Giải pháp Ứng dụng mã nguồn mở xây dựng phòng truyền thống điện tử ngành giáo dục đào tạo Thành phố Lào Cai

Giải pháp Ứng dụng mã nguồn mở xây dựng phòng truyền thống điện tử ngành giáo dục đào tạo Thành phố Lào Cai

Việc xây dựng phòng truyền thống điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai là việc làm hết sức ý nghĩa, có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống nhà trường.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng mã nguồn mở trong xây dựng phòng truyền thống điện tử đã mở ra một hướng mới trong việc lưu giữ những thông tin, hình ảnh quan trọng của nhà trường.

Phòng truyền thống điện tử đã cung cấp một địa chỉ để những học sinh đã và đang học tại các trường trong thành phố Lào Cai tìm hiểu về lịch sử, thành tựu của trường mình; Cùng với hệ thống website các trường, phòng truyền thống điện tử sẽ là cầu nối các thế hệ giáo viên, học sinh, là công cụ hiệu quả tuyên truyền quảng bá hình ảnh nhà trường tới các địa phương trong cả nước.

 

doc 24 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 369Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Ứng dụng mã nguồn mở xây dựng phòng truyền thống điện tử ngành giáo dục đào tạo Thành phố Lào Cai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm học 2008 – 2009 và giai đoạn 2008-2013.
9. Giấy phép công cộng GNU (tiếng Anh: GNU General Public License, viết tắt GNU GPL hay chỉ GPL) là giấy phép phần mềm tự do được sử dụng để phân phối mã nguồn mở NukeViet.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ
1. Thực trạng công tác giáo dục truyền thống nhà trường
Thực hiện chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai về thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngay từ năm học 2008 – 2009 các trường học trong địa bàn thành phố đã quan tâm hơn tới công tác giáo dục truyền thống nhà trường đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường, đồng thời tuyên truyền truyền thống nhà trường tới các bậc cha mẹ học sinh và nhân dân địa phương.
Một số trường đã xây dựng được kỷ yếu nhà trường (dưới dạng tập san) nhân kỷ niệm ngày thành lập trường như trường THCS Bắc Lệnh, Bình Minh.
Các trường đạt chuẩn quốc gia và một số trường đã xây dựng được phòng truyền thống nhà trường, đã có lịch sử hình thành, phát triển của nhà trường, các hình ảnh hoạt động tiêu biểu, các thế hệ nhà giáo, các tấm gương nhà giáo, học sinh tiêu biểu của trường như THCS Ngô Văn Sở, Lê Quý Đôn, Kim Tân, . 
Việc tuyên truyền, giáo dục về truyền thống nhà trường được thực hiện trong các hoạt động ngoại khóa, giờ chào cờ, các buổi lễ lớn tại nhà trường.
Tuy nhiên hình thức tuyên truyền chưa thực sự phong phú, lịch sử nhà trường, các hình ảnh hoạt động, thành tích tiêu biểu của nhà trường , mới chỉ được lưu giữ tại phòng truyền thống dưới dạng hình ảnh, văn bản, bảng, biểu đồ. nên việc sử dụng những tư liệu này để tuyên truyền tới toàn thể học sinh và các bậc cha mẹ học sinh còn gặp nhiều khó khăn.
Các tư liệu thường được in, đóng khung trong phòng truyền thống nên việc cập nhật các thông tin mới thường gặp nhiều khó khăn và chưa được thực hiện thường xuyên.
Việc quản lí, sắp xếp các tư liệu về nhà trường chưa thực sự khoa học, việc tìm kiếm và sử dụng các thông tin, tư liệu đó cũng gặp phải những khó khăn không nhỏ.
2. Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm mã nguồn mở
Ngay từ năm học 2005 – 2006 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai đã quyết liệt chỉ đạo các đơn vị tích cực ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lí và giảng dạy trong các trường mầm non, phổ thông. Đến nay về cơ bản ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai đã ứng dụng tương đối hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác quản lí và dạy học. Về đội ngũ 95% cán bộ quản lí, giáo viên có khả năng ứng dụng tốt công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lí và giảng dạy. Về cơ sở vật chất: Các trường đều đã được trang bị máy tính, máy in, máy chiếu projector, kết nối mạng internet phục vụ ứng dụng CNTT.
Năm học 2012 – 2013 Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai đã ứng dụng Phần mềm Nukeviet xây dựng Cổng thông tin điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai (tại địa chỉ:  ) và website cho các trường tiểu học, mầm non; sử dụng phần mềm mã nguồn mở Joomla xây dựng website cho các trường THCS trong địa bàn thành phố. Chúng tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong ứng dụng và triển khai mềm mã nguồn mở.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Chuẩn bị nguồn thông tin, tư liệu
Ngay từ đầu năm học 2012 – 2013 thông qua triển khai nhiệm vụ năm học, các buổi giao ban hiệu trưởng các trường, chúng tôi đã tuyên truyền sâu sắc tới lãnh đạo các trường về vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng phòng truyền thống điện tử Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai. 
Chúng tôi đã nhận được sự ủng hộ, nhất trí cao của lãnh đạo các trường học trong thành phố. Chúng tôi đã có kế hoạch xây dựng phòng truyền thống điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai tiến hành trong 2 năm học 2012 – 2013 và 2013 – 2014. Năm học 2012 – 2013 xây dựng phần mềm và hoàn thiện thông tin, dữ liệu bậc học THCS. Năm học 2013 – 2014 hoàn thiện thông tin, dữ liệu bậc học Mầm non, Tiểu học và cơ chế cập nhật thông tin, dữ liệu định kỳ cho các trường học.
	Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố đã ban hành văn bản số 377/PGD&ĐT-CM ngày 23/11/2013 về việc Xây dựng kỷ yếu bậc học THCS thành phố Lào Cai, hướng dẫn các trường THCS thu thập, sắp xếp thông tin chuẩn bị xây dựng phòng truyền thống điện tử của ngành (Có văn bản đính kèm trong phần phụ lục).
	Chúng tôi đã xây dựng đề cương để các trường làm cơ sở thu thập thông tin, hình ảnh hoạt động, và các nội dung cần thiết cung cấp phục vụ việc xây dựng phòng truyền thống điện tử của ngành (Có đề cương đính kèm trong phần phụ lục).
	Hỗ trợ các trường trong việc thu thập thông tin, hình ảnh hoạt động và các nội dung cần thiết phục vụ xây dựng phòng truyền thống điện tử của ngành.
	Đến ngày 20/5/2013 chúng tôi đã nhận được đầy đủ thông tin, hình ảnh hoạt động và các tư liệu cần thiết của các trường theo đề cương (Bằng file Word). Theo đánh giá nguồn tư liệu các trường cung cấp rất phong phú, chất lượng đảm bảo yêu cầu xây dựng phòng truyền thống điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai.
2. Xây dựng “Phòng truyền thống điện tử” ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai
a. Yêu cầu “Phòng truyền thống điện tử”
- Tổ chức sắp xếp khoa học các thông tin, nội dung sau:
(PHẦN I. SƠ YẾU
1. Tên trường:
2. Địa chỉ 
3. Ngày, tháng, năm thành lập:
PHẦN II. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG
	PHẦN III. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
	Thống kê chất lượng giáo dục 5 năm gần nhất
	1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
2. Kết quả xếp loại học lực:
3. Kết quả thi học sinh giỏi các cấp
PHẦN IV/ NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT
1. Thành tích nổi bật nhà trường:
2. Thành tích của các đoàn thể trong nhà trường 
3. Thành tích nổi bật của giáo viên
3.1 Danh hiệu thi đua
3.2. Hình thức khen thưởng
3.3. Giáo viên giỏi
3.4. Cán bộ quản lí giỏi
3.5. Thành tích tiêu biểu khác
4. Thành tích nổi bật của học sinh
PHẦN V. NHỮNG TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU 
1. Những tấm gương nhà giáo tiêu biểu: 
2. Những tấm gương học sinh tiêu biểu: 
2.1. Những tấm gương học sinh tiêu biểu trong học tập:
2.2. Những học sinh tiêu biểu thành đạt từ nhà trường:
2.3. Những học sinh tiêu khác.
PHẦN VI. ẢNH TƯ LIỆU
1. Hiệu trưởng nhà trường qua các thời kỳ
2. Ảnh lãnh đạo nhà trường năm học 2012 – 2013
3. Ảnh Chi bộ nhà trường. 
4. Tập thể cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên nhà trường
3. Khung cảnh nhà trường 
4. Một số hoạt động tiêu biểu của nhà trường. 
PHẦN VII. CÁC BÀI VIẾT VỀ NHÀ TRƯỜNG)
- Các thông tin được sắp xếp, tổ chức, liên kết với nhau để có thể truy cập (xem) toàn bộ nội dung của từng đơn vị trường; xem theo từng chủ đề của ngành, xem theo các thông tin tiêu biểu nổi bật nhất.
- Việc truy cập các thông tin phải được thực hiện từ nhiều nơi, nhiều người cùng truy cập.
- Có thể in, tái sử dụng sang các phần mềm văn phòng khác.
- Có công cụ thông kê việc sử dụng phần mềm, truy cập thông tin của người sử dụng.
- Liên kết với hệ thống website của ngành và của các trường.
- Có thể sửa đổi, cập nhật bổ xung thông tin, nội dung theo yêu cầu của các trường.
b. Lựa chọn hình thức xây dựng hệ thống
Trên cơ sở phân tích yêu cầu “Phòng truyền thống điện tử”, đặc điểm nguồn tư liệu, cơ sở vật chất và các điều kiện khác chúng tôi lựa chọn hình thức xây dựng “Phòng truyền thống điện tử” là phần mềm xây dựng bằng mã nguồn mở trên nền Web.
c. Lựa chọn mã nguồn
Để xây dựng “Phòng truyền thống điện tử” dưới dạng website chúng tôi đã tiến hành phân tích các mã nguồn mở xây dựng web nổi tiếng và được Cục công nghệ thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo giới thiệu như: Joomla, Drupal, NukeViet, WordPress và một số mã nguồn khác chúng tôi nhận thấy mã nguồn Nukeviet có những những ưu điểm nổi trội như:
- Mã nguồn thuần Việt, được đông đảo người Việt Nam sử dụng.
- Quản lý đơn giản, đặc biệt module News rất phù hợp với việc quản trị nội dung.
- Linh hoạt trong việc quản lý giao diện, dễ tùy biến.
- Có thời gian phát triển lâu dài, có hệ thống tài liệu hướng dẫn tương đối đầy đủ.
- Mã nguồn đơn giản, dễ dàng lập trình về giao diện, bổ sung module.
- Bảo mật tốt.
Với những ưu điểm trên và phân tích yêu cầu hệ thống chúng tôi nhận định mã nguồn Nukeviet đáp ứng đầy đủ các yêu cầu xây dựng “Phòng truyền thống điện tử”. 
Chúng tôi đã quyết định lựa chọn mã nguồn Nukeviet để xây dựng “Phòng Truyền thống điện tử ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố Lào Cai”.
d. Để xây dựng “Phòng truyền thống điện tử” chúng tôi đã phân tích lựa chọn các module sau:
- Module news: Được chỉnh sửa để quản trị thông tin, nội dung cơ bản của ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố và các trường theo dạng: chủ đề -> bài viết.
- Module Albums: Module quản lý các hình ảnh, album đơn giản, để giới thiệu hoạt động đoàn thể, sự kiện .....
- Module banner: Quản lí các hình ảnh, flash giới thiệu, quảng cáo, trang trí cho giao diện sử dụng của “Phòng truyền thống điện tử”.
- Module Weblink: Thiết lập liên kết với hệ thống website ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai và website các trường học thành phố Lào Cai.
- Module Thống kê: Thống kê số lượng sử dụng phần mềm của người dùng.
- Một số module, block khác phục vụ giới thiệu, trang trí, tạo các tiện ích linh hoạt, thân thiện với người dùng.
e. Lựa chọn phương thức thực hiện:
Có hai phương án thực hiện được đưa ra là: 
- Xây dựng phần mềm trực tiếp trên máy chủ (hostting) thông qua mạng internet.
- Xây dựng phần mềm trên máy chủ ảo (localhost) khi hoàn thiện thì đưa lên mạng internet.
Khi phân tích dữ liệu nhận từ các trường chúng tôi lựa chọn phương án xây dựng phần mềm trên máy chủ localhost rồi mới đưa lên mạng internet.
f. Lựa chọn, chỉnh sửa giao diện.
Về giao diện của phần mềm chúng tôi tìm hiểu và phân tích các giao diện có sẵn trong kho giao diện của nukeviet và lựa chọn sử dụng giao diện dành cho giáo dục của nukeviet (Có hình minh họa trong phần phụ lục)
Chúng tôi tiến hành chỉnh sửa một số Block cho phù hợp với việc trình bày thông tin, hình ảnh “Phòng truyền thống điện tử”.
g. Cập nhật thông tin, dữ liệu các trường THCS 
Từ thông tin, tư liệu của các trường THCS chúng tôi tiến hành phân loại thông tin, xử lý các đoạn văn bản, hình ảnh đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ, kích thước và yêu cầu về định dạng của hệ thống trước khi cập nhật.
- Văn bản được chuyển hoàn toàn về font chữ Times new Roman.
- Các hình ảnh được tách riêng, lưu vào thư mục, chỉnh sửa ánh sáng, màu sắc và kích thước bằng phần mềm photoshop. Các ảnh để có kích thước chiều rộng là 500px. Riêng hình ảnh tiêu biểu dùng giới thiệu chung cho toàn ngành để kích thước là 800px . 300px.
- Các bảng, biểu đồ được xử lý lại cho phù hợp.
h. Hoàn thiện phần mềm, đưa lên mạng
Chúng tôi tiến hành kiểm tra, hoàn thiện lại những chi tiết của phần mềm và tiến hành đưa phần mềm lên mạng internet tại địa chỉ:  
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Chúng tôi đã tiến hành xây dựng thành công Phòng truyền thống điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai tại địa chỉ:  (Có hình ảnh minh họa Phòng truyền thống điện tử ngành Giáo dục – Đào tạo thành phố Lào Cai trong phần phụ lục), sáng kiến của chúng tôi đạt được các kết quả cụ thể như sau:
Tính mới và tính sáng tạo:
Điểm mới: 
Giải pháp lần đầu tiên thực hiện tại Lào Cai cũng như trong cả nước.
Tạo ra phương thức mới trong công tác giáo dục truyền thống nhà trường.
Điểm sáng tạo: 
- Giải pháp xây dựng phòng truyền thống điện tử ngành giáo dục giúp quản lí khoa học, lưu trữ lâu dài, cập nhật bổ sung các thông tin quan trọng về lịch sử phát triển, truyền thống nhà trường, các thành tích, tấm gương tiêu biểu của các nhà trường và thông tin quan trọng chung của ngành.
- Xây dựng phòng truyền thống điện tử đã cung cấp phương thức mới để tiếp cận các thông tin về truyền thống nhà trường dành cho học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân.
- Tạo ra phương thức mới hỗ trợ cho công tác giáo dục truyền thống nhà trường tại các trường của các trường và công tác tuyên truyền chung của ngành.
Khả năng áp dụng:
Triển khai được ngay với trình độ kỹ thuật và điều kiện cơ sở vật chất tại thành phố Lào Cai.
	Áp dụng được trên quy mô lớn.
	Dễ dàng triển khai cho các trường, ngành Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố, các tỉnh trong cả nước; có thể áp dụng được cả với các đơn vị ngoài ngành Giáo dục.
	3. Hiệu quả
a. Kỹ thuật: Giải pháp này cung cấp công cụ và phương thức mới hiệu quả trong công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống nhà trường. Giúp các trường quản lí khoa học các thông tin cơ bản về lịch sử phát triển, truyền thống nhà trường, thành tựu nổi bật và các tấm gương tiêu biểu. Dễ dàng sử dụng các thông tin đó vào việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống nhà trường.
b. Xã hội: Theo cách thức truyền thống để tiếp cận thông tin về truyền thống nhà trường học sinh, cha mẹ học sinh và nhân dân phải đến trực tiếp nhà trường, tham quan phòng truyền thống (nếu có) gặp gỡ trao đổi với lãnh đạo và các thầy cô trong trường. Với giải pháp này việc tiếp cận các thông tin về truyền thống nhà trường trở thành rất đơn giản chỉ cần truy cập vào địa chỉ web là thực hiện được. Tạo được kênh thông tin thân thiện giữa gia đình, nhà trường, xã hội.
c. Kinh tế: Rất có lợi về mặt kinh tế vì để thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống nhà trường, các trường phải tiến hành in ấn tài liệu, kỷ yếu . . . việc làm này nếu nhân lên với số học sinh của toàn thành phố sẽ tiêu tốn một khoản kinh phí rất lớn. Nhưng với giải pháp này sẽ tiết kiệm được gần như toàn bộ nguồn kinh phí đó.
4. Mức độ triển khai:
Giải pháp đã được chúng tôi triển khai thành công đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai tại địa chỉ: 
- Triển khai xây dựng phòng truyền thống điện tử cho các cơ quan, đơn vị, địa phương khác khi có nhu cầu.
	V. HƯỚNG PHÁT TRIỂN 
	- Tích hợp module quản lí thi đua, khen thưởng vào Phòng truyền thống điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai.
- Triển khai xây dựng truyền thống điện tử cho các cơ quan, đơn vị, địa phương khác khi có nhu cầu.
	VI. KẾT LUẬN
Việc xây dựng phòng truyền thống điện tử ngành Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai là việc làm hết sức ý nghĩa, có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục truyền thống nhà trường. 
Việc ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng mã nguồn mở trong xây dựng phòng truyền thống điện tử đã mở ra một hướng mới trong việc lưu giữ những thông tin, hình ảnh quan trọng của nhà trường.
Phòng truyền thống điện tử đã cung cấp một địa chỉ để những học sinh đã và đang học tại các trường trong thành phố Lào Cai tìm hiểu về lịch sử, thành tựu của trường mình; Cùng với hệ thống website các trường, phòng truyền thống điện tử sẽ là cầu nối các thế hệ giáo viên, học sinh, là công cụ hiệu quả tuyên truyền quảng bá hình ảnh nhà trường tới các địa phương trong cả nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn sử dụng Nukeviet 3 - VINADES.,JSC.
2. Giới thiệu & mô tả chi tiết tính năng Mã nguồn mở NukeViet – VINADES.,JSC.
3. Một số ứng dụng điển hình sử dụng Nukeviet - VINADES.,JSC.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Văn bản số 377/PGD&ĐT-CM ngày 23/11/2013 về việc Xây dựng kỷ yếu bậc học THCS thành phố Lào Cai
UBND THÀNH PHỐ LÀO CAI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 377/PGD&ĐT-CM
V/v: Xây dựng kỷ yếu bậc học THCS thành phố Lào Cai.
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
TP.Lào Cai, ngày 23 tháng 11 năm 2012
Kính gửi: Hiệu trưởng các trường THCS, TH&THCS.
	Để chuẩn bị tư liệu phục vụ xây dựng kỷ yếu bậc học THCS thành phố Lào Cai, Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Lào Cai yêu cầu các trường thực hiện một số công việc như sau:
	- Tóm tắt lịch sử quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.
	- Liên hệ các thế hệ giáo viên đã và đang công tác tại nhà trường, thống kê thành tích tiêu biểu nổi bật, sưu tầm ảnh của các thế hệ Hiệu trưởng, hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của nhà trường đưa vào kỷ yếu của nhà trường.
	- Trình bày bài viết, thành tích của tập thể nhà trường, các đoàn thể, giáo viên, học sinh; ảnh tư liệu và các nội dung khác (theo đề cương gửi kèm), gửi bản mềm về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo địa chỉ Email: dinhkhaclc@gmail.com trước ngày 25/12/2012.
	Phòng Giáo dục và Đào tạo yêu Hiệu trưởng các trường nghiêm túc triển khai, thực hiện; trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, báo cáo Phòng GD&ĐT (đ/c Đinh Ngọc Khắc) để có giải pháp kịp thời./.
Nơi nhận: 
- Như kính gửi;
- Lãnh đạo PGD&ĐT;
- Lưu: VT, CM
KT. TRƯỞNG PHÒNG
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Đã ký
Trần Quốc Việt
Phụ lục 2: 
Đề cương xây dựng kỷ yếu bậc học THCS kèm theo công văn số 377/PGD&ĐT, ngày 23/11/2012 - Dùng cho các trường THCS, TH&THCS
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ LÀO CAI
TRƯỜNG THCS 
.. NĂM
XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN
PHẦN I. SƠ YẾU
1. Tên trường:
2. Địa chỉ (Ghi rõ phường, xã – Huyện, thành phố – Tỉnh):
3. Ngày, tháng, năm thành lập:
PHẦN II. LỊCH SỬ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Bài viết tóm tắt không quá 2000 từ (Lựa chọn ảnh tư liệu minh họa các hoạt động, thành tích tiêu biểu nổi bật của nhà trường minh họa cho bài viết).
	PHẦN III. CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN
	Thống kê chất lượng giáo dục 5 năm gần nhất
	1. Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
	Loại
Năm học
2007 - 2008
Năm học
2008 - 2009
Năm học
2009 - 2010
Năm học
2010 - 2011
Năm học
2011 - 2012
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Tốt
Khá
Trung bình
Yếu
	2. Kết quả xếp loại học lực:
	Loại
Năm học
2007 - 2008
Năm học
2008 - 2009
Năm học
2009 - 2010
Năm học
2010 - 2011
Năm học
2011 - 2012
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Số lượng
Tỉ lệ (%)
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
3. Kết quả thi học sinh giỏi các cấp
Nội dung
Năm học
2007 - 2008
Năm học
2008 - 2009
Năm học
2009 - 2010
Năm học
2010 - 2011
Năm học
2011 - 2012
Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp khu vực, quốc gia
Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh
Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố
PHẦN IV/ NHỮNG THÀNH TÍCH NỔI BẬT
1. Thành tích nổi bật nhà trường:
	- Liệt kê các thành tích của tập thể theo thứ tự từ thành tích cao nhất trở xuống; Những thành tích đạt nhiều lần thống kê số lần đạt và năm đạt
Ví dụ :
- Được tặng huân chương lao động hạng nhì năm 2012.
- 5 năm được công nhận Danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến (1999, 2000, 2002, 2003, 2005).
	- Thời điểm (ngày, tháng, năm) được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia; Thời điểm được công nhận lại trường đạt chuẩn quốc gia;
	 2. Thành tích của các đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Đoàn TNCS HCM, Đội TNTP HCM, Chi hội Chữ thập đỏ, .v.v.) 
Liệt kê các thành tích của các đoàn thể theo từng đoàn thể và theo thứ tự từ thành tích cao nhất trở xuống; Những thành tích đạt nhiều lần thống kê số lần đạt và năm đạt.
3. Thành tích nổi bật của giáo viên
3.1 Danh hiệu thi đua
- Nhà giáo ưu tú:
- Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh:
- Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở:
- Lao động tiên tiến:
3.2. Hình thức khen thưởng
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ:
- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh:
3.3. Giáo viên giỏi
- Cấp tỉnh:
- Cấp thành phố:
3.4. Cán bộ quản lí giỏi
- Cấp tỉnh:
- Cấp thành phố:
3.5. Thành tích tiêu biểu khác
..
4. Thành tích nổi bật của học sinh
- Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp quốc gia:
- Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh:
- Số học sinh đạt giải học sinh giỏi cấp thành phố:
- Thành tích tiêu biểu khác:
..
	5. Đánh giá tổng quát thành tích và mục tiêu phấn đấu của nhà trường
	Viết đoạn văn không quá 150 từ đánh giá tổng quát thành tích và mục tiêu phấn đấu của nhà trường trong giai đoạn tới.
PHẦN V. NHỮNG TẤM GƯƠNG TIÊU BIỂU (Viết bài giới thiệu về những tấm gương tiêu biểu. Mỗi bài không quá 400 từ. Bài viết nên kèm ảnh của nhà giáo, học sinh, ảnh huân, huy chương, bằng khen, giấy khen minh họa thành tích đạt được nếu có).
1. Những tấm gương nhà giáo tiêu biểu: (Từ 2 đến 4 nhà giáo)
2. Những tấm gương học sinh tiêu biểu: (Từ 2 đến 4 học sinh)
2.1. Những tấm gương học sinh tiêu biểu trong học tập:
2.2. Những học sinh tiêu biểu thành đạt từ nhà trường:
2.3. Những học sinh tiêu khác.
PHẦN

Tài liệu đính kèm:

  • docgiai_phap_ung_dung_ma_nguon_mo_xay_dung_phong_truyen_thong_d.doc
  • docBao cao tom tat noi dung sang kien.doc
  • docDon yeu cau cong nhan sang kien.doc