Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Võ Thị Sáu

Trình Hiệu trưởng ký ban hành Quyết định kiểm tra và phê duyệt kế hoạch kiểm tra

Quyết định kiểm tra do người được Thủ trưởng đơn vị phân công soạn thảo. Ngoài những nội dung bắt buộc phải có của một Quyết định hành chính nói chung, Quyết định kiểm tra cần có những nội dung sau:

- Tên đối tượng kiểm tra;

- Phạm vi, nội dung kiểm tra;

- Thời gian tiến hành kiểm tra;

- Họ và tên, chức vụ thành viên tổ kiểm tra;

- Nhiệm vụ cơ bản thành viên tổ kiểm tra;

Quyết định kiểm tra cần gửi cho đối tượng kiểm tra ngay sau khi ký ban hành để đối tượng kiểm tra biết và có sự chuẩn bị ban đầu.

* Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra

Trên thực tế, khi gửi Quyết định kiểm tra, đơn vị thực hiện kiểm tra sẽ có gửi kèm Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, kế hoạch sẽ được gửi sau khi gửi Quyết định cho đối tượng kiểm tra. Thông thường thì việc thông báo, gửi Quyết định được tiến hành trước 07 – 10 ngày với ngày bắt đầu kiểm tra (kiểm tra theo kế hoạch).

Liên quan đến việc thông báo kế hoạch kiểm tra, hiện nay còn có hai quan điểm là phải thông báo kế hoạch kiểm tra và không phải thông báo kế hoạch kiểm tra (kiểm tra đột xuất).

Theo quan điểm của tôi, việc thông báo kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra biết và chuẩn bị là cần thiết. Việc này vừa đảm bảo tính công khai trong hoạt động kiểm tra, vừa đảm bảo đối tượng kiểm tra có điều kiện chuẩn bị, phối hợp tốt. Bên cạnh đó, việc thông báo kế hoạch kiểm tra không làm tâm lý căng thẳng cho đối tượng kiểm tra. Thực tế chứng minh là những trường hợp kiểm tra mà đối tượng có thời gian chuẩn bị, phối hợp thì việc kiểm tra sẽ đạt hiệu quả, chất lượng.

Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra cần có những nội dung chính sau đây:

- Thời gian, địa điểm tiến hành kiểm tra; Thời gian công bố Quyết định kiểm tra, thành phần tham dự buổi công bố Quyết định kiểm tra.

- Nội dung kiểm tra: Xác định chi tiết những nội dung kiểm tra được nêu trong Quyết định kiểm tra như phạm vi, thời kỳ sẽ tiến hành kiểm tra v.v.

 

doc 22 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 1345Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Công tác kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Võ Thị Sáu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh đã từng khẳng định: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo, thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười, gấp trăm lần”; “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của cá nhân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”.
2. Thực trạng về công tác kiểm tra nội bộ của trường tiểu học Võ Thị Sáu trong những năm gần đây
a. Thực trạng về công tác kiểm tra:
+ Kế hoạch kiểm tra nội bộ trường Tiểu học Võ Thị Sáu trong những năm gần đây (trước năm học 2017 – 2018) do Hiệu trưởng xây dựng gồm: Kế hoạch kiểm tra hàng tuần, tháng, học kỳ và năm học. Mặc dù đã cụ thể được các nội dung cần kiểm tra, thời điểm kiểm tra, đối tượng được kiểm tra, ... Tuy nhiên khi triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra thì lực lượng kiểm tra chủ yếu là Ban giám hiệu. Nội dung kiểm tra chủ yếu xoay quanh việc chấp hành quy chế chuyên môn, dự giờ, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra nề nếp các lớp, ... Vì vậy chất lượng kiểm tra chưa đạt hiệu quả cao, chưa phát huy được tác dụng của việc kiểm tra, chưa xử lý tốt những tồn tại sau kiểm tra. Phương pháp kiểm tra có lúc còn nặng về hình thức, còn mang tính đối phó hoặc biện pháp xử lý những cá nhân, đối tượng được kiểm tra vi phạm chưa triệt để dẫn đến mục tiêu của công tác kiểm tra chưa đạt yêu cầu.
Thống kê nội dung, số lượng, chất lượng và hình thức của công tác kiểm tra nội bộ năm học 2016 – 2017:
Stt
Nội dung kiểm tra
Số lần
Đánh giá
Hình thức KT
1
công tác tuyển sinh
01
TS trái tuyến chưa đủ hồ sơ quy định
Kiểm tra hồ sơ
2
Kiểm tra điều kiện CSVC, thiết bị dạy học.
02
CSVC chưa đảm bảo, thiết bị dạy học còn thiếu.
Kiểm tra trực tiếp
3
Dự giờ, thăm lớp (kiểm tra hoạt đông sư phạm NG)
6 giáo viên
- Tốt: 03 GV
- Khá: 03 GV
Dự giờ, kiểm tra hồ sơ, nề nếp lớp.
4
Kiểm tra chấm chữa bài
21 giáo viên
- Đạt: 12 
- Chưa đạt: 9
Kiểm tra vở học sinh.
5
Kiểm tra hồ sơ 
04 đợt
6
Kiểm tra công tác y tế HĐ
01
- Chưa đạt
Hố sơ lưu, các thiết bị, vật dụng, các bài tuyên truyền.
7
Kiểm tra nề nếp các lớp, sách vở, đdht của học sinh
14/14 lớp
- Phần lớn chưa đạt y/c.
Kiểm tra trực tiếp trên các lớp, HS
Trong năm học 2017 – 2018 đến thời điểm tháng 3/2018. Công tác kiểm tra nội bội của Trường TH Võ Thị Sáu được quan tâm hơn, đặc biệt là đầu năm học 2017 – 2018 phòng giáo dục và đào tạo đã tổ chức lớp tập huấn kỹ năng về công tác kiểm tra nội bộ cho cán bộ quản lý các trường học trực thuộc. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch kiểm tra mang tính khoa học hơn, các nhóm đối tượng được kiểm tra được xây dựng cụ thể hơn, tập trung hơn. Các hình thức kiểm tra phong phú hơn. Công tác lựa chọn được ngũ cộng tác viên được quan tâm hơn. Cách xử lý sau kiểm tra cương quyết hơn. Hồ sơ lưu sau kiểm tra khoa học hơn đảm bảo phục vụ tốt cho công tác quản lý nhiều năm.
b. Thực trạng về đối tượng được kiểm tra:
Trường Tiểu học Võ Thị Sáu là trường học được xếp hạng 2. Vì vậy, quy mô về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học là không lớn; đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ít:
b.1. Về Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh
+ Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: 27 người, trong đó:
- Cán bộ quản lý: 02 đồng chí
- Giáo viên: 21 đồng chí
- Nhân viên: 04 đồng chí
+ Về học sinh:
- Số lớp học: 14 lớp; 
- Học sinh: 248 em, bình quân 18 học sinh/lớp.
b.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
- Số phòng học: 14 phòng (phòng cấp 4, có 6 phòng xây vào năm 2008; các phòng còn lại xây trước năm 2000).
- Phòng làm việc, hỗ trợ dạy học: 09 phòng (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, phòng Hội đồng, phòng thư viện, phòng thiết bị và đồ dùng dạy học, phòng chờ lên lớp 02 phòng, phòng bảo vệ, nhà kho).
- Nhà vệ sinh học sinh: 02 nhà (riêng nam và nữ)
- Nhà vệ sinh giáo viên: 02 nhà (riêng nam và nữ).
- Nhà để xe: 01 nhà
b.3. Tài chính
- Nguồn tài chính của nhà trường chủ yếu là ngân sách cấp, các nguồn hỗ trợ từ địa phương, từ việc vận động xã hội hóa giáo dục hầu như là không có vì vậy công tác kê khai quyết toán, kiểm tra cũng thuận tiện.
- Các nguồn thu ngoài ngân sách:
+ Quỹ Hội cha mẹ học sinh;
+ Tiển bảo vệ và vệ sinh 2 điểm trường.
b.4. Các tổ chuyên môn, tổ chức trong nhà trường
- Tổ chuyên môn: 03 tổ
- Y tế
- Thư viện
- Văn thư
- Tài vụ
b.5. Các hoạt động của nhà trường
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Thứ nhất: Xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch theo tháng, kỳ, năm có cả kế hoạch kiểm tra đột xuất giáo viên.
Thứ hai: Xây dựng lực lượng cộng tác viên cơ sở đảm bảo số lượng và chất lượng.
Thứ ba: Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác thanh kiểm tra cho đội ngũ cộng tác viên.
Thứ tư (nhiệm vụ trọng tâm): Tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả sau quá trình kiểm tra.
b. Nội dung và cách thực hiện các giải pháp
b.1. Xây dựng và triển khai kế hoạch kiểm tra
Xây dựng kế hoạch kiểu tra theo năm, tháng, tuần. Kế hoạch kiểm tra phải cụ thể không dàn trải, ưu tiên kiểm tra những nội dung trọng tâm (đặc biệt là các nội dung còn nhiều hạn chế, yếu kém của đơn vị). Đối với trường Tiểu học Võ Thị Sáu hiện nay cần tập trung vào những nội dung kiểm tra sau: Kiểm tra về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học; kiểm tra nghiệp vụ chuyên môn của đội ngũ
Giáo viên, nhân viên; kiểm tra chất lượng học sinh các khối, lớp; hoạt động của các tổ chức đoàn thể thuộc quản lý của nhà trường. Công tác tự kiểm tra của Ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể về việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chính của Đảng, nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cấp các ngành liên quan đến nhiệm vụ của năm học.
Kế hoạch phải được thông qua Ban kiểm tra nội bộ để các công tác viên xây xựng và góp ý kiến về nội dung, phương pháp, hình thức tiến hành kiểm tra, các biện pháp, giải pháp khi tiến hành kiểm tra và xử lý sau kiểm tra.
Kế hoạch kiểm tra được thông qua tập thể Hội đồng sư phạm của nhà trường để mọi thành viên trong nhà trường đều được biết và được công khai trên trên các hệ thống thông tin của nhà trường (webste, bảng niêm yết công khai, ...)
Những nội dung không tiến hành kiểm tra theo kế hoạch đã xây dựng (ví một lý do nào đó cần phải điều chỉnh) thì trưởng Ban kiểm tra nội bộ phải có trách nhiệm thông báo đến đối tượng được kiểm tra trong cuộc họp Hội đồng của nhà trường đầu mỗi tháng.
Những trường hợp kiểm tra đột xuất (kiểm tra ngoài kế hoạch) thì trưởng Ban kiểm tra nội bộ cũng phải họp hoặc thông báo đến các thành viên trong Ban kiểm tra được biết để bàn bạc, phân công và tiến hành kiểm tra đạt kết quả cao hơn. Trường hợp kiểm tra đột xuất (kiểm tra ngoài kế hoạch) thì trưởng Ban kiểm tra hoặc thành viên được Ban kiểm tra nội bộ phân công kiểm tra có thể thông báo (nếu là nội dung cần phải chuẩn bị trước) hoặc không thông báo đến đối tượng kiểm tra được biết trước.
b.2. Xây dựng lực lượng cộng tác viên cơ sở đảm bảo số lượng và chất lượng.
Xây dựng lực lượng đội ngũ công tác viên kiểm tra phải đảm báo cơ cấu và số lượng, nhiều thành phần, đảm bảo tính khoa học, tính dân chủ là một yêu cầu để thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. 
- Yêu cầu của việc xây dựng lực lượng kiểm tra là: 
Về số lượng cộng tác viên gồm từ 9 đến 11 đồng chí.
Về cơ cấu Ban kiểm tra nội bộ và đội ngũ cộng tác viên: Ban giám hiệu, tổ trưởng (hoặc tổ phó các tổ chuyên môn), trưởng (hoặc phó) các đoàn thể, một số giáo viên, nhân viên có nghiệp vụ chuyên môn.
Hiệu trưởng quyết định thành lập ban kiểm tra, trưởng ban kiểm tra phải là hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng. 
Thành viên ban kiểm tra phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực công minh và khách quan. 
Am hiểu về pháp luật và có trình độ, năng lực chuyên môn phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Có thời gian công tác trong ngành từ năm năm trở nên (trừ những trường hợp đặc biệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ).
Đạt chuẩn về đào tạo theo quy định của luật giáo dục (ưu tiên những trường hợp trên chuẩn) được đánh giá, xếp loại hàng năm từ khá trở lên theo chuẩn nghề (đối với giáo viên). Được xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (đối với các trường hợp không phải là giáo viên).
Các thành viên trong ban kiểm tra được phân công cụ thể phần việc được giao, xác định rõ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên.
b.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra nội bộ trường học cho đội ngũ công tác viên.
Ngay từ đầu năm học, sau khi xây dựng kế hoạch kiểm tra, ra Quyết định thành lập Ban kiểm tra nội bộ. Hiệu trưởng nhà trường xây dựng chương trình bối dưỡng cho đội ngũ công tác viên, bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Hiểu được khái niệm, ý nghĩa, mục đích, nguyên tắc và tầm quan trọng của công tác kiểm tra nội bộ trường học;
- Nắm được nội dung của các văn bản, hướng dẫn công tác thanh kiểm tra của các cấp liên quan ban hành (trưởng ban cung cấp);
- Nắm được quy trình tiến hành của một đợt kiểm tra;
- Các kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo;
- Ký năng tư vấn đối với đối tượng được kiểm tra;
- Kỹ năng soạn thảo và hoàn thành các văn bản sau mỗi đợt kiểm tra, ...
b.4. Tiến hành kiểm tra và xử lý kết quả sau quá trình kiểm tra.
- Quy trình thực hiện việc kiểm tra
Để việc kiểm tra được thực hiện có hiệu quả, chính xác, đảm bảo được mục tiêu, ý nghĩa, khi thực hiện cần phải nghiên cứu, xem xét và thực hiện các bước theo một kế hoạch đã được xây dựng công phu, chi tiết. Để tiến hành một cuộc kiểm tra, chúng ta nên thực hiện theo quy trình sau đây:
* Lập kế hoạch
Đây là bước quan trọng, quyết định sự thành công hay thất bại của cuộc kiểm tra. Công tác lập kế hoạch luôn cần thiết cho cả hoạt động kiểm tra theo kế hoạch hay kiểm tra đột xuất. Nó giúp chúng ta trả lời các câu hỏi: kiểm tra ai; kiểm tra nội dung gì; phạm vi, thời kỳ của cuộc kiểm tra; Thời hạn tiến hành kiểm tra; nhân lực của đoàn (tổ) kiểm tra; cách thức kiểm tra; dự liệu những tình huống phát sinh trong kiểm tra v.v. Để xây dựng được một kế hoạch kiểm tra chất lượng, cần xem xét theo các bước sau:
Bước 1: Nhận diện nhiệm vụ
Trong hoạt động quản lý nhà nước, ngoài việc thực hiện công việc kiểm tra theo kế hoạch, định kỳ, chúng ta cũng cần phải thực hiện những cuộc kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của quản lý nhà nước của cấp trên hoặc để phục vụ những mục đích khác như xử lý tố cáo nặc danh, phản ánh kiến nghị của cá nhân, tổ chức v.v. Nhận diện được nhiệm vụ, chúng ta sẽ xây dựng được một kế hoạch kiểm tra chi tiết, hiệu quả.
Tóm lại, bước nhận diện nhiệm vụ là cơ sở để chuẩn bị thực hiện cuộc kiểm tra. Bước này thường thực hiện trong trường hợp phải tiến hành kiểm tra đột xuất. Tuy nhiên, đối với cuộc kiểm tra theo kế hoạch, bước này cũng rất quan trọng, nó giúp cho người xây dựng kế hoạch có những định hình ban đầu về đối tượng kiểm tra, mục tiêu, tính cần thiết của việc kiểm tra. Từ đó, tham mưu cho Thủ trưởng quyết định, phê duyệt quy trình thực hiện kiểm tra.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra
Kế hoạch kiểm tra có vai trò to lớn quyết định thành bại của việc kiểm tra, do vậy, một trong những yếu tố quyết định chất lượng, hiệu quả của kiểm tra là chúng ta phải xây dựng được một kế hoạch kiểm tra cụ thể, chi tiết, đảm bảo hợp pháp, hợp lý. Thông thường, kế hoạch kiểm tra có những nội dung sau:
- Xác định cơ sở pháp lý của việc kiểm tra:
Xác định thẩm quyền người ban hành Quyết định (phải là Hiệu trưởng hoặc phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền).
- Xác định phạm vi của cuộc kiểm tra:
Xác định kiểm tra đối với một hay nhiều lĩnh vực hoạt động hoặc là kiểm tra toàn diện đối với đối tượng được kiểm tra. Nhiều trường hợp, mặc dù chỉ xác định một lĩnh vực hoạt động, nhưng nếu các lĩnh vực hoạt động khác có thể có sự quan hệ mật thiết với nhau. Do vậy, trong trường hợp người kiểm tra xác định thực hiện kiểm tra một lĩnh vực hoạt động của đối tượng nhưng vẫn phải xem xét, tiến hành kiểm tra một số lĩnh vực khác liên quan đến trọng tâm kiểm tra.
Việc xác định phạm vi kiểm tra được tiến hành song song với việc xác định nhân lực tham gia Đoàn (tổ) kiểm tra (số lượng, năng lực), cách thức kiểm tra để việc kiểm tra tiến hành hiệu quả, đồng bộ. 
- Xác định cách thức kiểm tra
Cách thức kiểm tra nói chung là yêu cầu đối tượng kiểm tra xây dựng báo cáo theo kế hoạch của tổ kiểm tra. Tiếp theo là kiểm tra trực tiếp đối tượng được kiểm tra (xem xét hồ sơ, tài liệu liên quan, dự giờ, ...); xác minh tại những cá nhân, tổ chức có liên quan; yêu cầu làm rõ, giải trình những nội dung chưa rõ ràng, có mâu thuẫn v.v.
- Xác định thành phần tổ kiểm tra
Lựa chọn những người có điều kiện, tiêu chuẩn, năng lực, kinh nghiệm để là thành viên tổ kiểm tra. Việc lựa chọn này phải đảm bảo yếu tố khách quan, đôi khi là “tế nhị”.
Việc lựa chọn tổ trưởng của tổ kiểm tra rất quan trọng vì người này là người quyết định việc kiểm tra trực tiếp tại đơn vị và cũng là “bộ mặt” của tổ kiểm tra. Thông thường, người được chọn là tổ trưởng kiểm tra thường là lãnh đạo của nhà trường.
Lựa chọn thành viên tổ kiểm tra cũng cần phải đánh giá năng lực, đạo đức, chuyên môn, kinh nghiệm của người được lựa chọn. Thông thường, người lựa chọn là những người có kinh nghiệm, am hiểu chuyên môn về nội dung, lĩnh vực kiểm tra. Thành viên kiểm tra không cần đông nhưng phải cần “tinh”, tránh trường hợp một tổ rất đông thành viên nhưng những người thật sự nắm bắt, xử lý được vấn đề lại rất ít. 
- Xác định thời gian tiến hành kiểm tra
Việc xác định thời gian tiến hành kiểm tra phải dựa trên một số yếu tố nội tại như: số lượng thành viên tổ kiểm tra, phạm vi kiểm tra để xác định, tính toán thời gian thực hiện kiểm tra. Thời gian một cuôc kiểm tra nội bộ trong nhà trường thông thường diễn ra trong thời gian một buổi – một ngày, tùy theo theo từng yêu cầu, phạm vi, nội dung của cuộc kiểm tra.
Ngoài ra, cần lưu ý một số yếu tố khác như đặc thù hoạt động, hoàn cảnh của đối tượng kiểm tra v.v. để xác định thời điểm tiến hành kiểm tra phù hợp.
- Xác định điều kiện cơ sở vật chất đảm bảo cho việc kiểm tra (nếu có)
Cơ sở vật chất đảm bảo cho việc kiểm tra là kinh phí cho hoạt động kiểm tra, trang bị phương tiện cho việc kiểm tra, ... 
* Trình Hiệu trưởng ký ban hành Quyết định kiểm tra và phê duyệt kế hoạch kiểm tra
Quyết định kiểm tra do người được Thủ trưởng đơn vị phân công soạn thảo. Ngoài những nội dung bắt buộc phải có của một Quyết định hành chính nói chung, Quyết định kiểm tra cần có những nội dung sau:
- Tên đối tượng kiểm tra;
- Phạm vi, nội dung kiểm tra;
- Thời gian tiến hành kiểm tra;
- Họ và tên, chức vụ thành viên tổ kiểm tra;
- Nhiệm vụ cơ bản thành viên tổ kiểm tra;
Quyết định kiểm tra cần gửi cho đối tượng kiểm tra ngay sau khi ký ban hành để đối tượng kiểm tra biết và có sự chuẩn bị ban đầu.
* Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra
Trên thực tế, khi gửi Quyết định kiểm tra, đơn vị thực hiện kiểm tra sẽ có gửi kèm Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra. Tuy nhiên, cũng có trường hợp, kế hoạch sẽ được gửi sau khi gửi Quyết định cho đối tượng kiểm tra. Thông thường thì việc thông báo, gửi Quyết định được tiến hành trước 07 – 10 ngày với ngày bắt đầu kiểm tra (kiểm tra theo kế hoạch).
Liên quan đến việc thông báo kế hoạch kiểm tra, hiện nay còn có hai quan điểm là phải thông báo kế hoạch kiểm tra và không phải thông báo kế hoạch kiểm tra (kiểm tra đột xuất).
Theo quan điểm của tôi, việc thông báo kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra biết và chuẩn bị là cần thiết. Việc này vừa đảm bảo tính công khai trong hoạt động kiểm tra, vừa đảm bảo đối tượng kiểm tra có điều kiện chuẩn bị, phối hợp tốt. Bên cạnh đó, việc thông báo kế hoạch kiểm tra không làm tâm lý căng thẳng cho đối tượng kiểm tra. Thực tế chứng minh là những trường hợp kiểm tra mà đối tượng có thời gian chuẩn bị, phối hợp thì việc kiểm tra sẽ đạt hiệu quả, chất lượng.
Thông báo kế hoạch kiểm tra cho đối tượng kiểm tra cần có những nội dung chính sau đây:
- Thời gian, địa điểm tiến hành kiểm tra; Thời gian công bố Quyết định kiểm tra, thành phần tham dự buổi công bố Quyết định kiểm tra.
- Nội dung kiểm tra: Xác định chi tiết những nội dung kiểm tra được nêu trong Quyết định kiểm tra như phạm vi, thời kỳ sẽ tiến hành kiểm tra v.v.
* Tổ chức họp tổ kiểm tra
Tổ trưởng kiểm tra cần tiến hành họp tổ kiểm tra trước khi thực hiện việc kiểm tra tại đơn vị đối tượng kiểm tra. Nội dung họp là phân công nhiệm vụ cụ thể, chi tiết cho từng thành viên của tổ kiểm tra. Thông thường, ngoài những nhiệm vụ chuyên môn cụ thể được Tổ trưởng phân công theo năng lực chuyên môn, kinh nghiệm của từng thành viên.
* Thực hiện kiểm tra
Thực hiện việc công bố Quyết định kiểm tra
Đây là việc làm bắt buộc đối với tổ kiểm tra để bắt đầu thực hiện việc kiểm tra. Các công việc thường tiến hành tại buổi công bố là: Tổ trưởng công bố Quyết định kiểm tra, thông báo Kế hoạch kiểm tra, những yêu cầu đối với đối tượng kiểm tra, giải thích quyền, nghĩa vụ của tổ kiểm tra, của đối tượng kiểm tra; Đối tượng kiểm tra trình bày Báo cáo đã được chuẩn bị trước (Nếu tổ kiểm tra yêu cầu trước). 
Tiến hành thu thập, xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu
Đây là bước quan trọng trong quá trình kiểm tra, đòi hỏi người thực hiện kiểm tra phải có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá.
- Nhận bàn giao hồ sơ, tài liệu
Về nguyên tắc, hồ sơ, tài liệu cần xem xét đã được tổ kiểm tra yêu cầu từ trước tại thông báo kế hoạch kiểm tra. Việc giao nhận hồ sơ, tài liệu cần tiến hành chặt chẽ, chính xác nhưng cũng phải đảm bảo khẩn trương, không làm mất thời gian của cuộc kiểm tra. Việc bàn giao hồ sơ giữa đối tượng được kiểm tra cho đại diện đoàn kiểm tra phải được các thành viên chứng giám và phải ghi chép vào biên bản.
- Thực hiện việc xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu
Hồ sơ, tài liệu trong các lĩnh vực luôn thể hiện một quá trình triển khai, thực hiện một nội dung cụ thể. Việc xem xét, đánh giá hồ sơ phải được tiến hành tỷ mỷ, cẩn trọng. Việc xem xét các nội dung trong hồ sơ cần được người kiểm tra ghi chép cụ thể, chi tiết từng tình tiết nội dung (có thể lập Phiếu kiểm tra hồ sơ, ghi chép vào sổ tay v.v.) để sau khi xem xét sẽ tổng hợp, đánh giá.
Việc đánh giá hồ sơ, tài liệu cần thực hiện trên từng cấp độ đánh giá nhưng phải đảm bảo tính toàn diện. Hồ sơ tài liệu được đánh giá về hình thức (tuân thủ về qui định, quy chế, trình tự xây dựng hồ sơ, v.v.).
Việc xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu trong công tác kiểm tra đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm, kỹ năng nhất định và đặc biệt là phải khách quan, không suy diễn, áp đặt.
- Thực hiện việc xác minh
Trong quá trình xem xét, đánh giá hồ sơ, tài liệu, nếu có những nội dung chưa rõ ràng, tổ kiểm tra có thể tiến hành xác minh lại. Việc xác minh cần đảm bảo nguyên tắc chính xác, khách quan, tuyệt đối tôn trọng sự thật và cụ thể, rõ ràng.
Khi làm việc với cá nhân, tổ chức có liên quan cần xác minh, Tổ kiểm tra cần có thông báo về trách nhiệm của mình trong việc kiểm tra (có thể gửi Quyết định kiểm tra cho cá nhân, tổ chức cần làm việc) và đề nghị phối hợp cung cấp. Việc cung cấp có thể thực hiện bằng hình thức lập Biên bản làm việc trực tiếp hoặc có thể bằng công văn hành chính.
- Làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra, yêu cầu giải trình, làm rõ những nội dung kiểm tra.
Trên cơ sở xem xét hồ sơ, tài liệu và kết quả xác minh (nếu có), tổ kiểm tra tiến hành làm việc trực tiếp với đối tượng kiểm tra. Nội dung làm việc đi sâu vào những nội dung kiểm tra có sai phạm, cần phải làm rõ để đối tượng kiểm tra có ý kiến giải thích, trình bày. Nội dung cuộc làm việc phải được lập thành biên bản, ghi rõ ý kiến của các bên.
Trong trường hợp đối tượng kiểm tra chưa thể trả lời ngay được những nội dung tổ kiểm tra nêu ra, tổ kiểm tra cần cho đối tượng thời hạn trả lời (nằm trong thời hạn kiểm tra). Việc ấn định thời hạn cũng phải lập Biên bản và có cam kết của đối tượng kiểm tra.
* Kết thúc kiểm tra
Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra
- Các thành viên trong tổ kiểm tra xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra của mình trên cơ sở nhiệm vụ được phân công và chuyển về cho thành viên được phân công nhiệm vụ tổng hợp, xây dựng Dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra của tổ kiểm tra.
Báo cáo kết quả kiểm tra

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_cong_tac_kiem_tra_noi_bo_truong_tieu_h.doc