SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học phổ thông

SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học phổ thông

- Sự tha hóa của Chí Phèo trải qua hai chặng: chặng một, từ một nông dân lương thiện trở thành một kẻ lưu manh, côn đồ; chặng hai, từ kẻ lưu manh, côn đồ trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đặc biệt, chi tiết “tiếng chửi” cũng tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Tiếng chửi không phải bâng quơ, mà là một phản ứng, một khát vọng được giao tiếp với mọi người trong làng Vũ Đại của Chí. Đó cũng là tâm trạng ẩn chứa tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.

- Từ “tiếng chửi” người đọc mới dần nhận ra nhân vật Chí Phèo: từ lai lịch, đến quá trình tha hóa, đến cuộc gặp với Thị Nở, đến Chí muốn làm người lương thiện, để rồi giết Bá Kiến và tự sát .

- Thông qua “tiếng chửi” và hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao khẳng định người nông dân trước cách mạng Tháng tám, năm 1945 không chỉ đói khổ vì miếng cơm manh áo, mà điều đau đớn là bi kịch về lĩnh vực tinh thần. Đó là một bi kịch dai dẳng không lối thoát. Mặt khác, Nam Cao còn khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân dù bất cứ trong hoàn cảnh khắc nghiệt nào.

 

doc 31 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 890Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần truyện ngắn hiện thực phê phán Việt Nam ở cấp Trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t hợp với các đồ dùng dạy học, khai thác triệt để các phương tiện dạy học như tranh ảnh, phim, ứng dụng công nghệ thông tin.
- Theo kế hoạch và phương pháp hoạt động của nhà trường, giáo viên trong các tổ chuyên môn, mỗi tháng sinh hoạt chuyên môn định kì 2 lần, chú trọng đến đổi mới phương pháp dạy học theo nghiên cứu bài học để mỗi thầy, cô giáo có dịp nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
- Học sinh được phụ huynh quan tâm, học tập trong môi trường tương đối đầy đủ về cơ sở vật chất, tiếp cận với công nghệ thông tin, mang Internet.phục vụ thiết thực cho việc học tập.
2.2.2.2. Khó khăn
 	- Về phía giáo viên: Việc giảng dạy các tác phẩm truyện ngắn HTPP chưa được đặt tác phẩm trong một tình huống cụ thể (thời gian, không gian), để xem xét các mối quan hệ đa chiều, biện chứng với các nhân vật, nội dung và nghệ thuật. Một số giáo viên vẫn chưa tích cực hóa hoạt động của học sinh, hoặc chỉ áp dụng trong các giờ thao giảng. Dẫn đến việc học sinh chưa tích cực trong quá trình học tập.
 	- Về phía học sinh: 
+ Chưa xác định được chính mình là trung tâm của quá trình Dạy- học với lối sống thụ động, ít soạn bài và học bài theo hướng dẫn của thầy cô trước khi đến lớp.
+ Học sinh thường trả lời câu hỏi của giáo viên đặt ra qua việc nhìn sách giáo khoa, hoặc sách tham khảo, nhắc lại chưa có suy nghĩ độc lập. Việc phân tích, tổng hợp giá trị nội dung, tư tưởng bài học còn nhiều hạn chế.
+ Tư liệu học tập đa dạng, nhiều tác giả, nhiều nhà xuất bản. Điều kiện tìm hiểu đọc, học, nghiên cứu ở các em chưa tốt, bị nhiễu.
2.3. Một số phương pháp hướng dẫn học sinh đọc văn phần truyện ngắn HTPP Việt Nam ở cấp THPT.
2.3.1. Hướng dẫn học sinh tiếp cận truyện ngắn HTPP từ tình huống truyện
2.3.1.1. Những vấn đề chung khi tiếp cận tình huống truyện
- Khi giảng dạy một tác phẩm truyện ngắn HTPP, sau phần Giới thiệu chung (giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả; giới thiệu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,vị trí của đoạn trích/tác phẩm.), trong phần Đọc- hiểu văn bản, tôi thường hướng dẫn học sinh tìm hiểu về tình huống truyện. Xuất phát từ tình huống truyện, tôi khai thác tác phẩm về các khía cạnh: nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần thuật,.. Từ đó, tôi hướng dẫn học sinh rút ra được chủ đề tác phẩm.
2.3.1.2. Xác định tình huống truyện
- Đặt câu hỏi: Sự kiện nào bao trùm và chi phối toàn bộ thiên truyện này? Hay sự kiện bao trùm nào đã giúp tác giả dựng lên toàn bộ truyện ngắn này?...
- Tổng hợp các tình tiết: Lướt qua những tình tiết chính và xác định một trong các tình tiết ấy đóng vai trò bao trùm, chi phối quán xuyến toàn truyện, hay chúng chỉ là những thành tố nối kết với nhau để làm thành một sự kiện lớn hơn, sự kiện ấy mới trùm lên tất cả?
- Tìm tên gọi để định danh. Đây là khâu khá then chốt, chưa tìm được tên thích hợp thì xem như tình huống vẫn còn nằm ngoài tầm tay của ta vậy.
2.3.1.3. Phân tích tình huống
cần phân tích trên các bình diện cơ bản sau:
- Diện mạo của tình huống (bình diện không gian).
- Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian).
- Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật thuật truyện ngắn).
2.3.1.4. Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống
- Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ?
- Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?
2.3.2. Phương pháp hướng dẫn học sinh đọc văn tác phẩm truyện ngắn HTPP từ góc độ tình huống truyện
2.3.2.1. Tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao
2.3.2.1.1. Xác định tình huống truyện
- Tình huống độc đáo trong “Chí phèo” là Chí Phèo từ một người nông dân lương thiện bị tha hóa trở thành kẻ lưu manh, côn đồ. Muốn thoát ra mà không được. Nhà văn để nhân vật xuất hiện trong tâm trạng điển hình nhất, với chi tiết “tiếng chửi”. Điều đó, vừa gây sự tò mò cho người đọc, vừa làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm: “Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu hắn chửi trời.hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo”.
2.3.2.1.2. Phân tích tình huống truyện
- Sự tha hóa của Chí Phèo trải qua hai chặng: chặng một, từ một nông dân lương thiện trở thành một kẻ lưu manh, côn đồ; chặng hai, từ kẻ lưu manh, côn đồ trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Đặc biệt, chi tiết “tiếng chửi” cũng tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Tiếng chửi không phải bâng quơ, mà là một phản ứng, một khát vọng được giao tiếp với mọi người trong làng Vũ Đại của Chí. Đó cũng là tâm trạng ẩn chứa tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí.
- Từ “tiếng chửi” người đọc mới dần nhận ra nhân vật Chí Phèo: từ lai lịch, đến quá trình tha hóa, đến cuộc gặp với Thị Nở, đến Chí muốn làm người lương thiện, để rồi giết Bá Kiến và tự sát..
- Thông qua “tiếng chửi” và hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao khẳng định người nông dân trước cách mạng Tháng tám, năm 1945 không chỉ đói khổ vì miếng cơm manh áo, mà điều đau đớn là bi kịch về lĩnh vực tinh thần. Đó là một bi kịch dai dẳng không lối thoát. Mặt khác, Nam Cao còn khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân dù bất cứ trong hoàn cảnh khắc nghiệt nào.
2.3.2.1.3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
- Người nông dân bị xã hội tàn phá về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính, bị phủ nhận giá trị, tư cách làm người.
- Nỗi thống khổ ghê ghớm của Chí Phèo không phải ở chỗ tất cả cuộc đời người nông dân cố cùng này chỉ là một số không: không nhà không cửa, không cha không mẹ, không họ hàng thân thích, không tấc đất cắm rùi, cả đời không hề biết đến một bàn tay chăm sóc của đàn bà nếu không gặp Thị Nở.,mà chính là ở chỗ Chí đã bị xã hội rạch nát cả bộ mặt người, cướp đi linh hồn người, để bị loại ra khỏi xã hội loài người, phải sống kiếp sống tối tăm của thú vật.
- Thông qua tác phẩm, Nam Cao muốn gửi gắm một thông điệp: Hãy cứu lấy linh hồn của những người nông dân bằng tình yêu thương đồng loại: Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
2.3.2.2. Tác phẩm “Tinh thần thể dục” của Nguyễn Công Hoan
2.3.2.2.1. Xác định tình huống
- Tình huống của truyện chính là tờ sức của quan tri huyện Lê Thăng, yêu cầu hương lí xã Ngũ Vọng thực hiện việc đi cổ vũ bóng đá..Và đó chính là tình thế xảy ra câu chuyện- tình huống truyện. Từ đây, để thực hiện mệnh lệnh của quan tri huyện, mà 5 cảnh bi- hài kịch cười ra nước mắt đã diễn ra, tiếng cười trào phúng cũng vì thế mà trở nên sâu sắc hơn.
2.3.2.2.2. Phân tích tình huống truyện
- Nội dung tờ sức (chỉ thị) mà quan tri huyện yêu cầu hương lí xã Ngũ Vọng phải thực hiện: Tại sân vận động huyện có cuộc đá bóng thi, chỉ thị cho các thầy “phải thông báo cho dân làng biết và phải dẫn đủ một trăm người, đúng 12 giờ trưa đến xem”, ai cũng phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh và phải “vỗ tay luôn luôn”; “làng Ngũ Vọng lại phải có 5 lá cờ, sẵn sàng từ 10 giờ sáng”. Nếu không tuân lệnh sẽ bị khiển trách.
- Tờ sức của quan tri huyện thật oái oăm, kì lạ:
+ Ngôn ngữ nửa tây, nửa ta, xen cả tiếng Tàu.
+ Việc đi xem bóng đá, thể dục thể thao vốn là tự nguyện nay trở thành “ép buộc” quá đáng.
- Sự mẫn cán của chức dịch địa phương và tình cảnh, thái độ của những người dân làng Ngũ Vọng trước tình huống này:
+ Ông lí- đứng đầu xã Ngũ Vọng, khi nhận được trát quan đã ra sức thực hiện hành động “cắt người” đi xem bóng đá ở mọi nơi, với mọi đối tượng. Điều đặc biệt là ông lí thực thi mệnh lệnh theo chiều hướng vừa cứng vừa mềm, cố đạt được mục đích vừa thi hành công vụ, vừa tranh thủ kiếm chác cho riêng mình. Trát yêu cầu có mặt từ 10 giờ nhưng ông lí “áp giải” đoàn người đi xem bóng đá từ tờ mờ sáng, cẩn thận như trông coi tù bin.
+ Đối lập với “tinh thần thể dục” nhiệt huyết của các chức dịch địa phương, là tình cảnh thảm hại của những người dân bị áp giải đi xem bóng đá. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng đều “cười ra nước mắt”: Anh Mịch van xin ông lí được miễn đi xem bóng đá để còn đi làm thuê trừ nợ, nếu không thì “ vợ con con chết đói”. Bác Phô gái có cành cau, để mở lời xin đi thay cho chồng, vì chồng còn đang ốm mà cũng chẳng xong. Bà cụ phó Bính xin đi thuê người đi thay con trai, cũng mất 3 hào “đút lót”. Khổ thân nhất thằng Cò, chẳng biết trốn đi đâu, cuối cùng cũng bị “bắt sống” khi đang nằm ẹp với con trốn trong đống rơm và bị “lôi xềnh xệch đi” dù hết lời xin xỏ
	Như vậy, cuộc vận động đi xem bóng đá trên huyện, nhằm hưởng ứng tinh thần thể dục, qua ngòi bút của tác giả biến thành “cuộc săn ráo riết”, “tróc nã” người dân. Kẻ van lạy, người đút lót, hối lộ..Dân sợ đi xem bóng đá như sợ giặc, họ phải đi ngủ nhờ nhà khác thậm chí làng khác. Ba bốn giờ chiều mới bắt đầu, huyện dặn 12 giờ trưa có mặt để điều quân, vậy 10 giờ phải có mặt cho “sớm sủa”. Do đó, gà gáy phải tập trung ở đình, từ chiều hôm trước phải nắm cơm. Buổi xem bóng đá nhanh chóng trở thành một cuộc “đày đọa tập thể”, chứ không phải là tinh thần thể thao “vui vẻ trẻ trung”.
2.3.2.2.3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
 	- Nhà văn đã tố cáo mạnh mẽ tính chất bịp bợm, giả dối của phong trào “thể dục thể thao” do thực dân Pháp khởi xướng, cổ động rầm rộ hòng đánh lạc hướng thanh niên khi đó.
- Một khi người dân còn đói cơm rách áo thì mọi sự cổ động cho phong trào thể dục thể thao chỉ là trò bịp bợm.
2.3.2.3. Đoạn trích “Hạnh phúc của một tang gia”- trích tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng
2.3.2.3.1. Xác định tình huống
- Tình huống truyện được gợi lên ngay từ nhan đề chương truyện: “Hạnh phúc của một tang gia”.
- Nhan đề chương 15 là một nghịch lí đầy ý vị, chua cay. Tang gia là gia đình có tang, ở đây là đại tang, tất phải đau thương, buồn thảm. Ấy vậy mà lại hạnh phúc. Cái gia đình tam đại đồng đường này, khi cụ cố Tổ chết đã làm cho lũ con cháu “sung sướng lắm”. Tình huống xảy ra truyện ở đây chính là mâu thuẫn giữa việc tang gia theo đạo lí thông thường với tang gia ở gia đình cụ cố Hồng- một tang gia hạnh phúc.
2.3.2.3.2. Phân tích tình huống truyện
- Vũ Trọng Phụng đã xây dựng thành công một tình huống điển hình, để phơi bày những bộ mặt đồi bại trong cái gia đình trưởng giả này. Đồng thời, vạch trần những cặn bã, những “quái thai” của xã hội nửa tây, nửa ta buổi ấy.
Cha chết ông chết, bọn con cháu vô tâm cũng sung sướng thỏa thích. Đây là dịp hiếm có để khoe của, khoe giàu, phô cái sang cho thiên hạ biết.
- Từ tình huống trào phúng được gợi lên ở đầu chương truyện mà bao nhiêu cảnh bi hài kịch, bao nhiêu cái “rởm đời” của xã hội ấy được phơi bày.
+ Người con trai cả- cụ cố Hồng- hút liền một chập những điếu thuốc phiện, hả hê lim dim đôi mắt. Bữa nay cha chết, cụ vui vẻ lắm, nhưng thằng bồi tiêm vẫn còn đếm được 1872 câu gắt: “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi!”. Trong cái dư vị êm ái của thuốc phiện, cụ “Nhắm nghiền mắt lại để mơ màng” đến cái giờ phút hạnh phúc: được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải trầm trồ: “Một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế”,. Rồi ngạc nhiên chỉ trỏ: “Úi kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa.”. Con trai đã “báo hiếu” cha như vậy! Đó là một nét biếm họa thần tình. Tâm hồn sa đọa, đạo lí suy đồi đến cùng cực, từ cha đến con.
+ Hai đứa cháu nội của cụ cố Tổ xuất hiện giữa đám tang với bao nét kệch cỡm, lố lăng. Văn Minh đi Tây du học 6-7 năm mà chẳng có một “mảnh bằng nào cả”, về nước hắn mở hiệu may để cổ vũ cho cái trò “Âu hóa” nhằm “phô ra những bộ phận kín đáo của phái đẹp”. Ông nội chết, đứa cháu này nghĩ ngay đến việc chia gia tài “cái chúc thư kia đã vào thời kì thực hành chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa”.
+ Cậu tú Tân thì mở cờ trong bụng, được dịp trổ tài bấm máy lách tách “mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến”. Lúc đưa tang, cậu lăng xăng chạy lên chạy xuống, cậu dàn cảnh, cậu đạo diễn lúc hạ huyệt bắt bẻ từng người cách “chống gậy”, “gục đầu”, “cong lưng”, “lau mắt”, như thế này, thế nọ để cậu bấm máy. Y “luộm thuộm trong chiếc áo thụng trắng” như một tên hề!
+ Cô Tuyết thì nhờ đám tang để trưng diện bộ y phục “ngây thơ” như nói với thiên hạ rằng mình chưa đánh mất cả chữ trinh; Bà Văn Minh có dịp để lăng xê những mốt tang phục táo bạo nhất cho tiệm may Âu hóa.
+ Niềm hạnh phúc không chỉ của riêng nhà cụ cố Hồng mà đã lan sang toàn xã hội, ai cũng nhờ vào đám tang cụ cố Tổ mà có niềm hạnh phúc riêng: Hai viên cảnh sát Min Đơ, Min Toa, sư cụ Tăng Phú, ông TYPN, hàng xóm
+ Trọng Phụng đã tả đám tang cụ cố Tổ bằng nhiều nét châm biếm sâu cay cái rởm đời của bọn thượng lưu tha hóa- đây chính là đỉnh điểm của tình huống trào phúng có từ nhan đề. Một đám ma to như đám rước. Có kiệu bát cống, lợn quay đi lọng. Có lốc bốc xoerng và bu dích. Có nhiều vòng hoa, 300 câu đối, vài ba trăm người đi đưa
+ Có bao đám khách quý phái và sang trọng đến đưa ma cụ cố Tổ. Phụ nữ chiếm một nửa, là “giai thanh gái lịch”, là bạn của Tuyết và bà Phó ĐoanHọ đến đưa ma là để “cười tình với nhau, chê bai nhau, hẹn hò nhau”. Bạn của cụ cố Hồng đến đưa tang để khoe mẽ “ngực đầy những huy chương” của “nước mẹ” hay của bọn bù nhìn ban phát cho. Khi tả bộ râu của đám quan khách này, tác giả Vũ Trọng Phụng đã sáng tạo nên những chi tiết, ngôn từ, giọng điệu trào phúng chua cay. Một lối nói nhạo, chế giễu thần tình. Đằng sau bộ râu ấy là những mặt người tha hóa vô luân.
+ Xuân tóc đỏ và ông Phán “mọc sừng” xuất hiện như một cặp bài trùng. Phán mọc sừng khóc thật to: “Hứt!...Hứt!...Hứt” để báo hiếu vẫn không quên giữ chữ “tín” với ân nhân rồi tranh thủ “dúi vào tay” Xuân “một cái giấy bạc 5 đồng gấp tư”. Cuộc mua bán hay trả nghĩa diễn ra song phẳng và kín đáo quá ? Đúng là hai diễn viên siêu hạng, “đại tài”. Cảnh này là tột đỉnh của sự trào lộng trong màn hài kịch “đám ma gương mẫu”. Qua đây, sự giả dối, thô bỉ của bọn thượng lưu, đã lên tới độ vô liêm sỉ. Những con người “chó đểu” trong cái xã hội “chó đểu” là như thế đó.
2.3.2.3.3. Ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện
 	- Tác giả vạch trần bộ mặt của xã hội thượng lưu. Nấp dưới vẻ ngoài sang trọng, danh giá, nấp dưới những chiêu bài văn minh, tiến bộ, Âu hóa.là những sự thật nghiệt ngã: sự tàn nhẫn, vô đạo đức, sự để cáng, giả dối, bịp bợm đến mức vô liêm sỉ.
2.4. Phương pháp tiếp cận truyện ngắn HTPP từ nhân vật điển hình
2.4.1. Xác định nhân vật điển hình
- Nhân vật điển hình là nhân vật tính cách đã đạt đến độ sâu sắc, là sự thống nhất cao độ giữa cái riêng và cái chung, cái cá thể và cái cộng đồng.
- Đặt câu hỏi: Nhân vật nào là nhân vật trung tâm trong suốt mạch truyện? Nhân vật ấy có những nét chung, nét khái quát và net điển hình so với các nhân vật khác cùng loại, cùng giai cấp, cùng số phận.? Nhân vật ấy có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của truyện, tư tưởng của nhà văn?
2.4.2. Phân tích nhân vật điển hình
 	- Phân tích tính chung, tính khái quát của nhân vật: đại diện cho một loại người, một lực lượng xã hội, có khi là một giai cấp, một thời đại nhất định.
 	- Phân tích những biểu hiện của tính riêng, tính cá thể ở nhân vật qua: hành động, ngoại hình, ngôn ngữ, bản chất, tâm trạng.làm cho nhân vật ấy không giống bất cứ nhân vật nào.
 	- Cần chú ý: hoàn cảnh điển hình tạo ra nhân vật điển hình.
2.4.3. Đánh giá vai trò, ý nghĩa tư tưởng của nhân vật
- Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ ?
- Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì ?
2.4.4. Giảng dạy tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao từ nhân vật điển hình
2.4.4.1. Xác định nhân vật điển hình
 	 Nhân vật điển hình trong “Chí Phèo” của Nam Cao là Chí Phèo và Bá Kiến. Tuy nhiên, trong phạm vi trích dẫn văn bản ở SGK Ngữ văn 11- tập 1, NXB Giáo dục 2009, tôi chỉ lựa chọn nhân vật điển hình là Chí Phèo.
2.4.4.2. Phân tích nhân vật điển hình
*Tính chung, tính khái quát của nhân vật Chí Phèo
- Chí Phèo tiêu biểu cho cuộc đời, số phận của người nông dân trong xã hội cũ. Họ bị đẩy vào con đường bần cùng hao, lưu manh hóa không có lối thoát. Bởi lẽ, trước Chí Phèo đã có Năm Thọ, Binh Chức, sau Chí Phèo có thể là một “Chí Phèo con” lại tiếp diễn.
Chí Phèo sống trong hoàn cảnh cự kì thảm hại, sống trong hoàn cảnh điển hình nhất, của thời kì dân tộc chìm sâu trong máu và nước mắt. Một môi trường hỗn loạn như Nam Cao từng viết “quần ngư tranh thực”, Chí là đại diện đau đớn nhất của môi trường ấy. Là một anh làm thuê hiền lành an phận, Chí thực sự trở thành miếng mồi ngon cho bọn cường hào ác bá. Từ một con người bình thường, Chí trở thành con quỷ, một con thú độc hình nhân. Rõ ràng tính cách của Chí không thoát ra được những quy luật chung của môi trường mà anh đang sống. Bản thân Chí bước trên con đường tha hóa, không phải để lại những dấu vết đầu tiên, mà anh bước đi là đang giẫm lên dấu chân của những kẻ như Năm Thọ, Binh Chức phải cầm dao để sống, để buộc Chí phải rơi từng giọt máu, bán lần nhân phẩm để mưu sinh, để đè bẹp cái khát khao lương thiện bằng những chuỗi dài say rượu triền miên.
+ Cuộc đời , số phận bi thảm của Chí Phèo mang tính biểu trưng cho một quy luật tất yếu của xã hội đó: Một khi còn tồn tại những thế lực thống trị tàn bạo, độc ác thì con đường bị bần cùng hóa, lưu manh hóa vẫn chưa chấm dứt, bất công giai cấp vẫn còn. Đây là tính khái quát mang ý nghĩa xã hội rộng lớn của hiện tượng Chí Phèo.
+ Hành động vác dao đâm chết Bá Kiến của Chí Phèo cũng mang tính biểu trưng cho mâu thuẫn giữa người nông dân và giai cấp thống trị. Trong mâu thuẫn đó, người nông dân luôn âm ỉ, nung nấu một mối thù phản kháng; khi mâu thuẫn xã hội lên đến đỉnh điểm thì đấu tranh giai cấp sẽ xảy ra.
+ Cái chết của Chí Phèo là tất yếu khi giai cấp thống trị còn mạnh, giai cấp bị trị còn yếu thế, cô độc.
- Lai lịch: là đứa con hoang bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ, không cha, không mẹ, không họ hàng thân thích, không nhà cửa; hết đi ở lại đi làm canh điền, Chí trở thành công cụ làm giàu và thỏa mãn nhục dục cho những ông chủ, bà chủ.
- Diện mạo, hình hài: cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen và rất cơng cơng.
- Hành động, tính cách: chuyên đập phá, kêu gào chửi bới, la làng, rạch mặt ăn vạ..
=>Chí Phèo mang những nét cá tính riêng độc đáo không gặp ở bất kì nhân vật nào trong văn học.
 	- Đặc biệt nét riêng được khắc học sâu sắc ở bi kịch của nhân vật- bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
 	+ Sau những cơn say vô tận, kể từ đêm gặp Thị Nở, Chí đã sống lại những cảm xúc đầy nhân tính. Hắn cảm nhận được không gian xung quanh với “cái lều ẩm thấp mới chỉ lờ mờ”. Đặc biệt hắn đã cảm nhận được những âm thanh quen thuộc của cuộc sống quanh mình: “Tiếng cười nói của những người đi chợ; tiếng gõ mái chèo đuổi cá, tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá!”. Những âm thanh bình dị ấy ngày nào chẳng có, nhưng xưa nay, vì say, hắn bị xã hội làm cho “mù điếc cả tâm hồn”, không nghe được. Giờ đây được Thị Nở làm cho tâm hồn hắn sáng tỏ, thì những âm thanh ấy bỗng vọng sâu vào trái tim hắn như tiếng gọi tha thiết của sự sống.
 	+ Cùng với sự cảm nhận bức tranh cuộc sống xung quanh, Chí Phèo cũng đã cảm nhận được một cách thấm thía về tình trạng thê thảm của bản thân mình (già nua, cô độc, trắng tay). Đoạn đối thoại của hai người đàn bà, đã gợi nhắc cho hắn mơ ước về một gia đình hạnh phúc, bình dị. Nhưng giờ đây, Chí chỉ thấy một thực tại buồn bã, cô đơn: “Chí Phèo dường như đã trông thấy trước tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau, cô độc”
 	+ Sau khi tỉnh rượu, Chí Phèo tỉnh ngộ và hi vọng. Chí Phèo ăn bát cháo hành của Thị Nở. Hắn cảm động và thực sự được phục sinh tâm hồn. Hắn rất ngạc nhiên, “mắt hắn hình như ươn ướt”. Bởi vì, đây là lần thứ nhất hắn được người ta cho. Chí muốn làm hòa với mọi người, thèm lương thiện. Chí muốn Thị Nở mở đường cho mình để được kết nạp lại vào xã hội loài người. Chí Phèo hồi hộp hi vọng. Nhưng cánh cửa hi vọng vừa hé mở thì đã bị đóng sầm ngay lại. Vì bà cô Thị Nở ngăn cản. Chí bỗng ngẩn người, sửng sốt. Hắn lại uống rượu, nhưng càng uống càng tỉnh. Hơi rượu không sặc sụa, mà chỉ thoang thoảng hương vị cháo hành- hương vị của tình yêu, hạnh phúc đang sắp tuột khỏi tầm tay, hắn đã “ ôm mặt khóc rưng rức”. Đây chính là đỉnh điểm của bi kịch tinh thần trong Chí Phèo.
 	+ Quằn quại trong đau khổ và tuyệt vọng, Chí Phèo lại xách dao ra đi. Nhưng hắn không rẽ vào nhà Thị Nở như đã dự định ban đầu, mà đến thẳng nhà Bá Kiến. Trong cơn say, hắn càng thấm thía tội ác của kẻ đã cướp đi hình người và hồn người của hắn. Chí Phèo đã 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_phuong_phap_huong_dan_hoc_sinh_doc_hieu_phan_tru.doc