SKKN Một số kinh nghiệm, phương pháp trong công tác chủ nhiệm để giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập trong nhà trường

SKKN Một số kinh nghiệm, phương pháp trong công tác chủ nhiệm để giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập trong nhà trường

Chú trọng rèn luyện kĩ năng sống

Trẻ khuyết tật từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khó khăn. Do trẻ có những đặc điểm tâm sinh lí không thuận lợi, quá trình nhận thức bị suy giảm làm cho trẻ khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức cơ bản và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Để giúp em hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, chúng ta cần dạy và rèn luyện một số kĩ năng đơn giản phù hợp với nhu cầu của bản thân các em:

- Rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc bản thân: Học sinh khuyết tật khi học những kĩ năng tự phục vụ bản thân gặp nhiều khó khăn. Cho nên dạy các em các kĩ năng này cần:

+ Hướng dẫn từng thao tác nhỏ trong mỗi hoạt động.

+ Cho em nhìn, quan sát rồi mới thực hiện.

+ Thực hiện nhiều lần để em nhớ.

+ Trong quá trình em thực hiện phải chú ý theo dõi và trợ giúp khi cần thiết. Nếu em chưa thực hiện được phải hướng dẫn lại rất cụ thể theo từng bước từ đơn giản đến phức tạp.

- Giao tiếp là hoạt động trao đổi các thông tin giữa người này với người

khác hoặc giữa một người với nhiều người. Trẻ em khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp: các em không hẳn không hiểu hết lời nói, khi truyền đạt thì nói không rõ hoặc nói không hết ý của mình, rụt rè trong giao tiếp.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4100Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm, phương pháp trong công tác chủ nhiệm để giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nêu chúng ta đều có thể nhận thấy rằng Đảng, Nhà nước luôn dành sự quan tâm đặc biệt đến đối tượng trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, luôn tạo mọi điều kiện thuân lợi nhất để các em có có hội hòa nhập với cộng đồng. Trong đó, công tác giáo dục hòa nhập được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định là hướng đi chủ yếu nhằm đảm bảo sự bình đẳng, công bằng cho trẻ khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt đào tạo và bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ năng, phương pháp trong giáo dục hòa nhập là một yêu cầu cấp thiết của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Việc giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập là một chủ trương đúng đắn của
Đảng, Nhà nước ta, thể hiện sự quan tâm đúng mức đến Quyền trẻ em, thể hiện giàu tính nhân văn và thực sự có ý nghĩa đối với trẻ khuyết tật trong toàn xã hội. Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật ngày càng được Đảng, Nhà nước quan tâm sâu sắc, coi đây như một nhiệm vụ chính trị phải hoàn thành trong thời kì đổi mới và hội nhập được xác định là một trong những mục tiêu quan trọng của nền giáo dục nước ta hiện nay. 
Mỗi năm học đều có các văn bản chỉ đạo cụ thể của các cấp các ngành về công tác giáo dục trẻ khuyết tật học hòa nhập. Trong đó, sở GD&ĐT phối hợp với Trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật của tỉnh tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ, giáo viên cốt cán của các trường , để góp phần giúp các nhà trường và giáo viên làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, lựa chọn hình thức giáo dục cơ bản đáp ứng với nhu cầu giáo dục của trẻ khuyết tật ở nước ta.
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Việc quan tâm đối với con em mình của cha mẹ em Phạm Thi Phước còn hạn chế, hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó khăn, cha mẹ em kiếm sống bằng việc canh tác hơn hai sào lúa nước những khi rảnh rỗi lại việc đi làm thuê những công việc mang tính thời vụ ở ngoài thị trấn Buôn Trấp nên có tâm lý chung phó mặc cho số phận, cho nhà trường và thậm chí có suy nghĩ con học đến đâu thì hay đến đó, nếu không học được cho nghỉ ở nhà cùng đi làm thuê kiếm tiền với cha mẹ. Thậm chí nếu thầy cô có gặp gỡ trao đổi còn tỏ thái độ buông xuôi, không hợp tác, thiếu trách nhiệm.
- Em Phạm Thi Phước có hình thức bên ngoài bình thường nhưng do chậm phát triển trí não nên đọc còn chậm và đánh vần từng chữ, tính toán còn chậm, viết càng chậm. Đi học lại không chuyên cần, thích thì đi học, không thích thì nghỉ nên giáo viên chủ nhiệm rất vất vả, chất lượng học tập của em rất thấp.
- Đa số giáo viên chủ nhiệm trong nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật. 
- Hiệu quả công tác giáo hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở một số giáo viên bộ môn chưa cao, công tác phối kết hợp với các tổ chức trong và ngoài nhà trường chưa chặt chẽ, chưa năng động.
- Đảng và Nhà nước, các cấp ngành chưa có chính sách ưu đãi cụ thể cho giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hòa nhập.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
3.1. Mục tiêu của giải pháp
Giúp giáo viên chủ nhiệm có thêm kinh nghiệm để làm tốt công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong nhà trường. Góp phần nâng cao chất lượng giáo giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, đạt được mục tiêu giáo dục và hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị nhà trường đặt ra trong năm học.
Giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập có thêm niềm vui, sự hứng khởi khi đến lớp, đến trường để cảm nhận được tình yêu thương chia sẻ của cả gia đình, thầy cô, bạn bè và cả cộng đồng phần nào giảm bớt thiệt thòi mà các em đang phải gánh chịu.
Góp phần tác động đến đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và xã hội có sự quan tâm hơn nữa trong công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật,... 
 	Từ mục tiêu trên tôi nghiên cứu, đúc kết rút kinh nghiệm giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập trong trường THCS qua những giải pháp, biện pháp cụ thể sau đây: 
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp
Nhà trường cần thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về giáo dục hòa nhập học sinh khuyết tật theo phương thức bồi dưỡng tại chỗ; căn cứ vào khả năng, nhu cầu của học sinh khuyết tật đã được xác định trong sổ kế hoạch giáo dục cá nhân và kế hoạch giáo dục chung, điều chỉnh nội dung chương trình các môn học, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục phù hợp đối với từng học sinh khuyết tật học hòa nhập trên tinh thần động viên, khích lệ và ghi nhận sự tiến bộ của các em; đầu tư thiết bị dạy học, tạo môi trường và điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi cho học sinh khuyết tật học hòa nhập; là đầu mối để tập hợp các nguồn lực cộng đồng hỗ trợ giáo viên, học sinh khuyết tật học tập có hiệu quả; tổ chức tiếp nhận học sinh khuyết tật từ Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật ra học hòa nhập và tiếp nhận học sinh khuyết tật lên các cấp học trên (nếu có).
Giáo viên hòa nhập ở lớp là người trực tiếp làm việc hàng ngày với học sinh khuyết tật nên có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động học tập, tham gia các hoạt động phong trào của học sinh khuyết tật. Đặc biệt, nếu chúng ta muốn có kết quả tốt hơn thì cần phải tìm hiểu cụ thể về đối tượng học sinh, chủ động kiểm tra sự đáp ứng của học sinh đối với các quy trình và chương trình giáo dục cho trẻ khuyết tật để xây dựng phương pháp giáo dục phù hợp nhất. Dưới đây là một số nội dung mà bản thân tôi cho rằng thực sự cần thiết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục để giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập trong nhà trường.
	Bước 1. Xác định đối tượng, thực hiện việc đánh giá cho mục đích phân loại học sinh
Ngay từ đầu năm, giáo viên chủ nhiệm xác định đối tượng khuyết tật học hòa nhập trong lớp mình phụ trách. Đó là dạng khuyết tật gì? Mức độ khuyết tật ra sao? Hoàn cảnh của gia đình em đó như thế nào? Những mặt nào còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn?
Bước 2. Lập kế hoạch cụ thể
Sau khi đã xác định được đối tượng trẻ khuyết tật học hòa nhập, tôi lập kế hoạch cụ thể. Thiết kế chương trình cho học sinh dựa trên khả năng, mức độ thực hiện nhiệm vụ học tập và những khó khăn đặc thù của mỗi học sinh, xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho từng học sinh. Sau mỗi tháng đều có đánh giá, theo dõi và có biện pháp điều chỉnh bổ sung. Cụ thể cần lưu ý các nội dung sau:
Thời gian thực hiện: Cần chỉ rõ ngày bắt đầu thực hiện và thời hạn hoàn thành hoạt động. Thông thường, trẻ khuyết tật cần nhiều thời gian hơn để có thể lĩnh hội được nhiều hoạt động khác nhau. Điều này liên quan đến việc phân bổ lượng thời gian để thực hiện một nội dung hoạt động nhằm đạt đến mục đích giáo dục đã xác định sao cho phù hợp, mang tính khả thi và kích thích hứng thú cả giáo viên và trẻ. Cần tránh biểu hiện nôn nóng hay quá kì vọng vào sự tiến bộ của trẻ.
          Nội dung hoạt động: Là những hoạt động mà người giáo viên dự tính sẽ tiến hành tổ chức để trẻ tham gia và nhằm giúp trẻ đạt mục tiêu. Các hoạt động cần được thiết kế và thực hiện theo trình tự các bước và điều này liên quan đến kĩ năng chia nhỏ nhiệm vụ, nội dung thành các bước càng nhỏ càng tốt đối với trẻ khuyết tật. Tuy nhiên, một kĩ năng quan trọng khác là kĩ năng xây dựng các bước chuyển tiếp bao gồm việc củng cố kiến thức, kĩ năng đã đạt được, hình thành kiến thức, kĩ năng mới và chuẩn bị cho bước phát triển tiếp theo.
          Biện pháp thực hiện và phương tiện liên quan: là những cách thức, điều kiện để thực hiện hoạt động đó diễn ra và đạt kết quả. Những điều kiện, phương tiện đảm bảo thực hiện kế hoạch giáo dục cá nhân bao gồm các dịch vụ đặc biệt cho đối tượng trẻ khuyết tật khác nhau (máy trợ thính, chữ nổi Braille, đồ dùng học tập phù hợp với trẻ khó khăn về vận động), các hoạt động tập thể đảm bảo cho trẻ khuyết tật được tham gia, các môi trường phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ
          Người thực hiện: Là những người giúp trẻ thực hiện các hoạt động. Bản kế hoạch cần chỉ rõ người chịu trách nhiệm chính, người hỗ trợ, thời gian và công việc cụ thể của từng thành viên.
          Kết quả mong đợi: Cần chỉ ra yêu cầu mức độ đạt được. Đối với mỗi mục tiêu, cần chỉ rõ những tiêu chí và cách thức đánh giá. Cần lưu ý khi tiến hành đánh giá phải xác định rõ mục đích đánh giá là nhằm xác định bước phát triển tiếp theo cụ thể của trẻ để từ đó có những biện pháp can thiệp giáo dục kịp thời đáp ứng nhu cầu của trẻ.
- Lập hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của học sinh:
Bước 3. Xây dựng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Trong quá trình bản thân trực tiếp chủ nhiệm và giảng dạy bộ môn Mĩ thuật, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về dạy học cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Cụ thể như sau: 
- Để giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập với lớp mình, trước hết giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, cá tính, khả năng, nhu cầu của em khuyết tật ở lớp mình. Từ đó, bố trí cho những em học sinh khác trong lớp cùng phối hợp, giúp đỡ bạn đặc biệt không vì các em là trẻ khuyết tật mà chúng ta có tâm lý lơ là, thiếu quan tâm mà chúng ta có thể giao em những công việc thật cụ thể, chi tiết trong khả năng của các em.
- Xây dựng mối quan hệ tốt với em. Không định kiến khi em có hành vi bất thường. Yêu thương, quan tâm, chăm sóc em thường xuyên, để em không cảm thấy bị bỏ rơi và em cảm thấy tự tin hơn. 
- Tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đối tượng khuyết tật của học sinh lớp mình.
Ví dụ: 
Đối với em Phạm Thi Phước chậm phát triển trí tuệ thì trong giảng dạy bộ môn giáo viên phải vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo các phương pháp nhằm giúp trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ. Sử dụng tốt tranh ảnh, mô hình, hình vẽ cũng như các hoạt động vui chơi giúp trẻ nắm và nhớ kiến thức. Sau khi hướng dẫn chung cho học sinh cả lớp, tôi thường dành một vài phút để kiểm tra, nhắc nhở để giúp em củng cố kiến thức thường xuyên, liên tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần những kiến thức đã học để em khắc sâu hơn. Thường thì tôi hay kiểm tra lại kiến thức bằng những câu đố vui hoặc mô hình trực quan mang tính nhẹ nhàng vừa học vừa chơi. Tránh những yêu cầu quá mức gây căng thẳng, ức chế thần kinh cho em. Trường hợp thấy các em căng thẳng trong giờ học thì hỏi một câu hỏi mở (hoặc câu hỏi vui) để em thoải mái hơn.  
-  Điều chỉnh nội dung chương trình, thời gian giữa học và nghỉ ngơi thư giãn phù hợp với khả năng của em. 
- Tạo môi trường thuận lợi để em có thể tham gia dễ dàng. Khuyến khích em tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích.
- Phần lớn học sinh không thích những hình phạt đặc biệt là hình phạt liên quan đến xức phạm thân thể. Vậy nên, đối với học sinh khuyết tật chúng ta lại càng cần hạn chế điều này.
Bước 4. Chú trọng rèn luyện kĩ năng sống
Trẻ khuyết tật từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khó khăn. Do trẻ có những đặc điểm tâm sinh lí không thuận lợi, quá trình nhận thức bị suy giảm làm cho trẻ khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức cơ bản và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Để giúp em hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng, chúng ta cần dạy và rèn luyện một số kĩ năng đơn giản phù hợp với nhu cầu của bản thân các em:
- Rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc bản thân: Học sinh khuyết tật khi học những kĩ năng tự phục vụ bản thân gặp nhiều khó khăn. Cho nên dạy các em các kĩ năng này cần: 
+ Hướng dẫn từng thao tác nhỏ trong mỗi hoạt động.
+ Cho em nhìn, quan sát rồi mới thực hiện.
+ Thực hiện nhiều lần để em nhớ.
+ Trong quá trình em thực hiện phải chú ý theo dõi và trợ giúp khi cần thiết. Nếu em chưa thực hiện được phải hướng dẫn lại rất cụ thể theo từng bước từ đơn giản đến phức tạp.
- Giao tiếp là hoạt động trao đổi các thông tin giữa người này với người
khác hoặc giữa một người với nhiều người. Trẻ em khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp: các em không hẳn không hiểu hết lời nói, khi truyền đạt thì nói không rõ hoặc nói không hết ý của mình, rụt rè trong giao tiếp.
Vì vậy, cần rèn luyện cho em những kĩ năng trong giao tiếp:
+ Kĩ năng lắng nghe
+ Kĩ năng nghe hiểu
+ Kĩ năng biểu đạt
Để giao tiếp đạt kết quả cao cần chú ý: Cần tôn trọng nhu cầu của em; động viên khích lệ và khen ngợi em; chăm chú lắng nghe khi chuyện trò với em; lựa chọn cách nói hợp với đặc điểm của em; kết hợp giữa lời nói và cử chỉ điệu bộ để tạo ra sự hấp dẫn;  luôn vui vẻ hòa nhã trong giao tiếp để tạo tâm thế thoải mái cho em một cách tự nhiên.
Cụ thể đối với em Phước, em chỉ có thể nói, viết những từ đơn âm, từ ngắn em gặp rất nhiều khó khăn đối với những từ đa âm, từ dài, câu dài. Thậm chí, em còn gặp khó khăn trong việc ghi nhớ tên bạn bè cũng như thầy cô bộ môn trong lớp, cho nên trong quá trình giáo dục, tôi thường dành thêm thời gian vào các tiết sinh hoạt lớp phối hợp với giáo viên bộ môn Ngữ văn để hướng dẫn thêm cho em tập đọc, đi từ mức độ dễ và tăng dần độ khó, độ dài của văn bản.
- Rèn kĩ năng thích ứng: Học sinh có khuyết tật nhận thức chậm không đầy đủ lại yếu trong nhận xét sự kiện, sự việc, quá trình định hướng điều khiển nên khi chuyển sang môi trường hoàn cảnh mới lạ các em gặp nhiều khó khăn để thích ứng. Trong quá trình giáo dục cần rèn luyện cho các em:
+ Làm quen thích nghi với môi trường hoàn cảnh mới.
+ Luyện cho các em có khả năng xác định những đức tính, đạo đức, thái độ theo chuẩn mực của tập thể, của xã hội để phù hợp với lối sống.
+ Biết thông cảm với người khác, biết cách đặt mình vào vị trí của người khác; hiểu và coi hoàn cảnh của người khác như của chình mình và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng cách chia sẻ với nhau tránh định kiến mặc cảm.
+ Biết điều chỉnh hành vi, hoạt động phù hợp với qui tắc đạo đức lối sống trong những trường hợp xung đột phải thương lượng là chính. Không nên dùng bạo lực và luôn có lòng tự trọng.
Bước 5. Làm tốt công tác thông tin hai chiều trong nhà trường, với giáo viên bộ môn, cha mẹ học sinh  để tìm ra biện pháp hỗ trợ giáo dục tốt nhất
Ngay từ đầu năm học, sau khi có đầy đủ hồ sơ liên quan đến học sinh khuyết tật, tôi chủ động hoàn thành báo cáo về lãnh đạo nhà trường để nhà trường công khai trong cuộc họp Hội đồng sư phạm để toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên được biết và cùng phối hợp thực hiện.
Giáo viên chủ nhiệm cần tạo điều kiện hình thành mối quan hệ tốt đẹp giữa giáo viên bộ môn và học sinh khuyết tậ để tạo được sự thông cảm, thương yêu, đối xử công bằng, tôn trọng các em. Thống nhất kế hoạch và chương trình giáo dục đối với học sinh khuyết tật.
Sau đó trong cuộc họp cha mẹ học sinh đầu năm tôi tế nhị, chủ động nắm bắt thêm thông tin từ gia đình để có cơ sở xây dựng kế hoạch mang tính khả thi nhất. Thường xuyên thông tin về tình hình học tập và rèn luyện của học sinh thông qua trao đổi trực tiếp, thông qua điện thoại hoặc gửi sổ liên lạc
Chủ động nhắc nhở đội ngũ cán bộ lớp hiểu, cảm thông và chia sẻ công việc, giúp giáo viên chủ nhiệm quan tâm theo dõi bạn, báo cáo thông tin kịp thời về cho tôi để kịp thời nắm bắt và xử lý thông tin.
Bước 6. Xây dựng môi trường sinh hoạt, học tập thân thiện   
Tổ chức cho học sinh học hòa nhập cùng lớp học bình thường và được học tất cả các môn như các bạn học sinh khác (trừ một số trường hợp đặc biệt). 
Xây dựng tập thể lớp có ý thức trách nhiệm, tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ nhau. Động viên mọi thành viên trong lớp phải có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các em cùng tham gia vui chơi.   
Em Phạm Thi Phước (đứng đầu hàng) tham gia thi kéo co cùng các bạn trong lớp 6A3 trong hội Khỏe Phù Đổng cấp trường
Giáo viên cũng như các bạn cùng lớp luôn phải chú ý động viên khuyến khích kịp thời khi em hoàn thành được một nhiệm vụ, công việc đơn giản so với trẻ bình thường khác. Xây dựng chương trình Vòng tay bè bạn ngay từ đầu năm học để tạo ra bầu không khí thân mật, thương yêu giúp đỡ em như: nhóm bạn cùng học ở nhà, nhóm cùng đi học, nhóm học trên lớp, nhóm cùng vui chơi. Cùng tìm hiểu đặc điểm bệnh tật của em, để có hướng giúp đỡ khi em bị đau ốm.  Yêu thương, quan tâm chăm sóc em thường xuyên để cho em cảm thấy không bị bỏ rơi và đem lại cảm giác an toàn cho em.  
Giáo viên chủ nhiệm lớp tặng quà của tập thể lớp 
cho em Phạm Thi Phước nhân dịp Tết Nguyên đán
Em Phạm Thi Phước cùng các bạn trong lớp 6A3 tham gia
 Hội thi nghi thức đội cấp trường
Thầy Đặng Văn Sơn - Phó hiệu trưởng nhà trường đến dự giờ thăm lớp
Kết hợp với các bạn bè động nghiệp để theo dõi, giúp đỡ các em như Tổng phụ trách, giáo viên dạy bộ môn.  Kết hợp với phụ huynh học sinh để cùng nhau đưa ra biện pháp tối ưu nhất tạo điều kiện cho em sống, học tập tại cộng đồng. 
Em Phạm Thi Phước tham gia hoạt động nhóm cùng các bạn trong lớp 6A3 
Quan trọng nhất là người giáo viên chủ nhiệm có học sinh khuyết tật học hòa nhập phải có TÂM của người thầy, phải là người cha người mẹ thứ hai của em.
Bước 7. Đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập
Đối với học sinh khuyết tật học hòa nhập (theo chương trình giáo dục chung với những học sinh bình thường), giáo viên tuyệt đối không được máy móc dựa vào khung chuẩn của học sinh bình thường mà phải điều chỉnh chương trình, kế hoạch dạy học và nội dung học vừa sức với các em. Việc đánh giá cũng phải linh hoạt theo nguyên tắc động viên, khuyến khích sự nỗ lực và sự tiến bộ của học sinh là chính; đảm bảo quyền được chăm sóc và giáo dục của tất cả học sinh. Trong đó, chú trọng đến sự tiến bộ trong việc rèn luyện các kỹ năng như: kỹ năng cá nhân (tự phục vụ, tự quản, tự học...); kỹ năng xã hội (giao tiếp, hợp tác...); kỹ năng nhận thức, tư duy; khả năng hòa nhập đối với từng đối tượng cụ thể.
Cụ thể, nếu học sinh khuyết tật đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì được đánh giá như đối với học sinh bình thường, tùy trường hợp cụ thể có thể giảm nhẹ yêu cầu về nội dung đánh giá. Khi kiểm tra, đánh giá định kỳ thì có thể giảm số lượng bài kiểm tra, tăng thời gian làm bài, hạ thấp mức độ yêu cầu (nhưng phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng theo quy định), không cần kiến thức nâng cao, có thể cho nợ kết quả đánh giá và thực hiện việc đánh giá bổ sung vào thời điểm thích hợp. Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên sử dụng nhiều phương pháp, hình thức đánh giá chứ không nhất thiết phải làm bài kiểm tra. Chẳng hạn như: làm bài tập, quan sát, theo dõi, vấn đáp, đánh giá qua sản phẩm thay thế... Các hình thức đánh giá phải được ghi nhận trong học bạ của học sinh. Đối với đối tượng học sinh này, chúng ta vẫn căn cứ vào hồ sơ học sinh và kết quả đánh giá để xét hoàn thành chương trình lớp học, hoàn thành chương trình THCS vào cuối năm học và ghi vào học bạ.
Đối với những học sinh khuyết tật học hòa nhập không đáp ứng được yêu cầu chương trình giáo dục chung thì việc đánh giá dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân đã được xây dựng từ đầu năm học và sự tiến bộ của học sinh. Kết quả đánh giá không tính vào kết quả học tập chung của lớp nhưng được ghi nhận thành tích cho giáo viên bằng sự tiến bộ của học sinh đó.
Một số lưu ý cần thiết trong quá trình thực hiện:
- Phát hiện những điểm tiến bộ hằng ngày của em để động viên kịp thời, khích lệ và có biểu dương trước lớp, gây hứng thú cho em tham gia học tập tốt hơn.
- Tuyệt đối không chê bai, mắng nhiếc trước tập thể khi em không theo kịp bạn bè hay khi em phạm lỗi.   
Bước 8. Công tác tổng hợp, lưu trữ hồ sơ của học sinh khuyết tật
Giáo viên làm công tác chủ nhiệm có học sinh khuyết tật hòa nhập cần chủ động tham gia đầy đủ các đợt tập huấn, chuyên đề về công tác giáo dục học sinh khuyết tật hòa nhập, nghiên cứu kĩ các văn bản liên quan; phối hợp với giáo viên bộ môn để thực hiện tốt công tác báo cáo, lưu trữ hồ sơ theo quy định. Tối thiểu phải có những loại hồ sơ sau đây:
Hồ sơ giáo dục dành cho học sinh khuyết tật bao gồm: 
- Sổ theo dõi chăm sóc sức khỏe;
- Kế hoạch học tập cá nhân;
- Bài làm, bài tập kiểm tra;
- Học bạ;
- Giấy khai sinh;
- Giấy chứng nhận hoàn thành cấp học, bằng tốt nghiệp, chứng chỉ học tập, học nghề;
- Các loại giấy tờ khác...
Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm ghi chép, bổ sung và lưu giữ đầy đủ, trung thực các thông tin về quá trình phát triển của người khuyết tật trong thời gian học tập tại nhà trường.
Khi học sinh khuyết tật có sự thay đổi

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Yen.doc