SKKN Nâng cao hứng thú học tập phần tự nhiên Địa lý 10 tại trường THPT Quỳ Hợp 3

SKKN Nâng cao hứng thú học tập phần tự nhiên Địa lý 10 tại trường THPT Quỳ Hợp 3

- Tại sao Mặt Trời lớn hơn Trái Đất và Mặt Trăng rất nhiều nhƣng khi có hiện tƣợng nhật thực toàn phần ta thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời, điều này làm ta có cảm giác Mặt Trăng và Mặt Trời có cùng kích thƣớc.

- Gợi ý các kiến thức sử dụng để giải quyết tình huống

+ Nhật thực là khi Mặt Trăng, Trái Đất và Mặt Trời thẳng hàng với nhau trong quá trình chuyển động. Lúc này Mặt Trăng ở giữa sẽ che khuất Mặt Trời làm cho ngƣời đứng ở bề mặt Trái Đất sẽ không thấy đƣợc Mặt Trời trong 1 khoảng thời gian (Hiện tƣợng nhật thực toàn phần )

+ Trên thực tế Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng rất nhiều và nó cũng ở rất xa Mặt Trời nhƣng có 1 sự ngẫu nhiên kì diệu là Mặt Trời lớn hơn Mặt Trăng 400 lần và khoảng cách của nó đến Mặt Trăng lớn gấp 400 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng. Chính vì thế mà chúng xuất hiện với kích cỡ nhƣ nhau dƣới mắt chúng ta. Hiện tƣợng Nhật thực toàn phần là hiện tƣợng duy nhất có trong Hệ Mặt Trời. Để xem đƣợc nhật thực bạn phải ở trong vùng nhật thực rất hẹp - đó là khoảnh khắc mà cái bóng Mặt Trăng in đầy đủ xuống Trái Đất.)

- Kiến thức thực tiễn: Mặt dù Mặt Trăng che khuất Mặt Trời nhƣng ánh sáng từ Mặt Trời phát ra là rất lớn. Nếu quan sát trực tiếp không sử dụng các dụng cụ bảo vệ, mắt của chúng ta dễ bị các tia cực tím gây bỏng giác mạc, đau đớn, mất thị lực trong nhiều giờ, thậm chí có thể gây đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng. Để bảo vệ mắt, ngƣời xem nhật thực bắt buộc phải đeo kính chuyên dụng hoặc quan sát qua tấm phim lọc ánh sáng Mặt Trời.

 

docx 55 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 31/08/2024 Lượt xem 141Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao hứng thú học tập phần tự nhiên Địa lý 10 tại trường THPT Quỳ Hợp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u cả lớp nhận xét đƣờng chuyển động của các đƣờng thẳng mà HS 2 đã vẽ. Cả lớp sẽ nhận ra trong khi HS 1 đang quay quả địa cầu thì mọi đƣờng thẳng mà HS 2 vẽ khi chuyển động theo chiều kinh tuyến đều bị lệch hƣớng do lực Coriolit.
+ Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động lệch về phía bên phải.
+ Ở bán cầu Nam, vật chuyển động lệch về phía bên trái.
Hƣớng ban đầu Hƣớng sau khi lệch
Hình 1. Sự lệch hƣớng chuyển của các vật thể
GV đặt câu hỏi: Trong thực tế ngƣời ta vận dụng sự lệch hƣớng của các vật thể vào mục đích gì nhằm giúp các em liên hệ thữ tế: tính quỹ đạo bay của đƣờng đạn, phóng tên lửa hay giải thích sự chuyển động của các khối khí, các dòng biển, dòng sông...
Các mùa trong năm
GV đặt câu hỏi: Vì sao mùa hè nóng bức, mùa đông lại lạnh phải chăng là do mùa hè Trái Đất tiến gần đến Mặt Trời, mùa đông lạnh giá là do Trái Đất lùi ra xa Mặt Trời.
Sự lệch hƣớng chuyển của các vật thể
Sự thật là có các mùa trong năm là do ảnh hƣởng của độ nghiêng 23.5°của trục Trái Đất so với mặt phẳng quỹ đạo của nó quay xung quanh Mặt Trời chứ không phải vì Trái Đất ở gần hay xa Mặt Trời. Điều đó có nghĩa là mùa hè ở Bắc Bán Cầu xảy ra khi mà cực Bắc của Trái Đất hƣớng về phía Mặt Trời. Cũng tại thời điểm đó thì cực Nam của Trái Đất hƣớng ra xa Mặt Trời và do vậy Mùa Đông sẽ bắt đầu đến tại Nam bán cầu của chúng ta.
Hình 2. Các mùa trong năm
Chúng ta cũng phải lƣu ý đến cự ly giữa điểm cận nhật và điểm viễn nhật (tức điểm gần nhất và xa nhất từ Trái Đất đến Mặt Trời) của Trái Đất trong hành trình quay xung quanh Mặt Trời. Trái Đất đi qua cận nhật vào khoảng từ ngày 2 đến ngày 5 tháng một, khi đó khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là khoảng 147,1 triệu kilômét; trong khi đó nó qua điểm viễn nhật vào khoảng ngày 4 đến ngày 7 tháng bảy với khoảng cách là khoảng 152,1 triệu kilômét. Nhƣ vậy Chúng ta thấy rằng hiệu số của hai khoảng cách này là khoảng 5 triệu kilomét, quy đổi ra tỷ lệ phần trăm thì Điểm cận Nhật và Điểm viễn Nhật chỉ chênh lệch nhau khoảng 3%. Ba phần trăm là một con số rất nhỏ, nó không thể tạo nên các mùa của Trái Đất, sự khác nhau về khoảng cách này chỉ tạo ra sự chênh lệch về lƣợng ánh sáng Mặt Trời mà mỗi Bán cầu nhận đƣợc trong cùng một mùa, cụ thể là mùa hè ở Nam Bán Cầu sẽ nhận đƣợc nhiều ánh sáng Mặt Trời hơn là mùa hè ở Bắc Bán Cầu.
BÀI 9: TÁC ĐỘNG CỦA NGOẠI LỰC ĐẾN ĐỊA HÌNH BỀ MẶT TRÁI ĐẤT
Việt Nam có các hang động đẹp và nổi tiếng, trong bài này, ở phần phong hóa hóa học có thể đặt câu hỏi tại sao nƣớc ta nƣớc ta lại có nhiều hang động đẹp, đạc biệt hang động ngầm (Phong nha Kẻ Bàng)
Học sinh có thể sử dụng kiến thức hóa học để làm rõ hơn vấn đề.
Vậy để HS hiểu sau hơn về phong hóa hóa học, GV có thể cho HS phân tích.
+ Trong các khối đá vôi thƣờng có các khe nứt thẳng đứng và nằm ngang. Nƣớc mƣa chảy theo các khe nứt này hòa tan đá vôi mở rộng thành các hang động.
3 2
Nƣớc mƣa khí quyển có chứa CO2 sẽ hòa tan rất mạnh các khoáng vật thuộc nhóm cácbonnat, sunfat, chuyển thành canxi bicacbonat Ca(HC) ) . Thể hiện qua
PTHH	t0
CaCO3 + H2O + CO2 Ca(HCO3)2
+ Do không ổn định về mặt hóa học, nên canxi bicabonat dễ bị phân tích thành axít cacbonat, lƣợng canxi cacbonat thừa này tách ra khỏi dung dịch tạo thành túp vôi và các dạng kết tủa trong hang động.
+ Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa: có nền nhiệt cao, độ ẩm lớn và mƣa nhiều tạo điều kiện cho phong hóa hóa học diễn ra mạnh.
Ví dụ: Hang động Phong Nha, đông Thiên Đƣờng (Quảng Bình ), Vịnh Hạ Long...
Hình 3. Vịnh Hạ Long - đƣợc Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới
Hình 4. Một góc nhỏ của Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng
BÀI 11: KHÍ QUYỂN. SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT.
Trong sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất biên độ nhiệt năm có sự thay đổi theo vị trí gần hay xa đại dƣơng. Ở phía Tây Âu nhiệt độ của Valenxia (Tây Ban Nha) gần Đại Tây Dƣơng biên độ nhiệt độ năm là 9oC, khi đi vào sâu trong lục địa đến Vácxava (Ba Lan) biên độ nhiệt độ năm lên đến 23oC. Theo em tại sao lại có sự chênh lệch biên độ nhiệt độ năm lớn nhƣ vậy giữa lục địa và đại dƣơng?
Với câu hỏi này GV cho học sinh liên hệ với môn Vật lí về tính chất giữ nhiệt và tỏa nhiệt của đất và nƣớc bằng cách làm ví dụ thực thế, điều này giúp các em khắc sau kiến thức và để giải quyết phần Gió mùa và Gió đất, gió biển ở 12 nhanh hơn.
+ Mặt đất hấp thu nhiệt nhanh nhƣng tỏa nhiệt cũng nhanh dẫn đến nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đều nằm trong lục địa, biên độ nhiệt độ năm lớn.
+ Nƣớc thì hấp thu nhiệt chậm và tỏa nhiệt cũng chậm hơn, giữ nhiệt tốt hơn đất liền, biên độ nhiệt độ năm nhỏ.
- Giáo viên có thể cho học sinh làm ví dụ thực tế chứng minh: lấy 1 chậu nước đem bỏ ngoài trời 1 lúc sau ta sẽ thấy mặt đất nóng hơn nước trong chậu, ngược lại khi trời bắt đầu mát mặt đất sẽ nguội nhanh hơn nước trong chậu để thấy được sự chênh lệch về biên độ nhiệt của đất liền và đại dương.
Bài 12: SỰ PHÂN BỐ KHÍ ÁP. MỘT SỐ LOẠI GIÓ CHÍNH.
Ở bài 11, chúng ta đã cho HS làm ví dụ chứng minh sự hấp thu nhiệt và tỏa nhiệt của đất và nƣớc nên ở phần gió đất, gió biển GV vào vấn đề nhƣ sau:
Trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận có đoạn
Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then, đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
Em hãy cho biết trong đoạn thơ trên đề cập đến hiện tƣợng tự nhiên nào trong bài. Giải thích hiện tƣợng đó.
Vì đã làm thí nghiệm ở bài trƣớc nên ở phần này HS sẽ hiểu vấn đề rất nhanh và giải thích cặn kẽ.
+
Hình 4. Gió đất và gió biển	Hình 5. Gió biển, gió đất
Gió đất và gió biển hình thành ở vùng ven biển, thay đổi hƣớng theo ngày và đêm.
Đặc điểm
Gió biển
Gió đất
Thời gian hoạt động
Ban ngày
Ban đêm

Nguyên nhân hình thành
Vào ban ngày: Đất liền hấp thụ nhiệt nhanh bề mặt đất nóng lên nhanh chóng hình thành áp thấp. Ngoài biển hấp thụ nhiệt chậm hơn, nhiệt độ thấp hơn trong đất liền nên sẽ hình thành áp cao. Gió thổi từ ngoài biển vào đất
liền.
Vào ban đêm: Đất liền mất nhiệt nhanh bề mặt đất nguội đi nhanh chóng hình thành áp cao. Ngoài biển tỏa nhiệt chậm hơn, biển nóng hơn so với trong đất liền hình thành áp thấp. Gió thổi từ đất liền ra biển
Tính chất
Mát
Nóng

+ Kiến thức thực tiễn, đời sống:
Ban ngày do có gió thổi từ biển vào đất liền mang theo hơi ẩm nên sẽ rất mát mẻ, ngƣợc lại ban đêm gió thổi từ đất liền ra biển không có hơi ẩm nên sẽ rất nóng. Vì thế, ở vùng gần bờ biển chúng ta sẽ thấy nhà cửa luôn chỉ xây mặt hƣớng ra biển mục đích là để đón gió biển ban ngày cho mát mẻ. Hoặc ngƣ dân sẽ lợi dụng sức của gió đất và gió biển để ra khơi và trở về đất liền nhƣ trong bài thơ của Huy Cận đã nói tới (ra khơi vào ban đêm lúc này gió thổi từ đất liền ra biển )
Hiện nay vùng ven biển ta thấy có rất nhiều nhà cao tầng đƣợc xây dựng lên. Điều này đã làm cho những vùng ở phía trong không đón đƣợc gió biển nên mặc dù là ban ngày nhƣng rất nóng bức. Xây dựng đã phá vỡ tính chất của gió biển và gió đất, chính vì vậy cẩn phải qui hoạch xây dựng kiến trúc đô thị hợp lí hơn.
PHẦN GIÓ PHƠN.
Bài hát SỢI NHỚ, SỢI THƢƠNG có câu “Trƣờng Sơn Ðông, Trƣờng Sơn Tây. Bên nắng đốt, bên mƣa quây”. Tại sao cùng 1 dãy núi mà thời tiết 2 bên lại khác nhau nhƣ vậy.
Gợi ý các kiến thức liên môn sử dụng để giải quyết tình huống.
+ Kiến thức địa lí: Nói đến hiện tƣợng gió fơn, là loại gió khi vƣợt núi trở nên khô và nóng, sự giảm nhanh của nhiệt độ khi lên cao và nhiệt độ càng tăng khi xuống thấp.
Gió fơn
Hình 6. Quá trình hình thành gió fơn
Hiện tƣợng gió phơn xảy ra khi gió mang hơi ẩm bị núi chắn ngang trên đƣờng di chuyển. Khi đó, gió buộc phải leo dốc để vƣợt qua dãy núi.
Càng lên cao nhiệt độ càng giảm (trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm 0,6 độ C) điều này khiến hơi ẩm trong gió ngƣng tụ, hình thành mây và gây mƣa ở sƣờn núi đón gió. => Trƣờng Sơn Tây mƣa.
Khi vƣợt qua đỉnh núi, gió trở thành khối khí khô do hơi nƣớc đã bị giảm nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khi xuống núi (trung bình xuống 100m thì
nhiệt độ không khí tăng 1 độ C) nên sƣờn khuất gió khô và nóng. Gió này gọi là gió fơn => Trƣờng Sơn Đông khô và nóng.
+ Kiến thức thực tiễn: Trong tình huống này giáo viên sử dụng kiến thức âm nhạc để dẫn dắt các em vào hiện tƣợng gió fơn ở Việt Nam.
Dựa vào tính chất giảm nhanh của nhiệt độ khi lên cao và nhiệt độ càng tăng khi xuống thấp. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tính nhiệt độ tại một điểm bất kì. Từ đó hiểu vì sao cùng một độ cao nhƣng 2 bên sƣờn núi có nhiệt độ và thời tiết khác nhau.
Ví dụ: Nhiệt độ ở đỉnh núi có độ cao 2500m là 70C và nhiệt độ dƣới chân núi là 220C. Tính nhiệt độ ở độ cao 1000m bên sƣờn đón gió và khuất gió. (Hình 22 - Sách giáo khoa, trang 47 )
Gợi ý: Theo qui tắc không khí ẩm lên 100m giảm 0,60C; không khí khô xuống 100m tăng 10C. Ta đƣợc
Nhiệt độ ở độ cao 1000m bên sƣờn đón gió là:
22 - = 160C.
Nhiệt độ ở độ cao 1000m bên sƣờn khuất gió là:
7 + = 220C.
Bài 16. SÓNG. THỦY TRIỀU. DÕNG BIỂN
1 số câu hỏi mà GV có thể đặt ra trong bài học.
Câu hỏi 1:
Thủy triều là một trong những hiện tƣợng không còn xa lạ với ngƣời dân ven biển. Nhƣng khi hỏi về nguyên nhân gây ra thủy triều nhều ngƣời dân lại cho rằng thủy triều là do gió biển làm sóng nƣớc tạo ra thủy triều. Em giải thích nhƣ thế nào để họ hiểu nguyên nhân sinh ra thủy triều?
Gợi ý các kiến thức liên môn sử dụng để giải quyết tình huống
+ Kiến thức thực tế: Quan sát thấy hiện tƣợng thủy triều là sự thay đổi mực nƣớc biển theo không gian, thời gian và có tính chu kỳ khá đều đặn; có lúc nƣớc biển lấn sâu vào đất liền, có lúc lại lùi ra xa
+ Kiến thức Địa lí: Thủy triều là hiện tƣợng dao động thƣờng xuyên, có chu kì của các khối nƣớc trong các biển và đại dƣơng, do ảnh hƣởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời. Trong đó sức hút của Mặt Trăng là chủ yếu do Mặt Trăng gần Trái Đất hơn nên các khối nƣớc trong các biển và đại dƣơng chịu ảnh hƣởng bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng lớn hơn Mặt Trời.
Câu hỏi 2:
Tại sao Mặt Trời lớn hơn Trái Đất và Mặt Trăng rất nhiều nhƣng khi có hiện tƣợng nhật thực toàn phần ta thấy Mặt Trăng che khuất ho

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_nang_cao_hung_thu_hoc_tap_phan_tu_nhien_dia_ly_10_tai_t.docx
  • pdfTRẦN TIẾN DŨNG - PHAN THỊ THANH HUYỀN - THPTQUỲ HỢP 3 - ĐỊA LÝ.pdf