Công tác mược trả
Công tác này cũng góp phần không nhỏ trong việc quản lí, theo dõi, tránh những thất thoát sách, báo, đồ dùng dạy học.
Trước đây thư viện thường cho mượn sách theo đơn tập thể, cách làm này đơn giản, nhanh nhưng thường bị mất mát và hư hỏng nhiều, khó qui trách nhiệm. Những năm gần đây thư viện cho mượn SGK theo yêu cầu của từng học sinh, em nào muốn mượn thì trực tiếp viết đơn, trực tiếp mượn sách, trả sách nếu làm hư hỏng mất mát, thư viện trực tiếp yêu cầu bồi hoàn và phê bình học sinh đó. Cách làm này tuy có vất vả hơn cho cán bộ thư viện nhưng rất hiệu quả và giữ gìn sách sử dụng được lâu dài, tiết kiệm được kinh phí mua SGK cho gia đình học sinh, nhà trường và xã hội.
Để đạt được kết quả tốt cần làm một số việc như sau:
- Vào đầu năm học nhân viên thư viện làm thẻ mượn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh.
âm nhất trong quá trình hoạt động của Thư viện - Thiết bị. Hoạt động thông tin Thư viện - Thiết bị thời kỳ hiện đại cần đáp ứng được một số yêu cầu sau: Có khả năng cung cấp một lượng tài liệu lớn, chất lượng cao và mang tính chuyên sâu cho nghiên cứu, giảng dạy và đào tạo. Cho phép thu thập và phổ biến thông tin một cách tốt nhất cho giáo dục và đào tạo. Đáp ứng nhu cầu tự đào tạo, “tự học suốt đời”, hướng đến một xã hội học tập. Thư viện - Thiết bị trường học có vị trí vai trò, nhiệm vụ và chức năng vô cùng quan trọng. Mà hoạt động chủ yếu của giáo viên và học sinh trong trường phổ thông là giảng dạy và học tập. Cả hai hoạt động này đều sử dụng công cụ là sách, báo, đồ dùng dạy học. Sách, báo, đồ dùng dạy học được quản lý tốt thì mới phát huy được tác dụng tích cực của nó. Trên cơ sở tổ chức tốt công tác thư viện. Vì vậy, tổ chức hoạt động Thư viện - Thiết bị nhằm thỏa mãn nhu cầu về sách, báo, đồ dùng học tập cho giáo viên và học sinh là một yêu cầu khách quan không thể thiếu được. Hoạt động của Thư viện - Thiết bị phải gắn liền với chương trình, nội dung học tập của từng trường, đồng thời gắn liền với nội dung đào tạo con người mới - con người toàn diện theo mục tiêu của cấp học, bậc học. Với chức năng lưu trữ và luân chuyển sách, thông qua nội dung sách báo, thư viện góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng dạy và học. Tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, xây dựng thế giới quan khoa học, nếp sống văn minh cho giáo viên và học sinh. 2. Thực trạng Trường Tiểu học Lê Lợi nằm trên địa bàn Thôn Tân Tiến xã Eana, huyện Krông ana. Được tách ra từ trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân từ năm 1998 và mang tên là trường Tiểu học Lê Lợi. Đến nay trường đã trải qua gần 21 năm xây dựng và trưởng thành. Ngay từ những ngày đầu thành lập trường đã gặp không ít những khó khăn. Số lượng học sinh đông, CSVC của nhà trường chưa đầy đủ, đời sống kinh tế của nhân dân địa phương nơi trường đóng đang gặp nhiều khó khăn nên đã phần nào ảnh hưởng đến nhà trường. Hàng năm, được sự hỗ trợ của Nhà nước, cùng với nguồn huy động đóng góp của nhân dân, trường đã xây dựng được phòng học và một số phòng chức năng khá khang trang cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp và cùng với nhà trường bổ sung số lượng sách, báo, đồ dùng dạy học đầy đủ về số lượng và nội dung phong phú đa dạng phục vụ cho việc dạy và học của giáo viên, học sinh. Bạn đọc đến thư viện các em học sinh yêu thích đọc sách, trường còn có đội ngũ cán bộ giáo viên, công nhân viên đa phần là trẻ, ham mê đọc sách. Nhân viên thư viện trình độ đạt chuẩn cộng thêm sự trẻ, khoẻ, nhiệt tình. Nhưng bên cạnh đó trường cũng có những khó khăn nhất định: Các em học sinh trong trường chủ yếu là con em của các hộ dân sống rải rác ở hai thôn là: Thôn Tân Tiến, Thôn Thành Công và hai buôn : buôn Tơ Lơ và buôn Cuăh nên việc đi lại của các em học sinh nhỏ tuổi còn khó khăn. Trong tổng số 295 học sinh, số học sinh dân tộc thiểu số chiếm 2/3 tổng số học sinh chủ yếu nằm trên 2 buôn đặc biệt khó khăn của xã nên chưa được các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con em mình, bên cạnh đó ngôn ngữ Tiếng việt là ngôn ngữ thứ hai, nên còn nhiều hạn chế. Nhân viên Thư viện - Thiết bị trẻ khỏe nhiệt tình nhưng vì là trường hạng II nên vẫn phải kiêm nhiệm giữa thư viện và thiết bị nên hiệu quả chưa cao. Mỗi năm học ngoài việc mua sắm bổ xung thêm sách ,báo, đồ dùng dạy học, nhà trường còn phát động phong trào tự làm đồ dùng dạy học, đều được sự quan tâm của Ban giám hiệu nhà trường, các đoàn thể, giáo viên và học sinh. Lượng tài liệu, đồ dùng dạy học ngày càng nhiều nhưng quy mô về phòng của Thư viện - Thiết bị cũng còn quá hẹp về không gian. Hầu hết là tận dụng từ phòng học, vừa kê tủ sách vừa đặt bàn đọc với chỉ vài ba bộ bàn ghế. Điều này phần nào làm cho học sinh và giáo viên chưa thật sự thích thú với việc đến thư viện. Ngoài những nguyên nhân trên còn có một nguyên nhân khác là Nhà trường chưa tạo ra được các hoạt động phong trào khuyến khích học sinh ý thức được việc bảo quản và sử dụng tài sản chung. Để quản lý tốt vốn sách, báo, đồ dùng dạy học thì Thư viện - Thiết bị cần có nhiều biện pháp cải tiến về công tác quản lý cũng như cách thức cho mượn tài liệu thư viện nhà trường. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: 3.1. Xây dựng ý thức và nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh: Một trong những thực tại công tác Thư viện – Thiết bị mà người quản lý Thư viện - Thiết bị boăn khoăn trăn trở đó là làm sao nâng cao được ý thức của cán bộ quản lý, nhân viên, giáo viên và học sinh tránh những thói quen đã ăn sâu vào tiềm thức của mình là coi nhẹ tài sản chung, chưa hiểu hết tầm quan trọng của sách, báo, đồ dùng dạy họcvà làm sao để phát huy hiệu quả sử dụng của sách, báo, đồ dùng dạy học trong các tiết dạy. Tầm quan trọng của chúng sẽ góp phần cho việc thành công của những tiết dạy, bổ sung kiến thức cho người dạy và học. Để xây dựng ý thức và nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh thì cán bộ Thư viện - Thiết bị cần phối hợp Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường cùng thực hiện những việc như sau: Ngoài kế hoạch Thư viện - Thiết bị hằng năm, Nhân viên thư viện xây dựng thêm kế hoạch sử dụng và bảo quản sách, báo, đồ dùng dạy học để triển khai đồng bộ và nhất quán (kế hoạch được xây dựng cụ thể dựa trên thực tế nơi mình công tác). Nghiên cứu, tra cứu những văn bản, nghị quyết, chỉ thị liên quan đến vấn đề bảo quản sử dụng cơ sở vật chất để triển khai đến toàn thể giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường thực hiện đúng quan điểm của Đảng và Nhà nước (triển khai trong các buổi học, sinh hoạt chuyên môn và chào cờ). Tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật để nâng ý thức bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất. Cán bộ quản lý, nhân viên thư viện phải tự nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng nghiệp vụ cho chính bản thân mình và phải là tấm gương sáng cho cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh noi theo. Để được như vậy : * Đối với cán bộ quản lý: Bản thân phải nắm vững được các cơ sở pháp lý khoa học, lập ra kế hoạch và biện pháp khắc phục đồng thời chỉ đạo sát xao công tác bảo quản và sử dụng cơ sở vật chất, có những đánh giá rút kinh nghiệm sau mỗi đợt triển khai. * Đối với nhân viên phụ trách Thư viện - Thiết bị: Là người tham mưu tốt cho Ban giam hiệu nhà trường là cầu nối giữa các đoàn thể, giáo viên, nhân viên và các em học sinh để tạo thành một khối thống nhất từ trên xuống dưới và không ngừng bồi dưỡng kĩ năng nghiệp vụ cho bản thân. 3. 2 Xây dựng, phát huy tốt mạng lưới tổ cộng tác viên thư viện, thiết bị và tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường làm công tác Thư viện - Thiết bị : Sử dụng tốt mạng lưới tổ cộng tác viên Thư viện - Thiết bị. Ngay từ đầu năm học tổ Thư viện - Thiết bị trường học đựơc thành lập do đồng chí Phó Hiệu trưởng làm tổ trưởng, Bí thư chi đoàn, Tổng phụ trách đội cùng với 5 giáo viên và 13 học sinh làm cộng tác viên ở các lớp và có bảng phân công nhiệm vụ cụ thể như sau: BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TỔ CỘNG TÁC VIÊN THƯ VIỆN STT Họ và tên Chức vụ Nhiện vụ cụ thể Ghi chú 1 Phạm Văn Chung P. Hiệu trưởng, CTCĐ Quản lý chung 2 Bùi Thị Kim Khánh Thư viện Chịu trách nhiệm quản lý chung công tác thư viện 3 Lê Thị Hương Kế Toán Chịu trách nhiệm về tài chính chung cho thư viện 4 Nguyễn Thế Nghiệp Bí thư ĐTN Đôn đốc học sinh trang cáchoạt động phong trào của thư viện 5 Hòa Quang Hải Tổng phụ trách đội Đôn đốc học sinh trang các hoạt động phong trào của thư viện 6 Đinh Thị Tâm Tuyền KT khối 1 Đôn đốc phong trào đọc sách và hỗ trợ với CBTV trong công tác kiểm kê 7 Đặng Thị Thanh Huyền KT khối 2,3 Đôn đốc phong trào đọc sách và hỗ trợ với CBTV trong công tác kiểm kê 8 Nguyễn Thị Dung KT khối 4 Đôn đốc phong trào đọc sách và hỗ trợ với CBTV trong công tác kiểm kê 9 Nguyễn Thị Thu Hà KT khối 5 Đôn đốc phong trào đọc sách và hỗ trợ với CBTV trong công tác kiểm kê 10 Trần Thị Tươi Thanh tra nhân dân Thanh tra các hoạt động thư viện 11 Võ Phúc Thiên Bình Tổ trưởng Quản lý chung hoạt động của tổ và chịu trách nhiệm quản lí việc mượn trả của lớp 5A 12 Nguyễn Thị Hải Yến Tổ phó Kết hợp với tổ trưởng nhắc nhở chịu trách nhiệm quản lí việc mượn trả của lớp 1A,1B 13 H’ Nguyệt Êban Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 5B,1C 14 Nguyễn Tường Vy Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 1B 15 Bùi Gia Tiến Hảo Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 4A 16 H Mơ Bkrông Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 4B 17 Lê Anh Vân Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 3A 18 Y Ki Ra Niê Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 3B 19 Võ Tuệ Tĩnh Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 2A 20 H’ Linh Đan Niê Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 2B 21 Vũ Phương Linh Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 1A 22 Đỗ Thị Hằng Bkrông Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 1B 23 H’ Vy Anh Ênuôl Thành viên Đôn đốc hoạt động phong trào của thư viện và chịu trách nhiệm mượn trả sách lớp 1C Tổ Thư viện- Thiết bị phối hợp với Thư viện - Thiết bị trường phát hiện, sưu tầm, lựa chọn những sách ,báo, tư liệu mới, đồ dùng dạy học mới .. tham gia tu bổ sửa chữa tài liệu sách, báo, đồ dùng dạy học, tổ chức trưng bày và giới thiệu sách theo đúng quy định để phong trào đọc sách diễn ra thường xuyên và liên tục. Vì thành viên tổ cộng tác viên là giáo viên và học sinh của mỗi lớp nên ngoài việc giúp Thư viện - Thiết bị làm chuyên đề, tổ CTV Thư viện- Thiết bị còn là người trực tiếp trong việc theo dõi, sử dụng, bảo quản sách, báo, đồ dùng dạy học tại lớp của mình. Ngoài ra Tổ cộng tác viên là nơi tư vấn tin cậy cho bạn đọc, bởi khi có sách mới về tổ thư viện cùng tôi tham gia khâu xử lý nghiệp vụ như dán gáy, đóng dấu... và chính tổ Thư viện - Thiết bị là người đầu tiên được đọc nội dung những cuốn sách mới, những tài liệu mới, sau đó tuyên truyền cho bạn đọc. Như vậy lượng sách, đồ dùng dạy học được luân chuyển nhiều hơn, bạn đọc đến thư viện ngày càng đông hơn. Bên cạnh việc phát huy tốt mạng lưới cộng tác viên Thư viện - Thiết bị. Thư viện - Thiết bị cần nhất sự kết hợp của các tổ chức trong nhà trường, tranh thủ sự lãnh đạo, hỗ trợ kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường. Chi bộ Đảng giám sát chỉ đạo công tác Thư viện - Thiết bị trường học cho phù hợp với nội dung, nhiệm vụ năm học. Đoàn thanh niên, Phụ trách đội luôn giúp đỡ, tạo điều kiện cho Thư viện - Thiết bị phát huy tinh thần năng động, sáng tạo và nhiều hình thức phục vụ bạn đọc hấp dẫn. Nhắc nhở, đôn đốc các em thực hiện tốt lịch mượn trả sách, công tác tuyên truyền giới thiệu sách cũng như chuyên đề. Phát động cuộc vận động quyên góp sách trong toàn trường đạt được kết quả và rất thành công. 3.3 Tổ chức kho, quản lý thư viện, thiết bị dạy học hiệu quả, khoa học: 3.3.1 Tổ chức kho: Công tác tổ chức kho là một trong những hoạt động nghiệp vụ của thư viện. Việc tổ chức phải khoa học và có hệ thống, tổ chức kho của thư viện nhằm mục đích: Tạo ra một trật tự trong kho sách; bảo quản tốt vốn tài liệu; tạo thuận lợi cho việc sử dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài liệu. Vì vậy, việc lựa chọn tổ chức kho tài liệu của thư viện theo hình thức kho “đóng” hay “mở” cần xem xét đến những ưu điểm và hạn chế của từng loại hình. Với những ưu điểm và hạn chế của từng loại hình kho sách. Trong điều kiện hiện nay thư viện trường tôi đã hội tụ đủ các yếu tố để tiến hành tổ chức hình thức kho đóng như: Đối tượng bạn đọc của thư viện chủ yếu là cán bộ, giáo viên nhà trường có trình độ, ý thức chấp hành nội quy tương đối tốt và họ thường thích tự tìm những quyển sách phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ của mình để nghiên cứu; cán bộ thư viện có trình độ, có năng lực trong công tác, tâm huyết, có tinh thần trách nhiệm cao, năng lực, tích cực và luôn tìm tòi học hỏi những kinh nghiệm trong xây dựng và tổ chức hoạt động của thư viện; được các cấp quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là BGH Nhà trường tạo điều kiện tốt nhất để thư viện hoạt động. 3.3.2 Tổ chức quản lý 3.3.2.1 Đăng kí: *Đối với sách: Sách nhập vào thư viện cần được vào sổ đăng kí tổng quát, sổ đăng kí cá biệt và sổ đăng kí sách giáo khoa. Sách được chia làm hai loại như sau: - Sách nghiệp vụ, tham khảo, thiếu nhi được đăng kí vào sổ đăng kí cá biệt, được xử lý kĩ thuật theo các bước như sau: Đóng dấu (dấu được đống ở trang tên sách và trang số 17 trong phạm vi1/4 cuốn sách từ phía dưới lên sát gáy sách) - Phân loại - Dán nhãn - Vào sổ đăng kí cá biệt và sổ đăng kí này được lập riêng để thuận lợi cho việc tuyên truyền, giới thiệu sách, sắp xếp sách. ( mẫu chung dành cho thư viện) Nhưng khi vào sổ cần có một số chú ý sau: +Cột kiểm kê ở sổ đăng kí cá biệt ghi bằng bút chì. +Không được viết tắt tên tác giả, tên sách. +Trường hợp xuất sách ra khỏi thư viện, ở dòng đăng kí cuốn sách sẽ được gạch ngang bằng bút đỏ và được lập “Biên bản xuất sách khỏi kho thư viện”. + Ngoài hóa đơn chứng từ đối với sách được nhận vào thư viện được lập “ Biên bản nhập sách vào kho thư viện”. -Sách giáo khoa, được đăng kí vào mẫu sổ riêng gọi là sổ đăng kí sách giáo khoa dùng chung . Sau khi được đóng dấu, dán nhãn thì được đăng kí theo từng tên sách. Mỗi tên sách có cùng một năm xuất bản đăng kí vào một dòng, khác năm xuất bản, đăng kí vào dòng khác. Cách ghi như sau: Ví dụ: Tên sách Toán Lớp 4 tập 1 MẪU SỔ ĐĂNG KÍ SÁCH GIÁO KHOA Năm Số thứ tự Số chứng từ Năm xuất bản Tổng số bản Giá đơn vị Thành tiền Kiểm kê Ghi chú Ngày vào sổ 20.. 20.. 20.. Mất Còn Mất Còn Mất Còn 2015-2016 1-20 15/GK 2015 20 11300 226000 2016- 2017 21-40 30/GK 2016 10 11300 113000 * Đối với báo, tạp chí: Báo và tạp chí được đăng kí vào sổ đăng kí báo tạp chí. Khi báo tap chí đóng thành tập theo quý, tháng, năm thì sẽ đăng kí vào sổ đăng kí tổng quát và sổ đăng kí cá biệt theo đơn vị đóng bìa (nếu báo tạp chí không đóng thành tập thì không đăng kí vào sổ đăng kí cá biệt sách nghiệp vụ). Phiếu đăng kí báo Tên báo: Măng non Kí hiệu: Địa chỉ: Nước: CHXHCN Việt Nam Số bản:12 Tiếng: Việt Loại:báo ngày Ngày 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ghi chú Tháng 1 x x x x x x x x x x x x 2 x x x x x x x x x x x x x x 3 x x x x x 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Phiếu đăng kí tạp chí Tên tạp chí: Giáo dục tiểu học Ký hiệu: 05 Địa chỉL Ghi địa chỉ của tạp chí) Nước: CHXHCN Việt Nam Tiếng : Việt Kì hạn: 1 tháng Tháng Th1 Th2 Th3 Th4 Th5 Th6 Th7 Th8 Th9 Th10 Th11 Th12 Ghi chú Năm 2018 x x x x x x x x x x x 2019 x x x *Đối với thiết bị, đồ dùng dạy học: Ngoài việc đăng kí vào sổ tài sản của Thiết bị, cũng lập biên bản nhập kho, biên bản xuất kho thiết bị đồng dùng dạy học để dễ theo dõi, sắp xếp, báo cáo, bổ sung thiết bị đồ dạy học. 3.3.2.2 Công tác mược trả Công tác này cũng góp phần không nhỏ trong việc quản lí, theo dõi, tránh những thất thoát sách, báo, đồ dùng dạy học. Trước đây thư viện thường cho mượn sách theo đơn tập thể, cách làm này đơn giản, nhanh nhưng thường bị mất mát và hư hỏng nhiều, khó qui trách nhiệm. Những năm gần đây thư viện cho mượn SGK theo yêu cầu của từng học sinh, em nào muốn mượn thì trực tiếp viết đơn, trực tiếp mượn sách, trả sách nếu làm hư hỏng mất mát, thư viện trực tiếp yêu cầu bồi hoàn và phê bình học sinh đó. Cách làm này tuy có vất vả hơn cho cán bộ thư viện nhưng rất hiệu quả và giữ gìn sách sử dụng được lâu dài, tiết kiệm được kinh phí mua SGK cho gia đình học sinh, nhà trường và xã hội. Để đạt được kết quả tốt cần làm một số việc như sau: - Vào đầu năm học nhân viên thư viện làm thẻ mượn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. - Xây dựng Lịch mượn trả phù hợp. - Lập sổ theo dõi mượn trả sách báo riêng, sổ mượn trả đồ dùng dạy học riêng. Đối với sách, báo sổ này được chia làm 2 loại như sau: + Sổ dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. +Sổ dành cho học sinh. - Xây dựng nội quy Thư viện - Thiết bị, ra những chế tài đối với việc làm hư hỏng, mất sách, báo đồ dùng dạy học. Đồng thời cũng có những phần thưởng khích lệ cho những học sinh có ý thức bảo vệ tài sản chung. - Theo dõi lịch báo giảng của từng lớp để cho mượn đúng bài dạy tránh trường hợp mượn chồng chéo. - Phát huy hết tần suất hoạt động của tổ cộng tác viên Thư viện - Thiết bị 3.3.2.3. Bảo quản * Tại kho Thư viện- Thiết bị: -Kho sách thường xuyên được hút bụi, chống mối mọt, chống mốc, phòng hỏa, giá sách được kê đúng qui định chống độ ẩm ướt ảnh hưởng đến chất lượng sách. -Kết hợp tổ cộng tác viên xử lý sách, báo cũ, sửa chữa đồ dùng dạy học -Sử dụng phần mềm thư viện- thiết bị( nếu có) -Hàng tháng tiến hành kiểm tra và lập biên bản kiểm tra bảo quản và sử dụng sách báo đồ dùng dạy học. *Tại lớp học: - Đề nghị BGH nhà trường trang bị tủ đựng sách, báo, đồ dùng dạy học. - Xây dựng góc thư viện tại lớp được phân chia các thành viên trong lớp quản lý. 3.3.2.4 Kiểm kê, thanh lý Hàng năm cứ đến cuối năm học, Thư viện- Thiết bị làm kiểm kê báo cáo số lượng sách báo, tạp chí, trang thiết bị có trong thư viện cùng với việc kiểm kê tài sản cuối năm học của đơn vị. Đề xuất kế hoạch bổ sung vốn tài liệu và đề nghị số lượng sách hư hỏng, lạc hậu không còn giá trị sử dụng để thanh lý kịp thời ra khỏi thư viện- thiết bị (Có biên bản xuất kho ra khỏi thư viện và vào sổ đăng kí tổng quát). 3.4 Tính mới của giải pháp: - Phù hợp với thư viện có diện tích phòng nhỏ, phát huy tối đa sự luân chuyển và vòng quay của sách, báo, đồ dùng dạy học. - Báo được đăng kí thành từng tập vào sổ đăng kí cá biệt - Phát huy hết tần xuất hoạt động của Tổ cộng tác viên thư viện- Thiết bị - Hàng tháng lập biên bản kiểm tra bảo quản và sử dụng sách báo đồ dùng dạy học. - Xây dựng tinh thần đoàn kết và một khối thống nhất từ trên xuống dưới trong nhà trường. 3.5 Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện trong năm học qua thư viện hạn chế mất những hư hỏng sách, báo, đồ dùng dạy học, tỉ lệ mất mát hư hỏng của thư viện < 3-5%. Giúp giảm kinh phí mua sắm sách, báo, trang thiết bị dạy học. Kết quả thu được như sau: So sánh số lượng sách thiết bị qua 2 năm thực hiện: Năm học Tổng số sách đầu năm học Tổng số sách cuối năm học Tổng số ĐDDH đầu năm học Tổng số ĐDDH cuối năm học Ghi chú Học kì I năm 2018 - 2019 3650 35 12 bộ 12 bộ Số lượt bạn đọc đến thư viện và lần mượn ĐDDH: Năm học Tổng số GV Tổng số HS Số lượt bạn đọc đến thư viện/ mượn ĐDDH Ghi chú Giáo viên Học sinh Học kì I năm 2018 - 2019 28 295 1880 17700 3.6 Phạm vi áp dụng: Trường tiểu học Lê Lợi Thôn Tân Tiến xã Eana huyện Krông ana tỉnh ĐăkLăk 3.7 Phạm vi ảnh hưởng: Có thể áp dụng với các trường tiểu học trên toàn huyện III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận: Bài học được rút ra từ quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm của bản thân: - Khi thực hiện kế hoạch đề ra, phải đôn đốc, nhắc nhở và có kiểm tra, đánh giá. - Lịch đọc và mở cửa có quy định cụ thể, nề nếp duy trì tốt. - Giáo viên thư viện phải yêu quý học sinh, hết lòng với công việc của mình, biết phối hợp cùng tập thể thì mới có quyết tâm thực hiện tốt công việc. - Người giáo viên thư viện phải là người nhiệt tình, say mê với công tác sách. Biết phối hợp với nội dung sinh hoạt của nhà trường. - Công tác Thư viện - Thiết bị của nhà trường phải được BGH, hội đồng giáo dục quan tâm, cho các hoạt động của Thư viện – Thiết bị vào phong trào thi đua. - Hàng năm có bổ sung sách, báo, tạp chí, đồ dùng dạy học mới theo quý từng năm học, phải thường xuyên và liên tục. Đề tài đã góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Thư v
Tài liệu đính kèm: