SKKN Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu

SKKN Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu

Trò chơi giúp các em thay đổi không khí học tập và phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật. do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia.

Ví dụ. Khi dạy bài hát" Gà Gáy" trang 7, Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp học sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, về cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Khi tôi đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách, đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp. Đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp, khi xòe cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm, hoặc khi dạy bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” tôi thực hiện trò chơi chọn đáp án đúng để học sinh ghi nhớ được nội dung bài hát.

 

doc 21 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2536Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một vài giải pháp rèn luyện kỹ năng học tốt môn Âm nhạc lớp 3 đối với học sinh dân tộc thiểu số ở trường TH Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ập bộ môn chỉ rơi vào một số em gọi là có năng khiếu. Còn lại các em khác chỉ học theo bản năng phải học nên ít có sự sáng tạo trong vận dụng kiến thức. Kết quả khảo sát đầu năm học như sau:
Năm học
TSHS
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
Chưa hoàn thành
SL
%
SL
%
SL
%
2016-2017
99
5
5.0
84
84.8
10
10.1
2017-2018
101
6
5.9
84
83.1
11
10.8
	 Từ tình hình khảo sát thực tế cho thấy tỉ lệ học sinh đạt mức hoàn thành tốt rất ít chiếm tỉ lệ từ 5 đến 6 %, trung bình khoảng một lớp đạt từ một đến hai học sinh hoàn thành tốt, còn lại là mức hoàn thành, và chưa hoàn thành. Xuất phát từ những thực trạng trên tôi đưa ra một vài giải pháp để chất lượng học tập đạt kết quả cao hơn. 
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Thứ nhất: Vận dụng các kĩ năng hát và phương pháp rèn luyện cơ bản
Tập hát, học các bài hát là một trong những nội dung quan trọng trong chương trình học hát, các kĩ năng hát gồm có:
	+ Tư thế hát
	+ Hơi thở	
	+ Hát đồng đều 
	+ Hát chính xác và rõ lời bài hát.
Về tư thế hát: Trong quá trình tập hát, trước hết phải luyện tư thế hát, khi đứng hát đầu không nghiêng, vai không so, hai tay buông dọc theo thân thoải mái không để tay lên bàn hay chống cằm. Khi ngồi hát hai tay đặt trên đầu gối, ngực thẳng không tựa vào ghế, không vắt chân nọ lên chân kia. Khi mà học sinh thực hiện đúng tư thế học hát rồi thì sẽ tạo cho việc hít thở thoải mái, phát âm, nhã chữ dễ dàng, tập tư thế hát đúng giúp cho việc hô hấp thuận lợi.
 Về kĩ năng lấy hơi ( hơi thở): Chỉ huy, điều khiển học sinh biết cách lấy hơi vào đầu câu hát, không lấy hơi vào giữa các tiếng trong một câu hát, khi các bài hát có nhịp độ chậm hay vừa phải, cho các em lấy hơi chậm, hít bằng mũi, đánh dấu những chỗ cần lấy hơi trong bài hát để học sinh thực hiện đúng và hát tốt. 	
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Lớp chúng ta đoàn kết” SGK trang 12, chú ý cho học sinh lấy hơi ở đầu câu hát để các em sử dụng hơi thở linh hoạt hát đúng và đều giọng.
Về kĩ năng hát đồng đều có thể vận dụng phương pháp thu hút sự chú ý của học sinh bằng cách dẫn vào câu hát đầu tiên bằng động tác bắt nhịp hoặc đánh đàn dạo nhạc ra hiệu lệnh đếm để vào bài hát.
Ví dụ: Khi dạy bài hát “ Con chim non” SGK trang 14, bởi vì bài hát này thuộc nhịp 3/4 nên khi hát cần đếm nhịp 2/3 để học sinh hòa giọng hát.
	Về kĩ năng hát chính xác, phát âm nhã chữ bài hát: Các em đa số là học sinh dân tộc thiểu số vốn từ ngữ các em còn nhiều hạn chế, đọc thiếu nhiều dấu thanh nên khi dạy hát tôi luôn tăng cường hỗ trợ Tiếng việt bằng cách tự tập đọc lời ca, tập đọc trôi chảy, mạch lạc, phát âm rành rọt, rõ lời, lấy bút chì gạch chân các tiếng có dấu luyến trong bài hát để tập đọc nhã chữ, khi đó khi tập hát dễ dàng hơn, hát đúng và rõ lời ca, các em hiểu được nội dung ca từ của bài hát, biết được sự kết hợp chặt chẽ giữa giai điệu và lời ca.
	Ví dụ: Trong bài hát “ Em yêu trường em”, bài hát này dài và gồm hai lời ca, vì vậy yêu cầu học sinh tự tập đọc đúng lời ca, chú ý đọc đúng các dấu luyến trong bài ở những tiếng, từ: cô giáo, sách đến, vàn, nắng thu
 	Thứ hai: Hướng dẫn cho học sinh nắm rõ về lý thuyết Âm nhạc đối với kí hiệu ghi chép nhạc
Trong chương trình này các em được học cơ bản về nhạc lý như khuông nhạc, khóa son, dòng kẻ, khe nhạc, các hình nốt nhạc, bài tập tiết tấu Để có thể học tốt và nhớ tên nốt nhạc yêu cầu học sinh phải nắm rõ các kiến thức cơ bản về nhạc lý chẳng hạn như đặt câu hỏi cho học sinh trả lời. 
	Ví dụ. Khuông nhạc gồm có mấy dòng, bao nhiêu khe? tại sao được gọi là khóa son? và để học sinh nhận biết các nốt nhạc trên khuông nhạc đạt hiệu quả, tôi chỉ vào bảng phụ các nốt: Đô- Rê- Mi- Pha- Sol- La- Si trên khuông nhạc để giới thiệu cho học sinh. 
 	Hướng dẫn các em thực hiện trò chơi “khuông nhạc bàn tay” tập nhận biết các nốt nhạc trên khuông bằng cách chỉ vào từng nốt và yêu cầu học sinh biết nốt đó nằm ở vị trí nào (ở dòng hoặc khe thứ mấy). 
	Ví dụ. Chỉ vào ngón 2 (dòng 2 của khuông nhạc bàn tay) và hỏi: Nốt nằm ở dòng thứ 2 tên là nốt gì? Yêu cầu học sinh trả lời. Từ đó sẽ khắc sâu kiến thức trí nhớ về vị trí nốt nhạc cho các em.
	Thứ ba. Xây dựng các phương pháp tập hát phù hợp theo từng đối tượng lớp học.
	Như chúng ta biết hiệu quả của giờ học hát phụ thuộc rất nhiều vào việc xây dựng các phương pháp tập hát sao cho phù hợp với đối tượng học sinh. Vì vậy trong giờ học người giáo viên đóng vai trò tổ chức các hoạt động học nhằm phát huy tính tính tích cực và sáng tạo của các em. Thông thường ở tiết dạy Âm nhạc phần thực hành là chủ yếu vì thế tôi đưa ra trình tự dạy một bài hát được tiến hành như sau:
- Giới thiệu bài hát (tên bài, tên tác giả, nội dung, xuất xứ).
- Hát mẫu ( tự trình bày hoặc nghe băng nhạc).
- Đọc lời ca lồng theo tiết tấu.
- Khởi động giọng.
- Hướng dẫn tập hát từng câu (phân chia các câu hợp lí, vừa sức tiếp thu của học sinh).
- Củng cố toàn bài, tập hát đúng, thuộc lời ca, nâng cao chất lượng tiếng hát và tập hát diễn cảm.
- Hát kết hợp vận động phụ họa, vỗ đệm, tập biễu diễn bài hát.
- Kiểm tra các nhóm, tổ và cá nhân.
Trình tự nêu trên được thực hiện linh hoạt trong từng tiết dạy, trong sách giáo viên mỗi bài hát đều được bố trí dạy 2 tiết liên tiếp. Như vậy trong tiết thứ 2 tập trung vào việc ôn luyện, củng cố, sửa chữa chỗ hát sai và kết hợp thêm một số trò chơi sinh động, phong phú, và trong một buổi dạy hát, giáo viên cần thuộc bài hát và thể hiện tốt để khi hát mẫu cho học sinh nghe gây được sự hứng thú, các đồ dùng dạy học chuẩn bị đầy đủ sẽ làm cho giờ học đạt hiệu quả cao hơn.
Thứ tư: Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học
	* Phương pháp dạy học theo nhóm đối tượng 
Thực hiện công văn 9832/ BGD&ĐT - GDTH ngày 1 tháng 9 năm 2006, CV 9890/ BGD&ĐT – GDTH ngày 17 tháng 9 năm 2007 về việc hướng dẫn nội dung, phương pháp giáo dục cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn, CV 5842/BGD&ĐT –VP ngày 01 tháng 09 năm 2011 hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học, thông tư 22/2016/TT – BGD&ĐT ngày 22 tháng 9 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số 30/2014/TT - BGDDT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo. Được lãnh đạo nhà trường giao quyền chủ động cho giáo viên nên ngay từ đầu năm học, sau khi dạy, tôi tiến hành kiểm tra khảo sát, lập kế hoạch dạy học, xin ý kiến chỉ đạo của tổ chuyên môn và nhà trường và phân loại học sinh trong lớp thành những nhóm đối tượng như sau:
Nhóm 1: Gồm những học sinh khó khăn ( khó khăn về đọc, khó khăn về hoàn cảnh gia đình)
Nhóm 2: Gồm những học sinh đạt chuẩn
Nhóm 3: Gồm những học sinh năng khiếu
Căn cứ vào các đối tượng học sinh, trong các giờ học, tôi luôn luôn gần gũi, thân thiện, quan tâm tất cả học sinh nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý từng em, và giành thời gian giúp đỡ học sinh khó khăn. Các buổi ôn tập bài hát tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
Đối với nhóm 1, trong mỗi tiết học tôi yêu cầu học sinh đọc luyện lời ca nhiều hơn các em ở nhóm 3, chỉ ở mức hát đúng giai điệu và lời ca bài hát. Khi hát tôi chỉ yêu cầu các em hát 1 câu nhạc để tránh gây tình trạng nặng nề, áp lực với các em.
Ví dụ. Khi dạy bài hát "Đếm sao" trang 8 của nhạc sĩ Văn Chung, sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Khi hướng dẫn đọc lời ca tôi cho các em ở nhóm 3 đọc lời ca kết hợp lồng theo tiết tấu trước, sau đó gọi lại các em ở nhóm 1 đọc, để kịp thời uốn nắn và sử sai khi các em đọc mất dấu, rồi liên tiếp gọi các em tiếp theo đọc lời ca, vì khi các em đã đọc chuẩn và chính xác lời ca thì các em mới thật sự cảm nhận được ca từ, sắc thái của bài hát. Để tránh giáo viên làm việc nhiều, trước khi chuyển sang dạy hát tôi cho các em ở nhóm 1 đọc lại từng câu bài hát, Các em nhóm 2 nghe bạn mình đọc, còn các em nhóm 3 đọc lời ca kết hợp tiết tấu để khi tập hát cả lớp sẽ hát đúng nhịp độ, tiết tấu của bài hát, tiến trình dạy hát giữa trò và cô nhẹ nhàng hơn. Khi ôn luyện bài hát thì tôi theo dõi quan sát, nhắc nhở và giúp đỡ khi các em gặp khó khăn còn rụt rè tham gia ca hát.
* Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan
Như chúng ta biết ở lứa tuổi học sinh tiểu học nói chung, học sinh lớp Ba nói riêng và nhất là đối với học sinh dân tộc thiểu số khả năng tư duy trừu tượng còn hạn chế. Đa số các em tiếp thu kiến thức phải dựa trên những mô hình vật thật, tranh ảnh, do vậy việc chuẩn bị và sử dụng đồ dùng dạy học giúp tôi chuyển tải thông tin và truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách, rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Nó có tác dụng điều khiển hoạt động của học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, kích thích hứng thú cho học sinh học tập. Trong tiết học mà không sử dụng đồ dùng dạy học thì tiết học đó diễn ra rất đơn điệu, các em không hứng thú, không tập trung, kết quả học tập không cao. Vì thế đồ dùng dạy học đóng vai trò rất lớn quyết định hiệu quả trong mỗi giờ học, môn học nhất là đối với các em học sinh khó khăn.
Ví dụ. Khi dạy bài hát "Tiếng hát bạn bè mình" nhạc và lời Lê Hoàng Minh sách Âm nhạc lớp 3, trang 24. Tôi sử dụng tranh ảnh minh họa cho bài hát để giới thiệu bài học sinh động và qua tranh ảnh minh họa đó học sinh sẽ liên tưởng đến bài học nào sẽ học và nội dung bài hát nhằm thể hiện điều gì, sau đó tôi giới thiệu lại tên bài hát, tác giả, nội dung bài hát, rồi cho học sinh nghe hát mẫu, yêu cầu cảm nhận về tính chất và thái độ tình cảm của bài hát. 
Tranh giới thiệu hình ảnh con ong
Tranh các em nhỏ cùng múa ca, chung tay bảo vệ hòa bình
* Phương pháp trò chơi
Trò chơi giúp các em thay đổi không khí học tập và phát triển cả về năng khiếu lẫn tư duy. Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. ''Học mà chơi, chơi mà học '' tạo ra sự hứng thú và niềm tin trong học tập, duy trì được khả năng chú ý của các em trong tiết học. Trò chơi học tập không chỉ nhằm giải trí mà còn góp phần củng cố tri thức, kĩ năng học tập cho học sinh. Việc sử dụng trò chơi học tập trong quá trình dạy học nhằm làm cho việc tiếp thu tri thức, rèn kĩ năng bớt đi khó khăn, có thêm sự sinh động, hấp dẫn, phát huy tính tự giác, tích cực, rèn cho học sinh tính mạnh dạn, tính thi đua, tính kỉ luật... do đó hiệu quả học tập của các em cao hơn. Vì vậy khi tổ chức trò chơi học tập, tôi đã đưa ra nội dung trò chơi gắn liền với mục tiêu của bài học, luật chơi đưa ra rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện và phương tiện tổ chức trò chơi phong phú, hấp dẫn, sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ. Có như vậy mới kích thích sự thi đua giành phần thắng cho các em bên tham gia. 
Ví dụ. Khi dạy bài hát" Gà Gáy" trang 7, Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Tôi hướng dẫn Trò chơi “Cùng hòa tấu”, tác dụng của trò chơi giúp học sinh vừa hát vừa kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm hoặc vỗ tay theo đúng nhịp, phách, tiết tấu lời ca. Tôi chuẩn bị thanh phách, song loan, trống nhỏ, về cách chơi tôi chia lớp thành 3 nhóm. Nhóm 1: Song loan, nhóm 2: Thanh phách, nhóm 3: Trống nhỏ. Khi tôi đưa 1 ngón tay: Nhóm 1 vừa hát vừa gõ song loan đệm theo phách, đưa 2 ngón tay: Nhóm 2 vừa hát vừa gõ thanh phách đệm theo nhịp. Đưa 3 ngón tay: Nhóm 3 vừa hát vừa gõ trống nhỏ đệm theo nhịp, khi xòe cả 5 ngón tay: Tất cả 3 nhóm cùng hát và gõ đệm, hoặc khi dạy bài hát “Tiếng hát bạn bè mình” tôi thực hiện trò chơi chọn đáp án đúng để học sinh ghi nhớ được nội dung bài hát.
Trò chơi chọn đáp án đúng
A. Nói lên tình yêu thương cùa thầy cô, bạn bè
B. Nói lên ước mơ của các em
C. Nói lên ước mơ của tuổi thơ được sống trong hòa bình và tình bạn bè thân ái
	* Phương pháp đa dạng hóa cách thức truyền đạt, nắm chắc đặc trưng môn học. 
Khi bắt giọng cho học sinh nên bắt giọng cho chuẩn xác hoặc có thể bắt giọng bằng sử dụng nhạc cụ để bắt giọng vào cho đúng và chuẩn xác như đàn organ, tiếng hát sẽ không bị quá cao hoặc quá thấp. Tư thế đứng hát phải cho các em đứng đầu thẳng, hai tay buông thả tự nhiên hoặc đứng lắc người và nhún nhẹ nhàng thân người thật thoải mái. Tư thế ngồi hát luôn chú ý đến các em là lưng không tựa vào phía sau, không ngồi ngả nghiêng dựa dẫm vào nhau hoặc tỳ ngực vào bàn, ngồi thẳng thoải mái, hai tay để ở đùi hoặc trên bàn một cách tự nhiên, nên linh động luân phiên giữa tư thế đứng hát, ngồi hát và phân bố thời gian cho hợp lý.
	Tôi truyền đạt, giới thiệu và dẫn dắt bài hát một cách sinh động, gây sự chú ý, tò mò cho học sinh, làm cho các em cảm nhận được giai điệu của bài thông qua nghe hát mẫu. Các em còn nhỏ, khả năng nhận thức chủ yếu theo bản năng và cảm tính. Do đó để cho các em cảm nhận được tính chất nhịp điệu của bài, tôi hướng dẫn cho các em có thể hình dung được những chỗ ngân hay nghỉ sau mỗi câu của bài hát.
 	Ví dụ. Trong bài “Lớp chúng ta đoàn kết” (Nhạc và lời của Mộng Lân) trang 12 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Khi hướng dẫn đọc lời ca phải giúp các em đọc theo tiết tấu và ngắt ở cuối câu như sau: Lớp chúng mình rất rất vui/ Anh em ta chan hòa tình thân... Để các em đọc đúng tiết tấu và ngắt cuối câu, tôi chỉ bảng phụ và hướng dẫn các em đọc câu theo mẫu. Công việc kế tiếp sau khi giúp học sinh đọc đúng lời ca là tập lần lượt các câu hát theo lối móc xích. Do cao độ, trường độ của các câu hát thường xuyên thay đổi tác động rất lớn đến thanh quản của các em, để bảo vệ thanh đới, bảo vệ giọng và giúp cho giọng của các em phát triển bình thường, tôi hướng dẫn các em qua bước khởi động, đây là giai đoạn chuẩn bị còn gọi là luyện thanh. 
	Qua giảng dạy thực tế khi tôi đã thực hiện đầy đủ các bước trên và thấy các em rất say mê hứng thú học tập. Các đồ dùng tranh, ảnh, vật thật, trò chơi Âm nhạc trong các giờ học Âm nhạc giúp học sinh nhớ bài học tốt hơn. Tranh, ảnh, các trò chơi đơn giản không chỉ đóng vai trò trong quá trình hình thành kiến thức mới mà nó còn có vai trò rất lớn trong phần phát triển tư duy, phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh năng khiếu lại vừa tạo sự hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh gặp khó khăn trong học tập.
	Thứ năm: Xây dựng phong trào giúp nhau cùng học tập "Đôi bạn cùng tiến".
	Nhằm hưởng ứng tuần lễ "Học tập suốt đời", giảm tỉ lệ học sinh khó khăn trong học tập, nâng cao chất lượng học tập trong nhà trường. Giáo dục học sinh có tinh thần tương trợ, có thái độ học tập tích cực, chủ động, đam mê giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
	Qua phong trào này các em sẽ thi đua học tập với các bạn. Vì thế tôi đã phân công các em có năng khiếu giúp các em còn khó khăn trong học tập có kiểm tra đánh giá kịp thời. 
	Ví dụ. Khi dạy Ôn tập bài hát" Con chim non" trang 14 Sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Tôi tạo nhóm đôi, hướng dẫn các em năng khiếu ngồi cạnh với em còn khó khăn trong học tập để hỗ trợ. Các em có năng khiếu sẽ hướng dẫn bạn mình hát đúng giai điệu, tiết tấu, nhịp độ của bài hát, sau đó đôi bạn cùng hợp tác thảo luận tìm động tác phụ họa cho bài hát và trình bày trước lớp. Tôi lắng nghe và khích lệ các em kịp thời về sự tiến bộ, ghi nhận cụ thể những điểm nổi bật mà các em đã thực hiện được và chưa thực hiện được để có kế hoạch động viên, giúp đỡ. 
	Với kết quả thiết thực mà phong trào này đem lại, sau khi thực hiện "Đôi bạn cùng tiến" tôi thấy có sự chuyển biến rõ rệt, các em khó khăn trong học tập đã tự vươn lên, hòa mình trong giờ học, các em không còn sợ sệt, rụt rè khi tham gia trình bày bài hát và có thể tự cá nhân biễu diễn bài hát một cách tự nhiên. 
Thứ sáu: Dạy học tích cực có sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống. 
	* Đối với học hát: Trước tiên tôi nắm vững bài hát đó, hát đúng cao độ, trường độ thể hiện sắc thái biểu cảm của bài hát, phải tìm hiểu nội dung, xuất xứ của bài hát để chủ động giới thiệu với các em sau đó hát mẫu cho học sinh nghe để tạo ra sự chú ý và hào hứng khi chuẩn bị học bài hát mới.
	Ví dụ: Khi dạy bài hát: Quốc ca sáng tác nhạc sĩ Văn Cao, trang 4, sách giáo khoa Âm nhạc lớp 3. Tôi giới thiệu bài Quốc ca là bài hát trong lễ chào cờ. Khi hát hoặc cử nhạc Quốc ca phải đứng nghiêm trang và hướng nhìn Quốc kì, sau đó đưa hình ảnh Quốc kì và lễ chào cờ học sinh quan sát, khi dạy hát từng câu tôi chú ý cho học sinh những tiếng ngân 3 phách hoặc ngân và nghỉ đến 3 phách, đếm phách cho học sinh hát đều, hát đúng chỗ có dấu luyến chấm dôi, củng cố lại bài học bằng cách yêu cầu trả lời câu hỏi, chẳng hạn như bài Quốc ca dược hát khi nào? Ai là tác giả sáng tác bài hát? Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải có thái độ như thế nào? Như vậy các em sẽ biết ý nghĩa, giá trị của bài hát đối với thực tiễn. 
* Đối với phần phát triển khả năng âm nhạc: Ngoài những tác phẩm thiếu nhi, tôi tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống của các em đó là giới thiệu một số nhạc sĩ Đăk Lăk sáng tác ca khúc cho thiếu nhi, và giới thiệu một số nhạc cụ bản địa của địa nơi các em đang sinh sống, lồng ghép dân ca vào trong nội dung học phần nghe nhạc, nhằm giúp học sinh hiểu được nguồn gốc của dân ca giúp các em thêm trân trọng các giá trị văn hóa lâu đời của cha ông ta để lại, biết gìn giữ vốn tinh hoa của dân tộc.
	Ví dụ: Trong tiết học bài hát địa phương tự chọn ở tiết học 32, tôi giới thiệu thêm một số nhạc sĩ người dân tộc Êđê gắn bó với Âm nhạc dân gian, các nhạc cụ truyền thống của dân tộc và làn điệu dân ca.
	Giới thiệu hình ảnh và sự nghiệp nhạc sĩ Linh Nga Niê Kdăm
Nhạc sĩ Linh Nga Niê Kđăm sinh ngày 8 tháng 8 năm 1948. Dân tộc Ê Đê. Quê ở xã Ea Pok, huyện Cư Mgar, tỉnh Đăk Lăk.
Từ tháng 12 năm 1965 đến tháng 10 năm 1966, là diễn viên Đoàn Ca Múa Tây Nguyên. Từ tháng 10 năm 1966 đến năm 1970, học Trung cấp Thanh nhạc, Trường Âm nhạc Việt Nam. Sau đó, tiếp tục là diễn viên Đoàn Ca múa Tây Nguyên. Năm 1976-1979, học Đại học Thanh nhạc (khóa Đào tạo giáo viên) tại Nhạc viện Hà Nội. Từ năm 1979 đến tháng 8-1988, về công tác tại Sở Văn hóa - Thông tin Đăk Lăk, phụ trách Đoàn Ca Múa, rồi Hiệu trưởng Trường Văn hóa Nghệ thuật Đăk Lăk. Năm 1985-1990, học Đại học Sáng tác, Nhạc viện Hà Nội. Bà đã kinh qua các chức vụ: Trưởng cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đắk Lắk, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học – Nghệ thuật Đăk Lăk. Hiện đã nghỉ hưu tại Thành phố Buôn Mê Thuột. Bà là Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa VI và khóa VII (2005-2010). Bà được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương “Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam” và nhiều giải thưởng khác.
 Các tác phẩm viết cho thiếu nhi: Mùa hè cao nguyên, Hoa Pơ lang đầu buôn
Giới thiệu hình ảnh một số nhạc cụ dân tộc 
+ ĐING BUỐT
Đing Buốt là tên gọi một nhạc cụ của người Êđê.
a/ Cấu tạo
 Đing Buốt được làm bằng một ống nứa nhỏ thông suốt 2 đầu, có chiều dài từ 47 - 57 cm, đường kính 2,2 cm. Đing Buốt có 5 lỗ, 4 lỗ phía dưới để bấm và một lỗ ở cạnh đầu thổi là lỗ thoát hơi. Các lỗ bấm này cách nhau 4,5 cm. Ở đầu thổi buộc một miếng tre nhỏ làm dǎm thổi, dài 2 cm hình chữ nhật để người thổi ngậm vào thổi. 
b/ Phương pháp biểu diễn và chức năng
Đing Buốt là nhạc cụ chi hơi vòm (sáo thổi dọc). Đing Buốt có khả nǎng diễn tấu nhanh, linh hoạt với kỹ thuật đánh lưỡi, rung, luyến, láy, vượt, trượt nốt. Âm sắc của Đing Buốt trong trẻo trữ tình. 
Đing Buốt là nhạc cụ ưa thích của thanh niên Êđê, họ thường thổi trên nương rẫy, khi vui chơi.
Học sinh tập biểu diễn Đing Buốt
 + HƠ GƠR
Hơgơr là tên gọi một loại trống lớn, không định âm của đồng bào Êđê.
a/ Cấu tạo
 Hơgơr có dáng hình trụ hơi phình giữa. Khi chế tác, người ta chọn những cây gỗ lim, gỗ dầu có đường kính lớn rồi cắt một đoạn cao khoảng 1,5m đẽo tròn, đục thông suốt hai đầu để làm tang trống. 
Khi cǎng mặt trống, phải lấy được da của một cặp trâu, hoặc voi rất lớn gồm một da của voi đực và một da của voi cái rồi nạo và phơi đúng độ mới đem cǎng. Đồng bào Êđê cho rằng nếu mặt trống chỉ làm bằng da con đực hoặc con cái thì tiếng trống sẽ không to, không vang. 
b/ Phương pháp biểu diễn và chức năng
Người Êđê coi Hơgơr là nhạc cụ thiêng, nên khi đánh trống người ta không đặt trống trực tiếp xuống đất mà phải treo hoặc để trống trên sàn. Người đánh Hơgơr phải là nam giới và là người có uy tín, đã được buôn làng lựa chọn trước. Hơgơr chỉ được đánh vào những dịp lễ trọng đại của buôn làng như: Lễ đâm trâu, Lễ cầu mưa, Lễ mừng lúa mới... Hơgơr được người Êđê coi như sứ giả của thần linh mang đến những câu sấm truyền. 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN_DOCA da sua.doc