắp 
tham gia hoạt động. 
 + Nguyên tắc 3: Các bài tập được lựa chọn trong quá trình vận dụng phải 
hướng đến nâng tần số mạch đập của đối tượng tập luyện ở chỉ số 120 - 135 lần/ 
phút ngay sau khi chấm dứt thực hiện bài tập. 
 Từ các nguyên tắc chọn lựa bài tập nêu trên, tôi đã chọn lựa một số động tác bổ 
trợ để áp dụng trong quá trình nghiên cứu, hệ thống các bài tập này bao gồm: 
 - Đứng mặt hướng chạy - xuất phát. 
 - Đứng vai hướng chạy - xuất phát. 
 - Đứng lưng hướng chạy - xuất phát. 
 - Chạy bước nhỏ: Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy phối hợp động tác toàn 
thân nhịp nhàng. 
 - Chạy nâng cao đùi: Mục đích nhằm tăng tần số bước chạy và giúp các cơ đùi 
tham gia tích cực vào động tác nâng cao đùi khi đưa về trước. 
 - Chạy đạp sau: Mục đích nhằm tăng hiệu quả động tác đạp sau, phối hợp dùng 
sức hợp lý giữa các bộ phận cơ thể khi chạy. 
 - Chạy tăng tốc 30m: Mục đích nhằm củng cố kỹ thuật chạy và phát triển cả thể 
lực chuyên môn. 
 - Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay: Mục đích nhằm thực hiện động tác đánh 
tay hợp lý. 
 - Vịn tay vào tường và thực hiện động tác đạp chân: Mục đích tăng sức mạnh 
của động tác đạp chân đồng thời tăng tần số bước khi chạy. 
 - Chạy nhanh tại chỗ: Mục đích nhằm phát triển tần số động tác và phối hợp 
hoạt động của hai chân. 
- Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: vào chỗ - sẵn sàng - chạy, và chạy tốc độ cao cự 
ly 20m: Mục đích nhằm tăng sức mạnh của lực đạp chân và sức nhanh phản xạ. 
 - Chạy biến tốc các đoạn 20- 30m: Mục đích nhằm tăng cường sức nhanh động 
tác và sức nhanh phản xạ. 
 - Chạy tốc độ cao 60m: Mục đích nhằm hoàn thiện và phát triển sức nhanh 
động tác, phối hợp ba giai đoạn kỹ thuật: xuất phát- chạy lao- chạy giữa quãng. 
- Chạy lặp lại các đoạn 30- 40m với tốc độ tối đa: Mục đích nhằm phát triển tốc độ 
và hoàn thiện kỹ thuật. 
 - Chạy có giới hạn độ dài bước: Mục đích nhằm cho học sinh cảm nhận được 
độ dài bước chạy của mình nhằm phối hợp tốt với động tác đánh tay để đạt được 
hiệu quả tốt hơn. 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
9 
 - Bật cao tại chỗ: Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau trong 
quá trình chạy. 
 - Bật xa di chuyển: Mục đích nhằm tăng cường sức mạnh của lực đạp sau trong 
quá trình chạy. 
 - Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật có dây đích hoàn thiện cự ly 100m. 
 Để phát triển sức mạnh tốc độ cần lưu ý đến sự luân phiên luyện tập và nghỉ 
ngơi trong một buổi tập, lúc này các bài tập tiếp theo cần được thực hiện trên nền 
tảng của sự phục hồi khả năng vận động khi tần số nhịp tim khoảng 120 - 135 
lần/phút. Thời gian nghỉ trung bình để lặp lại các đoạn chạy 60m khoảng 2,5 - 3 
phút, 100m thì khoảng 5 phút. 
3.2. Phương pháp tổ chức những bài tập bổ trợ vào tập luyện. 
 - Chạy bước nhỏ: Lớp tập trung thành bốn hàng dọc. Mỗi lần bốn học sinh thực 
hiện, thực hiện xong chạy nhẹ nhàng về đứng cuối hàng để thực hiện những lần tập 
sau. Mỗi học sinh thực hiện hai lần và theo hiệu lệnh giáo viên. Cự ly di chuyển 
khoảng 15 - 20m. 
 - Chạy nâng cao đùi: phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ. 
 - Chạy đạp sau: phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ. 
 - Chạy tốc độ 30m: phương pháp tổ chức và tập luyện giống chạy bước nhỏ. 
 - Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay: Cả lớp tập trung thành 4 hàng ngang, 
giãn cách, xen kẽ nhau. Đứng tư thế chân trước, chân sau, khụy gối, người khom tự 
nhiên. Ban đầu thực hiện chậm, sau đó thực hiện tăng dần theo hiệu lệnh của giáo 
viên. Cứ luân phiên nhanh - chậm như vậy trong khoảng thời gian 2 phút. 
 - Chạy biến tốc các đoạn 20 - 30m: Cả lớp thực hiện. Ban đầu, cả lớp thực hiện 
chạy nhẹ nhàng. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì các em lập tức chạy nhanh 
với tốc độ tối đa có thể. Sau khi chạy khoảng 20 - 30m thì cho học sinh chạy chậm 
lại. Khi cả lớp đã chạy đồng đều nhau thì tiếp tục cho học sinh chạy nhanh trở lại. 
Cứ như vậy thực hiện trong khoảng 5 phút. Yêu cầu học sinh thực hiện tích cực 
theo hiệu lệnh của giáo viên. 
 - Vịn tay vào tường thực hiện động tác đạp chân: Mỗi nhóm 8 học sinh thực 
hiện theo hiệu lệnh giáo viên. Lúc đầu thực hiện chậm sau đó thực hiện nhanh dần, 
cứ luân phiên như vậy trong khoảng thời gian một phút, sau đó đổi nhóm tập. Yêu 
cầu thực hiện động tác đạp chân liên tục. 
 - Chạy nhanh tại chổ: Lớp đứng thành bốn hàng ngang giãn cách, xen kẽ nhau. 
Thực hiện theo hiệu lệnh giáo viên. Cứ luân phiên chậm - nhanh trong khoảng 2 
phút. Yêu cầu thực hiện bài tập tích cực. 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
10 
 - Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: vào chỗ - sẵn sàng - chạy và chạy cự ly 20m: 
Mỗi lần bốn học sinh thực hiện theo hiệu lệnh của giáo viên. Mỗi học sinh thực 
hiện kỹ thuật từ 2 - 3 lần. 
 - Bật cao tại chỗ ôm gối: Lớp tập trung thành bốn hàng ngang giãn cách, xen 
kẽ. Ngồi xuống hai tay chống hông. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì dùng sức 
mạnh của chân bật cao tại chổ. Cứ thực hiện như vậy trong khoảng 2 phút. Yêu cầu 
thực hiện tích cực. 
 - Bật xa di chuyển: Lớp tập trung thành bốn hàng ngang. Lần lượt hàng đầu tiên 
thực hiện bật xa khoảng cách 15m. Lần lượt đến hàng thứ 2, 3, 4 củng thực hiện 
như vậy. Sau khi đến vạch quy định thì tiến hành thực hiện ngược lại. 
 - Chạy lặp lại các đoạn 20 - 30m với tốc độ gần tối đa: Mỗi nhóm 6 học sinh 
thực hiện bài tập. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì học sinh nhanh chóng chạy 
đến vạch đích đã vẽ sẵn với tốc độ gần tối đa. Sau đó chạy nhẹ nhàng về vạch xuất 
phát và thực hiện chạy như lần đầu. Mỗi nhóm thực hiện chạy 3 lần, cứ thay nhóm 
tập luyện như vậy cho đến hết lớp. 
 - Chạy tốc độ cao 60m: Mỗi nhóm 4 học sinh thực hiện. Khi nghe hiệu lệnh của 
giáo viên thì người tập nhanh chóng vào vạch xuất phát thấp với bàn đạp. Thực 
hiện lần tập của mình. Thực hiện xong quay về cuối hàng để thực hiện những lần 
tập sau. Mỗi học sinh thực hiện 2 lần. Yêu cầu thực hiện với tốc độ tối đa và hết cự 
ly đã quy định. 
 - Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật hoàn thành cự ly 100m: Mỗi nhóm 4 học sinh 
thực hiện. Khi nghe hiệu lệnh của giáo viên thì các em vào vạch xuất phát và thực 
hiện hoàn thành cự ly. Yêu cầu thực hiện với tốc độ tối đa. 
3.3. Nội dung, hiệu quả của bài tập: 
 Với hệ thống các bài tập đã được chọn lựa ở trên, tôi đã tiến hành thực nghiệm 
sư phạm nhằm xác định tính hiệu quả của các bài tập đã được chọn lựa, thực 
nghiêm sư phạm được kéo dài trong 6 tuần, mỗi tuần tập luyện 2 buổi vào giờ học 
thể dục chính khoá, thời gian mỗi buổi là 45 phút (các bài tập này chỉ áp dụng cho 
nhóm thực nghiệm còn nhóm đối chứng vẫn tập theo phân phối chương trình). 
Trong suốt quá trình tập luyện tôi đều tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm đối chứng và 
thực nghiệm 2 lần (Trước thực nghiệm và kết thúc quá trình thực nghiệm). 
 - Nhiệm vụ cụ thể của hai nhóm như sau: 
+ Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm cụ thể kỹ thuật chạy 60 - 100m và tìm hiểu đặc 
điểm chạy của học sinh. Một số bài tập bổ trợ kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, 
chạy giữa quãng, bài tập bổ trợ thể lực. 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
11 
+ Nhiệm vụ 2: Một số bài tập hoàn thiện kỹ thuật xuất phát thấp, chạy lao, chạy 
giữa quãng, bài tập bổ trợ phát triển thể lực. Phối hợp hoàn thiện ba giai đoạn kỹ 
thuật: xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng. 
+ Nhiệm vụ 3: Kỹ thuật đánh đích, hoàn thiện kỹ thuật chạy 60 - 100m , luật điền 
kinh, bài tập bổ trợ phát triển thể lực. 
+ Nhiệm vụ 4: Kiểm tra, đánh giá quá trình tập luyện của học sinh. 
 - Nội dung tập luyện cụ thể của từng tuần như sau: 
Nhóm đối chứng (15 HS) Nhóm thực nghiệm (15 HS) 
Tuần 1 
+ Giới thiệu kỹ thuật chạy ngắn. 
+ Chạy bước nhỏ. 
+ Chạy nâng cao đùi. 
+ Chạy đạp sau. 
+ Chạy tăng tốc độ 30m. 
+ Kiểm tra thử 100m 
Hướng dẫn về nhà: Chạy bước nhỏ, 
chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy 
tăng tốc độ 30m. 
+ Giới thiệu kỹ thuật chạy 100m. 
+ Chạy đạp sau. 
+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay. 
+ Vịn tay vào tường thực hiện động tác 
đạp chân. 
+ Chạy nhanh tại chỗ. 
+ Bật xa di chuyển. 
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào 
chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy” và chạy cự ly 
20m. 
+ Kiểm tra thử chạy 100m. 
Hướng dẫn về nhà: Chạy đạp sau, tại chỗ 
thực hiện động tác đánh tay, bật xa tại 
chỗ, chạy nhanh tại chỗ. 
Tuần 2 
+ Chạy bước nhỏ. 
+ Chạy nâng cao đùi. 
+ Chạy đạp sau. 
+ Chạy tăng tốc độ 30m. 
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào 
chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. 
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 
20m. 
Hướng dẫn về nhà: Chạy nâng cao đùi, 
chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn 
+ Chạy đạp sau. 
+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay. 
+ Chạy nhanh tại chỗ. 
+ Bật xa di chuyển. 
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự 
ly 20m tốc độ tối đa. 
+ Chạy lặp lại các đoạn 20 - 30m tốc độ 
gần tối đa. 
+ Bật cao tại chỗ. 
Hướng dẫn về nhà: Chạy đạp sau, thực 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
12 
đạp cự ly khoảng 60m. hiện động tác đánh tay, bật xa tại chỗ, bật 
cao tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 
60m. 
Tuần 3 
+ Chạy bước nhỏ. 
+ Chạy nâng cao đùi. 
+ Chạy đạp sau. 
+ Chạy tăng tốc độ 30m. 
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào 
chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. 
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 
15m. 
+ Chạy có giới hạn độ dài bước. 
+ Chạy lặp lại các đoạn ngắn 20- 30m. 
Hướng dẫn về nhà: Chạy nâng cao đùi, 
chạy đạp sau, xuất phát thấp không bàn 
đạp cự ly khoảng 60 - 100m. 
+ Tại chỗ thực hiện động tác đánh tay. 
+ Chạy nhanh tại chỗ. 
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự 
ly 20m tốc độ tối đa. 
+ Chạy tốc độ 30m. 
+ Chạy tốc độ 60m. 
+ Chạy có giới hạn độ dài bước. 
Hướng dẫn về nhà: Thực hiện động tác 
đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ 
ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát 
thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 
60m. 
Tuần 4 
+ Chạy bước nhỏ. 
+ Chạy nâng cao đùi. 
+ Chạy đạp sau. 
+ Thực hiện kỹ thuật sau các lệnh: “vào 
chỗ”, “sẵn sàng”, “chạy”. 
+ Xuất phát thấp với bàn đạp chạy 
15m. 
+ Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 
20m. 
Hướng dẫn về nhà: Chạy đạp sau, chạy 
tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy 
nâng cao đùi. 
+ Chạy nhanh tại chỗ. 
+ Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có 
bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa. 
+ Chạy có giới hạn độ dài bước. 
+ Chạy lặp lại các đoạn 30m tốc độ tối đa. 
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành 
cự ly 60 - 100 - 120m. 
Hướng dẫn về nhà: Thực hiện động tác 
đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ 
ôm gối, chạy nhanh tại chỗ, xuất phát 
thấp không bàn đạp chạy tốc độ cao cự ly 
60 - 100m. 
Tuần 5 
+ Luật điền kinh (phần chạy ngắn). 
+ Chạy bước nhỏ. 
+ Chạy nâng cao đùi. 
+ Chạy nhanh tại chỗ. 
+ Vịn tay vào tường thực hiện động tác 
đạp chân. 
Nghiên cứu, áp dụng một số bài tập bổ trợ phát triển sức nhanh 
cho học sinh trung học cơ sở 
13 
+ Chạy đạp sau. 
+ Chạy tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 
20m. 
+ Kỹ thuật đánh đích. 
Hướng dẫn về nhà: Chạy đạp sau, chạy 
tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, chạy 
nâng cao đùi, luật điền kinh (phần chạy 
ngắn). 
+ Thực hiện kỹ thuật xuất phát thấp có 
bàn đạp chạy cự ly 20m tốc độ tối đa. 
+ Chạy biến tốc 20m tốc độ tối đa. 
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành 
cự ly 60 - 100 - 120m. 
+ Kỹ thuật đánh đích. 
Hướng dẫn về nhà: Thực hiện động tác 
đánh tay, bật xa tại chỗ, bật cao tại chỗ 
ôm gối, xuất phát thấp không bàn đạp 
chạy tốc độ cao cự ly 100, 120m. 
Tuần 6 
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn 
thành cự ly 100m. 
+ Phối hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn 
thành cự ly 60 - 100m. 
Hướng dẫn về nhà: Chạy đạp sau, chạy 
tốc độ cao đoạn ngắn cự ly 20m, phối 
hợp 4 giai đoạn kỹ thuật, hoàn thành cự 
ly 60 - 100m. 
 + Giới thiệu luật điền kinh nội dung chạy 
ngắn. 
+ Chạy nhanh tại chỗ. 
+ Kỹ thuật xuất phát thấp có bàn đạp cự 
ly 20m tốc độ tối đa. 
+ Chạy biến tốc 50m tốc độ tối đa. 
+ Xuất phát thấp với bàn đạp hoàn thành 
cự ly 60 - 100 - 120m. 
Hướng dẫn về nhà: Bật xa tại chỗ, bật cao 
tại chỗ ôm gối, chạy tốc độ cao cự ly 
60m, 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_ap_dung_mot_so_bai_tap_bo_tro_phat_trien_suc_nhan.pdf